Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

11/12/2015

Đọc tự sự của anh Cua để hiểu thêm về thơ của chú bé Khoa

Chú bé Khoa ở đây là nói về nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa.

Gần đây, đọc lại thơ của chú bé Khoa (cuốn Góc sân và khoảng trời) với đám thiếu niên nhi đồng ở trong nhà, chúng tôi đều giật mình về những ý nghĩ thời chiến của cậu. Sẽ diễn dạt rõ hơn ý này ở một dịp khác.

Có thể ghi chép sau đây về thời đó của anh Cua sẽ giúp ta hiểu hơn về thơ của Khoa.

08/12/2015

Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt, Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen

Đó là hai câu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến (1835-1909).

Một học trò giỏi của Nguyễn Khuyến đi làm Đốc học tỉnh Hà Nam.

Biết tin đó, ông gửi học trò hai câu:

"Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,
Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen"

Câu ấy, của Nguyễn Khuyến, cũng đã có tuổi "trăm năm".

02/12/2015

một vị đầu trọc, một vị tóc đen, và một vị tóc lơ thơ cùng nhau nhắm cá sống với bia chai

Mình hiểu bài thơ ở dưới của bạn Avq như vậy.

Vị đầu trọc trong bài thơ, mình hiểu là sư trụ trì. Bởi lời đề tặng là gửi tới phương trượng K. Phương trượng là cách gọi sư trưởng, sư trụ trì ở các ngôi chùa lớn theo Thiền tông.

13/11/2015

Thăm các làng ven Hồ Tây, nhớ về một câu thơ đạo của thánh Cao Bá Quát

Từ hôm qua, bắt đầu dạo chơi các làng cũ, với những con người cũ, như vốn đã từng tẩn mẩn từ khoảng hơn hai mươi năm về trước. 

Nhìn chung đô thị hóa ồ ạt và vô tổ chức sau Đổi Mới đã ức hiếp tất cả các làng nội đô, ven đô Thăng Long. 

Khom khom cúi mình ở những chỗ nhà nhô ra rồi lại thụt vào lấn cả lòng đường vòng vèo, vốn là những vườn thuốc hay vườn hoa mình từng la ca rất lâu, rất nhiều ngày trước.

26/10/2015

Luận giải của Nguyễn Trọng Tạo về sự kiện "chơi dại"

Toàn văn luận giải như dưới đây. Xem ra văn học Việt Nam còn bí bét dài dài với những luận giải như thế này.

Các bác trực tính như Thợ Cạo hay hehe, Salam, Phạm Ngọc Hiệp, Cu Nỡm...thì cần bình tĩnh đọc cho đến hết (dù không dài).

25/10/2015

Nguyễn Sĩ Đại khuyên đàn em, và Trần Đức Tiến cật vấn "nghịch dại"

Có thể thấy một bài báo của bác Nguyễn Sĩ Đại nói về Trần Dân Tiên ở đây (báo Hà Tĩnh của quê bác).

Còn "nghich dại" thì đọc lại ở đây (được biết bài "nghịch dại" đó đã bay, vì hình như phóng viên Một thế giới phỏng vấn nhầm Hữu Thỉnh sang Huy Thịnh (?!)).

Văn chương, đạo và không đạo (bài Phú Trạm)

Bài trên TP.

Nghệ danh của tác giả là Inrasara. Bản thân Inrasara từng được chỉ ra là "mượn" khá nhiều từ nhóm Nguyễn Hưng Quốc của Tiền Vệ.

23/10/2015

Thơ Việt sau cú hích Đổi Mới (bài Nguyễn Trọng Tạo)

Bài bổ sung cho se-ri về chủ đề Đổi Mới đang chạy trên blog này.

Khi nhắc đến các nhà thơ Đại Việt nổi lên từ khoảng đầu và cuối thập niên 1990, thì Nguyễn Trọng Tạo có nhắc kĩ đến Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lãng Thanh với nhóm Chí Tâm (do Thiên Sơn khởi xướng).

Riêng về Lãng Thanh, có thể đọc trên blog này, ở đây.

"ngôi nhà mang tên chính mình": Nguyễn Quang Thiều thẩm "Sẹo độc lập"

Mình hiện không có trong tay bản Sẹo độc lập in năm 2014, tuy đã biết bản lai diện mục của nó từ năm 2005 (xem lại ở đây).

22/10/2015

Tác giả "Sẹo độc lập" thừa nhận bài thơ của mình ra đời sau 'Buổi sáng'

Tin cập nhật. 

Bài vừa lên lúc 3 h kém chiều nay 22/10/2015 (bây giờ là hơn 3 h chiều). Tức là vừa mới vài chục phút trước.

Bản thảo năm 1996 có lẽ là câu chuyện đã bế tắc nếu chiếu theo cách của đàn anh Đông La (bài của Đông La xuất hiện chiều tối hôm qua 21/10, lên blog này ở dạng sao nguyên lúc 10 h kém sáng nay).

Tuy nhiên, lá thư riêng mà tác giả Sẹo độc lập gửi đi cũng đề ngày 21/10.

Đông La đưa bản thảo năm 1996, như là làm mẫu cho đàn em

Với cách đưa tư liệu như thế này của đàn anh Đông La (dĩ nhiên phải tìm ra số báo thực, chứ không phải chỉ với bản photo), thì đàn em Phan Huyền Thư sẽ rửa được tiếng đạo thơ như nghi vấn đang có hiện nay.

21/10/2015

Trần Mạnh Hảo thẩm "Sẹo độc lập"

Hôm trước, Trần thi sĩ (mà bác Cạo quen gọi là đại ca Trần Búa) đã thẩm bài thơ có lùm xùm đạo thơ liên quan đến tổ quốc gọi tên (ở đây).

Hôm nay, ông lại thẩm tiếp Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư.

Đây là quan điểm riêng của ông. Tôi đưa về chỉ để rộng đường dư luận.

20/10/2015

Đã thấy "Sẹo độc lập" của Phan Huyền Thư trên tạp chí hải ngoại (năm 2005)

Tại sao có Sẹo độc lập ? - một tập thơ đang trong nghi án đạo thơ.

Lí giải của ông trùm trưởng làng văn thủ đô Phạm Xuân Nguyên thì như sau:

"Sẹo độc lập của nhà thơ Phan Huyền Thư được tác giả ghi chú ngay dưới tên tác phẩm là “một tập thơ viết để trò chuyện với những người bạn”. 

Tập thơ độc đáo ngay từ cái tên. Sẹo độc lập là gì? “Ngày mười/chín tháng/ hai năm nhâm/ tý/ tôi/ được độc lập/ với mẹ/ bằng sợi dây/ rốn/ cắt đứt cơ thể/ vết/ sẹo làm người/ Vết sẹo/ tôi/ cái rốn/ độc/ lập Phan Huyền/ …Thơ”. Từ đó, từ khi thoát khỏi lòng mẹ thành một hình hài người, thành một cái sẹo độc lập trong đời, con người khắc khoải đi tìm mình và luôn cật vấn mình trong một cõi nhân sinh nhiều lo âu và bất an, trong một xã hội nhiều níu kéo và ràng buộc. " (xem ở Tư liệu 1).

Mình vừa bắc cái thang vào giá sách, trèo lên, tìm tài liệu cũ.

Ai là tác giả đích thực, hay là có ma ?

Sự kiện liên quan đến vụ đạo thơ (Phan Huyền Thư và Phan Ngọc Thường Đoan), đến bây giờ, lại có vẻ lái sang chiều ngoại cảm. Như có ma ấy.

Ai đạo của ai ? 

Hay cả hai cùng đạo của một người thứ ba ?

Dĩ nhiên, án tại hồ sơ công khai thì các bất lợi đang nghiêng về Phan Huyền Thư. 

17/10/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Một hội thảo về Tố Hữu - nhà thơ 95 tuổi

Hội thảo do nhóm của ông Hoàng Chương tổ chức. Nguyên văn lời ông:

"chịu khó tập trung, đừng nói chuyện, đừng bỏ ra về, bỏ về là có tội với tiền nhân. Tôi sức khỏe như thế này không bao giờ đau ốm vì tôi thờ các vị tiền nhân hết mình, các vị tiền nhân luôn phù hộ tôi".

16/10/2015

Thêm một trường hợp đạo thơ nữa : Phạm Thiên Thư và Ái Vân Quốc ?

Đang có nghi án đạo thơ của Phan Huyền Thư (ở đâyở đây).

Một người lớn lên sau chiến tranh ở miền Bắc như chị Thư thì đang bị "nghi" là dùng lại một câu thơ của một nhà thơ lớp trước ở miền Nam là Du Tử Lê.

Chợt nhớ lại, hồi năm 2007, đã có một sự trùng hợp đến kì lạ giữa Phạm Thiên Thư (miền Nam, trước 1975) và Ái Vân Quốc (miền Bắc, sau 1975). Toàn bộ còn thấy lưu trên Tiền Vệ.

Tố đạo thơ hay đố kị giải ? (bài Chu Mộng Long)

Liên quan đến nghi án dành cho nhà thơ Phan Huyền Thư.