Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thế-kỷ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thế-kỷ. Hiển thị tất cả bài đăng

05/05/2020

Nhớ lại chuyện cũ Phan Đăng Lưu - Trường Chinh, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là ngày sinh của Phan Đăng Lưu (1902-1941). Địa phương và trung ương vẫn thường tổ chức kỉ niệm ngày sinh của cụ (ví dụ năm 2017 thì xem ở đây).

Đợt này, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ cố tình nhận vơ hết công của toàn bộ đồng đội thành riêng công của mình vào thời điểm buổi trưa ngày 30/4/1975, phớt lờ luôn cả vai trò trọng yếu của một đồng đội khác là Bùi Văn Tùng (đang đi tiếp ở đây), thì:

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).

09/08/2019

Kinh doanh giáo dục ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 : "trường lớp" và "học sinh" được coi như "bất động sản"

Học phí của trường Gateway là 110 triệu đồng/năm, cộng thêm khoảng 40 triệu phí các loại khác. Tổng cộng là khoảng 150 triệu/năm. Học xong tiểu học thì mất khoảng gần 1 tỉ đồng. Người phụ trách đón trẻ là một phụ nữ đã đến tuổi 55 (theo luật lao động hiện hành là chuẩn bị hay đã nghỉ hưu). Hệ thống xe đón trẻ thì chưa đủ tư cách kinh doanh.

Công dân các nước phát triển như Nhật Bản hay Thụy Điển, nghe thấy thông tin đó, chắc cũng rất bất ngờ.

Nhưng vẫn còn là rẻ đấy. Nếu mà đem so với trường của tập đoàn sữa TH (bộ trưởng đương kim Phùng Xuân Nhạ và ông Nguyễn Thế Kỷ dự lễ cắt băng khánh thành, xem lại ở đây). So với trường của TH thì học phí của Gateway rất rẻ ! Đại khái, mỗi năm tiểu học ở TH lên tới 400 triệu.

Một nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là nền giáo dục kim tiền. Triết lí giáo dục chính là "tiền". Trường lớp và học sinh được xem như bất động sản, như bò sữa.

Quốc hội và chính phủ hoàn toàn không có ý kiến gì với bảng giá học phí như cắt cổ của các trường quốc tế. Bộ trưởng đương kim của ngành giáo dục thì không ít lần đi cắt băng khánh thành các trường như vậy.

23/08/2018

XÔI VÒ bắt đầu lên bàn tiệc, còn VTV thì đã ăn xin còn đòi XÔI GẤC

Quả thực là bõ công bõ của khi VOV tạo được XÔI VÒ mà chiêu đãi giải châu Á 2018 cho mấy chục triệu dân Đại Việt với bản quyền mua được trong thời điểm cứu thua. XÔI VÒ đến đúng lúc, thật như trận mưa đúng thì đúng điểm mà chữ nghĩa gọi là "hảo vũ" (mưa tốt lành, mưa đúng thời khắc cần nhất tại nơi cần nhất). Ta không còn phải ăn vụng XÔI LẠC nữa, mà an nhiên tự tại thưởng thức xôi vò.

Nhân cáchthể diện của một đất nước được cứu bằng chính XÔI VÒ.

21/08/2018

Ghi nhận XÔI LẠC, chúng ta chuyển sang XÔI VÒ, dàn tuyên giáo còn có Nguyễn Thế Kỷ

Quả thật, tiền đạo Nguyễn Thế Kỷ của xứ Nghệ đã ghi một bàn tuyệt đẹp ở giải đấu châu lục Asiad (toàn bộ tư liệu đã lưu ở đây). 

Trong hàng ngũ tuyên giáo hiện nay, qua những công việc cụ thể, chúng ta còn biết đến một gương mặt khá sáng như ông Nguyễn Thế Kỷ. Một người có thể viết kịch (ví dụ vở Hừng đông về Phan Đăng Lưu, ở đây). Một chính trị gia biết tôn trọng công chúng, biết cung phụng dân chúng.

20/08/2018

Hi vọng không phải là động tác giả, rồi lại XÔI hỏng LẠC cũng không

Hiện tại vẫn đang là XÔI LẠC với các chàng Batman và Captain.

Có một số nỗ lực không phải từ VTV.

Nhưng liệu có nên hi vọng thực sự không, hay rồi lại "XÔI hỏng LẠC không" ? (nguyên thành ngữ là "XÔI hỏng BỎNG không").

01/08/2018

Người tuyên giáo với Tổng Bí thư (01/8/2018)

Có một số ảnh mang tính thời sự, và dưới đó là các bài báo chính thức.

Xem ảnh trước. Một bức ảnh của Tổng Bí thư lồng trong khung kính. Có thấy các nhân vật mới và cũ, như ông Nguyễn Mạnh Hùng và ông Trương Minh Tuấn,...

08/01/2016

Phan Đăng Lưu trên sân khấu chào mừng Đại hội XII (bài Kim Sơn)

Là về vở cải lương đã điểm tin hôm trước (xem lại ở đây). Thật ra là kịch nói có xen một chút cải lương.

Nhóm tác giả bài báo vừa gửi cho đường link vài phút trước. Nó cũng vừa lên trang ít phút trước đó.

06/01/2016

Hình tượng Phan Đăng Lưu (1902-1941) trên sâu khấu cải lương

Mai thì mình và gia đình sẽ tới xem tác phẩm của Nguyễn Thế Kỷ viết về Phan Đăng Lưu.

Nhường nhịn là đức tính của nhà cách mạng trí thức Phan Đăng Lưu. Ở hành động cao nhất, là ông đã nhường chức Tổng Bí thư Đảng cho Trường Chinh, đọc lại ở đây.