Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/06/2022

Hà Lội 2022 - trung tuần tháng 6

Trận mưa lớn đêm 13 rạng sáng ngày 14 tháng 6 năm 2022 lại biến Hà Nội thành Hà Lội. Từ trong đêm, đã thấy người dân đưa hình ảnh cùng lời kêu cứu trong các nhóm zalo.

Dĩ nhiên, Hà Nội đã có truyền thống Hà Lội từ xa xưa rồi. Trong du kí của các nhà du lịch hay nhà buôn phương Tây thời thế kỉ 17-19, đã thấy có những đoạn miêu tả mưa làm cả kinh thành lội bì bõm. 

70 năm trước, vào mùa hè năm 1952, cũng Hà Lội dĩ nhiên rồi. Xem lại ở đây.

1. Từ gần 15 năm trước, mình đã ngỏ lời với ông tổ trưởng tổ dân phố là: chúng ta nên có một hình thức nào đó để tạc ghi công lao của bác Đ. (một tổ trưởng tổ dân phố lâu năm đã qui liễu năm 2009). Công lao của bác Đ. rất cụ thể: bác đã phát huy kĩ năng và tầm nhìn của một người làm trong ngành mỏ địa chất vào công việc làm cống và làm đường chạy trong tổ dân phố. Bác đã quyết đoán thay đổi lại dòng chảy của cống (vốn là dòng chảy ra những ao hồ lớn ở cuối ngõ, thành ra hướng ngược lại, tức là cho chảy ra cống lớn trên đường Cầu Giấy). 

Những ngày thi công cống, bác Đ. trực tiếp chỉ đạo công việc, trực tiếp giám sát thợ thi công ở từng mét thi công.

Nhờ xử lí triệt để như vậy, nên cống ở ngõ nhà mình thoát nước cực tốt. Năm 2008, cả Hà Nội ngập lụt, nhưng ngõ nhà mình khô không một vũng nước ! Từ năm 2008 đến nay, có biết bao trận Hà Lội nữa, nhưng ngõ nhà mình không hề sao.

Một người tổ trưởng tổ dân phố có tầm nhìn xa đã mang lại hạnh phúc biết bao gia đình, bao nhiêu con người. Người đó xứng đáng được tạc ghi công ơn.

2. Từ đầu hè năm 2022, đã liên tục nhiều trận mưa rất lớn, lại Hà Lội ơi liên tục ! Đêm qua, ở ngõ bên cạnh, nước ngập vào nhà tới 30 cm, thậm chí có nhà tới 50cm. 

Đại khái hình ảnh như sau:








3. Thế rồi, vẫn trong đêm, hình ảnh và video ngắn được tiếp tục chia sẽ.














4. Vẫn còn rất nhiều trận mưa nữa trong mùa hè 2022. Mà đâu chỉ có một năm 2022. Hà Nội đến bao giờ mới hết cảnh Hà Lội đáng buồn như hiện nay ?









Tháng 6 năm 2022,

Giao Blog


---


CẬP NHẬT



6.


https://www.youtube.com/watch?v=mMPjHZzSeOQ


5.

Trần Thường

Phạm Hải

Đại biểu HĐND TP Hà Nội nêu dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ 10 năm và đặt vấn đề có phải nguyên nhân dẫn đến ngập úng trong thời gian qua. Giám đốc sở NN&PTNT cho biết, dự án chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt.

HĐND TP Hà Nội đã dành cả sáng hôm nay (7/7) để tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn với nội dung về việc thúc đẩy, thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn.

Đại biểu (ĐB) HĐND TP Trần Hợp Dũng (tổ Thanh Trì) nêu, dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa chậm tiến độ 10 năm và đó có phải nguyên nhân dẫn đến ngập úng trong thời gian qua ở Hà Nội không (?). Ông Dũng cũng đề nghị cho biết rõ nguyên nhân việc chậm và giải pháp. 

Ông Trần Hợp Dũng.

Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được phê duyệt vào năm 2013 và điều chỉnh vào năm 2019, với thời gian thực hiện đến hết năm 2021.

"Đến ngày hôm nay, dự án chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt của thành phố chứ không phải 10 năm", ông Mỹ nói và nêu dự án có tổng công suất 120m3/s, giúp tiêu úng cho 6.300 ha.

Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, việc ngập úng ở phía Tây Hà Nội do một phần trạm bơm tiêu Yên Nghĩa xây dựng chậm tiến độ nhưng không phải là nguyên nhân chính, bởi còn 3 trạm bơm lớn giúp tiêu úng cho 12.000 ha chưa được xây dựng là Liên Mạc, Đào Nguyên, Yên Thái.

Quá trình trả lời, ông Mỹ nhắc lại nhiều về các việc thi công, công suất nên chủ tọa đã nhắc nhở và cho hay, dự án đã chậm nên cần làm rõ nguyên nhân, giải pháp.

Lãnh đạo sở NN&PTNT cho rằng, việc chậm của dự án là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong đó, tổng diện tích giải phóng mặt tại quận Hà Đông là 370.000m2 nhưng hiện còn 145.000m2 của 593 hộ thuộc phần hạ tầng kỹ thuật chưa bàn giao do xác định nguồn gốc đất gặp khó khăn.

Dự án tạm dừng thi công từ cuối năm 2019 đến nay, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước của hệ thống.

Giám đốc Sở NN&PTNT giải trình.

Về giải pháp, ông Mỹ cho biết đã phối hợp chặt chẽ với quận Hà Đông trong công tác GPMB, nhưng vẫn gặp khó khăn; lãnh đạo UBND TP, các sở ngành cũng đã làm việc với quận Hà Đông, tháo gỡ vướng mắc trong công tác GPMB, đẩy nhanh tiến độ dự án.

Trả lời thêm nội dung này, Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cho biết, dự án này còn 10,24ha liên quan đến 487 tổ chức, hộ gia đình chưa giải phóng mặt bằng xong. Việc làm chậm này, theo bà Hà trách nhiệm chủ yếu thuộc quận và quận đã có kế hoạch xác định đến quý III/2022 GPMB xong tối thiểu xong 85% diện tích để giao Sở NN&PTNT. Hết năm 2022, nếu các hộ không đồng tình, quận sẽ có kế hoạch cưỡng chế theo quy định.

Làm rõ thêm vấn đề đại biểu chất vấn liên quan đến trạm bơm Yên Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Dự án được phê duyệt từ năm 2013.

Qua 2 lần chiều chỉnh vào các năm 2019 và năm 2021, theo kế hoạch dự kiến đến hết năm 2022 dự án được hoàn thành. Hiện nay dự án đang tập trung vào 5,7 km kênh La Khê để dẫn nước vào trạm bơm. Khâu này đang vướng mắc GPMB ở huyện Hoài Đức và chủ yếu ở quận Hà Đông.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền

Phó Chủ tịch TP khẳng định, nguyên nhân khiến dự án chậm, trách nhiệm thuộc về Sở NT&PTNT, sau đó có một phần huyện Hoài Đức và trọng tâm là quận Hà Đông. Việc chậm là do kênh này qua nhiều thời gian, quản lý lỏng lẻo nên gặp khó khăn trong xác định nguồn gốc đất. TP đã chỉ đạo cụ thể từng việc một, đến nay công việc đã có chuyển biến, một số hộ chưa thực hiện cưỡng chế, các hộ dân tự giải phóng mặt bằng.

UBND TP cũng đề nghị chậm nhất trong năm 2022 phải hoàn thành xong giải phóng mặt bằng theo đúng kế hoạch. TP giao nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, Sở TN&MT cử tổ công tác để giúp quận Hà Đông xác định nguồn gốc đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

Khi có mặt bằng sạch, chủ đầu tư triển khai thi công và sau 6 tháng nhận giải phóng mặt bằng (đầu năm 2023) sẽ làm xong dự án. Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, việc triển khai chậm dự án đã có ảnh hưởng một phần đến công tác tiêu thoát úng ở khu vực phía Tây Thủ đô.

Về những trận mưa lớn vừa qua, TP đã chỉ đạo Sở NN&PTNT cùng các nhà thầu tập trung khơi thông toàn bộ kênh La Khê để đảm bảo đưa nguồn nước vào hệ thống trạm bơm vận hành.

Dự án trạm bơm Yên Nghĩa. Ảnh: Infonet

Điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, cần triển khai, đôn đốc dự án trạm bơm Yên Nghĩa vì có ý nghĩa rất quan trọng trong tiêu thoát nước, đặc biệt những ngày vừa qua có trận mưa lớn nhưng tiêu thoát nước chưa kịp thời.

"Trạm bơm này xong rồi, công suất 120m3/s, đây là trạm bơm lớn. Hiện nay vướng GPMB ở kênh La Khê, đề nghị sở NN&PTNT triển khai khi có mặt bằng, quận Hà Đông muộn nhất trong năm 2022 phải hoàn thành công tác GPMB. Quý I/2023 phải hoàn thành trạm bơm này, đây là lộ trình để lưu ý nếu có khó khăn vướng mắc thì UBND TP cần tập trung chỉ đạo", ông Tuấn nói.


https://vietnamnet.vn/ha-noi-ngap-lien-tuc-co-phai-do-tram-bom-nghin-ty-cham-tien-do-2037475.html



4. Ngày 16/6/2022

Nhóm tổ dân phố đưa các hình ảnh sau:












3. Ngày 14/6/2022


"


Duy Tuấn Trận mưa tối 13/6/2022.

Nghe dân Hà Nội kháo nhau
Địa danh lắm chỗ bắt đầu đổi tên
Đầm kia, tên gọi Tràng Tiền
Là nơi hội tụ của liền ba sông
Hàng Khay nước cuốn như rồng
Hàng Bài thuyền cũng xuôi dòng vi vu
Đinh Tiên Hoàng nước vù vù
Cuốn theo bao thứ chu du Hà Thành
Nước sâu là Cảng Mỹ Đình
Cây cầu vượt biển tên Vành Đai ba
Vịnh Triều Khúc rộng bao la
Kênh đào đại lộ tên là Thăng Long
Thuyền ta lại rẽ theo dòng
Huyện đảo Cầu Giấy nước trong dập dờn
Qua sông Thái Thịnh vui hơn
Ngư dân kéo lưới, cá vờn ô tô
Kìa bao con sóng nhấp nhô
Mễ Trì dân phóng ca nô trên đường
Xưa kia ba sáu phố phường
Ngày nay Hà Nội dễ thương vô cùng
Xưa kia mưa ngập từng vùng
Nay toàn thành phố sống vui chung một dòng
Bao la biển nước mênh mông
Bỗng nghe tiếng hát bóng hồng phía sau
Hò ơ nếu đã thương nhau
Mai anh đúng hẹn, đón dâu bằng xuồng!


"

https://www.facebook.com/ha.d.duc.9/posts/10218130604571171


2.

Vân Nhi 

Kinhtedothi - Mưa lớn xuất hiện tại Hà Nội tối 13/6 kèm theo dông, gió giật mạnh, sấm sét. Từ 20 giờ, nhiều điểm trong thành phố bắt đầu ngập.

Theo bản tin phát đi lúc 20 giờ 15 ngày 13/6 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh radar thời tiết cho thấy mây đối lưu vẫn đang phát triển mạnh và gây mưa rào và dông cho khu vực các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng; các quận Hoàng Mai, Long Biên, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân của TP Hà Nội.

Ô tô ngập trên phố Hàm Nghi tối 13/6. Ảnh: Thái Bình/OTF
Ô tô ngập trên phố Hàm Nghi tối 13/6. Ảnh: Thái Bình/OTF

Cảnh báo, đêm nay vùng mây dông này tiếp tục tồn tại, phát triển và gây mưa rào và dông trên các huyện và quận nội thành của TP Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa tích lũy phổ biến trong khoảng 30 - 70 mm, có nơi trên 120mm.

Đợt mưa này sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 30 - 40cm; một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 50 - 60cm.

Số liệu từ Công ty Thoát nước Hà Nội cho thấy, từ 19 giờ 45 đến 20 giờ 10, lượng mưa ghi nhận được ở quận Cầu Giấy lên tới 61,8 mm. Trong khi các quận các như Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm ghi nhận vũ lượng dao động 30 - 50 mm.

Ghi nhận thực tế lúc 20 giờ 20, nhiều điểm trong bắt đầu ngập như phố Trần Bình, Phan Văn Trường, Vương Thừa Vũ, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Khuyến, ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt...

Phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa). Ảnh: Minh Tuấn
Phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa). Ảnh: Minh Tuấn
Ngã 3 Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Dương Tiêu
Ngã 3 Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh: Dương Tiêu
Phố Hàng Nón. Ảnh: Duy Khánh
Phố Hàng Nón. Ảnh: Duy Khánh
Phố Thái Hà. Ảnh: Duy Khánh
Phố Thái Hà. Ảnh: Duy Khánh
Nhiều phương tiện chết máy trên phố Thái Hà. Ảnh: Duy Khánh
Nhiều phương tiện chết máy trên phố Thái Hà. Ảnh: Duy Khánh
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Phố Tạ Hiện. Ảnh: Vân Nhi
Tràng Tiền Plaza. Ảnh: Page Tôi yêu Thủ đô Hà Nội
Tràng Tiền Plaza. Ảnh: Page Tôi yêu Thủ đô Hà Nội
Ô tô ngập lút bánh trên phố Hàm Nghi. Ảnh: Lê Đạt
Ô tô ngập lút bánh trên phố Hàm Nghi. Ảnh: Lê Đạt
Phố Hàm Nghi. Ảnh: Lê Đạt
Phố Hàm Nghi. Ảnh: Lê Đạt
Một quán bia tại quận Cầu Giấy. Ảnh: Công Trình
Một quán bia tại quận Cầu Giấy. Ảnh: Công Trình
Khu đô thị Dương Nội. Ảnh: Đạt Lê
Khu đô thị Dương Nội. Ảnh: Đạt Lê
Đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân. Ảnh: Phạm Hùng.
Đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân. Ảnh: Phạm Hùng.
Khu vực Time City. Ảnh: Vũ Cúc.
Khu vực Time City. Ảnh: Vũ Cúc.
Các toà nhà cao tầng phải thiết lập tấm chắn ngăn không cho nước chảy xuống hầm.
Các toà nhà cao tầng phải thiết lập tấm chắn ngăn không cho nước chảy xuống hầm.
Phố Thụy Khuê
Phố Thụy Khuê
Phố Hoàng Ngọc Phách. Ảnh: Phạm Hùng
Phố Hoàng Ngọc Phách. Ảnh: Phạm Hùng
Khu vực Đàm Quang Trung, Long Biên. Ảnh: Trình Vũ.
Khu vực Đàm Quang Trung, Long Biên. Ảnh: Trình Vũ.
Khu tập thể Học viện Báo chí. Ảnh: Thuần Hưng
Khu tập thể Học viện Báo chí. Ảnh: Thuần Hưng
Nhiều gia đình phải sử dụng các vật chắn để ngăn nước chảy vào nhà. Ảnh Thuần Hưng
Nhiều gia đình phải sử dụng các vật chắn để ngăn nước chảy vào nhà. Ảnh Thuần Hưng
Nước ngập tại một gia đình trên phố Hoa Bằng.
Nước ngập tại một gia đình trên phố Hoa Bằng.
 

Mưa xối xả trên phố Hàng Nón. Nguồn: Duy Khánh

https://kinhtedothi.vn/duong-pho-ha-noi-ngap-ung-trong-con-mua-lon-toi-13-6.html


1.


TPO - Tối 13/6, thành phố Hà Nội đã xảy ra mưa lớn. Cơn mưa chỉ xảy ra hơn 1 giờ đồng hồ đã khiến nhiều tuyến phố ngậm sâu trong nước. Tình trạng giao thông bị tê liệt, xe máy, ô tô bị chết máy do ngập nước đã xảy ra.

Phố Hà Nội hoá sông lớn trong cơn mưa nặng hạt

Thời điểm gần 20h ngày 13/3, mưa rào đã xuất hiện tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội. Mưa diễn ra liên tục trong vòng hơn 1 giờ. Đến khoảng 21h, tình trạng úng ngập nước đã xảy ra với nhiều tuyến phố trong khu vực trung tâm, trong đó có phố như: Tràng Tiền, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khuyến, Đội Cấn, Trương Định, Trường Chinh, Nguyễn Trãi, Phạm Hung – Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy – Xuân Thủy.

Tại khu vực ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài, nước ngập sâu đến 40 cm. Mức nước ngập này có thể tràn vào ống xả của xe máy nên nhiều người đi đường không dám qua lại tại ngã tư này. Trên một số đoạn đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng, ngập đã xảy ra trên đường và các ngõ với nước dâng cao từ 0,6 mét đến 1 mét. Nhiều hộ dân sống 2 bên đường đã bị nước ngập tràn vào nhà, một số hộ dân đã phải lấy bao tải bọc các vật dụng cứng để đắp bờ bao, ngăn nước vào nhà.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, đến 22h (sau hơn 2 giờ xảy ra mưa) ngập nước vẫn còn xảy ra trên một số tuyến phố Hà Nội.

Mưa chỉ hơn 1 giờ, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập trong nước ảnh 1

Mưa ngập lút cả bánh ô tô trên phố Nguyễn Khuyến tối 13/6. Ảnh: Trọng Đảng

Thông tin về trận mưa tối 13/6, Cty Thoát nước Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của các vùng mây đối lưu, trên địa bàn thành phố xảy ra mưa lớn diện rộng. Khu vực các quận lượng mưa dao động từ 60 đến 160mm; Thời gian mưa tập trung từ 19h55 đến 21h15. Lượng mưa đo được tại một số khu vực dao động từ 60 đến 160mm (khoảng 80 phút). Cụ thể: Cầu Giấy 155mm, Đống Đa 107mm, Hai Bà Trưng 95,5mm, Hoàn Kiếm 91,1 mm, Nam Từ Liêm 90,2mm, Thanh Xuân 81mm…

Do cường độ mưa lớn, phủ diện rộng và với thời gian ngắn, trên địa bàn thành phố xuất hiện các điểm úng ngập, đọng nước, gồm: khu vực lưu vực sông Tô Lịch: Phùng Hưng, Cao Bá Quát, Liên Trì - Nguyễn Gia Thiều, Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Thụy Khuê, Vương Thừa Vũ, ngõ 167 Tây Sơn, Bùi Xương Trạch, Nguyễn Khuyến, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch, ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, ngã 3 Quang Trung - Trần Quốc Toàn, phố Tôn Đản (khách sạn Thủy Tiên), ngã 3 Tống Duy Tân - Điện Biên Phủ, số nhà từ 16 đến 86 Lê Trọng Tấn, Huỳnh Thúc Kháng (ngã 3 Nguyên Hồng), Hoàng Tích Trí.

Mưa chỉ hơn 1 giờ, nhiều tuyến phố Hà Nội ngập trong nước ảnh 2

Mưa ngập sâu trên phố Tràng Tiền.

Với lưu vực sông Nhuệ: Triều Khúc, Ngọc Hồi, Quan Nhân, Cự Lộc, Nguyễn Trãi, Khu đô thị Resco, Kẻ Vẽ, Ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu, đường rẽ Phạm Hùng - bệnh viện 19/8, Hoàng Quốc Việt (đại học Điện Lực), Dương Đình Nghệ - Nam Trung Yên, Trần Cung ( cây xăng A38, đường Hoa Bằng (ngõ 99), Trần Bình (UBND phường Mai Dịch đến Bệnh viện 19/8), Phan Văn Trường (công chợ - Doanh trại Quân Đội Nhân Dân).

Khu vực Long Biên: Ngõ 80 phố Hoa Lâm, Vũ Xuân Thiều, trường tiều học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ, Cổ Linh, Nam Đuống, đường Đàm Quang Trung, Đức Giang, đường Ngọc Lâm, đường Hà Huy Tập, đường Ngô Xuân Quảng.

Về công tác đảm bảo thoát nước, đại diện Cty Thoát nước Hà Nội cho biết, tại thời điểm xảy ra mưa, Công ty đã thực hiện vận hành hết công suất các cửa phai của các hồ điều hòa như hồ Bảy Mẫu, Đầm Chuối, Hố Mẻ... và các trạm bơm đầu mối Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế để hạ mức nước trên hệ thống.

https://tienphong.vn/mua-chi-hon-1-gio-nhieu-tuyen-pho-ha-noi-ngap-trong-nuoc-post1445908.tpo

..


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.