Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/09/2017

Y tế của Đại Việt đầu thế kỉ 21 : đã 10 năm qua đi, mọi thứ vẫn tựa y như cũ !

Bây giờ, qua Fb thì mới biết chuyên gia tin học Nguyễn Chí Công đang nằm ở C3 thuộc Viện Tim mạch bên trong Bệnh viện Bạch Mai. Ông đưa ảnh chụp tại chỗ ở C3. Vừa đưa lên Fb hôm qua và hôm nay.

Nguyễn Chí Công là người viết những mẩu hồi kí rất thú vị về Khu học xá Nam Ninh, chiến khu Việt Bắc, làng Đông Tác ở Hà Nội, và nhà giáo khả kính Nguyễn Hữu Tảo (có thể đọc lại ở đây).

Đại khái ảnh và chú thích ảnh của Nguyễn Chí Công vừa post lên từ hành làng bệnh viện Bạch Mai như sau (cả ảnh cả lời chú thích đều của NCC):

"
3 người 1 giường chung tại C3 viện tim bạch mai nên đành ra hành lang nằm





chung ba người 1 giường tại c3 viện tim bạch mai hehe dang đau cấp cứu vẫn bật cười

"

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10208346719460436&set=a.10203075703008319.1073741827.1678226067&type=3&theater

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10208346718940423&set=a.10203075703008319.1073741827.1678226067&type=3&theater

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10208346737300882&set=a.10204035856251550.1073741833.1678226067&type=3&theater




1. Bây giờ, thời điểm tháng 9 năm 2017, thì bên trong Bệnh viện Hữu nghị đã có bộ phận chuyên môn can thiệp tim mạch, nên cha tôi không cần đến Viện Tim mạch (thuộc Bệnh viện Bạch Mai) như hồi năm 2008 nữa.

Nói đơn giản thì, giả như cần đặt sten (quen đọc là sờ-ten, hay đọc tắt là ten luôn) vào động mạch vành của tim, thì bây giờ, không cần sang Viện Tim mạch như 10 năm trước. Việc đấy có thể thực hiện nhanh gọn bên trong Bệnh viễn Hữu nghị.


2. Bộ phận chuyên môn can thiệp tim mạch nói trên, sau khi hỏi thêm thông tin, thì hình như cũng đã có từ năm bảy năm trước.


3. Còn hồi năm 2008, tức cách nay khoảng 10 năm, lúc cha bị đe dọa mạnh vào động mạch vành, thì Giám đốc Viện Tim mạch (của Bệnh viện Bạch Mai) đã sang hội chẩn, rồi trực tiếp đón cha sang bên đó để chuẩn bị cho đặt sten. Việc đặt sten lúc đó, cứ phải sang Bạch Mai, vì bên Hữu nghị thì còn chưa có máy móc và nhân lực.

Lần vào Bạch Mai đó của cha, là một nỗi kinh hoàng, tôi không bao giờ có thể quên được. Gọi là nhớ đời, chắc là đúng.

Cùng vào một lúc khi ấy, còn có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Chúng tôi hàn huyên vài lần vào dịp ấy.

Tôi còn lưu ảnh chụp, video của lần vào viện kinh hoàng đó. Nhưng chỉ cất trữ cá nhân thế thôi.


4. Vào năm 2009, tôi có viết, nhưng đang còn viết dở, về lần nhập viện vào Viện Tim mạch kinh hoàng hồi năm 2008. Đoạn viết ấy đã post trên Giao Blog của hệ thống Yahoo ngày trước (đã đóng cửa toàn bộ hệ thống từ tháng 1 năm 2013).

Bây giờ chép nguyên đoạn đó về bên này, ở mục 5. 

Đọc mục 5, thì thấy rất rõ: 10 năm đã qua đi, nhưng mọi thứ ở Viện Tim mạch hình như vẫn như cũ. Chuyện 6 người một giường sau phẫu thuật, hỉnh như, vẫn là bình thường, như xưa !?



5. Đoạn đã viết năm 2009 (còn đang viết dở, để khi nào sẽ viết cho hết):

"




Phía sau nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, tôi chẳng thấy có người đàn bà nào !


Hôm nay, bên trang của Lê Thiếu Nhơn, thấy có cái bài khá bắt mắt, rằng "Phía sau nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có một người đàn bà không tên"(http://lethieunhon.com/read.php/3965.htm).  Có nhiều chi tiết thú vị, đến giật mình chứ chả chơi !
un-general-a-la-retraite.jpg
Nhưng, theo cái bài đấy, thì vẫn có một người đàn bà (dù không tên) ở đằng sau nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Kiểu như sau khi nghe bác Nguyễn Tường Thiết kể lại chuyện "Cha tôi Nhất Linh – Nguyễn Tường Tam", thì bà con ta tự rút ra cái kết luận rất chi dễ dàng: à, đằng sau cái ông Nhất Linh ấy có một "bà không tên gọi là Cẩm Lợi" chứ gì. À, bà Nhất Linh chứ còn ai nữa ! Cái bà này quanh năm buôn cau với trầu, và thuốc lào, hạt dẻ, mà lại là vợ của ông nhà văn cự phách nhất nhì cái giai đoạn ấy, hay cái là, cứ mỗi lần bác Tường Tam nhà ta xong một cái gì đó (dạng như tiểu thuyết) thì hai ông bà dắt nhau đi vi vu đâu đó vài ngày mới về.  
Có một hôm, mình đang lang thang ở Mông Tự (chỗ bác Nhất Linh hoạt động cách mệnh ngày xưa), tự nhiên thấy một cái toa xe lửa cũ rích vứt bên vệ đường, cứ như là đồ của thời đại chiến thế giới II còn sót lại, lúc ấy, chẳng biết thế nào, nhớ ra hình ảnh bà Cẩm Lợi với cái mẹt cau. Không hiểu cái đầu óc con người ta nó hoạt động theo cơ chế nào nữa.  
Đấy, lan man tí. Mà cũng là để bổ sung thêm cái phần lãng mạn cho người đàn bà ở sau lưng bác Nguyễn Huy Thiệp.  
Còn tớ, thì quả quyết với các bác là, đằng sau bác Thiệp không có một người đàn bà nào cả.  Cái này, chắc là độc chiêu hơn cái gọi là "có một người đàn bà không tên" rồi !
Chuyện ấy, là vào mùa hè năm 2008, tại Khoa/Viện Tim Mạch thuộc Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội ( Viện trưởng là một cái ông "họ Nguyễn Lân", anh em nhà các bác NLD, NLC).  
Ông già tôi bị tim, tắc mạch vành, phải đặt sờ-ten — sau khi hội chẩn, ông-họ-Nguyễn-Lân kết luận thế, và đích thân ông sang Bệnh viện Hữu nghị đón ông già về Bạch Mai của ông (cơ chế hoạt động của Hữu nghị là vậy mà) ! Xin cảm ơn bác Viện trưởng rất nhiều (rất nhiều thì cũng chỉ cho riêng việc sang tận nơi đón này thôi) !
Đại khái là kinh hoàng mọi lỗi khi có người nhà vào Bạch Mai, nhưng dù gì mọi việc đã qua, với lại không nên kể chuyện ông già tôi nữa, bây giờ kể đến bác Thiệp và việc không có người đàn bà nào ở đằng sau bác ấy nhé !
Bắt đầu từ đâu được nhỉ ? À, vẫn phải kể thêm chuyện ông già tôi một tí nữa, thì mới có đà để sang chuyện bác Thiệp !
Sau khi phẫu thuật xong, ông già tôi được người ta trả lên tầng 2, tức là khoa tự nguyện, hộ lí là một bác nam mặt cau cạu "dẫn độ" chiếc cáng vào một phòng ở cuối hành lang, chỉ vào cái giường trên đó đã có 6 người, tỉnh queo bảo tôi: "Giường hậu phẫu của bác nhà anh đây, anh cho bác lên !". 
Sau gần 4 tiếng đồng hồ phẫu thuật, đặt 3 cái sờ-ten vào tim, cha tôi được chính hai tay tôi bê đặt lên cáng (không có bất cứ sự giúp đỡ nào của phía bệnh viện, nên tôi phải bậm môi lấy hết sức bình sinh). Cha tôi  không quá mê man, vẫn biết mọi việc. Lúc đưa ông lên bàn phẫu thuật thì còn có được thêm một y tá giúp tôi, cô ả đi chiếc giày cao gót, dễ đến 15 cm, ả chỉ giả động tay vào cha tôi, chứ toàn bộ trọng lượng cơ thế cha là trên đôi bàn tay tôi. Lúc đưa ông ra khỏi phòng phẫu thuật, có một chú sinh viên trường y đến thực tập giúp tôi một tay, kéo cái cáng ở phía đầu, tôi đẩy cáng ở sau. Cậu còn giúp tôi dẹp bớt mấy cái xe máy ở hành lang, đó là xe máy của y bác sĩ Bạch Mai mang vào để trong đó, xếp theo hàng dọc, hình như là để tăng vẻ long trọng cho hành lang dẫn vào phòng phẫu thuật ! Nếu không có cậu sinh viên giúp, rất có thể một cái xe máy đã đổ vào chiếc cáng của cha tôi rồi.Lúc ấy, tôi không thấy ông Viện trưởng họ Nguyễn Lân đâu (phải hỏi thế, vì ông đã trực tiếp sang đón cha tôi sang Bạch Mai mà).
Từ tầng 1 (phòng phẫu thuật) lên tầng 2 (khu hậu phẫu) không có cầu thang máy, cũng không có y bác sĩ giúp gì cả. Tôi phải để cha tôi đó vài phút, đi gọi thêm 3 người ở gần đó (người nhà của mấy bệnh nhân khác đang đứng lơ vơ). Cậu sinh viên canh chừng cha giúp tôi. Cha tôi tỏ ý đau xót (không phải vì cái thân xác của ông, mà hình như là đau cái khác), ông định đứng ra khỏi cáng để tự leo lên tầng hai ! Trời ạ ! Tôi phải lao đến giữ cha tôi nằm yên trên cáng, rồi 4 người  cùng nhau giúp khênh cáng lên tầng 2. Lúc ấy, tôi không thấy ông Viện trưởng họ Nguyễn Lân đâu.
Thôi thôi, dẹp chuyện ông già đi, kể chuyện ông Thiệp nghe xem sao nào !
Ờ, thì kể sang ông Thiếp nhé,
(....)
This entry was posted in Văn nghệ Thứ Bảy on .
"

https://dzjao.wordpress.com/2009/11/06/phia-sau-nha-van-nguyen-huy-thiep-toi-chang-thay-co-nguoi-dan-ba-nao/


---






BỔ SUNG

(các hình ảnh và chú thích cập nhật, từ bệnh viện Bạch Mai, của NTC)


.

1. Trước ngày 11/9/2017 (Thứ Hai)

3 ngày liền bị lấy máu ko biết làm xét nghiệm gì nhiều thế. Cô y tá xinh xắn nói là cháu còn tiết kiệm đấy.

Căn phòng đầu hồi nhà C3 nơi tôi nằm tạm

Sân trước cổng chính Viện Tim Mạch Việt Nam


Mỗi năm có vài nghìn người tới VTM chờ đợi và hy vọng


Cấp cứu! Tránh ra!

2h sáng. Bệnh nhân ngủ ngoài hành lang như tôi hôm trước.

3h sáng: Chờ phẫu thuật



1 nhận xét:

  1. BỔ SUNG

    (các hình ảnh và chú thích cập nhật, từ bệnh viện Bạch Mai, của NTC)

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.