Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-nam-tự-soi-gương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-việt-nam-tự-soi-gương. Hiển thị tất cả bài đăng

30/01/2018

Ăn mừng thế là đã quá đủ, hãy sớm trở lại mặt đất thực sự bình dị

Tất cả mới là bước đầu. Mới là phó vương một giải đấu trẻ ở Á châu - dù thế nào vẫn đang còn là vùng trũng của bóng đá thế giới. Để tạo được đẳng cấp thực sự, trong bóng đá châu lục và thế giới, còn phải cố gắng gấp năm gấp mười với thành quả không đáng mấy vừa có được.

01/12/2017

Vô ơn với công lao của Đắc Lộ, với từ điển Việt - Bồ - La và nhiều ấn phẩm của đầu thời 1650s

Vô ơn với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bây giờ, khi xuất hiện đề án cải tiến quốc ngữ dạng như của ông Bùi Hiền (xem ở đây), chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự vô ơn.

Nếu không có các nhà sáng tạo như Đắc Lộ hồi đầu thế kỉ 17, thì người Việt có đủ sức tự mình làm ra được bộ chữ quốc ngữ như ngày nay hay không ? Với tư duy tầm lẹt đẹt như sáng tạo chữ Nôm (tạm tính dùng nhiều từ thời Trần, tới tận giữa thế kỉ 20, tức tới cả 8 - 9 thế kỉ), hay trước mắt như đề án cải tiến hóa bằng vạn lần cải lùi của Bùi Hiền 2017, đại khái với các tinh hoa của trí tuệ Đại Việt như vậy, ta đâm nghi ngờ. Hoặc không có được các căn cứ đảm bảo cho một niềm tin về sáng tạo Việt.

06/11/2017

"Rác cao cấp" bủa vây các di tích trên toàn quốc : quan ta đã viết bậy vẽ láo từ lâu rồi

"Rác cao cấp" vây ráp các danh lam thắng cảnh hiện nay, thì chúng ta thấy báo chí, và nhất là mạng xã hội, lên tiếng từ lâu rồi. Ví dụ đã nói ở đây (từ năm 2012).

Nhưng đâu chỉ có quan thời nay, thời mà chúng ta đang sống.

Đâu chỉ nhức nhối với đám quan lại thời nay.

17/10/2017

Vấn nạn của truyền thống "hiếu học" Đại Việt - lát cắt năm 2017

Lấy về từ các nơi. Để thấy rằng: truyền thống "hiếu học" Đại Việt đã ảnh hưởng như thế nào tới giáo dục và học thuật hiện nay. Chúng ta đã và đang phải trả giá đắt cho truyền thống "hiếu học" này.

Vấn đề "hiếu học" của người Đại Việt, chúng tôi đã viết từ nhiều năm trước. 

12/09/2017

Tiếng Việt khắp nơi trong bệnh viện ở Sing (ghi chép của một người nhà bệnh nhân)

Một ghi chép thực tế, có kèm thêm cả mấy cái ảnh.

Thực trạng y tế của Việt Nam đang "thủng lưới" như vậy, quả đúng, như Viện Tim mạch trong 10 năm qua thì đợt trước có ghi chép của Nguyễn Chí Công (ở đây).

17/12/2016

Văn hóa Việt Nam : "Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận" (Trần Ngọc Thêm)

Về truyền thống "hiếu học" của người Việt, tôi đã viết trên mặt báo chí từ mấy năm trước (bản in năm 2012 --- do blog Yahoo bị hỏng từ lâu, nên sẽ post bổ sung ở một entry mới).

Trong bài viết năm 2012, tôi đã nhấn mạnh: hiếu học của người Việt cần phải được nhìn nhận lại. Bởi chỗ: đa phần, "hiếu học" này không phải là "yêu sự học" hay "yêu tìm tòi sáng tạo về tri thức, trí tuệ", mà là nhắm đến "bằng cấp" đến những "danh vọng", tức là "yêu danh vọng".

Bây giờ là quan điểm của học giả Trần Ngọc Thêm (người đã ra cuốn sách về giá trị văn hóa Việt Nam gần đây, đã điểm ở đây, tháng 5/2016). Theo ông, cần cù thực ra chỉ là huyền thoại, còn hiếu học chỉ là ngộ nhận.

06/05/2016

Lẽ nào Nguyễn Văn Tuấn cũng là trùm đạo văn ?

Blog Nguyễn Văn Tuấn đã bị đóng gì đó, mà như bạn Phước Béo so sánh thì tựa như blog của bác Thợ Cạo cũng không cánh mà bay mất mấy tháng nay. Tôi đã viết riêng một entry để thắc mắc về việc blog NVT đóng, ở đây (post ngày 22/4/2016).

Bình luận cho entry ấy, có mấy bạn. Một bạn trong đó (Nguyễn Anh Đức) đưa đường link để nói về nguyên nhân.

25/04/2016

‘tiến sĩ vui vẻ’

"
Giáo dục là một bộ phận của xã hội. Có thực tế là trong xã hội chúng ta giá trị thật đang mất đi nhanh, thay vào đó là giá trị ảo lại được cư xử như giá trị thật.
Tôi có 2 con gái học thạc sĩ, tiến sĩ vất vả bên Mỹ, trở về VN lương vẫn ngang bằng người làm nhàn hạ. Các con như “gà công nghiệp”, không thể cất nhắc vào chức nọ chức kia nên rốt cuộc lại là “quân” của các tiến sĩ vui vẻ trong nước.
Một trong những lý do khiến nhiều tiến sĩ đi đào tạo ở nước ngoài không muốn về nước làm việc, theo tôi, là do không chỉ chế độ dành cho họ không khác gì tiến sĩ đào tạo trong nước, mà còn phải làm cấp dưới của mấy ông tiến sĩ trong nước, tiếng Anh còn không thạo, kém hơn họ đủ thứ… Thử hỏi, họ chịu sao nổi?
Trong khi họ khó mon men được đến các chức vụ vì kém đứt khoản “quan hệ”, còn bị khó chịu, ghen ghét vì giỏi hơn.
"

05/04/2015

Đứng đầu chỉ số IQ là Hàn Quốc và Trung Quốc

Chỉ số IQ, thì khoảng một nửa nhân loại đạt số 50-110. Có thể xem đó là chỉ số bình thường. 

Từ 130 trở lên thì được xem là "thông minh" (chỉ có khoảng 2,5%).

Phải từ 140 trở lên thì mới được xem là "thiên tài" (tài năng được thiên phú). Số này chỉ có 0,5%.

Trong 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới, thì đầu bảng là Kim (người Hàn Quốc) với chỉ số 210, và Tao (người gốc Trung Quốc) với chỉ số 230

21/02/2015

Đầu năm, văn nghệ sĩ xem Tử Vi cho tính cách người Việt

Có một số văn nghệ sĩ và trí thức của mình xem tử vi như là thú chơi. Tất nhiên, một ngàn anh chơi tử vi thì mới có một vài anh hiểu tử vi thực sự. Bởi thế, cũng chỉ nên xem như một thú chơi cổ ngoạn hay nói lái thành thưởng ngoạn thôi, có anh sành, có anh không sành nhưng vẫn ham.

Hôm nay, đầu năm, nghe nghệ sĩ Đỗ Minh Tuấn bàn về tính cách người Việt qua tử vi.

22/12/2014

Vẫn về phát ngôn của Miura, VnExpress tựa như lại rút tỉa và xào xáo ?

Nghi vấn xuất hiện, bởi VnEx vừa đưa một bài mới (trưa ngày 22/12/2014). Bài này sẽ đưa về lưu ở dưới cùng entry này, mục Lưu tư liệu). 

Một nền báo chí rất giỏi rút tỉa và xào xáo (ví dụ, với chỉ riêng VnEx, thì ngay tại blog tôi, lần trước các nhà báo ở tờ này đã tỏ ra thiếu đứng đắn ở sự kiện chiếc mũ cối của liệt sĩ Bùi Đức Hưng).

Dòng chảy vấn đề như sau.

21/12/2014

Nhà cầm quân tuyển Việt Nam, anh Miura, nói về Việt Nam

Ở trên là tóm tắt các ý chính và ở dưới là nguyên ý của anh Miura. Chú ý: bản nguyên ý ở dưới chỉ là một bản lược dịch, không biết từ tiếng gì, và không biết rõ ai lược dịch, dù đăng chính thức trên trang thể thao.

10/07/2014

Có tập đoàn ăn trộm người Việt ở Nhật: sang năm 2014, con cháu vua Hùng lên ngôi NHÌ trong thó đồ

Viết dần từ 10/7/2014

Kết quả cuối cùng của đường dây ăn trộm xuyên quốc gia, với sự tham gia tích cực của đội ngũ tiếp viên hàng không và lưu học sinh người Việt, là những cửa hàng như sau:

Ảnh của báo Asahi (xem thêm ở đây)

15/06/2014

Chất lượng Giáo sư gốc Việt ở nước ngoài : Qua trường hợp liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958

Trên trang BVN, ông Phạm Quang Tuấn (một học giả Việt Nam hiện làm việc tại Úc) vừa đưa ra một lời bình, rất thẳng thắn, về bài viết của một học giả Việt Nam khác hiện cũng ở nước ngoài (công bố trên tạp chí Thời đại mới số  31 tháng 7/2014 - do nhóm các ông Trần Hữu Dũng ở Mĩ chủ trương).

Nguyên văn lời bình của ông Tuấn: 
"Là một người quan tâm tới vấn đề Biển Đông và đã từng lên tiếng trên báo chí ngoại quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, tôi kinh ngạc khi đọc bài biện hộ cho Công hàm Phạm Văn Đồng (PVĐ) của GS Cao Huy Thuần (xem đây).
Kinh ngạc không phải vì những lời biện hộ trong bài. Những lý lẽ tương tự đã từng được đưa ra rất nhiều bởi báo chí trong nước và những dư luận viên trên mạng. Nhưng kinh ngạc vì chúng xuất phát từ một vị giáo sư của một đại học Pháp".

Theo đường link, vào đọc bài của ông Thuần. Tôi cũng kinh ngạc, đến rợn người. Ngay từ dòng đầu tiên:


Ấm ớ hội tề như thế này, mà lại còn làm duyên làm dáng.