Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao-đài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cao-đài. Hiển thị tất cả bài đăng

24/02/2018

Đại lễ vía Đức Chí Tôn của Cao Đài : mùng 9 tháng Giêng (Tòa thánh Bến Tre - Ban Chỉnh Đạo)

Mùng 9 tháng Giêng (hôm nay, tức ngày 24/2/2018) là ngày vía Đức Chí Tôn theo lịch của Cao Đài. Theo văn bản hướng dẫn của Hội thánh năm 2018, thì là hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng.

Hội thánh dưới quyền ủng hộ của Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương. Tòa thánh Bến Tre và các thánh thất thuộc Hội thánh. 

04/10/2017

21/09/2017

Điện thờ Phật Mẫu của tộc đạo Cao Đài Paris sẽ cử đại lễ vào ngày 1/10/2017

Về Phật Mẫu (Đức Phật Mẫu, Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ) cùng điện thờ Phật Mẫu của Cao Đài, và quan hệ giữa Phật Mẫu với Thánh mẫu Liễu Hạnh, đã được trình bày tổng quan trong một bài viết học thuật mấy năm trước (2014, 2016; xem lại ở đây).

11/11/2016

Nghĩ lại về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ 20 (bài Liam, bản dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Năm 1920 có thể coi là năm bản lề cho sự thay đổi của Việt Nam. 

Ở một hướng nghiên cứu khác với Liam, mình cũng đưa ra thời điểm tương tự, là thập niên 1910.

Còn đang viết dở. Nhưng một phần của nó thì đã có thể thấy một chút qua phân tích liên quan đến Cao Đài (đã công bố từ 2014 và gần đây, tạm xem ở đây). Chưa kịp nói đến trong bài về chữ Nôm mới công bố gần đây, vì không có đủ diện tích giấy do phải hạn chế về số chữ của bài (bài về chữ Nôm tạm xem bản trên mạng ở đây).

30/05/2016

Đạo Cao Đài thời 1930 qua góc ảnh của Walter Bosshard

Tác giả ảnh Walter (1892-1975) nổi tiếng với những loạt ảnh về châu Á, trong đó có Việt Nam và các nước Đông Dương. 

Ông đã lặn lội tới gặp Mao Trạch Đông (xem ảnh dưới, năm 1938):

22/05/2015

Nói lại mà nghe (1) : Đó là của báo tư sản Pháp (bài C.B, 1954)

Hôm nay mở một mục mới, là Nói lại mà nghe

Tên mục là được gợi ý từ mục "Nói mà nghe" trên báo Nhân Dân.

Kì đầu tiên của mục này, là một bài của tác giả C.B trên báo Nhân Dân (cụ thể là Nhân Dân, số 215, 18/8/1954).

16/05/2015

Bản dịch "Lĩnh Nam chích quái" tiếng Pháp từ 128 năm trước (bài Nguyễn Nam, 2003)

Bản dịch của Dumoutier - một người Pháp có cống hiến đặc biệt trong sưu tầm nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ở cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Vào năm 1887, tức là khi Phan Bội Châu khoảng 20 tuổi, Nguyễn Ái Quốc còn chưa sinh, thì Dumoutier đã cho in bản dịch tiếng Pháp của cuốn "Lĩnh Nam chích quái".

Có thể xem Dumoutier là ngang với lứa Kiều Oánh Mậu, Khiếu Năng Tĩnh của Việt Nam. Mấy cụ trên lớn tuổi hơn Phan Kế Bính một chút (cụ này mất năm 1921).

Về bản dịch này, đầu tiên đọc lại bài viết hơn 10 năm trước của học giả Nguyễn Nam.

29/04/2014

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Khởi viết từ 23/4/2014

Chúng tôi lại đang du lãng vùng Bến Nghé, Gia Định, Đồng Nai. Dự tính tới cả Châu Đốc và Tây Ninh.

Lịch làm việc quá sít sao, không lảng đi cà phê cà pháo riêng tư đây đó được. Thời tiết quá khác nhau giữa hai miền đất nước. Hà Nội thì ẩm ướt và mưa liên tục. Còn Sài Gòn thì nắng như thiêu, rất nóng và rất khô, mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng.

19/04/2014

Tam Thánh kí hòa ước: Tôn Trung Sơn dâng nghiên mực đỏ để Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và Victor Hugo viết chữ lên văn bản

Tam Thánh gồm: Thanh Sơn chân nhân (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Nguyệt Tâm chân nhân (Victor Hugo) và Trung Sơn chân nhân (Tôn Trung Sơn). Nguyễn Bỉnh Kiêm là thầy, còn hai ông ngoại quốc thì là đệ tử.

12/04/2014

Lời của người năm 1929 : Nỗi khổ tâm khi đấng linh thiêng xuất hiện, bị người đương thế chê cười, ngoảnh mặt, bịt mũi

Năm 1929. Tức cách nay gần một thế kỉ. Nỗi khổ tâm ấy được viết ra thành văn bản (văn tự quốc ngữ), để in ra thành sách, và xuất bản. Cũng may là Nam Bộ, quốc ngữ đã phổ cập, còn nếu ở ngoài Bắc thì biết làm cách nào (chữ Tây thì không, chữ Nho thì đã lỗi thời, quốc ngữ thì còn đang bị các cụ đồ như Nguyễn Khuyến với Tú Xương chê).

Nỗi khổ tâm ấy phần nào đã thấy qua màn công kích vào năm 1928, rằng: những người khai sáng là bọn ăn trộm, ngang nghiên đạo hình ảnh sách Tàu (đã in mãi thế kỉ 17) thành bìa sách của mình (in ở Nam Bộ đầu thế kỉ 20).