Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính-phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

30/09/2019

Bát nháo và bệ rạc tầm quốc gia : chuyên cơ tức "quốc cơ"

Đang rộ lên chuyện chuyên cơ của Quốc hội. Gọi tắt là "quốc cơ".

Dưới là đi một ít thông tin. Bài đầu tiên là của Minh Duc Le - một người đã từng đi chuyên cơ, mà trên đó có các đàn anh như Xuân Ba và Hữu Ước đi cùng.

24/09/2019

CHÙA HÓA để chiếm dụng toàn diện : Sun Group và Địa Ngục tự

Mới đây, mình du lãng mấy nơi cao cao ở xung quanh Hà Thành, trong đó có vùng Sơn Tây. Giật mình, sau độ bảy tám năm, thì những quả đồi thoai thoải hoang sơ ấy, giờ biến thành chùa hết. Chùa hóa. Như thành như lũy như pháo đài như đại tửu lâu, hoành tráng, lộng lẫy, ưỡn dài ra khắp nơi với những cái biển như "AB tự", "XY tự", "MN tự". Cũng có nhiều chùa còn đang ngổn ngang xây cất, vật liệu chất đống.

Chùa ôm trọn cả một quả đồi. Phóng xe vòng quanh để xem thế nào, thì cả nửa giờ sau vẫn là các cổng chùa vòng quanh theo. Tựa như toàn bộ những quả đồi "ngon ngon" mạn Tây của Hà Nội đều đang rầm rộ chùa hóa cả ! Không tin, thì chỉ cần chạy xe từ khu Cầu Diễn độ nửa giờ là biết ngay.

Tốc độ chùa hóa mau lẹ gấp nhiều lần, hay nhiều chục lần, so với tốc độ kiến thiết đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Nội.

03/09/2019

Doanh nhân và quan chức câu kết biển thủ tài sản quốc gia: hơn 5000 tỉ và 3 triệu usd

Hơn 5.000 tỉ là số tiền ông Vũ (em trai ông Phạm Nhật Vượng) bỏ túi, còn 3 triệu USD là tiền ông Son (nguyên Bộ trưởng Bộ 4T) đã nhận đút lót từ ông Vũ. Ông Tuấn (nguyên Bộ trưởng Bộ 4T) cũng nhận kha khá.

27/08/2019

Phong trào "quốc tang" nhưng "gia táng" : bây giờ, chính phủ mới bắt đầu để ý

Tháng 9 năm 2018, tức khoảng một năm trước, đã viết một bài ngắn với tiêu đề Sáng tạo mới sau 30 năm Đổi Mới : "quốc tang" nhưng "gia táng" (làm ma thì quốc gia, chôn thì mộ nhà). Xem lại ở đây.

09/08/2019

Kinh doanh giáo dục ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 : "trường lớp" và "học sinh" được coi như "bất động sản"

Học phí của trường Gateway là 110 triệu đồng/năm, cộng thêm khoảng 40 triệu phí các loại khác. Tổng cộng là khoảng 150 triệu/năm. Học xong tiểu học thì mất khoảng gần 1 tỉ đồng. Người phụ trách đón trẻ là một phụ nữ đã đến tuổi 55 (theo luật lao động hiện hành là chuẩn bị hay đã nghỉ hưu). Hệ thống xe đón trẻ thì chưa đủ tư cách kinh doanh.

Công dân các nước phát triển như Nhật Bản hay Thụy Điển, nghe thấy thông tin đó, chắc cũng rất bất ngờ.

Nhưng vẫn còn là rẻ đấy. Nếu mà đem so với trường của tập đoàn sữa TH (bộ trưởng đương kim Phùng Xuân Nhạ và ông Nguyễn Thế Kỷ dự lễ cắt băng khánh thành, xem lại ở đây). So với trường của TH thì học phí của Gateway rất rẻ ! Đại khái, mỗi năm tiểu học ở TH lên tới 400 triệu.

Một nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là nền giáo dục kim tiền. Triết lí giáo dục chính là "tiền". Trường lớp và học sinh được xem như bất động sản, như bò sữa.

Quốc hội và chính phủ hoàn toàn không có ý kiến gì với bảng giá học phí như cắt cổ của các trường quốc tế. Bộ trưởng đương kim của ngành giáo dục thì không ít lần đi cắt băng khánh thành các trường như vậy.

15/07/2019

Công sở văn minh : Không tổ chức linh đình, không tặng hoa, làm việc như bình thường trong ngày bổ nhiệm

Thứ Hai đầu tuần, ngày 15/7, mà theo như lịch cũ thì sẽ có lễ bổ nhiệm. Phía nhà tổ chức đã liên hệ rất cẩn thận nhờ việc tặng hoa và tham dự.

Thực sự làm người như chúng tôi bối rối, còn đang cùng nhau suy tính. Hoa hồng bao giờ cũng phải đi kèm với "bánh mì" (theo cách nói phương Tây) hay "bánh trôi" (theo cách nói Nhật Bản). Một vấn đề lớn hơn phải lăn tăn chính là phải chạy theo mốt thời đại, dung dưỡng cho sự rình ràng không đáng có.

Nhưng đến ngày cuối tuần trước, thì phía nhà tổ chức đã có liên hệ lại: "Bộ trưởng chỉ đạo không tổ chức gì, chỉ làm việc như ngày thường, nên không đến dự, không gửi lẵng hoa nữa".

24/06/2019

Áo dài Việt Nam : chuyện dọc ngang kim cổ

Bắt đầu từ những chuyện gần đây. Đầu tiên, nhớ lại chuyện nhà thiết kế Minh Hạnh mang áo dài cùng một dàn người đẹp Việt sang bên xứ Phù Tang mấy năm trước. Rất ấn tượng với màn trình diễn áo dài Việt trong khung cảnh ngôi đền thần đạo Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 9/2015).

Bây giờ, thì có tin bà Nguyễn Thị Kim Ngân có tới 300 bộ áo dài do Võ Việt Chung thiết kế.

Mà đó là tin của năm 2017. Cho nên, bây giờ thì có khi hơn con số 300 rồi.

Chiều ngày 24/6/2019, con số cũ 300 bộ (của bài báo năm 2017) đã không còn nữa. Có thể đã được xóa đi. Sẽ post bản chụp màn hình trước khi xóa (bản chụp chính sẽ đưa lên sau, ở đây chỉ có một đoạn trích rút gọn).

05/06/2019

Suy tư và hành động 2010s : đơn từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải

Chúng ta có suy tư 1990s, ví dụ của các cụ như Kiến Giang (đọc nhanh ở đây), hay Trần Độ (đọc nhanh ở đây),...

Suy tư 2000s thì vẫn tiếp nối 1990s, sẽ điểm lại sau.

Bây giờ là suy tư và hành động 2010s (chuẩn bị cho 2020s). Đốt lò thực ra cũng là một dạng suy tư và hành động 2010s ở cấp "chính ủy", mà chưa chắc có kết quả như mong đợi. Một phần cái sự "chưa chắc có kết quả như mong đợi" đã bắt đầu lộ rõ.

Suy tư và hành động 2010s như của ông Đoàn Ngọc Hải là ở cấp "từ bên dưới". Chúng tôi đã đến tận nơi, tận Quận 1 vào mùa hè/chớm hè năm ấy, để nhìn thấy và quan sát ông Hải từ xa (đã điểm tin nhanh ở đây, tháng 2 năm 2017).

Đổi Mới 2 có lẽ là phải bắt đầu từ suy tư và hành động 2010s như của ông Đoàn Ngọc Hải. Phải bắt đầu lại từ những việc nhỏ như ông Hải chỉ ra. 

15/05/2019

Quan bà Đại Việt chuẩn bị tinh thần "khai lò": lại học tập và làm theo

Phía truyền thông chính thống đã loan báo về việc xử lí các bà quan dâm đãng hay tiến thân bằng "vốn tự có" ở Trung Quốc.

Trung Quốc đã đốt lò đả hổ bắt đầu từ các quan ông, cỡ như Bạc Hi Lai hay Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch.

Sau đó, Trung Quốc đốt lò lan sang bên các quan bà, cỡ như Dương Hiểu Ba hay Thời Tố Trân.

Nhìn chung, Đại Việt luôn học tập và làm theo.

13/05/2019

Bác sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần gặp nhanh (bài Hoàng Hữu Phước)

Ở bài mới đưa lên này, bác Phước viết một cách "thường thức", khác với phong cách "phi thường thức" trước nay của bác. Lâu lâu mới thấy vậy.

Ghi chép nhanh nhưng khá thú vị.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thì có cách nhìn nhận khác, chứ chúng ta, bạn đọc phổ thông, luôn thấy ở bác Phước một sự hài hước thú vị, dù là khi bác viết dạng "thường thức" hay "phi thường thức". Bây giờ, bà Tâm đã về hưu rồi. Bác Phước thì chưa, và có thể là còn rất lâu nữa, vì hiện bác vẫn là một blogger rất có trách nhiệm.

24/04/2019

Nghĩa tử là nghĩa tận : Huy Đức bình luận về "bắt tay" và "biệt thự"

Lâu lâu không cập nhật các mẩu ngắn của Huy Đức, tính từ lần gặp ngẫu nhiên cuối năm 2018 (đã ghi chép nhanh ở đây).

Bây giờ, ở thời điểm theo phong tục thì là "nghĩa tử là nghĩa tận", thấy có một mẩu mới của anh. Về biệt thự của Đại tướng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (cụ Đại tướng vừa từ trần ở tuổi 100). Và cũng là về cái bắt tay với tướng Hoàng Kiền.

17/04/2019

Thời điểm đặc biệt : vai trò cá nhân được thấy rõ hơn bất cứ lúc nào

Hồi cụ rùa Hồ Gươm qua đời (đã đưa tin trên Giao Blog ở đây, 19/1/2016), tưởng như vô tình như các nhà rùa học phán và dân chúng luận bàn. Nhưng không. Không vô tình. Không vô tình ngẫu nhiên nếu suy nghĩ về một kết nối ở thời điểm hiện tại. Phải nói trước ở đây, tức Giao Blog, để sau này còn biết "điều hướng" của các nhà tự xem là rùa học mà đến khi cụ thăng thiên rồi họ vẫn chưa biết cụ ông hay cụ bà.

Trung tuần tháng 4 năm 2019.

13/02/2019

12/02/2019

Sự tha hóa của tiếng Việt và phong tục Việt : LÌ XÌ

"Lì xì" là một từ khá mới trong tiếng Việt phương ngữ Bắc. Cũng có thể ai đó cắt nghĩa về kết quả của một ảnh hưởng từ tiếng Việt phương ngữ Nam (suy nữa, thì chính là từ gốc chữ Hán, âm đọc Hán/Hoa).

Tết năm Hợi 2019, chứng kiến việc từ "lì xì" ấy đã chính thức đánh bật ngoạn mục một từ rất đẹp là "mừng tuổi" vốn quen thân. Cần ghi nhớ năm Hợi này.

Từ ngữ bị tha hóa. Và phong tục bị tha hóa. 

Sự tha hóa lan rộng khắp xã hội. Bắt đầu từ giới chóp bu. Giới trí thức. Giới truyền thông. Và đã ngấm khá sâu vào tầng lớp học sinh (ví dụ ở đây; một bộ thiết kế ấn tượng và mới mẻ, nhưng tiếc là dính từ "lì xì").

Chính khách lừng danh - người đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng (bài Nguyễn Hiếu, trên VOV)

Đoạn kết của toàn bài:

"Chuyện về nhà chính khách lừng danh – người đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng còn nhiều, nhưng chỉ qua đôi ba câu chuyện này, chúng ta hiểu rằng: người đốt lên chiếc lò đang cháy bùng thiêu rụi không ít những thanh củi tham nhũng là một con người lớn lao mà bình dị. Một người biết rõ chức tước là phù hoa của cuộc đời. Một người tôn trọng nhân cách, đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp mình theo đuổi. Một người không ham hư danh, không đánh đổi nhân phẩm của mình để cầu lợi. Đó là nhân cách của bậc sĩ phu chân chính."

31/01/2019

Với đề bài "Em hãy viết một lá thư gửi thầy cô giáo cũ": bài làm của một số học sinh tiêu biểu

Đầu tiên, là lá thư mới được viết vào hạ tuần tháng 1 năm 2019, trước Tết Nguyên Đán năm Hợi, của học trò Nguyễn Phú Trọng.

Ở trên cùng của lá thư viết tay, người học trò viết tên của mình vào đó. Lá thư chắc là được chuyển tay trực tiếp tới cô giáo, mà không phải là thư gửi qua bưu điện.