Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/03/2025

Những thử nghiệm tiên phong : Đền Rừng (Hà Nội) và mã bằng hình vẽ

Mã bằng hình vẽ hay hình cắt giấy nhỏ xíu (vẽ bằng hình ảnh, hoặc cắt giấy nhỏ, sẽ được đốt đi trong quá trình hành lễ). Các tộc người thiểu số đã làm từ hàng trăm năm rồi.

Trước đây, từ cuối thập niên 1990, qua thực tế điều tra, tôi đã trình bày các bài viết học thuật về mã bằng hình vẽ của người Nùng, người Dao, và nhiều tộc người miền núi phía Bắc khác.

Mã bằng hình vẽ hay hình cắt giấy nhỏ xíu sẽ được đốt đi.

Ghi chú nhỏ về đền Bà Kiệu (có nhầm lẫn giữa "Huyền Chân" và "Huyền Trân")

Đúng là có tư liệu, mà là tư liệu cũ cách nay hơn cả trăm năm, đã nhầm "Huyền Chân" ở khu vực đền Bà Kiệu thành "Huyền Trân".

Việc nhầm này có lẽ bắt đầu từ một người đọc nhầm chữ "Huyền Chân" trên thực địa thành ra "Huyền Trân", tức đọc nhầm "Chân" thành "Trân", rồi viết thành sách - sách được xuất bản bằng tiếng Việt, mà đã từ hơn cả trăm năm trước ! Sau đó, người sau cứ chép theo sách ấy, nên nhầm lẫn được nhân ra !

14/03/2025

Những điều đảng viên không được làm

Quy định 47-QĐ/TW những điều đảng viên không được làm đã được thay thế bởi Quyết định 37-QĐ/TW 2021 những điều đảng viên không được làm và được áp dụng kể từ ngày 25/10/2021

Tin đầu tiên lấy về từ website của Bộ Công Thương.

Cập nhật và bổ sung sẽ được dán dần lên ở dưới đó như mọi khi.

Có video hướng dẫn.

13/03/2025

Đức tin và cứu rỗi : Câu chuyện về mục sư Nam Quốc Trung và những mục sư anh em

Một khái niệm chìa khóa của ngành tôn giáo học (nghiên cứu tôn giáo) là "kinh nghiệm tôn giáo" (trải nghiệm tôn giáo).

Tôi đã gặp mục sư Nam Quốc Trung một số lần trước đây nhưng chưa có cơ hội nói chuyện trực tiếp. Vừa rồi, gặp lại mục sư và các mục sư anh em của ông tại hội thảo "Tôn giáo qua các nền văn hóa" tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (trong hai ngày 11 và 12 tháng 3 năm 2025). Tại hội thảo, hai mục sư đã trải lòng mình, tức là kể về "kinh nghiệm tôn giáo" của mình. 

12/03/2025

Thông tin học thuật : Hội thảo khoa học “Tôn giáo qua các nền văn hoá”

Hội thảo quốc tế diễn ra hai ngày (11 và 12 tháng 3 năm 2025), tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Cơ quan tổ chức là Viện Dân tộc và Tôn giáo thuộc Học viện.

Viện Dân tộc và Tôn giáo là cơ quan sau sát nhập đầu năm 2025, từ hai Viện cũ: Viện Dân tộc, Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng.

11/03/2025

Chùa làng tưởng niệm Đại động đất Đông Nhật Bản (2011-2025)

Ngày 11 tháng 3 năm 2011, đại động đất sóng thần đã bất ngờ ập đến, nhấn chìm nhiều thành phố và làng mạc ở miền Đông nước Nhật Bản.

Lúc đó, tôi không ở Tokyo, nhưng cả một đêm nhận được rất nhiều liên lạc. Bức thư gây ấn tượng nhận được vào sáng hôm sau là của cô Imanishi từ văn phòng ở Tokyo: nỗi lo lớn nhất là thảm họa hạt nhân ! Các lò hạt nhân ở Fukushima đã bị sóng thần tàn phá !

10/03/2025

Doanh nhân Bạch Thái Bưởi với tên gọi "Phủ Chính" ở quê hương Tiên Hương của Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Có hai doanh nhân lừng danh nước Nam ta hồi đầu thế kỉ 20, một là đàn chị Cô Tư Hồng (xem lại trên Giao Blog ở đây), hai là đàn em Bạch Thái Bưởi (xem lại trên Giao Blog ở đây).

Cùng với nhiều chí sĩ cách mạng giải phóng dân tộc, thì doanh nhân Bạch Thái Bưởi (có ý chí dân tộc tự cường rất mạnh) là một nguồn cảm hứng lớn cho lớp thanh niên mới lớn chúng tôi hồi đầu thời kì Đổi Mới.

Nhóm chúng tôi săn tìm tài liệu về Bạch Thái Bưởi, rồi trích một ít để viết trên mặt báo chí hồi đầu thập niên 1990. Lúc đó, nhiều khi tài liệu phải chép tay, chứ không tiện lợi như bây giờ. Nhiều tài liệu phải chờ đợi hàng tháng mới được nhận ! Một trong các tác giả của nhóm nghiên cứu Bạch Thái Bưởi thời đó sau theo ngành báo chí, và hiện là một quan chức trong ngành.

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở các huyện biên giới tỉnh Lạng Sơn (bài Nguyễn Xuân Bách - Hoàng Minh Hiếu)

Lấy từ trang web của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.

Bản trên web thì không thấy ghi tên tác giả. Chủ nhân Giao Blog tạm thời điền bù tên tác giả theo kỉ yếu hội thảo vào tháng 4 năm 2023 tại Phủ Tây Hồ. 

08/03/2025

Giải đáp về ngắt câu trong Hán văn : chỉ có "TIÊN HƯƠNG, PHỦ CHÍNH từ", mà không có "TIÊN HƯƠNG phủ, CHÍNH từ"

Trong bài "Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH" (lên trang ngày 25/2/2025), tôi có viết:

"3. Từ trữ lượng tư liệu rõ ràng và liền mạch về ngôi đền này, thấy rất rõ: cho đến trước năm 1964, chỉ có tên là "Phủ Giầy" hoặc "Phủ Chính". Tên từ xa xưa của ngôi đền là vậy.

Tên chữ Hán của ngôi đền được ghi rõ từ cuối thế kỉ 19 (thập niên 1890) là:
-"Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính ở Tiên Hương".
- "Phủ Chính linh từ" (có nghĩa là "đền thiêng mang tên Phủ Chính").
- "Tiên Hương Phủ Chính" (có nghĩa là "Phủ Chính ở Tiên Hương").
- "Phủ Chính từ" (có nghĩa là "đền mang tên Phủ Chính").
Từ thập niên 1890, cái tên chính thức đó đã được ghi lên nhiều bia đá, ghi lên chuông đồng, ghi vào sách vở, in trên báo chí,...
"Phủ Chính" là tên riêng của "từ" (ngôi đền). Ngôi đền ("từ") có tên riêng là "Phủ Chính". Chữ "Phủ" đi trước chữ "Chính", để thành tên riêng rất rõ là "Phủ Chính".
Chìa khóa ở đây là ngữ pháp. "Phủ" đi trước, "Chính" đi sau. Không phải là "Chính Phủ" !
Không có tên chữ Hán nào là "Phủ Tiên Hương". Không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương".
Cũng không có tên bằng chữ quốc ngữ (hay chữ Pháp, chữ Đức, chữ Anh,...) nào trước năm 1964 ghi là "Phủ Tiên Hương". Trước năm 1964, không có tên nào mà "Phủ" đi trước và "Tiên Hương" đi sau, để trở thành tên riêng là "Phủ Tiên Hương"."

07/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (5)

Các đoạn mang nội dung quan trọng, các đoạn nên thuộc làm lòng của bản diễn Nôm lục bát (từ nguyên bản Hán văn là "Tiên từ phả kí") của Kiều Oánh Mậu năm 1910.

Cụ Kiều dịch ra thơ Nôm, nhưng cũng là lồng thêm các kiến thức mới, các lí giải mới của cụ ở thời điểm năm 1910, nên cơ bản, có thể gọi đây là bản phỏng dịch "Tiên từ phả kí" (văn bản của dòng họ Trần Lê xã Tiên Hương thời Nguyễn).

Các đoạn thơ dưới đây, nên thuộc làm lòng (bản quốc ngữ toàn văn thì xem ở đây).

06/03/2025

"Tôi vừa 1 mét 6, chú ạ" - nhớ một thời chiếu cói

Thấy một cách ngẫu nhiên hình ảnh hai chàng thanh niên quê đạp xe đi rao bán chiếu cói.

"Ai mua chiếu đi". Những trưa hè oi ả. Bất giác một lần ở thị xã ngày đó, tiếng rao bán chiếu làm mình khắc khoải. Ôi, cái thời mới lớn cấp 3, gạo phiếu cơm nhà bếp, cửa sổ phòng tập thể thông ra đường rực rỡ nắng những ban trưa.