Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-miền-núi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa-miền-núi. Hiển thị tất cả bài đăng

04/05/2019

chùa Mèo của người Mường ở huyện Lang Chánh : Nguyễn Huệ biến thành Nguyễn Trãi

Chúng tôi đang dự kiến du lãng vùng Lang Chánh ở xứ Thanh.

Bởi vậy, nhìn nhanh tư liệu dạng báo chí về chùa Mèo nổi tiếng trong vùng. Nhiều câu chuyện thú vị được báo chí trình bày. Nhưng chắc do buồn ngủ lúc "sao chép", nên có thể có "nhầm lẫn", ví dụ: biến Nguyễn Trãi thành Nguyễn Huệ để mang quân đi đánh quân Thanh, có qua chùa Mèo cầu khẩn.

Đại khái thế. Bài đầu tiên là từ Tạp chí Văn hóa Doanh nghiệp (một tờ tạp chí mới ra mắt).

20/09/2018

Rất gần với chiếc chuông lớn Đà Quận của nhà Mạc năm 1611 : một đám cưới đáng nhớ năm 2018

Đó là khu vực thành phố Cao Bằng ngày nay, gắn với sông Bằng Giang và phố Mục Mã, chùa Đà Quận và chùa Đống Lân.

Về chiếc chuông lớn Đà Quận (đúc năm Càn Thống 19 đời vua Mạc Kính Cung đóng đô tại Cao Bằng, tức năm 1611), bây giờ đã là bảo vật trọng yếu của quốc gia, thì đọc ở đâyở đây.

12/03/2018

Không phải "không có tam quan là đặc trưng truyền thống", mà là, vì chùa nghèo chưa từng có đủ ngân quĩ dựng tam quan

Thượng tọa trụ trì (đã thết chúng tôi bằng cơm chay bữa trưa hôm qua, được kể ở đây), sang tới hôm nay, thì nói rõ ràng rằng: chùa nhà chúng tôi không phải là "không có tam quan, hay cố giữ không có tam quan để trở thành đặc trưng truyền thống" như mấy ông chữ nghĩa ở trung ương, và cánh báo chí luôn chạy hùa theo đuôi, đang ra sức phán rào rào những ngày qua. Mà chỉ đơn giản là, từ mấy trăm năm nay, chùa nghèo xứ heo hút, chưa từng bao giờ có đủ tiền để xây tam quan. Bây giờ mới hội được điều kiện. Thêm nữa, mọi thứ ở bên trong đang được giữ nguyên nhiều đời nay một cách ngoan cố.

Xe không kính, không phải là vì xe không có kính !

Mà chỉ là vì, nhà nghèo cả mấy trăm năm nay, chưa có đủ tiền mua kính lắp tam quan mà thôi.

11/03/2018

Du lãng mạn bắc, ở ngôi chùa không có "nhà Mẫu"

Chúng tôi miệt mài làm việc từ sáng đến chiều tối, ở nơi mà sư Thích Thanh Hanh đã từng tu tập trước khi chuyển hẳn sang coi sóc sơn môn Vĩnh Nghiêm (tầm giờ của 3 năm về trước, thì đã tới thăm quê của ngài, ở đây).

09/04/2017

cho chuyến thăm đầu tiên sau ngày đôi chuông được công nhận bảo vật quốc gia

Các tin về việc đôi chuông Đà Quận mang niên đại Càn Thống 19 tức năm 1611 (chùa Viên Minh, thành phố Cao Bằng) được chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia thì đã đi các entry ở đâyở đây (tháng 12/2016).

Ba người chúng tôi tính đi thăm đôi chuông. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của chúng tôi tính từ khi đôi chuông được công nhận bảo vật quốc gia.

Trước khi đi, xem lại một video của báo Cao Bằng.

12/05/2014

Chiếc chuông chùa lạ kì, tự biết bảo vệ lấy mình, ở Vị Xuyên - Hà Giang (chùa Sùng Khánh, đúc năm 1705)

Chiếc chuông hiện được bảo quản tại Làng Nùng. Tên làng là Nùng, nhưng không có hộ nào người Nùng, mà chỉ có người Tày. Về chiếc chuông thú vị này, vào năm 2012 (sách in năm 2013), tôi đã từng có dịp đề cập:

Đọc cụ thể tại nguồn trên mạng ở đây
Các việc khác chưa từng động bút.

Bây giờ, thấy trên Gia đình có bài dưới đây (lên mạng vào tháng 3/2014), vớt về lưu.

24/11/2013

Tướng quân đề nghị làm lễ cầu siêu cho mình và chiến sĩ tại chùa Thạch Long (Bắc Cạn), vào 7/5/2008

Bản quyền ảnh thuộc VTV

Quan sát sự kiện một cách từ từ, sẽ thấy một điều lạ trong một hệ thống liên quan không hề lạ.

1. Hệ thống không hề lạ, là bởi, đã thấy được mối liên quan mang tính hiện thực giữa Phan Thị Bích Hằng với chùa Phúc Khánh ở Hà Nội và chùa Thạch Long ở Bắc Cạn (các nhà sư Thích Thanh QuyếtThích Giác Như).

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thích Thanh Quyết (2010-2015)

Ảnh trong bài

Cũng như Tây Nguyên, ở Tây Bắc và Đông Bắc hiện nhiều tỉnh chưa có Tỉnh hội Phật giáo. Tỉnh Bắc Cạn cũng như vậy.

Với lí do trên, hướng đến việc thành lập được Tỉnh hội Phật giáo Bắc Cạn, gần đây, đã có Ban Đại diện Phật giáo tỉnh.

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thích Thanh Quyết (2010)

Ảnh trong bài
Chú ý ba nhà sư mặc áo vàng ở giữa: áo vàng sẫm là sư Thích Thanh Quyết, đứng bên tay trái ông là sư Thích Giác Như (người cầm một cặp tài liệu màu đỏ)

Sự kiện của năm 2010. Chỉ chép về để lưu tư liệu. Chú ý đến tên chùa là Thạch Long, và tên nhà sư là Thích Thanh Quyết.

Phật giáo Bắc Kạn : Chùa Thạch Long và sư Thich Thanh Quyết (tháng 5/2009)

Ảnh trong bài (xem tiếp ở dưới)