Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn qh-Việt-Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

13/02/2015

Một từ mới trong tiếng Việt, hay là thêm nghĩa của một từ cũ : BẠN ĐỜI

Thường thì chữ "bạn đời", theo nghĩa quen trước nay, là chỉ hoặc là chồng hoặc là vợ của một ai đó. Nhưng, bây giờ, rõ nhất qua hình ảnh gia đình của ông tân Đại sứ Mĩ tại Việt Nam, chúng ta đã thấy: bạn đời chưa hẳn là "chồng" hay cũng chưa hẳn là "vợ".

Con người ở thế kỉ 21 quả đã khác thế kỉ 20 và cả hai mươi thế kỉ trở về trước.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường từng dùng chữ "giống giữa".

30/12/2014

Văn học miền Nam 1954-1975, từ những góc nhìn

Thuần túy tư liệu lưu, từ nhiều góc nhìn khác nhau, về một hội thảo với chủ đề là văn học miền Nam 1954-1975 mới được tổ chức ở hải ngoại.

Bổ sung dần dần và từ từ.

03/09/2014

Một dòng quan trọng đã được lược bỏ trong Trần Dân Tiên: chậm chút, là người khác lên đọc Tuyên ngôn

Góp phần để giúp Việt Minh sớm thoát ra khỏi trận đánh ác liệt với tàn quân Nhật Bản và lính bảo hoàng của hoàng đế Bảo Đại tại Thái Nguyên, là một người Mĩ và đồng đội của anh đang chiến đấu bên cạnh bác Văn (xem lại ở đây). 

24/08/2014

Nên phân biệt TRAN DAN TIEN với TRẦN DÂN TIÊN, và những ông TRẦN khác

Nhân sự kiện một bản sao sách của TRAN DAN TIEN và một bản dịch tiếng Việt vừa được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh trước ngày quốc khánh (đọc lại ở đây), ghi lại cái nên phân biệt này.

Qua đối chiếu các tư liệu, và được bổ sung bằng nhóm tư liệu quan trọng ở Thái Lan (tạm theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoan trong các công bố chính thức gần đây, và một số nguồn trước đó do người khác công bố), ở thời điểm này, tôi nghĩ là nên đặt một phân định như vậy.

29/05/2014

Đề cập mang tính nhân tiện của tổng thống Obama về tình hình Biển Đông và hành động của Trung Quốc (28/5/2014)

Thấy báo chí Việt Nam chạy tít đại khái như "Tổng thống Obama cảnh báo sẵn sàng đáp trả sự gây hấn của Trung Quốc", tưởng gì to tát. Dẫn thử một đoạn, mà đoạn này nghe có vẻ sướng tai nhiều người:

"Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cảnh báo rằng, quân đội nước này sẵn sàng đáp trả "sự gây hấn" của Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông và ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh."




Nhưng thực ra, chỉ là như sau: vào ngày hôm qua, nhân lúc phát biểu trong lễ tốt nghiệp của Trường Sĩ quan Lục quân, tổng thống Mĩ có nói về Biển Đông, về Trung Quốc, về Nga - Ucraina, và về nhóm khủng bố vùng Trung Đông.

Về cơ bản, liên quan đến Biển Đông, ông Obama vẫn chủ trương đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao giữa các nước láng giềng với Trung Quốc.

23/03/2014

Phỏng vấn Hồ Chủ tịch năm 1966 (tư liệu của đài NDN - Nhật Bản)

Về đài NDN, có thể đọc lại ở đây.

Phóng viên của đài NDN đặt câu hỏi bằng tiếng Nhật (các câu hỏi có lẽ đã được gửi trước và câu trả lời cũng soạn trước theo đó). Hồ Chủ tịch thì trả lời bằng tiếng Việt và theo văn bản soạn sẵn trên giấy.

Câu cuối cùng của Hồ Chủ tịch là "Cảm ơn" nói bằng tiếng Nhật.

Hiện trên mạng, có hai bản (tiếng Việt và tiếng Nhật). Có một số chỗ khác nhau giữa hai bản này.

Bản tiếng Nhật (mở đầu, Hồ Chủ tịch chia thuốc lá cho phóng viên Nhật, rồi châm lửa, hai người cùng hút):


18/01/2014

BÙI ĐỨC HƯNG : Tên anh tự viết trên vành mũ cối gần nửa thế kỉ trước

Bây giờ, VnEx vừa đã đi một bài mới về chiếc mũ cối. Bài và ảnh đều ghi của Quỳnh Trang, trong đó, có một đoạn: "Chiếc mũ cối khắc hình chim bồ câu và dòng tên Bùi Đức Hưng giờ được đặt ở vị trí trang trọng, bên bàn thờ người liệt sĩ. Họ hàng ông Hưng coi đó là tài sản vô giá và là lời nhắc con cháu luôn sống noi gương". Nhưng không hề trình ra cái ảnh về "dòng tên Bùi Đức Hưng" nào cả.

Chắc là vẫn có ý ủ.

Vậy thì, khỏi phải để VnEx ủ ảnh làm gì, tôi công bố luôn cái dòng tên của người liệt sĩ, như sau:



17/01/2014

Tên người liệt sĩ ấy là BÙI ĐỨC HÙNG hay BÙI ĐỨC HƯNG : Báo chí Việt Nam làm việc thực, hay học theo các nhà ngoại cảm rởm ?

Bây giờ, sau khoảng nửa ngày tôi đưa vấn đề, thì VnEx đã chỉnh sửa bài, cho thấy được tinh thần cầu thị đáng có. Tuy nhiên, sự cầu thị ấy là chưa đủ. Họ chỉ có thể ghi tên người dịch bài, chứ không thể ghi tên tác giả đàng hoàng như vậy được.

Thêm nữa, mặc dù VnEx đã sửa "Bui Duc Hung" thành "Bùi Đức Hưng", và "Bui Duc Duc" thành "Bùi Đức Dục", nhưng vấn đề mới lại phát sinh. Tức là: VnEx nghiêm túc sửa thành như thế sau kết quả điều tra (với quê nhà của liệt sĩ, với Bộ Quốc phòng Việt Nam), hay chỉ tự tiện sửa theo lối đoán mò của các nhà ngoại cảm rởm ?

Trích đoạn cuối bài đã chỉnh sửa của VnEx

Phải hỏi cho ra nhẽ như vậy, là vì, tờ Thể thao & Văn hóa lại phiên cái tên của người liệt sĩ ấy là Bùi Đức Hùng, chứ không phải Bùi Đức Hưng như VnEx (xem tư liệu dán ở dưới entry này).

Chỉ riêng với một cái tên, hết sức đáng trân trọng, hết sức cần sự chính xác tuyệt đối, của người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, dù hiển hiện nhưng cũng bị đối xử như vậy. Tên quê của anh cũng bị nhập nhèm (đằng là Hương Nộn, đằng là Dương Nộn). Nói chi nữa đến phần xương cốt của các anh đã nằm dưới lòng đất tới cả nửa thế kỉ.

16/01/2014

Chiếc mũ cối của liệt sĩ Bui Duc Hung có người nhà là Bui Duc Duc, và lối làm báo BẤT LƯƠNG ở Việt Nam hiện nay

Một chiếc mũ cối của một người lính Việt Nam đã lưu lạc sang đất Mĩ gần 50 năm (một chiến binh Hoa Kì đã mang nó về nhà như một kỉ niệm của chiến trường). 

Mới đây, chiếc mũ ấy đã được các cựu chiến binh Hoa Kì trao trả lại cho gia đình người lính Việt Nam - anh ấy đã trở thành liệt sĩ.

Chiếc mũ cối được trả lại sau gần 50 năm lưu lạc (nguồn)

13/10/2013

Tối hậu thư viết chung của anh Văn và Thomas gửi đại diện quân đội Nhật ở Thái Nguyên (hạ tuần tháng 8/1945)

việt minh
Truyền đơn của Việt Minh rải trong rừng Việt Bắc thời 1940s (có thấy cả  ở đây ! )

Người Nhật đã chuẩn bị chu đáo cho việc đổ bộ vào Đông Dương. Một trong những việc ở khâu chuẩn bị, là đào tạo đội ngũ phiên dịch chiến trường. Người ta chọn tiếng Pháp làm chủ lực. Một công đôi việc: vừa làm việc được với người Pháp đang làm chủ Đông Dương, lại vừa nói chuyện được với người dân bản xứ.

Còn người Mĩ, trong OSS, cũng chuẩn bị không kém phần chu đáo cho việc vào Việt Nam. Bởi vậy, đã có một vài phiên dịch tiếng Việt của OSS khi họ tới núi rừng Việt Bắc giao thiệp với Việt Minh. Họ đã học cấp tốc tiếng Việt đầu những năm 1940, tại Mĩ, trước khi được tung vào chiến trường.

11/10/2013

Người Mĩ cùng Việt Minh đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 : Không phải Patti, mà là Thomas


Patti tức Archimedes Patti, năm 1945 là đại tá tình báo Mĩ, một nhân chứng quan trọng của Cách mạng Tháng Tám. Sau năm 1975, ông viết cuốn sách dạng hồi kí mang tên Tại sao Việt Nam - được Đại tá dưới trướng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Lê Trọng Nghĩa dịch sang tiếng Việt như vậy gần đây.

10/10/2013

Trần Dân Tiên viết về Võ Nguyên Giáp đánh Nhật năm 1945 : Lược bỏ sự giúp đỡ của một người Mĩ

Đầu tiên, cần xem lại tên ghi bằng chữ Hán của Võ Nguyên Giáp qua chính thủ bút của Đại tướng (niên đại của thủ bút này được xác định là năm 1957, tại Hà Nội), như đã giới thiệu ở một entry trước

Hãy chú ý đến chữ "Võ Nguyên Giáp" (Vũ Nguyên Giáp) được viết đè lên trên con dấu nền đen chữ trắng (bốn chữ Hán trong con dấu đó được khắc chìm theo lối triện thư, có thể tạm đọc là "Võ Nguyên Giáp ấn"):