Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

14/04/2015

Nhà văn Mark Lê Twain của Việt Nam

Tình cờ lạc vào trang của nhà văn. Ông có cái tên rất lạ là "Mark Lê Twain". Quả thực, mình cũng chưa từng đọc văn hay thơ của ông.

12/04/2015

90 năm trước (nhắn tin cho nhà Quảng Lợi)

Một dạo đã nhắn tin cho nhà Hương Ký - hãng nhiếp ảnh có tiếng ở Hà Thành. Ông chủ hãng từng hợp tác làm phim về cụ Phan Bội Châu hồi đầu thập niên 1920. Quay cả phim Thúy Kiều thời đó

80 năm trước

Hơn 100 năm trước, chính xác là 115 năm trước, thì thực dân hắn mang thứ cây gì mà cong cong mềm mại ra trồng ở Hà Thành của mình. Thử ngó mà xem, quả là không ít cây "trông rất xấu".

80 năm trước, các ông bà nghị viên của Hà Thành còn biết đệ đơn và cho in đơn hàng loạt để bày tỏ với quan đốc lí. Lúc ấy, Hà Nội còn là thành phố thuộc địa của Pháp.

Văn nghệ thứ Bảy : đọc lại thơ lính Trần Kim Trọng (1952-1972)

Xem lối hành quân bớt dặm dài
Rừng in sương xuống đè cây lá
Mỗi bước đi trong một bóng đêm
Xung quanh không biết còn ai nữa
Hay chỉ mình ta bước lẻ loi.


***
Chân này thì bước mừng hay tủi
Gậy này thì chống nhớ hay quên
Đất nhà thì hết sang đất lạ
Ngay mai khuất bóng xóa tuổi tên.

(Trần Kim Trọng, khoảng 1971-1972)

10/04/2015

Nhà báo Đại Việt tâm sự về nghề (kí giả Nguyễn Hoàng Linh)

Có một đợt, lúc bác Nguyễn Hoàng Linh làm chủ bút tờ Doanh nghiệp Việt Nam (trụ sở lúc đó trên Nguyễn Thái Học), thì mình thấy báo của bác chạy nhiều bài bênh Tăng Minh Phụng. Hồi đó, nhờ có các đàn anh, thi thoảng mình đăng bài trên tờ này. 

Mình không biết nhiều về làng báo Đại Việt. Nên chỉ biết Nguyễn Hoàng Linh thời Doanh nghiệp Việt Nam thôi. Bây giờ, học trò của bác ngày ấy đã có một số người là chủ bút của một vài tờ rồi.

Ngành dân tộc học Việt Nam trong thế kỉ XX (thông tin hội thảo)

Thông tin vừa thấy trên trang của các bạn trẻ (ở đây).

Dưới là toàn văn.

Đọc lại kinh điển dân tộc học - 1 : Malinowski và sự phát hiện ra chất vị khai của phương Tây

Gần đây, trên blog của bác Hà Hữu Nga, có công bố nhiều bản dịch của bác. Trong đó, có nhiều bài liên quan đến các tác phẩm kinh điển của ngành dân tộc học.

09/04/2015

Cây xanh Hà Nội : cũng bởi một phần thực dân hắn trồng cây cong quá !

Nhiều chuyên gia cây của Đại Việt khen thời Pháp thuộc trồng cây có qui củ (chẳng hạn nhà chuyên môn ở đây). Ông chuyên gia này đại khái bảo: thời Tây hắn hơn các thời sau này.

Lại có ý kiến bảo ở bên Mẫu Quốc là Đại Pháp, thì tới thời 1920, hắn còn chưa trồng cây trên đường phố của chính hắn.

Bà Đoàn Thị Điểm là bà Điểm nào ?

Hôm trước, đã nhắc qua về tài tập cổ của bà Đoàn Thị Điểm (bà sử dụng lại một câu trong thơ của Lý Bạch để phóng tác ra cả bài). Đại khái là câu "Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung" (ở đây).

Nhìn lại : quả thực, đường phố Hà Nội có một số cây "trông rất xấu" thật

Từ lâu, mình cũng đã thấy là nhiều chỗ cây xanh ở Hà Nội được trồng hơi lôm côm. Cũng có cây "trông rất xấu" thật. "Trông rất xấu" là từ của bác Nguyễn Lân Hùng. 

Đoàn sứ Đại Việt trở về, vụ thảm sát cây xanh Hà Nội sẽ được định đoạt ?


"Đại cục" và "tồn dị" : giải nghĩa những từ mới sẽ xuất hiện nhiều từ năm 2015

Khoảng thời gian gần đây thì chữ được đặc biệt chú ý trên không gian thông tin là ĐẠI CỤC大局. Bên cạnh đó, là TỒN DỊ 存异 .

Chữ đầu, trực dịch là CỤC LỚN. Nghĩa thực là gì phải đọc tiếp.