Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trang-phục-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trang-phục-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

25/01/2023

Tết trên quê hương biên viễn 2023 : người Nùng An ở Phúc Sen và điểm check-in thú vị

Điểm check-in đã được chuẩn bị từ trước Tết Nguyên Đán 2023. Bí thư xã và một số người ở quê đã báo cho mình. Thấy thú vị về ý tưởng này.

Đại khái điểm check-in ở xã Phúc Sen (hiện thuộc huyện Quảng Hòa tỉnh Cao Bằng) vào trước Tết Nguyên Đán là như sau (ảnh của ĐĐ, ngày 15/1/2023).

06/02/2022

Tết trong trang phục nữ truyền thống của người Nùng An (ghi chép Tết Nhâm Dần 2022)

Tết là dịp phụ nữ Nùng An chúng tôi được mặc trang phục truyền thống.

Từ sau năm 2012, nhờ có điện thoại thông mình, thì mạng xã hội lan tỏa khắp nơi, chị em Nùng An chúng tôi cũng hòa nhịp vào hơi thở của Facebook rồi zalo (xem lại ở đây, tháng 3 năm 2016).

Chúng tôi tự cấu tứ nghệ thuật với nhau, tự chụp ảnh với nhau, và đưa lên mạng qua điện thoại thông minh. Mà là từ khắp các nơi, nào Cao Bằng, nào Tuyên Quang, nào Hà Giang, nào Đắc Lắc,...

10/09/2020

Áo dài nam giới : khởi động từ lâu, giờ thì cựu kinh Huế ra quân

Áo dài của nữ thì không cần bàn nữa rồi. Bởi từ rất lâu, nó đã thành ra một phong cách Việt Nam được thế giới ghi nhận. Ngày xưa, cách nay khoảng 20 năm, các nữ sinh ở Tokyo trường tôi từng phối hợp như sau: trên mặc áo dài Việt Nam, dưới vẫn mặc quần bò. Các em tham dự lễ hội văn hóa thường niên của trường. Nghĩ một chút, thì giờ, các em ấy cũng U40 hay hơn cả 40 rồi !

Còn áo dài nam giới thì là câu chuyện thời sự bây giờ, năm 2020.

Khởi động từ các nơi lâu rồi.

13/07/2020

Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt (sách mới ra của học giả Đoàn Thị Tình)

Hôm nay, khi tranh thủ thu dọn nhanh một lượt bàn làm việc của học giả Phan Đăng Nhật (đọc tin ở đâyở đây), tôi thấy có tập bản thảo của cô Đoàn Thị Tình về trang phục của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Giữa hai học giả Phan Đăng Nhật và Đoàn Thị Tình vẫn đang còn trao đổi qua lại về nội dung nho nhỏ trong bản thảo, thể hiện qua các tờ giấy đính kèm hay các trang gấp gấp.

Có lẽ đây là một trong những tập bản thảo cuối cùng của đồng nghiệp mà học giả Phan Đăng Nhật đã xem. Một đề tài ông đã có quan tâm từ lâu, ngay sau Đổi Mới. Trở lại cụ thể với tư liệu chi tiết sau. Còn hôm nay, đã biết cuốn sách đó của cô Tình vừa ra mắt bạn đọc.

18/06/2020

Họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Đỗ Đức - một người bạn của dân tộc học

Hồi cuối thập niên 1990, tôi có một vài kỉ niệm thú vị với họa sĩ Đỗ Đức - lúc ấy, mới đầu, mới chỉ biết ông là biên tập viên hay phó giám đốc gì đó của phía Nxb Văn hóa Dân tộc (thời ấy, cụ Hoàng Nam là giám đốc).

Sau rồi, có lúc đi điều tra điền dã cùng ở Lào Cai, trên vùng người Dao, thì thấy ông sử dụng máy ảnh quá cừ khôi. Nên vẫn chỉ nghĩ ông là nhiếp ảnh gia. Còn gặp ông vài lần nữa, vẫn trong tư thế của nhiếp anh gia say sưa với nghề.

Thế rồi, thế nào, sau đó, tôi lại cùng một lớp cao học với bà xã của ông - một nghệ sĩ múa mà chúng tôi gọi là "cô Điền" (chúng tôi thì là bọn trẻ nhất của lớp, còn cô thì lớp cán bộ lớn tuổi đi học). Từ đó, thì dần mới hiểu nhiếp ảnh gia Đỗ Đức là họa sĩ, bởi mới có cơ hội xem được tác phẩm của ông. Nhiều lần thấy họa sĩ đưa bà xã tới lớp học bằng xe máy.

Thi thoảng, tôi cũng tuyển chọn những bài tản văn hay kí sự khá thú vị của họa sĩ Đỗ Đức về Giao Blog, ví dụ ở đây. Văn của ông thường được viết chắc tay và khá cảm xúc. Như vậy, có thể thấy ở ông một họa sĩ, một nhiếp ảnh gia, một nhà văn.

Sau dịp Cô Vy năm 2020 này, họa sĩ Đỗ Đức đang làm một triễn lãm rất thú vị với chủ đề là tranh vẽ tranh phục của các tộc người thiểu số - ở những địa bàn mà ông đã qua, đã sống, đã gắn bó.

06/11/2019

Mùa cưới 2019 trên quê hương biên viễn

Mùa cưới đã bắt đầu khởi động rồi.

Hôm nay, Thứ Tư ngày 6/11/2019 là một ngày nắng đẹp khắp miền Bắc. Vùng quê biên viễn đẹp lạ thường dưới nắng nhè nhẹ.

Đẹp hơn nữa là những đoàn rước dâu. Mọi thứ đều là mới tinh khôi. Ô đấy. Tất chân đấy. Chiếu đấy. Chị đấy và em đấy. Hàng lối và thứ tự vẫn giữ được phép tắc từ xa xưa. Có thể xem ảnh cưới của vùng này mấy năm trước, ở đây.

24/06/2019

Áo dài Việt Nam : chuyện dọc ngang kim cổ

Bắt đầu từ những chuyện gần đây. Đầu tiên, nhớ lại chuyện nhà thiết kế Minh Hạnh mang áo dài cùng một dàn người đẹp Việt sang bên xứ Phù Tang mấy năm trước. Rất ấn tượng với màn trình diễn áo dài Việt trong khung cảnh ngôi đền thần đạo Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 9/2015).

Bây giờ, thì có tin bà Nguyễn Thị Kim Ngân có tới 300 bộ áo dài do Võ Việt Chung thiết kế.

Mà đó là tin của năm 2017. Cho nên, bây giờ thì có khi hơn con số 300 rồi.

Chiều ngày 24/6/2019, con số cũ 300 bộ (của bài báo năm 2017) đã không còn nữa. Có thể đã được xóa đi. Sẽ post bản chụp màn hình trước khi xóa (bản chụp chính sẽ đưa lên sau, ở đây chỉ có một đoạn trích rút gọn).