Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyền-thống-được-sáng-tạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyền-thống-được-sáng-tạo. Hiển thị tất cả bài đăng

02/08/2024

Tư liệu Hội An sau hơn 20 năm (2003-2024) : tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều)

Mùa hè năm 2024, thấy rộ lên bàn luận về Chùa Cầu ở Hội An. Là người quan sát, tôi thấy nhiều điểm khá thú vị.

Tên cũ là "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều).

Tên "cầu Lai Viễn" là do chúa Nguyễn Phúc Chu đặt vào cuối thập niên 1710, tức chỉ tính từ đó cũng đã cách nay hơn 300 năm. Còn bản thân cây cầu ấy thì do người Nhật Bản xây dựng từ trước đó (người Nhật Bản đến buôn bán và lưu trú ở Hội An từ thế kỉ 17).

Bây giờ, đưa lên đây tư liệu cũ do chúng tôi chụp tại Hội An hơn 20 năm về trước (hồi tháng 7 năm 2023, tức bằng giờ năm ngoái, cũng đã nhắc lại tư liệu Hội An một lần trên Giao Blog, ở đây). Lần này là tư liệu văn bia (bia đá) ghi chép về "cầu Lai Viễn" (Lai Viễn kiều), thấy tại cầu Lai Viễn hồi 2003.

Đó là mùa thu năm 2003. Lúc đó, nhóm khảo sát quan tâm đến tư liệu văn tự ở cầu Lai Viễn. Trong ảnh là trích đoạn bài văn bia trùng tu cầu Lai Viễn (bia có tiêu đề chữ Hán là "Trùng tu Lai Viễn kiều kí" - Bài kí về việc trùng tu cầu Lai Viễn).

19/01/2019

"Phát ấn nửa đêm" song hành cùng "mua quan bán tước" : về lễ hội đền Trần 2019

Các nơi đang bàn về lễ phát ấn đền Trần (Nam Định) năm mới 2019.

Các cụ địa phương muốn khôi phục phát ấn vào nửa đêm cho "đúng với truyền thống". Là bởi, mấy năm vừa rồi, đã chuyển phát ấn nửa đêm sang phát ấn từ sáng sớm.

Võ sư Huỳnh thì nhận xét: "Kể từ ngày phát ấn thì nạn mua quan bán chức cũng tăng lên chóng mặt, sinh ra những quan chức, hư hỏng tham nhũng...trong những quan chức hư hỏng đó thì tỉnh nhà cũng góp phần không nhỏ".

Thế giới có "phát minh", "phát kiến", "phát hiện", ... Bình thường quá ! Riêng chỉ Đại Việt của chúng ta thời Đổi Mới này là có "phát ấn". Độc đáo rõ thế còn gì. Cần gì "phát minh", chỉ cần "phát ấn".