Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

12/09/2022

Trông lên Cao Bằng hồi thập niên 1700s : 10 cảnh đẹp qua thơ Nôm của Đinh Nho Hoàn (1670-1716)

Đinh Nho Hoàn từng làm đốc trấn Cao Bằng trong khoảng 6 năm (1704-1710).

Về Đinh Nho Hoàn, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 12/2015) hay ở đây (tháng 1/2021).

Từ rất lâu, tôi đã chú ý đến 10 bài thơ Nôm rất thú vị của Đinh Nho Hoàn, gọi là "Cao Bằng thập thủ" (mười cảnh đẹp của Cao Bằng). Trên Giao Blog thời Yahoo, vào ngày 3/9/2011, tôi đã đăng lại một bài viết về "Cao Bằng thập thủ" của học giả Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trên Thông báo Hán Nôm năm 2004. 

Giao Blog thời Yahoo không còn truy cập được nữa (bản lưu trên wordpress cũng không hiện thị tốt, lại cũng khó tìm), nên nay đăng lại ở đây.

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ). 

05/01/2014

Đi tìm ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc - 1 (Hoàng Sĩ Khải)

"Lê Trung hưng về trước có Vịnh Kiều Hầu, Lê Trung hưng về sau có Đường Xuyên Tử " (Phan Huy Chú viết như vậy trong Lịch triều hiến chương loại chí).

Nhiều người cứ đinh ninh ông Vịnh Kiều hầu đời nhà Mạc là Hoàng Sĩ Khải. Nhưng đi tìm cụ thể, thì lại chưa ra.