Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-người-thầy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-người-thầy. Hiển thị tất cả bài đăng

15/05/2017

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

09/01/2017

Linh lực của chị em gái, so sánh Việt - Nhật - Đông Á (bài Suenari, 2010)

Một bài quan trọng, không thể bỏ qua khi nói về gia đình và văn hóa Việt Nam. Kết quả của khoảng 15 năm làm điều tra điền dã ở Việt Nam, lại với nền tảng khoảng 30 năm điền dã ở các vùng khác trong khu vực Đông Á. Bản dịch tiếng Việt của BTC hội thảo hiện nay thì dùng tạm.

Vào tháng 2 năm 2010, tức khoảng 7 năm về trước, có một hội thảo về đề tài phụ nữ được tổ chức tại Huế. Khi ấy, nhà dân tộc học/nhân loại học văn hóa Nhật Bản Suenari Michio (nguyên Giáo sư Đại học Tokyo, nguyên Giáo sư Đại học Toyo) đang điều tra điền dã dài hạn tại Huế. Ông đã tham gia hội thảo ấy.

Bản tiếng Việt bài tham luận của ông dưới đây là tài liệu dịch vội từ bản tiếng Anh dùng trong hội thảo, được một học giả Việt Nam cùng tham gia hội thảo đưa lên blog vào năm đó (blog Chi).

06/01/2017

Khai bút 2017 : Hầu chuyện người thầy viết văn, tác giả chùm ca dao trong sách giáo khoa

Do mình mải du lãng, còn thầy một dạo vào nam với người con trai, nên tới cả hai mươi năm, hai thầy trò không có điều kiện gặp nhau.

Ông là thế hệ đàn em, đồng thời cũng là bạn thân thiết của cả Tô Hoài (Hà Nội) và Chu Văn (Nam Định).

Đó là Bút Ngữ, tác giả của bài ca dao mới in trong sách giáo khoa cấp 1 ngày trước và tiểu học bây giờ. Bài ấy có tiêu đề là Làm mưa, như sau:

17/12/2016

Ba lần đổi tiền (1975, 1978, 1985) - Hồi ức của Hà Minh Thảo (2015)

Trong ba lần đổi tiền này, tôi chỉ biết cuộc năm 1978 và 1985 mà thôi. 

Kí ức của năm 1978, thật ra cũng lờ mờ vì lúc ấy còn nhỏ. Người trong khu vực kháo nhau rằng, có một nhà cự phú nào đó vứt tiền đựng đầy trong nhiều bao tải xuống sông để tiêu hủy. Mấy bác trong khu phát hiện và ra mở bao tải, thì thấy: tiền vẫn nguyên xê-ri từng bó, có nhiều bó còn rất mới. Nhưng, tất cả đều đã bị cắt đôi ! Chuyện chỉ nghe nói, người nọ kể truyền sang người kia, đến giờ, tôi cũng không biết thực hư thế nào.

28/08/2016

Chiếc đèn dầu đầu thập niên cuối thế kỉ 20, và đoản văn trên mạng cuối thập niên đầu thế kỉ 21

Đặt các chữ "đầu" với "cuối" một cách chơi chữ ở tiêu đề entry.

Đó là về những kỉ niệm thu gọn thành hình tượng. Kỉ niệm là chiếc đèn dầu. Và kỉ niệm cũng là đoản văn trên mạng.

Một cái ở đầu thập niên 1990. Một cái ở năm 2009.

03/05/2016

Tình bạn “định mệnh” của một nhà thơ và một bác sĩ

Một bài viết về hai anh: Hoàng Năng Trọng và Đỗ Trọng Khơi (Đỗ Xuân Khơi) ở Thái Bình.

Khoảng giữa những năm 1990, một vài lần mình gặp anh Trọng tại nhà một người thầy, lúc anh lên Hà Nội đi học sau đại học. Anh là con rể của thầy. Thầy thì trở lại Hà Nội, với mảnh vườn xưa của ông bà thân sinh, sau khi đã nghỉ hưu, mang theo cả gia đình.

Anh Trọng kết duyên cùng người con gái lớn của thầy (thực ra là người con gái thứ hai). Ngày cưới (đầu những năm 1990), bọn mình còn sang bên quê anh ở Nam Định.

28/04/2016

Học giả Trần Nghĩa vừa qua đời (1936 - 2016)

Ông là thầy của chúng tôi. Tác giả của nhiều bộ sách công cụ quan trọng trong nghiên cứu thư tịch cổ Việt Nam. 

Bài viết đầu tiên trên Tạp chí Hán Nôm của tôi có bản thảo viết tay, mùa hè năm 1993, khi đang là sinh viên năm thứ ba, đã được thầy sửa chữa và đề nghị sửa chữa về cách thức trình bày. Đến nay, tôi vẫn lưu giữ những chỉnh lí bằng nét bút mảnh, gầy và rất dễ đọc của thầy trên bản thảo. Khi đó thầy là Tổng Biên tập.

31/12/2015

Cuối năm xem một ảnh cũ : thời của mốt quần cộc áo dài

Bẵng cái, tới gần 30 năm cũng đã trôi qua.

Đó là cái thời của Hội Tao cười. Không phải "Hội Tao đàn" phỏng theo vua Lê Thánh Tông, mà là "tao cười", tức "bọn tao cười.

Cô giáo dạy Toán ngày đó từng viết về Hội Tao cười, ở đây.

Đó là thời bắt đầu của Đổi Mới. Chúng tôi vừa mới lớn lớn một chút. Và lúc ấy thì đang thịnh mốt quần cộc áo dài.

22/11/2015

Ghi chép về Miến Điện trước và sau năm 2010 (chuyện về anh Sao)

Hôm trước, có đăng tải một bài về Miến Điện sau năm 2010, của Phạm Thị Hoài, ở đây. Hôm nay sẽ kể một mẩu về đất nước này trước năm 2010.

Bắt đầu là từ chuyện anh S.. Đó là tên do ông thầy của hai chúng tôi đặt cho anh, lấy từ chính tên anh và rút gọn cho dễ nhớ. Tôi tạm gọi là anh Sao ở đây, chứ nếu nói rõ thì sẽ thấy còn vui hơn nữa.

24/12/2014

Thầy dạy vật lí : về hiện tượng Cảm Ứng Từ (viết tắt là CƯT)

Đại khái, khi dạy vật lí cho chúng tôi, đến 2/3 thời gian là ông đọc thơ chế do chính ông sáng tác (lúc khác, sẽ ghi ra đây vài bài theo ghi chép của tôi). Hồi ấy, ông đang mê Kim Dung. Nên cũng hay kể các chương hay đoạn ông thấy khoái nhất trong giờ vật lí.

11/11/2014

Mùa thu Hà Nội năm 2007: cô giáo dạy Toán nhớ các em lớp Văn

"Cuộc đời cô có nhiều ngả rẽ, nhưng cuối cùng cô vẫn trở về với nghề dạy học, có một lý do là ở nơi những kỷ niệm của các em đó."

Trích từ Tập san kỉ niệm của nhà trường. Người viết là cô giáo dạy Toán của chúng tôi. 
Một món quà đặc biệt đối với chúng tôi, là trong Tập san, cô viết về lớp Văn Nga ngày đó (Nga là chỉ tiếng Nga, tức lớp chuyên về Văn và chuyên tiếng Nga; chúng tôi còn học tiếng Nga lên đại học nữa). Cô thường tâm sự: đó là lớp học trò tôi nhớ mãi, nhớ mãi, từng em, một cách kì lạ. 
Cô chính là người, lúc đó, phê chữ "Đèn cù" vào bài của một ông bạn tôi. Ý cô bảo: giải vòng vo tam quốc, hệt như đèn cù chạy loanh quanh, giống với viết văn hay làm thơ.

28/10/2013

Lỗi khi đọc chữ viết tay : Ma An Nam leo dây

Chuyện đã qua mấy chục năm, mãi hồi còn là học sinh tiểu học năm cuối và trung học cơ sở những năm đầu (xưa gọi là cấp 1 cấp 2), nhưng vẫn nhớ như in, không bao giờ quên được. 

10/06/2013

Tin buồn đột ngột : Nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura mất do tai nạn xe máy ở Hà Nội

Sáng nay (9/6/2013), chúng tôi đưa tiễn một người anh họ mất ở tuổi 53. Chiều tối, lại nhận được tin buồn: anh Nishimura đột ngột từ trần do tai nạn xe máy ở Hà Nội. Tin này, hiện đã thấy xuất hiện cả trên báo chí Nhật Bản (chẳng hạn ở tờ Tin tức Shikoku).

Nhà khảo cổ Nishimura 西村昌也 (47 tuổi, quê ở tỉnh Yamaguchi)