Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đinh-nho-hoàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đinh-nho-hoàn. Hiển thị tất cả bài đăng

12/09/2022

Trông lên Cao Bằng hồi thập niên 1700s : 10 cảnh đẹp qua thơ Nôm của Đinh Nho Hoàn (1670-1716)

Đinh Nho Hoàn từng làm đốc trấn Cao Bằng trong khoảng 6 năm (1704-1710).

Về Đinh Nho Hoàn, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 12/2015) hay ở đây (tháng 1/2021).

Từ rất lâu, tôi đã chú ý đến 10 bài thơ Nôm rất thú vị của Đinh Nho Hoàn, gọi là "Cao Bằng thập thủ" (mười cảnh đẹp của Cao Bằng). Trên Giao Blog thời Yahoo, vào ngày 3/9/2011, tôi đã đăng lại một bài viết về "Cao Bằng thập thủ" của học giả Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trên Thông báo Hán Nôm năm 2004. 

Giao Blog thời Yahoo không còn truy cập được nữa (bản lưu trên wordpress cũng không hiện thị tốt, lại cũng khó tìm), nên nay đăng lại ở đây.

20/01/2021

Ngôi đền thờ vị tiết phụ là vợ thứ của sứ giả Đinh Nho Hoàn (ở huyện Hương Sơn hiện nay)

Chuyện của thập niên 1710s, tức đầu thế kỉ XVIII. Sứ giả Đinh Nho Hoàn được triều đình Lê - Trịnh cử sang nhà Thanh, không may mà mất bên đó (thi thoảng vẫn có người đi sứ Trung Hoa bị đột tử giữa đường như vậy).

Thi hài của họ Đinh được đưa về quê nhà ở xã An Ấp huyện Hương Sơn (nay là xã Sơn Hòa huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh), chôn cất xong, thì người vợ thứ của ông là Phan Thị đã tự thắt cổ mà chết theo. Triều đình biết việc đó đã tặng phong Phan Thị là Á thân nhân, lại cấp ruộng thờ và cho lập đền thờ tại An Ấp. Lại ban cho bảng vàng khắc hai chữ Tiết phụ treo ở đền để biểu dương.

Chuyện này đã được ghi vào chính sử, vào thần tích, và được Đoàn Thị Điểm (có thể là Nguyễn Thị Điểm em gái của Nguyễn Trác Luân) viết thành một truyện trong tập Truyền kì tân phả.