Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

02/07/2018

Trái bóng và con quạ thần 3 chân : Hãy cùng người Nhật đến những ngôi đền thiêng cầu nguyện cho đội tuyển quốc gia

Biểu tượng của bóng đá Nhật Bản là con quạ thần 3 chân, tiếng Nhật gọi là "Yata-garasu 八咫烏やたがらす". Nhìn vào bộ quần áo đấu của đội tuyển Nhật Bản sẽ thấy hình con quạ thần 3 chân này. Thật ra, phải nói rõ là: con quạ có 3 chân làm lính cho các vị thần.

29/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp) : đội duy nhất của châu Á đi tiếp, dù đã thua 1 bàn !

Nhật Bản đã đi qua một khe cửa rất hẹp để vào vòng 1/8. Đó là đội châu Á duy nhất còn lại sau vòng đấu đầu tiên (4 đội khác đã xách va-li về nước).

Người hâm mộ phải canh tin tức giữa hai trận cầu (Nhật Bản vs Ba Lan, và Colombia vs Senegal đá cùng giờ), hồi hộp từng giây từng phút, hệt như canh giá cổ phiếu vậy ! Giữa chừng, có lúc đã tưởng Nhật Bản tụt xuống thứ 3, tức phải về nước.

Thú vị nhất là rồi cuối cùng, Nhật Bản bị thua Ba Lan 1 bàn, mà vẫn đi tiếp ! Ba Lan dù thắng, ở trận cuối cùng, cũng vẫn lên đường về nước cùng Senegal. Mà Nhật thì chỉ vào vòng trong vì ít hơn Senegal 2 chiếc thẻ vàng, tính là hơn 2 điểm "chơi đẹp" !

Nhật vào vòng 1/8 lần này là lần thứ 3, kể từ năm đầu tiên được tham gia Worl Cup là 1998. Lần này cách lần trước tới tận 8 năm.

20/06/2018

Sức hấp dẫn của Worl Cup 2018 (tiếp): Á - Phi chúng ta quật ngã Âu - Mĩ

Sự kiện đáng ghi nhớ của lịch sử bóng đá châu Á và bóng đá châu Phi. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá thế giới, trong cùng một ngày, hai đội bóng của vùng trũng (Á và Phi) đã quật ngã hai đội bóng được đánh giá rất cao của vùng thượng (Âu và Mĩ).

Đó là kết quả hai trận vào chiều tối và đêm ngày 19/6 (Thứ Ba).

Trận lúc 19h, thì Nhật Bản đã quật ngã Columbia với tỉ số 2-1.

Trận sau, lúc 22 h, thì Senegal đã thắng thuyết phục Ba Lan cùng với tỉ số 2-1.

05/10/2017

Nhà văn Nhật kiều của nước Anh, là Kazuo Ishiguro 石黒一雄, nhận Nobel Văn chương 2017

Kazuo sinh năm 1954, tại tỉnh Nagasaki - một trong hai tỉnh của nước Nhật bị bom nguyên tử của Mĩ ném xuống hồi năm 1945.

Tên tiếng Nhật của ông là 石黒一雄 (ISHIGURO Kazuo). Nếu ở Nhật, ông được gọi bằng họ, là Ishiguro.

Do công việc của cha, cuối thập niên 1950, gia đình Kazuo đã chuyển đến Anh. Tới năm 1983 thì ông nhận quốc tịch Anh. Một người sinh ở khu vực không chịu ảnh hưởng Ki-tô giáo, lại thấm nhuần truyền thống châu Âu, trở thành đại biểu của văn học Anh, và bây giờ là Nobel văn chương.

17/09/2017

Tokyo vào tháng 9 : chuyện chưa hề cũ, được nhắc lại ở thời điểm Bắc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa

Tên lửa do Bắc Triều Tiên phóng, từ lãnh thổ Bắc Triều Tiên, vượt biển, liên tục mấy lần bay qua bầu trời Nhật Bản (đã điểm tin ở đây). Năm 2017.

Sự kiện này làm chúng ta nhớ về một quá khứ đau buồn vào năm 1923. Người Nhật đã sát hại người Triều Tiên tại Tokyo vào năm đó.

04/08/2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước và đầu thời Minh Trị

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1901). Năm Minh Trị 34 là sớm hơn vài năm so với thời điểm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

17/05/2017

Trường hợp cụ thể : một cựu nữ sinh viên Nhật Bản xuất sắc đã tử vong do áp lực công việc quá ngưỡng

Thường thì người thân không muốn công khai sự việc, khi có một người trong gia đình bị tử vong do áp lực công việc.

Đây là một trường hợp đặc biệt, vì gia đình muốn công khai sự thật để kêu gọi: Nhật Bản cần thay đổi cách làm việc.

09/02/2017

Chuyện về đại sứ thân thiện Sugi Ryotaro : một người đưa tới hứng thú học tiếng Nhật đầu tiên

Quả thật, một trong những người mang đến niềm hứng thú học tiếng Nhật cho lớp chúng tôi ngày ấy, là nghệ sĩ Sugi Ryotaro. Đã viết nhanh về ông ở một entry trước (ở đây, tháng 2/2014).

Chúng tôi nghe ông hát qua băng cát-xét của những năm cuối thập niên 1990. Đó là quà tặng cho mỗi học viên của trường tiếng Nhật ngày trước, tức ngôi trường trên Núi Trúc mà tên tiếng Nhật rất vui là Takeyama. Một bài hát của ông có câu mà chúng tôi hay nhắc lại: "khi đã mệt nhoài trên đường du lãng, bạn hãy gọi tên tôi"(lời dịch của Giao). Đó là một bài Enca - lối hát cổ điển của Nhật Bản.

Sugi là nghệ sĩ chuyên hát Enca. Ông được chính phủ Nhật Bản cử làm Đại sứ thân thiện Việt - Nhật trong mấy chục năm qua. 

11/09/2016

Chuyện về hàng triều đình trong Truyện Kiều : từ nhà sư, Từ Hải theo người Nhật thành cướp biển

Bên tách trà ngày Chủ Nhật
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Ai quan tâm đến nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì đều đại khái biết chàng vốn là tướng cướp.

Nguyễn Du vẽ chàng quá đẹp, nên ta hay gọi chàng trìu mến là "anh hùng Từ Hải". 

07/09/2016

Sau khi hồi hưu, quan Đại Việt kể chuyện "kinh ngạc" về Nhật Bản

Nghe quan ta kể vào năm 2016, mà tưởng như đọc lại Phan Bội Châu hồi năm 1905 (lúc cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ lần đầu tới Nhật).

Sau hơn 1 thế kỉ, chúng ta vẫn chỉ "kinh ngạc" trước những điều giản dị.

12/08/2016

Quán trọ trên đỉnh núi Phúc Phú Sĩ, nơi dừng chân khoảng 20 năm trước

Nhẩm tỉnh thời gian, giật mình, bởi đã tới hơn 15 năm, và gần 20 năm.

Khi ấy tuổi trẻ đầu xanh, hăm hở đi du lãng các làng bản khu vực núi Nhật Quang (Nikko) vùng miền núi phía Bắc xứ Dâu.