Người Việt đầu thế kỉ 21 bàn về triết học (Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng)
Hai học giả Nguyễn Hoàng Đức và Dương Ngọc Dũng, đều có một số bài đã được lưu trên Giao Blog. Ví dụ, Nguyễn Hoàng Đức đã đưa một bình luận thú vị về nhóm thơ Mở Miệng, theo lời ngỏ của chủ nhân Giao Blog mấy năm trước, xem lại ở đây (năm 2013). Hoặc với Dương Ngọc Dũng, thì Giao Blog đã quan sát ở đây hay ở đây (năm 2016).
Bây giờ, tháng 7 năm 2021, quan sát cuộc tranh luận về triết học giữa hai vị.
Tư liệu đưa dần từ dưới lên, những bổ sung hay cập nhật thì làm dần như mọi khi.
Không biết sự thật là sao? Con người hoang sơ vào rừng hái nấm, không biết nấm nào lành, nấm nào độc, hái phải nấm độc ăn sẽ chết!
Khi gặp bệnh tật không hiểu chức năng của thuốc nam, thuốc bắc uống vào cũng tắc tử!
Nhà dựng cột không thẳng, nghiêng, sẽ đổ nhào, còn ai sống sót?!
Đi xe không có trục thép cứng, đến chỗ gập ghềnh hiểm trở trục xe gãy thì làm sao sống?!
Xe không phanh thật lại làm rởm để ăn tiền, thì lúc gặp nguy nan làm sao tránh khỏi khi xe cứ băng băng đổ đèo?!
Vì thế mà người ta đều phải mua đồ thật. Ai lấy vợ rởm có đẻ được không? Ai đeo bao cao su để tránh thai, nhưng vớ phải hàng rởm chẳng khác gì mưa lọt qua mắt lưới, thì đỡ thế nào khi bụng sưng to…
Vì thế mọi người đều phải tìm đồ THẬT để sống và sống sót.
Aristote nói tiếp:
NGƯỜI TA KHÔNG THỂ NÀO CÓ KIẾN THỨC NẾU KHÔNG HỌC CÁI THẬT!
Sự thật khi gặp nước lũ, người ta ôm khúc gỗ thì nổi mà sống, còn ôm cục đá thì chìm… Và khi hiểu cái gì nhẹ hơn trọng lượng của nước thì nổi, mà người ta đã tán sắt ra làm thuyền tôn cũng như làm cả con tầu sắt lớn mà nó vẫn cứ nổi.
Sự thật chính là NHÌN RÕ! Nhìn rõ thì phải nhờ ánh sáng. Đó cũng là cái hang biểu tượng rất lớn của triết gia Platon. Khi đi vào hang tối, người ta không thấy vách đá lởm chởm trên đầu, rồi những gồ ghề dưới chân nên sờ soạng bước đi, sợ cụng đầu và vấp ngã, muốn di chuyển, người ta phải thắp đuốc lên để soi tỏ mà đi! Nhưng chỉ có ra khỏi cửa hang, ánh sáng chan hòa, người ta mới cảm thấy hoàn toàn thoải mái, dễ chịu, chạy nhảy tung tăng!
Đạo Thiên Chúa, người ta luôn gọi Ngài là Đấng của ánh sáng và lề luật theo cách mà Thiên Chúa xưng danh và chỉ bảo con người: Đầu tiên các người hãy tìm kiếm lẽ công chính, còn mọi thứ Ngài sẽ thêm cho! Công chính là ánh sáng tâm hồn mỗi người gặp nhau nơi công ước phổ quát là Công Lý. Và công lý đó phải dựa trên tiêu chuẩn chân lý như người Hy Lạp nói “Sự đồng tình của những kẻ khôn ngoan là bằng chứng của chân lý!”
Tất cả rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu như ban ngày hai năm rõ mười. Nhưng than ôi, có một thứ vụ lợi ùa tới, nên người ta liền ghì xiết lấy đặc biệt quân trộm cắp và các sắc dân chậm tiến gian manh như người Việt bảo “nước đục béo cò”, người ta không thích nước trong mà thích nước đục, khuấy lên cho đục, để vục mỏ đi đêm, đánh thó có lợi cho mình. Rồi “thớt có tanh tao ruồi mới đậu”, nơi nào có mầu mè, liền có đám ruồi muỗi đu bám la liếm kiếm chác. “Chợ chưa họp kẻ cắp đã đến”, đám trộm cắp này đâu có thích ánh sáng mà cần tranh tối tranh sáng để khua khoắng kiếm chác. “Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm”, bóng đêm chính là đồng lõa và môi trường vụ lợi của những trộm cướp và ám toán. Đó ngay giữa thủ đô Hà Nội, một đường sắt hơn chục cây số làm ròng rã cả thập kỷ mà chưa xong, vẫn còn đang ù xọe vì lý do chưa xong, “ấp úng như ngập hột thị”, nhưng kỳ thực có phải “ngậm miệng ăn tiền” đã giải ngân những khoản khồng lồ vào túi mình không?
Ở đời có hai thế lực: Ánh sáng và bóng tối! Người công chính, tài giỏi, ngay thẳng, học thật thì yêu ánh sáng: còn đám chuột, gián, trộm cướp thì yêu bóng tối. Tầm vóc của những con yêu ánh sáng rất lớn như voi, trâu, hổ báo… của những con bóng tối thì bé như chuột, gián và rắn rết – những thứ còn mang nọc độc chết người.
Trong ánh sáng thì người ta mới phân biệt ngô ra ngô khoai ra khoai, và tiến hành nhận thức theo sự thật. Khi có nhận thức và hiểu biết, thì người ta mới tự tin làm ông chủ. Ngược lại đám cóm róm bò lê bò càng trong vai nô tài loanh quanh kiếm ăn thì đâu dám tự tin! Đây cũng là đặc trưng của người châu Á, đặc biệt như Trung Quốc, họ luôn dễ dàng kết nghĩa vườn đào kiểu kéo bè kết cánh để hộ vệ lẫn nhau và lấn át người khác. Người thiếu hiểu biết thì không dám tự tin, kiêu hãnh trong vai ông chủ, mà chỉ dám tự đắc như kiểu mới làm hội trưởng mõ văn nghệ quần chúng mà đã vênh vênh tự đắc không cần biết xin lỗi người khác coi như mình có quyền cấp trên không cần xin lỗi cấp dưới. Đấy là quan trường giẻ rách chứ đâu phải nhân phẩm ngàn đời?!
Rồi sợ ánh sáng, sợ sự minh bạch để tiến hành nhận thức. Đi du học cũng chỉ là buôn bán nhì nhằng dây may-xo theo kiểu “giầu đi Đức, có sức đi Nga, ba hoa đi Tiệp”, ngu lâu đến mức các thầy dạy bảo “Một con bò dẫn sang Nga khi về là tiến sĩ”. Một câu hỏi rất giản dị “Chiếc xe A khi gây tai nạn thì là chiếc xe A hay xe nào khác?” Dứt khoát cậy răng quyết không trả lời. Tại sao? Vì trả lời có nghĩa là thanh thiên bạch nhật không còn chỗ lẩn trốn mà muốn nước đôi, tranh tối tranh sáng, toán tập mờ, biện chứng để “đánh bùn sang ao”, đánh nhận thức của mình ra chỗ khác để không chịu trách nhiệm.
Mới đây, có một anh tiến sĩ học ở Harvard về có tham vọng bàn về triết học. Nhưng ngay mục mở đầu, coi như cánh cửa khai màn quan trọng nhất, anh ta đã viết: đi tìm sự thật nhưng chẳng rõ nó có hay không. Ơ kìa sự thật ở khắp mọi nơi. Mặt trời không thật sao? Mẹ anh ta không thật sao, nếu không thật thì làm sao đẻ ra anh ta? Ghế ngồi của anh ở cơ quan không thật sao, ai thử sờ vào lấy xem có yên thân không?... Đến tiến sĩ mà còn ấu trĩ về ánh sáng thế này sao? Không đâu! Chính là anh ta tiến hành vụ lợi theo kiểu nước đôi và bóng tối đấy!
Tôi xin kết luận: người Trung Hoa chủ yếu sống theo bóng tối, không chịu tiến hành nhận thức, mà chỉ chú tâm vụ lợi theo kiểu khôn lanh – ma lỏi đời sống, nên tầm vóc bị chi phối theo những con vật của bóng tối, nhỏ bé như chuột – gián… Thế kỷ 21 rồi người Hoa vẫn giải quyết các tranh chấp quốc tế như biển Đông chẳng hạn bằng song phương, tức là màn the cục bộ muốn bắt nạt mà không công lý.
Đấy là tôi nói người Hoa. Còn người Việt như ai nói là “bản photo nhầu nhĩ thiếu hụt của người Hoa”, các bạn có tham chiếu hay lớn hơn là soi chiếu, thì tùy các bạn. Nhưng khi ta nhận thức sự thật – ta là ông chủ! Còn ta yêu bóng tối vụ lợi ta chỉ ở vai nô tài giá áo túi cơm!
Sinh viên Harvard có 5 loại: (a) học giỏi và là con nhà giàu; (b) cực kỳ thông minh và được Harvard mời đến học, chẳng hạn Clinton, Obama; (c) bố mẹ là cựu học sinh của trường, chẳng hạn Bush con được Yale nhận vì bố và ông nội từng học ở Yale; (d) một số sinh viên được học bổng của các foundations; và (e) các sinh viên ngọai quốc được Fulbright cho học bổng để cài người thân Mỹ vào lãnh đạo các nước; thí dụ, khi Obama cần người thông dịch khi về Việt Nam, Dương Ngọc Dũng (DND) là người của Fulbright nên được chọn.
Trong 5 loại này, (a) và (b) là 2 loại giỏi nhất. Đa phần những người lãnh đạo chính trị hay thương mại của Mỹ đều thuộc hai nhóm này. (c) nhờ quen biết, và liên hệ cá nhân, nhóm này cũng trở thành những nhân vật quan trọng sau này. (d) thường là những lãnh đạo bậc trung. Ẹ nhất là (e). Trong số những tác giả tạp chí Triết mới nhất thì Dương Ngọc Dũng (DND) nhóm (e); Như Hạnh Nguyễn Tự Cường (NH) nhóm (d).
Thế thì không phải ai tốt nghiệp từ Yale hay Harvard, hay Ivy League nói chung, cũng đều là những người giỏi nhất, thông minh nhất. Tuy nhiên, hai nhóm (d) và (e) không biết điều đó nên thái độ rất ngông, coi trời bằng vung, ai cũng chê. Vì tự tôn nên rất ngang tàng, kiêu căng, tự phụ. Vì tự ti nên ai cũng chê. Trước khi đưa ra vài ý kiến về 2 nhân vật này – DND và NH – thú thật tôi chưa bao giờ gặp họ, nhưng tôi là bạn đạo của Nguyễn Hữu Hiệu (NHH); một thời gian dài tôi và NHH là đệ tử của ngài Sai Baba. Trước 1975, NHH từng là một dịch giả nổi tiếng, và từng là Đại đức – pháp danh Chơn Pháp, lại là đệ tử ruột của thầy Thích Minh Châu, nên biết rất rõ về nội bộ PGVN. Một thời NHH cũng từng là thầy của NH ở Đại học Vạn Hạnh. Cho nên những gì tôi biết về DND và NH đều qua NHH. Nay tuổi đời tôi đã cao, không quan tâm đến chuyện đời nữa, nhưng DND và NH gây xáo trộn đã quá lâu, quá nhiều, và thái độ ngông cuồng của họ chỉ làm xã hội rối loạn hơn. Vì thế, vài ý kiến về những góc khuất DND và NH cũng rất cần thiết để chúng bớt ngang tàng.
DND
Khoảng 1991-1992 Fulbright về Việt Nam cho một số học bổng. DND muốn học về PG ở Harvard. Fulbright không chịu, đòi phải có thư giới thiệu của 3 vị lãnh đạo PGVN. Thầy Quảng Độ và 2 thầy khác viết cho DND. Qua Harvard một thời gian, DND bị kỷ luật nên bị Harvard đuổi. May nhờ Fulbright can thiệp, Harvard cho tốt nghiệp M.A về East Asian Studies, thay vì PG, bởi vì khả năng Phạn ngữ và Tạng ngữ của DND rất kém. Sau đó Fulbright đưa DND qua Boston lấy PhD về Religious Studies. Theo TS Trần Kiêm Đoàn, PhD của DND là PhD dổm (google tran kiem doan duong ngọc dung). Không biết DND có học lớp Triết nào không mà viết sách dạy Triết cho người khác – điều mà NH chê Bùi Giáng (BG) và Phạm Công Thiện (PCT) sát ván. (Không biết BG và PCT có thù hằn cá nhân gì với hai người đó mà NH nặng lời như vậy). Theo cuốn “Trò chuyện với DND”, DND không có bằng về Triết, có lẽ chỉ học vài lớp bắt buộc. Điều đáng nói là nhờ thư giới thiệu của 3 vị lãnh đạo PGVN mà DND được Fulbright đưa vô Harvard học, nhưng khi có tranh chấp giữa CG và nhóm PG Giao Điểm, DND nhảy ra bênh vực CG và được tặng ít tiền lúc đang học ở Boston. Trong lúc bút chiến với Trần Chung Ngọc, hắn chê mọi người, kể cả thầy Tuệ Sĩ có làm gì hắn đâu mà hắn cũng không tha. Tuy nhiên, khi về Việt Nam khoảng 2002, DND khoe có TS Phật học và được nhiều người mời đến thuyết trình. Gần đây nhất, năm 2019 DND chỉ trích và bôi nhọ PG và phải công khai xin lỗi mới êm. Vì thế hy luôn luôn tranh chấp với mọi người, bất kỳ vì lý do gì. Ngôn ngữ của hắn dùng rất côn đồ, bá đạo. Hiện nay hắn đang tranh luận với Paul NHD. Cách dùng chữ của hắn không dấu được vẻ khoe khoang, tự phụ, kheo kiến thức của hắn. Phương pháp của hắn dùng là “cả vú lấp miệng em” để đàn áp đứa trẻ của hắn, thí dụ gọi Paul NHD là “triết gia Chí Phèo!” Tuy nhiên, người nào có căn bản về chủ đề mà hắn viết, kiến thức của hắn chẳng bn; sách của hắn chỉ có copy rồi dán, chứ không có chút gì nguyên thủy, không có đóng góp gì mới cả. Thật vậy, nếu sách của hắn có những khám phá mới, sao không viết bằng Anh ngữ mà kiếm triệu đô, mà viết bằng chữ Việt trong mấy năm mới xong một cuốn mà chỉ được 1 hay 2 ngàn đô? Tóm lại, tự bản chất DND là một phản đồ, thời cơ chủ nghĩa.
NH
Trước khi qua Mỹ, NH học ở Vạn Hạnh. Hồi đó những người học các đại học như Vạn Hạnh, Minh Đức, Hòa Hảo… phần đông được hoãn động viên vì là các đại học phải thi vào nên được miễn một năm, do đó thường không phải là các sinh viên giỏi. Lúc qua Mỹ năm 1975, NH đã 28 tuổi nên vốn Anh ngữ không đủ để vô Harvard. Bằng chứng có thể thấy qua nhận xét của học trò cũ của hắn (xem bình luận số 7 bên dưới). Nhưng một hôm định mệnh chiếu cố NH. Một ông Mỹ thấy NH đọc sách kiếm hiệp bằng chữ Hán, ổng cho NH học bổng vào Harvard. NH từng dịch kiếm hiệp, cũng là dịch giả cuốn “Thiền Đạo Tu Tập” (The Practice of Zen) của Garma C. C. Chang. Nhưng trong 25 năm (1990-2015) là giáo sư của George Mason, NH chỉ viết được duy nhất 1 cuốn “Zen in Medieval Vietnam: A Study and Translation of the Thiền Uyển Tập Anh.” Vô cùng nghèo nàn đối với một người tốt nghiệp từ Harvard! Bằng chứng về khả năng của NH có thể thấy qua nhận xét của các học sinh cũ của ông. Vài thí dụ (những chữ hoa dưới đây là do người viết này thêm vào);
1 - By far the worst professor at GMU. All he does is talk till the last seconds of class. His have nothing to do with the exams. He goes on long irrelevant tangents and does not give a clear understanding about what Buddhism is. HIS EXAMS ARE ONLY LONG ESSAYS WITH NO CLEAR DISCRIPTION AS TO WHAT HE'S LOOKING FOR. Beware for professor.
2 - Nice guy who knows the topic but is the worst possible choice as a teacher. STAY AWAY if you want to retain your sanity and want a stimulating class. HIS CLASSES ARE PAINFUL AND UNCLEAR IN WHAT YOU'RE ACTUALLY SUPPOSED TO BE LEARNING. THE EXAMS ARE RIDICULOUS; BE ABLE TO WRITE A PAGE EACH ON 30 CONCEPTS, YET HE ONLY USES 6 ON THE EXAM. Cmonnnn man.
3 - Honestly, he knows what he's talking about...when he stays on topic. He spent most of his classes talking about how he grew up in Vietnam. His exams are hard. He will give you 50 terms to know and pick 15 for the exam, along with 1-4 essay questions. Reading the book doesn't really help. At least he curves like crazy! I wouldn't recommend him.
4 - He's a nice man, but a terrible professor. He's extremely unclear about what he looks for on exams and grades UNBELIEVABLY harsh. I have all A's in my other classes and could potentially fail this one. I'm taking this as a global understanding credit, and I regret it immensely. This might be the class that will keep me from graduating on time.
5 - Proff nguyen is a funny and nice guy but hes a HORRIBLE PROFFESSOR. ALL JE DOES IS LECTURE. HE GIVES NO VISUAL AIDS NO HANDOUTS AND ALMOST NO GUIDLINES TO ASSIGNMENTS. THE TESTS AND PAPERS WERE SHOCKING BECAUSE HE GAVE BASICALLY NO INFORMATION ABOUT HOW TO PREPARE BUT GRADED VERY HARSHLY. I WAS VERY INTERESTED IN THE TOPIC BUT LEARNED NOTHING.
6 - If you take this course with Prof. Nguyen, you absolutely must go to every class and sit in the front row. If he learns your name you will get an A. Otherwise you will probably get a B. I have a friend who got a 50% on the mditerm and paper and still got a B-. 2 exams and 1 paper, that's it folks.
7 - VERY DIFFICULT TO UNDERSTAND BECAUSE OF THICK ACCENT. Class is all lecture with no student interaction. Only 3 grades, midterm, final and term paper. You dont have to show up to pass the class, just be there to get review sheets.
8 - THIS CLASS WAS A COMPLETE WASTE OF TIME. don't bother going to it other than when he hands out test review sheets and for the tests. you can pass it by reading the book. HE ALSO HAS A REALLY SOFT VOICE AND A THICK ACCENT WHICH MAKES HIM HARD TO UNDERSTAND.
Vài thí dụ nói trên là bằng chứng tuy tốt nghiệp Harvard, NH không phải là người thông minh, không quan tâm đến học trò của mình, kiến thức hẹp hòi nên trong 25 chỉ viết được 1 tác phẩm về PGVN mà hắn từng chê nội dung rất lộn xộn. Mặc dù cái mác Harvard đã cho ông một chỗ đứng tương đối ổn định trong xã hội, trong tận đáy lòng, NH biết rõ mình không có thực tài nên ghen với mọi người. Theo NHH, NH chê J. Krishnamurti, chê Osho, chê thầy Nhất Hạnh, chê Kim Định (KD)… Trong bài viết mới đây trên Triết của NHL, NH chê BG và PCT như thể có thù hằn cá nhân. Có lẽ vì nể mặt gs Trần văn Đoàn, trong bài này NH không nhắc đến Kim Định. Một điều làm NH đau lòng là mặc dù với mác Harvard, không mấy người nghe tên hắn, nhưng nói đến BG, PCT hay KD, rất nhiều người biết. Đó là điều làm tổn thương NH rất nhiều. Đáng nói hơn nữa, mặc dù BG và PCT đã khuất núi, NH vẫn không tha. Đó là thái độ thiếu văn hoá, đặc biệt từ một người tốt nghiệp Harvard. Có lẽ ai đó nên yêu cầu Harvard lấy lại bằng của hắn.
Với tư cách và thái độ hèn hạ, tiểu nhân, khoe khoang của DND và NH, bảo sao dân tộc này lận đận hoài.
"Đó là chưa nói chắc bác Paul nhà tôi đọc Bible rất ít và chỉ đọc theo ý mình.
Thứ nhất: ông Yahweh, tức là Đức Chúa Cha của tín đồ Thiên Chúa Giáo Việt Nam là một ông thần chiến tranh (warrior god). Yahweh ra lệnh cho và đứng sau lưng dân Do Thái của ông đi tàn sát đàn ông, đàn bà, trẻ con, thú vật của các bộ lạc lân cận. Ông ra lêṇh giết tuốt. Gái trinh thì mang về hưởng rồi đuổi chúng đi, đừng bắt chúng làm điếm. Thấy ổng đạo đức không? Yahweh là god, nên ông không thèm học biology. Ông gọi con dơi là con chim (bird). Ông còn ra lệnh cho tín đồ ông giết con mình để tế cho ông.
Rồi trong cuốn Revelation mà tác giả là anh John nào đó. Chắc anh bị thằng pusher bán thuốc giả cho anh, anh got high rồi viết những thứ rất ghê rợn. Anh kết luận rằng cuối cùng chỉ có khoảng 144.000 người đàn ông được lên thiên đàng thôi. Mà những người này chưa từng bao giờ gần gũi đàn bà. (Ông NHL, ông DND và đa số đàn ông trên thế giới sẽ nói, mẹ kiếp chết còn sướng hơn).
Tôi vốn không nhậu. Nhưng nếu ông Yahweh xuất hiện ngày hôm nay, tôi rất sẵn sàng nhậu với ông một bữa.
Bác Paul có cần tôi chỉ điểm thêm về Biblical Study không? Tôi về hưu rồi, tương đối có thể nín ra một chút thì giờ để làm việc này.
Khi được BBC tiếng Việt hôm nay (22/7/21) hỏi về tính khách quan của Tạp chí TRIẾT, GS Dương Ngọc Dũng trả lời:
“…Đặc tính của triết gia, theo tôi, nằm ngay trong bản thân chữ PHILOSOPHIA của Hi Lạp mà tôi xin phép được diễn giảng theo ý riêng như sau:
P= PATIENCE & PERSEVERANCE= kiên nhẫn, kiên trì trong việc theo đuổi chân lý, cho dù không hề biết chắc liệu “chân lý” có thực sự tồn tại hay không…”
Tôi đã comment về ý này, cảm thấy thế là đủ nhưng nằm nghĩ, như vậy là nửa vời vớ vẩn ngại đụng chạm và tìm tế nhị với “đồng môn triết học” mà xuê xoa cho nhau, như vậy sẽ không bao giờ tiệm cận chân lý?! Và tôi quyết định viết. Mà viết thì phải tới bến, chứ không tới bến thì không thể thăng hoa thành hoa trái sinh nở, cũng không thể nhảy vọt đem đôi chân cuốc bộ vào nghệ thuật. Vậy tôi xin trao đổi thẳng thắn mấy lời, việc này không chỉ nhằm vào giáo sư DND, mà còn những đồng môn khác cùng những khán thính giả chầu quanh triết học.
Bước vào triết học phương Tây – tức Hy Lạp cổ, mở đầu là Socrate sau là Platon rồi Aristote, nó lần lượt có các bước chắc chắn mà không thể thay đổi hoặc thế nhượng sau: Hữu thể luận – còn gọi là Bản thể luận, với Kant còn nói dễ hiểu hơn là Thực thể luận – là Be trong tiếng Anh – Etre trong tiếng Pháp, và người Đức gọi là Cái đó - Dasein.
Không có Cái là nó (hữu thể - cái có, có lẽ đây là cách dịch qua tiếng Tàu của người Việt mà cái Là thành cái Có) thì chẳng có gì để bàn! Chắc chắn luôn! Vì chúng ta không thể bàn cái vu vơ không có. Khi Thiên Chúa hạ thế trước mắt Moses. Moses hỏi “Thưa Thiên Chúa, Ngài là ai?” Thiên Chúa đáp “Ta là Đấng Là (Ta là Đấng Có! Hay Đấng hằng hữu).
Vậy thì trước khi bàn mọi việc ở đời người ta phải xác định “nó có tồn tại không?” “nó có không?”. Nếu có thì nó là gì? Bản thể của nó là gì? Chính thế mà sau Hữu thể luận luôn là Bản thể luận.
Và người Hy Lạp đã xác định phổ quát: “Mỗi Hữu thể là một chân lý!” Cái bàn, cái cốc, con mèo trước mắt chúng ta, chúng tồn tại và có thật, và chúng đều là hữu thể tức cái có mang tên chúng. Triết gia tiền phong tiền hiện đại đã minh định điều này: Tinh thần còn dễ nhận biết hơn thân xác, vì tôi có thể nghi ngờ thân xác tôi có không, nhưng không thể nghi ngờ tinh thần mình đã đặt câu hỏi nghi ngờ đó (nếu không phải tinh thần thì thân xác đặt câu hỏi à?!)
Vậy thì chúng ta không thể vu vơ đến mức truy tầm chân lý nhưng không chắc nó có?!
Người châu Á hầu như không có căn cốt triết học, như Einstein đến Trung Quốc đã bảo: Người Hoa lười suy nghĩ, không cần biết đến logic hình thức và không chấp nhận hiện thực. Hiện thực là cơ sở của chân lý! Hiện thực lúc nào cũng ấm ớ sắc sắc không không thì đạt tới cái gì? Trong khi đó logic hình thức chủ yếu là Tam đoạn luận: trước hết bản thể A là A, khử tam hoặc A hoặc B không thể có cái C vừa là A vừa là B, sau đó đến tam đoạn luận toán học bắc cầu để tiến bước A=B, B=C, thì A=C… cứ thế bắc cầu thì A=Z. Nhưng người Hoa và châu Á chỉ loay hoay nhiều thế kỷ dậm chân tại chỗ A cứ là A. Người tri thức từng du học gì mà hỏi: chiếc ô tô A sau khi tai nạn còn là chiếc xe A nữa không? Dứt khoát cắn miệng như con hến quyết không dám trả lời là có hay không?! Việc này cũng đã được triết gia Mỹ Dewey xác định khi tới Trung Quốc: Người Hoa không có triết học và siêu hình học. Hiền giả Lâm Ngữ Đường người Hoa cũng nói: Trung Quốc không có triết học và khoa học. Còn triết gia Pháp Francois Jullien chuyên gia kỳ cựu về Trung Hoa bảo: Người Hoa chỉ có triết lý (sagesse - tức triết lý vụn chưa có hệ thống) mà không có triết học (philosophie).
Còn nước Mỹ thì sao? Tôi muốn nhắc tới môi trường quí vị và giáo sư Dương Ngọc Dũng đang sống, đó là cường quốc về nhiều mặt, nhưng không thể là cường quốc về bóng đá, cũng như chưa hẳn là cường quốc về triết học. Có mấy triết gia Mỹ rất đình đám như C. Peirce, W.James, George Santayana, J. Dewey chủ yếu thiên về Chủ nghĩa Thực dụng khi mà triết học hiện sinh đã xuống dốc thành thoái trào thất bại về tư duy thuần khiết. Đây là cách tôi muốn liên tưởng trong môi trường phản tỉnh. Trong thực tế rất nhiều con nhà giàu học dốt và các con nhà nghèo học giỏi. Cái đó người ta có thể gọi là “suy thoái đồng hóa và tiến bộ dị hóa”? Rất nhiều người Mỹ lo âu và phát biểu rằng: trẻ em Mỹ thiếu cá tính và dường như chúng bị đồng loạt chẳng phát lộ khả năng gì đặc biệt?!
Một triết gia cũng giống nhà sáng tạo. Khi một nhạc công chơi nhạc lờ đờ người ta thấy giống một cán bộ chơi bài học. Còn nhạc sĩ như Bethoven chẳng hạn, ông chơi bằng cả mái tóc tung xuống bả vai, chuyền dọc cánh tay và chảy xuống bàn chân vũ điệu dẫm pê-đan… ông đã trở thành nghệ sĩ! Các vị học nhiều đã là giáo sư mà còn mắc họng ngay miếng đầu tiên bước vào triết học. Tại sao? Vì các vị mới chỉ là triết học mô phạm mang nhiều tính quan sát mô phỏng của cán bộ, mà chưa suy lý như căn cốt để bước vào triết học. Cách học đó người Việt vẫn gọi là cách học kẻ trước người sau, sống lâu lên lão làng của mấy anh Mô Phạm.
Tôi xin kết thúc bài viết ở đây. Câu cuối cùng tôi xin nhắn nhủ, người Pháp có câu “một chiếc đầu biết làm còn hơn ngàn chiếc đầu chất đầy chữ”. Người Việt có một mặc cảm thường trực là đề cao và muốn loi choi vào triết học chẳng khác gì mấy anh dân quê chạy ra đón đám rước của nhà vua rồi bình tán hí hửng ra vẻ lắm, thế rồi viết các loại linh tinh, triết lý vụn, rồi cả Phật giáo lại ảo tưởng cứ cái gì suy nghĩ chiều cao là triết học?! Cách học của Á Đông là học làm quan. Học không suy lý. Đó cũng là cách người phương Tây nhận ra ngay Á Đông lười suy nghĩ. Mà nếu không suy lý thì chẳng bao giờ tiệp cận vào triết học cả?!
“Trực ngôn nghịch nhĩ”, nếu tôi có nói thẳng khó nghe xin giáo sư thể tất và châm chước!
Paul Đức 24/7/2021
GS Dương Ngọc Dũng trả lời:
"MỘT VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CHO SỰ DỐT NÁT TRIẾT HỌC!
Xin phép được chỉ ra sự dốt nát của những kẻ tự cho mình là thiên tài triết học như anh chàng Paul Nguyễn Hoàng Đức. Anh ta viết như sau:
“Bước vào triết học phương Tây – tức Hy Lạp cổ, mở đầu là Socrate sau là Platon rồi Aristote, nó lần lượt có các bước chắc chắn mà không thể thay đổi hoặc thế nhượng sau: Hữu thể luận – còn gọi là Bản thể luận, với Kant còn nói dễ hiểu hơn là Thực thể luận – là Be trong tiếng Anh – Etre trong tiếng Pháp, và người Đức gọi là Cái đó - Dasein. Không có Cái là nó (hữu thể - cái có, có lẽ đây là cách dịch qua tiếng Tàu của người Việt mà cái Là thành cái Có) thì chẳng có gì để bàn! Chắc chắn luôn! Vì chúng ta không thể bàn cái vu vơ không có. Khi Thiên Chúa hạ thế trước mắt Moses. Moses hỏi “Thưa Thiên Chúa, Ngài là ai?” Thiên Chúa đáp “Ta là Đấng Là (Ta là Đấng Có! Hay Đấng hằng hữu). Vậy thì trước khi bàn mọi việc ở đời người ta phải xác định “nó có tồn tại không?” “nó có không?”. Nếu có thì nó là gì? Bản thể của nó là gì? Chính thế mà sau Hữu thể luận luôn là Bản thể luận.
Và người Hy Lạp đã xác định phổ quát: “Mỗi Hữu thể là một chân lý!” Cái bàn, cái cốc, con mèo trước mắt chúng ta, chúng tồn tại và có thật, và chúng đều là hữu thể tức cái có mang tên chúng. Triết gia tiền phong tiền hiện đại đã minh định điều này: Tinh thần còn dễ nhận biết hơn thân xác, vì tôi có thể nghi ngờ thân xác tôi có không, nhưng không thể nghi ngờ tinh thần mình đã đặt câu hỏi nghi ngờ đó (nếu không phải tinh thần thì thân xác đặt câu hỏi à?!)” Vậy thì chúng ta không thể vu vơ đến mức truy tầm chân lý nhưng không chắc nó có?!”
Sau đây là những sai lầm sơ đẳng nhất của Nguyễn Hoàng Đức:
1-“Bản thể luận” hay “hữu thể luận” chỉ là hai cách dịch khác nhau của cùng một từ (ontology). Chỉ có dốt như NHĐ thì mới hiểu lầm nên mới viết “sau hữu thể luận luôn là bản thể luận”!
2-Không có một người Hi Lạp nào phát biểu là “hữu thể là chân lý!” Đây là NHĐ bịa ra để hù dọa thiên hạ! Xin thách anh, nếu giỏi về văn bản học, trưng ra câu nói của của ai trong cuốn sách nào! SÁCH VIẾT BẰNG TIẾNG HI LẠP NHÉ! Nếu lý luận như anh thì “con chó” hay “con mèo” (những “hữu thể” theo định nghĩa của NHĐ) chính là “chân lý!” BULLSHIT chưa từng thấy! Thế mà cũng học đòi làm triết gia!
3-Triết gia “tiền hiện đại” mà NHĐ trân trọng nhắc đến là Descartes tác giả của câu nói nổi tiếng COGITO ERGO SUM (tôi tư duy, vậy tôi tồn tại). Câu này đã bị bác từ lâu vì đó là duy tâm cực đoan. Descartes quên béng mất rằng không có bộ não (tức thân xác) thì làm sao mà tư duy được? Kant đã chỉ ra lỗi lầm sơ đẳng này: ý niệm về sự tồn tại của một đồng thaler (tiền Đức) không thể thay thế sự tồn tại thật sự của một đồng thaler trong túi! Đúng ra Descartes phải nói: “Tôi có bộ não, nhờ đó tôi tư duy, và biết rằng tôi tồn tại!” Vậy sự tồn tại của người khác thì “tư duy” bằng cách nào? Triết học Descartes, mà NHĐ dựa vào, từ lâu đã bị phê phán chỉ là một kiểu solipsism (bị nhốt trong chính ego của mình, không thể vươn ra ngoại giới)!
5-Nhưng nếu NHĐ theo chủ nghĩa duy tâm thì sao lại khẳng định “con chó” hay “con mèo” là có thật? Là tồn tại thật trong thế giới thực hữu? Vì theo đúng duy tâm thì những “hữu thể” đó không phải là “thực thể” (realities) tồn tại trong thế giới thật! Rõ ràng là NHĐ cũng chỉ biết phun ra một mớ sáo ngữ còn ngoài ran gay cả lý luận triết học cũng chưa nắm vững!
6-NHĐ còn đưa ra một lập luận ngu xuẩn như sau: “Khi chưa khẳng định về sự tồn tại của chân lý thì chúng ta không thể bàn luận về nó!” Trong khi chính là vì chưa chắc chắn nên chúng ta mới phải thảo luận. Một ví dụ hết sức đơn giản: tôi không dám chắc là vợ mình có ngoại tình hay không nên tôi mới thảo luận với cô ấy hay luật sư, còn nếu tôi đã khẳng định chắc chắn là cô ấy đã ngoại tình thì không còn gì để bàn nữa! Chúng ta không biết liệu rằng linh hồn có “tồn tại” hay không nên chúng ta mới thảo luận, nghiên cứu về chủ đề đó. Còn một khi đã có bằng chứng chắc chắn thuyết phục mọi người thì không cần bàn cãi gì nữa! Không ai thảo luận việc 2+2=4 vì điều đó hoàn toàn đã được xác định! Chính vì không chắc chắn nên mới bàn còn nếu NHĐ đã chắc chắn là anh đã tìm ra được chân lý rồi thì xin anh trình bày chân lý đó ra cho mọi người cùng chiêm ngưỡng! VẬY THEO ANH CHÂN LÝ LÀ GÌ? Tôi dám cá rằng bất kỳ cái thứ gì mà anh nêu ra là CHÂN LÝ đều có thể bị phủ nhận hay phê phán bởi những người đang tin rằng họ đang nắm giữ những CHÂN LÝ KHÁC!
6-Kant chưa bao giờ sử dụng cụm từ “thực thể luận”! Xin “triết gia thiên tài” NHĐ cung cấp thuật ngữ tiếng Đức tương đương còn Kant thì đương nhiên không biết tiếng Việt! NHĐ còn cung cấp thêm thuật ngữ DASEIN (=tồn tại, trong tiếng Đức), một thuật ngữ gắn liền với tên tuổi của Heidegger, và nó được Heidegger dùng để chỉ chính con người (human-being). Chưa hết NHĐ còn dùng chữ BE để dịch khái niệm “thực thể luận”! Bất kỳ ai mới học tiếng Anh cũng hiểu rằng BE là động từ còn “thực thể luận” là danh từ nên đúng ra phải dùng BEING! Mà ngay khi dùng BEING thì BEING cũng không hề có nghĩa là “thực thể luận”!
7-Sơ đẳng nhất trong lập luận của NHĐ là dựa vào Kinh Thánh để làm bằng chứng. Kinh Thánh là sách thánh của các tín đồ Ki Tô Giáo và chưa chắc có giá trị với những tín đồ theo đạo Islam hay bất kỳ tôn giáo nào khác. Nhưng chính vì do quá non kém về mặt triết học nên NHĐ không hiểu nổi rằng những lập luận nào không dựa vào lý tính phân tích và truyền thống triết học, mà chỉ dựa vào niềm tin cá nhân, thì hoàn toàn không có giá trị thuyết phục.
8-Tôi đã viết khá nhiều nhưng không hề có hi vọng hay ảo tưởng rằng anh có thể tự mình chui ra khỏi cái giếng do chính anh tạo ra!" (DND, 24/7/2021).
Một bài lộn xộn vớ vản không xứng đáng tầm một giáo sư, nếu có là giáo sư thì cũng chỉ là thứ học vẹt vớ vẩn. Nếu giáo sư Dương Ngọc Dũng có giỏi hãy nói về điểm 1 mà tôi đòi hỏi. Còn ông bảo tôi dốt ngoại ngữ, đã dịch từ Ontology là bản thể ư? Ông sang Mỹ bao lâu, học triết học bằng tiếng gì mà dốt thế! Bản thể là Subtance nghe chưa, chứ nó không phải từ Ontology! Người không tin có sự thật thì bàn rậm lời làm gì. Trí thức gì mà người ta mới cho một gậy đã trúng huyệt và điên cuồng giãy như chó dại...
Paul Nguyễn Hoàng ĐứcTiếng Nga nó cũng dịch chữ Ontology là Bản thể bác Đức ạ. Ngay điểm sơ đẳng này mà bác còn ko biết thì khỏi phải tranh luận làm gì cho nhức óc. Chúc bác sức khoẻ.
Paul Nguyễn Hoàng ĐứcPaul Nguyễn Hoàng Đức tôi thì thấy Gs DND thích 'bộ não' vật chất quá, tôi thích 'bộ não' tư duy của Descarter. Nhưng quả thật các tiến bộ công nghệ não vật chất ví dụ 'công nghệ kỹ thuật số, công nghệ sinh học' giúp cho Não tư du…
Xem thêm
Paul Nguyễn Hoàng Đức tôi thì thấy Gs DND thích 'bộ não' vật chất quá, tôi thích 'bộ não' tư duy của Descarter. Nhưng quả thật các tiến bộ công nghệ não vật chất ví dụ 'công nghệ kỹ thuật số, công nghệ sinh học' giúp cho Não tư duy, ví dụ AI và Gen được trở nên gần với Descarter hơn.
Khi được BBC tiếng Việt hôm nay (22/7/21) hỏi về tính khách quan của Tạp chí TRIẾT, GS Dương Ngọc Dũng trả lời:
“…Đặc tính của triết gia, theo tôi, nằm ngay trong bản thân chữ PHILOSOPHIA của Hi Lạp mà tôi xin phép được diễn giảng theo ý riêng như sau:
P= PATIENCE & PERSEVERANCE= kiên nhẫn, kiên trì trong việc theo đuổi chân lý, cho dù không hề biết chắc liệu “chân lý” có thực sự tồn tại hay không…”
Tôi đã comment về ý này, cảm thấy thế là đủ nhưng nằm nghĩ, như vậy là nửa vời vớ vẩn ngại đụng chạm và tìm tế nhị với “đồng môn triết học” mà xuê xoa cho nhau, như vậy sẽ không bao giờ tiệm cận chân lý?! Và tôi quyết định viết. Mà viết thì phải tới bến, chứ không tới bến thì không thể thăng hoa thành hoa trái sinh nở, cũng không thể nhảy vọt đem đôi chân cuốc bộ vào nghệ thuật. Vậy tôi xin trao đổi thẳng thắn mấy lời, việc này không chỉ nhằm vào giáo sư DND, mà còn những đồng môn khác cùng những khán thính giả chầu quanh triết học.
Bước vào triết học phương Tây – tức Hy Lạp cổ, mở đầu là Socrate sau là Platon rồi Aristote, nó lần lượt có các bước chắc chắn mà không thể thay đổi hoặc thế nhượng sau: Hữu thể luận – còn gọi là Bản thể luận, với Kant còn nói dễ hiểu hơn là Thực thể luận – là Be trong tiếng Anh – Etre trong tiếng Pháp, và người Đức gọi là Cái đó - Dasein.
Không có Cái là nó (hữu thể - cái có, có lẽ đây là cách dịch qua tiếng Tàu của người Việt mà cái Là thành cái Có) thì chẳng có gì để bàn! Chắc chắn luôn! Vì chúng ta không thể bàn cái vu vơ không có. Khi Thiên Chúa hạ thế trước mắt Moses. Moses hỏi “Thưa Thiên Chúa, Ngài là ai?” Thiên Chúa đáp “Ta là Đấng Là (Ta là Đấng Có! Hay Đấng hằng hữu).
Vậy thì trước khi bàn mọi việc ở đời người ta phải xác định “nó có tồn tại không?” “nó có không?”. Nếu có thì nó là gì? Bản thể của nó là gì? Chính thế mà sau Hữu thể luận luôn là Bản thể luận.
Và người Hy Lạp đã xác định phổ quát: “Mỗi Hữu thể là một chân lý!” Cái bàn, cái cốc, con mèo trước mắt chúng ta, chúng tồn tại và có thật, và chúng đều là hữu thể tức cái có mang tên chúng. Triết gia tiền phong tiền hiện đại đã minh định điều này: Tinh thần còn dễ nhận biết hơn thân xác, vì tôi có thể nghi ngờ thân xác tôi có không, nhưng không thể nghi ngờ tinh thần mình đã đặt câu hỏi nghi ngờ đó (nếu không phải tinh thần thì thân xác đặt câu hỏi à?!)
Vậy thì chúng ta không thể vu vơ đến mức truy tầm chân lý nhưng không chắc nó có?!
Người châu Á hầu như không có căn cốt triết học, như Einstein đến Trung Quốc đã bảo: Người Hoa lười suy nghĩ, không cần biết đến logic hình thức và không chấp nhận hiện thực. Hiện thực là cơ sở của chân lý! Hiện thực lúc nào cũng ấm ớ sắc sắc không không thì đạt tới cái gì? Trong khi đó logic hình thức chủ yếu là Tam đoạn luận: trước hết bản thể A là A, khử tam hoặc A hoặc B không thể có cái C vừa là A vừa là B, sau đó đến tam đoạn luận toán học bắc cầu để tiến bước A=B, B=C, thì A=C… cứ thế bắc cầu thì A=Z. Nhưng người Hoa và châu Á chỉ loay hoay nhiều thế kỷ dậm chân tại chỗ A cứ là A. Người tri thức từng du học gì mà hỏi: chiếc ô tô A sau khi tai nạn còn là chiếc xe A nữa không? Dứt khoát cắn miệng như con hến quyết không dám trả lời là có hay không?! Việc này cũng đã được triết gia Mỹ Dewey xác định khi tới Trung Quốc: Người Hoa không có triết học và siêu hình học. Hiền giả Lâm Ngữ Đường người Hoa cũng nói: Trung Quốc không có triết học và khoa học. Còn triết gia Pháp Francois Jullien chuyên gia kỳ cựu về Trung Hoa bảo: Người Hoa chỉ có triết lý (sagesse - tức triết lý vụn chưa có hệ thống) mà không có triết học (philosophie).
Còn nước Mỹ thì sao? Tôi muốn nhắc tới môi trường quí vị và giáo sư Dương Ngọc Dũng đang sống, đó là cường quốc về nhiều mặt, nhưng không thể là cường quốc về bóng đá, cũng như chưa hẳn là cường quốc về triết học. Có mấy triết gia Mỹ rất đình đám như C. Peirce, W.James, George Santayana, J. Dewey chủ yếu thiên về Chủ nghĩa Thực dụng khi mà triết học hiện sinh đã xuống dốc thành thoái trào thất bại về tư duy thuần khiết. Đây là cách tôi muốn liên tưởng trong môi trường phản tỉnh. Trong thực tế rất nhiều con nhà giàu học dốt và các con nhà nghèo học giỏi. Cái đó người ta có thể gọi là “suy thoái đồng hóa và tiến bộ dị hóa”? Rất nhiều người Mỹ lo âu và phát biểu rằng: trẻ em Mỹ thiếu cá tính và dường như chúng bị đồng loạt chẳng phát lộ khả năng gì đặc biệt?!
Một triết gia cũng giống nhà sáng tạo. Khi một nhạc công chơi nhạc lờ đờ người ta thấy giống một cán bộ chơi bài học. Còn nhạc sĩ như Bethoven chẳng hạn, ông chơi bằng cả mái tóc tung xuống bả vai, chuyền dọc cánh tay và chảy xuống bàn chân vũ điệu dẫm pê-đan… ông đã trở thành nghệ sĩ! Các vị học nhiều đã là giáo sư mà còn mắc họng ngay miếng đầu tiên bước vào triết học. Tại sao? Vì các vị mới chỉ là triết học mô phạm mang nhiều tính quan sát mô phỏng của cán bộ, mà chưa suy lý như căn cốt để bước vào triết học. Cách học đó người Việt vẫn gọi là cách học kẻ trước người sau, sống lâu lên lão làng của mấy anh Mô Phạm.
Tôi xin kết thúc bài viết ở đây. Câu cuối cùng tôi xin nhắn nhủ, người Pháp có câu “một chiếc đầu biết làm còn hơn ngàn chiếc đầu chất đầy chữ”. Người Việt có một mặc cảm thường trực là đề cao và muốn loi choi vào triết học chẳng khác gì mấy anh dân quê chạy ra đón đám rước của nhà vua rồi bình tán hí hửng ra vẻ lắm, thế rồi viết các loại linh tinh, triết lý vụn, rồi cả Phật giáo lại ảo tưởng cứ cái gì suy nghĩ chiều cao là triết học?! Cách học của Á Đông là học làm quan. Học không suy lý. Đó cũng là cách người phương Tây nhận ra ngay Á Đông lười suy nghĩ. Mà nếu không suy lý thì chẳng bao giờ tiệp cận vào triết học cả?!
“Trực ngôn nghịch nhĩ”, nếu tôi có nói thẳng khó nghe xin giáo sư thể tất và châm chước!
TRIẾT HỌC KHÔNG PHẢI LÀ TRI THỨC, CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ SỰ KHÔN NGOAN HAY TRÍ TUỆ. NÓ CHỈ LÀ SỰ THAO THỨC, TÌM KIẾM, TRA VẤN, KHẢO SÁT, PHÊ PHÁN TẤT CẢ NHỮNG THỨ ĐƯỢC “SẢN XUẤT,” “ĐÓNG HỘP,” VÀ DÁN NHÃN “CHÂN LÝ.” NGAY CẢ CÁI GỌI LÀ “TÍNH KHÁCH QUAN” CŨNG LÀ ĐỐI TƯỢNG PHÊ PHÁN CỦA TRIẾT HỌC! CỤM TỪ NÀY CHỈ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHE DẤU VÀ BIỆN MINH CHO SỰ CHỦ QUAN.
Vũ khí duy nhất của triết học là năng lực tư duy của LÝ TÍNH. Như Georges Gusdorf đã viết: “Công việc của lý tính trên hết là một yêu sách , yêu cầu, đòi hỏi sự trong sáng minh bạch minh nhiên: phận sự của mỗi một con người là đem lại trật tự cho vũ trụ bằng cách bứt nó ra khỏi sự rối loạn về vật chất, tinh thần, hay đạo đức, để tự mình giải thích cho chính mình, khiến cho cái cõi u minh nguyên thủy này được chuyển dời từ một thế giới hỗn mang mộng mị sang một cảnh giới phân minh trật tự rõ ràng đâu ra đó. Thiên chức của một triết gia cũng chỉ là một trường hợp đặc thù của cái thiên chức chung đó, cái thiên chức kêu gọi ai ai cũng phải hiện thực hóa, phải biến thành hiện thực, cái nhân tính, nhân loại tính, đã có sẵn nơi ta, và đang tồn tại quanh ta” (La tâche de raison est d'abord une exigence de lucidité: il appartient à chaque homme, pour son propre compte, d'ordonner l'univers en l'arrachant à la confusion matérielle, mentale et morale, pour le faire passer du chaos au cosmos. La vocation du philosophe n'est donc qu'un cas privilégié de la vocation qui appelle tout homme à réaliser l'humanité en soi, et autour de soi. Georges Gusdorf, TRAITÉ DE MÉTAPHYSIQUE (LUẬN VỀ SIÊU HÌNH HỌC Paris: Librairie Armand Colin, 1956, tr.15-16).
Mặc dù triết học, thông thường và căn cứ theo ngữ nguyên, vẫn thường được định nghĩa là “yêu mến sự khôn ngoan,” nhưng triết gia lại không phải là một kẻ KHÔN NGOAN chút nào! TRIẾT GIA LẠI CÀNG KHÔNG THỂ “KHÁCH QUAN”!
Thế nào là một kẻ “KHÔN NGOAN”?
“KHÔN NGOAN” là chân dung trí thức phổ biến của con người thời đại, Đông cũng như Tây, toàn cầu. Về phương diện trí tuệ, họ chẳng có một lập trường gì rõ rệt, cũng chẳng bao giờ hao tốn năng lực suy tư gì cho mất công, mặc dù trên tay lúc nào cũng cầm chặt một cuốn sách triết nào đó. Đó là những kẻ, nói theo ngôn ngữ của Nietzsche, “đào huyệt chôn Thượng Đế,” nhưng lại luôn mồm rêu rao “đạo nào cũng tốt” để tránh khỏi công việc nặng nhọc là phải nghiên cứu tôn giáo. Thường thì loại người này chẳng hề làm ai mất lòng, thậm chí được nhiều người yêu mến, các đại học đầy rẫy loại giáo sư “KHÔN NGOAN” này, vì chẳng đụng chạm ai, không bao giờ phê phán bất kỳ cái gì. Những con người này luôn luôn ẩn nấp đàng sau TÍNH KHÁCH QUAN. ĐÂY LÀ PHẢN ĐỀ TOÀN DIỆN, nhưng không phải là đối thủ, của một triết gia, người luôn luôn “cà khịa” với toàn bộ thế giới. Trong khi tôn giáo và khoa học đưa ra câu trả lời, triết gia lại đặt câu hỏi. Khi Marx đưa ra “câu trả lời” ông không còn là một triết gia nữa mà đã biến thành “giáo chủ” cho một “tôn giáo” mới. Cho nên đối thủ của triết gia lại không phải là những con người hết sức KHÔN NGOAN và KHÁCH QUAN này. Đối thủ thực sự của triết gia chính là:
1-Những người tin rằng mình đã sở hữu, thậm chí độc quyền sản xuất và ban phát chân lý: các chuyên gia của Bộ Giáo Dục, những nhà khoa học tất bật trong phòng thí nghiệm và các cuộc hội thảo khoa học, cũng như những chính trị gia đang hăng hái dạy cho mọi người biết thế nào là lòng ái quốc.
2-Những người tin rằng mình khôn ngoan hơn, thông tuệ hơn, đạo đức hơn người khác: những nhà thần học, những tu sĩ, và giáo chủ các tôn giáo đủ loại.
KẾT LUẬN:
1-Triết gia không có “chân lý” hay “sự thông tuệ, ” “khách quan,” hay sự “khôn ngoan” để trao cho bạn. Thậm chí ông ta còn hoài nghi về sự tồn tại của “chân lý,” “tính khách quan,” hay “sự thông tuệ.” Đặc tính của triết gia, theo tôi, nằm ngay trong bản thân chữ PHILOSOPHIA của Hi Lạp mà tôi xin phép được diễn giảng theo ý riêng như sau:
P= PATIENCE & PERSEVERANCE= kiên nhẫn, kiên trì trong việc theo đuổi chân lý, cho dù không hề biết chắc liệu “chân lý” có thực sự tồn tại hay không.
H= HONESTY= trung thực với chính bản thân mình, không sống trong ảo tưởng “thiên tài, ta là thông tuệ đệ nhất thiên hạ.”
I= INTEGRITY= liêm chính về mặt trí thức, biết thì nói, không biết thì im lặng, không diễn kịch “thánh nhân.”
L= LOYALTY= trung thành với truyền thống tư duy khởi nguồn từ Hi Lạp, luôn có thái độ chất vất, tra hỏi, tinh thần hoài nghi lành mạnh.
O=OBSERVATION= luôn quan sát thế giới nhân văn xung quanh chúng ta để kiểm nghiệm những điều học được trong sách vở.
S=SOURCES= suối nguồn, kinh điển gốc. Phải nhớ rằng các giải thích hay bình giải, cho dù bắt nguồn từ những quyền uy học thuật, vẫn không thể thay thế tác phẩm gốc.
O=ORDER= trật tự trong tư duy, lập luận, vì hiểu rằng ngay cả trong những gì mà chúng ta thấy là sự hỗn loạn, vẫn tồn tại một thứ trật tự nào đó. Nhiệm vụ của triết gia là tìm kiếm cái trật tự đó.
P=PRUDENCE= thận trọng trong việc diễn dịch, suy luận, không bao giờ khẳng định mình đã nắm được chân lý tối hậu.
H=HISTORY & HISTORICITY= lịch sử, sử tính. Phần lớn những điều chúng ta xem là “chân lý” đều có sử tính của chúng. Phải đi theo gợi ý của BARTHES và FOUCAULT: truy nguyên nguồn gốc lịch sử của các hệ thống diễn ngôn, kể cả diễn ngôn triết học, để phơi bày tính huyền thoại của chúng.
I=INSIGHT= tuệ kiến, cái nhìn sâu vào hiện tượng được quan sát, sự thấu hiểu bằng trực giác, khắc phục các thiếu sót, ngây thơ của LÝ TÍNH (RATIONALITY).
A=ALL-EMBRACING VISION= tầm nhìn bao quát, rộng mở, không sa vào qui giản luận (reductionism) của các ngành chuyên môn hẹp, tự làm đui mù bằng các số liệu cụ thể.
2-Nếu bạn lại muốn một câu “trả lời” hay một “đáp án” đơn giản, trong sáng, gọn gàng, và “khách quan” cho những vấn đề trong đời mình, có một số địa chỉ khác, không phải là triết học, rất được ưa chuộng xin được giới thiệu: chính phủ, quân đội, công an, chính trị, khoa học, tôn giáo, tư vấn tình yêu và hôn nhân. (DND).
(Photo: Trái qua: Dương Ngọc Dũng, Phạm Việt Cường, Hoàng Chính Nghĩa, Nguyễn Hữu Liêm, 2018, SG).
Một tạp chí triết học ở hải ngoại bằng tiếng Việt vừa tục bản sau khoảng trên hai thập niên ra mắt, từ phiên bản xuất bản trên giấy trước đây chuyển sang dạng tạp chí mạng (online) ngày nay, đó là Tập San Triết học và Tư tưởng vừa được giới thiệu với độc giả trở lại vào đầu hạ tuần tháng Bảy.
Nhân dịp này, hôm 22/7/2021, BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với một số thành viên Ban biên tập, đó là Giáo sư Nguyễn Hữu Liêm - Chủ biên, Tiến sỹ Dương Ngọc Dũng - Chủ bút, Như Hạnh, tức Giáo sư Nguyễn Tự Cường - Cố vấn học thuật và Tiến sỹ Nguyễn Lê Tiến - Giám đốc điều hành & kỹ thuật.
BBC: Với số đầu tiên của Tập San Triết học & Tư tưởng tục bản vừa tái ra mắt độc giả, xin các ông vui lòng cho biết vì sao có quyết định 'tái xuất' này sau trên hai thập niên 'vắng bóng'?
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Cám ơn BBC tiếng Việt. Mặc dù đã hơn 20 năm đình bản, nhưng những anh em trong Ban biên tập vẫn nuôi hoài bão về một tạp chí chuyên ngành về triết học và tư tưởng. Nhìn lui, nhìn tới từ trong nước ra hải ngoại, chúng tôi vẫn chưa thấy một tạp chí chuyên ngành như anh em mong đợi. Khoảng trống học thuật về triết và tư tưởng vẫn còn đó, thêm vào những tiến bộ kỹ thuật hiện đại, đã cho chúng tôi cơ hội tái xuất hiện.
TS. Nguyễn Lê Tiến: Khi có đề nghị "tái xuất" thì các bạn quyết định rất nhanh là "phải làm", chỉ trong vài ngày. Chứng tỏ, mọi người đã có hoài bão này từ lâu. Hoài bão này, tôi nghĩ , cũng là mong muốn chung của trí thức Việt Nam là góp phần xây dựng triết học, tri thức... cái mà chúng ta đang rất thiếu.
BBC: So với Tập san in giấy trước đây, về hình thức, nội dung, tôn chỉ, nguyên tắc, tiêu chuẩn và đường hướng biên tập của tạp chí ngày nay theo quý vị có điểm gì (nếu có) chính yếu đổi mới hay không và thế nào?
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Dĩ nhiên về hình thức thì nay là những ấn bản báo mạng. Nay chúng tôi không phải mang gánh nặng in ấn và phát hành giấy. Dù sao, chúng tôi cảm thấy là một tập san "cứng" vẫn có gì đó hay hơn về thẩm mỹ và tính trang trọng, nó cho người đọc cảm giác thú vị khi cầm trên tay cuốn tập san.
Về tôn chỉ, đường hướng và nội dung thì vẫn như cũ. Chúng tôi chỉ chọn đăng những bài nào đạt tiêu chuẩn học thuật, và không đặt giới hạn vào lãnh vực hay chiều hướng tư tưởng.
Mục tiêu chính trị và tự kiểm duyệt?
BBC: Tập san có đặt ra mục tiêu chính gì không, như về chuyên môn, học thuật, tiếp cận độc giả, hay có mục tiêu chính trị, xã hội nào khác?
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Tập san không có mục tiêu chính trị. Đây là một tạp chí chuyên ngành nhằm thiết lập một diễn đàn học thuật sâu và chuyên cho các học giả, triết gia về triết học và tư tưởng có nơi để quảng bá tư tưởng và quan điểm chuyên môn, và cho độc giả Việt ngữ có dịp tiếp cận với tư duy của các chuyên gia ngành triết.
Nếu nó có một tác dụng nào đó tới bình diện xã hội trong vòng độc giả tiếng Việt thì tất cả đều là gián tiếp và lâu dài trên con đường tiến hóa chung của con người Việt Nam và tiếng Việt. Nhưng đó là chuyện khó có thể tiên liệu hay dự đoán - và cũng không nằm trong chủ trương của chúng tôi.
BBC: Tập San và Ban Biên tập có tự cảm thấy có 'vùng cấm' nào không, có 'tự kiểm duyệt' hay không? Làm thế nào để tiếp cận độc giả và được chấp nhận cả ở hải ngoại lẫn tại Việt Nam? Ban Biên tập có gì e ngại không, chẳng hạn chủ đề, vấn đề, tác giả, tiếng nói gây tranh cãi (chính trị, học thuật)? Có e ngại về kiểm duyệt hay e ngại trong quan hệ với chính quyền ở quốc gia nào đó, như với chính quyền và đảng Cộng sản ở Việt Nam chẳng hạn?
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Không có vùng cấm và không có tự kiểm duyệt. Ý muốn có một tập san học thuật chuyên ngành độc lập, không bị quản lý bởi một cơ quan hay định chế nào, hay giới hạn định hướng tư tưởng nào, là một trong những lý do để chúng tôi cho xuất bản TRIẾT.
Nhờ với cơ năng Internet liên mạng toàn cầu thì độc giả trong nước, cũng như khắp thế giới có thể tiếp cận tập san này dễ dàng. Không có biên giới trong nước hay hải ngoại, tư tưởng hay tác giả. Tạp chí sẽ sẵn sàng đăng những bài viết về chính trị, xã hội nhìn từ góc độ triết học - nếu hội đủ tiêu chuẩn chuyên môn.
Mong là nhà nước Việt Nam sẽ không dựng tường lửa rào cản. Nếu có tường lửa thì sẽ là điều rất đáng tiếc. Xin nói thêm là chính cá nhân tôi, Nguyễn Hữu Liêm, ở những năm 1996-97, khi hai số đầu của TRIẾT vừa được phát hành ở Mỹ, tôi đã đích thân mang chúng về nước trao tặng các nhà tư tưởng, nhà giáo trong ngành.
An ninh tư tưởng có mời tôi lên làm việc, trao đổi hào hứng, và hình như họ thấy đây chỉ là một cơ sở học thuật chuyên môn, sâu và biệt, nên không có vấn đề - trong khi đó, tôi ngạc nhiên, họ rất dị ứng với các tạp chí văn chương hải ngoại.
Đảm bảo tính khách quan và tự do tư tưởng?
BBC: Làm thế nào để đảm bảo tính khách quan, chất lượng bài viết bên cạnh tự do tư tưởng và học thuật? Liệu đây sẽ là một Tập san đóng (với một nhóm 'thống trị' diễn đàn) hay sẽ là mở và chấp nhận nhiều tiếng nói, kể cả cạnh tranh, thách thức quan điểm, tầm nhìn của Ban Biên tập? Phương thức giải quyết và đường hướng xử lý của BBT như thế nào trước những vấn đề gây tranh cãi, thách thức, mới hay khó?
TS. Dương Ngọc Dũng: Nếu bạn lại muốn một câu "trả lời" hay một "đáp án" đơn giản, trong sáng, gọn gàng, và "khách quan" cho những vấn đề trong đời mình, có một số địa chỉ khác, không phải là triết học, rất được ưa chuộng xin được giới thiệu: chính phủ, quân đội, công an, chính trị, khoa học, tôn giáo, tư vấn tình yêu và hôn nhân.
Như Hạnh: Điều chính yếu là họ phải có sự thành thật và chính trực trí thức (intellectual honesty and integrity) chứ không phải là khách quan, bởi vì không có cái gì gọi là khách quan cả. Không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi người được.
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Chúng tôi mong có nhiều bài vở đến từ nhiều học giả khắc nhau, nhiều khuynh hướng, và sẽ không có nhóm nhỏ nào thống trị diễn đàn. Các số xuất bản cho đến nay đã chứng minh điều đó. Lần nữa, tiêu chuẩn là thuần học thuật chuyên môn. Nếu bài nào mà chỉ một người trong BBT nói không là bài sẽ không được đăng. Các thư độc giả phản biện đúng đắn sẽ được đăng vào mục Thư độc gỉả ngay từ các trang đầu - như chúng tôi đã làm ở các số trước.
TS. Nguyễn Lê Tiến: Tôi nghĩ, tri thức là vô tận, không một ai có thể nắm hết được. Vả chăng, chẳng có cái gì gọi là chân lý tuyệt đối cả. Lịch sử triết học là cả một chuỗi vô tận những tranh biện, phản biện. Chính những khác biệt đó soi sáng những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Triết học cần "trăm hoa đua nở". Dĩ nhiên cần phải là hoa.
Có 'khoảng cách' về triết ở Việt Nam và hải ngoại?
BBC: Ban Biên tập có định hướng, chương trình bài vở và mục tiêu cụ thể thế nào trong thời gian tới đây? Các chương trình, mục tiêu đó liệu có công khai không hay thế nào? Từ kinh nghiệm của số đầu tiên tục bản, có thể dự đoán gì về điểm khó dễ, thuận lợi, thách thức và cả cơ hội lớn nhất trong thời gian tới đây, có thể hình dung chính yếu gì về Tập san chẳng hạn trong 5-10 năm tới, nếu tạp chí vẫn tiếp tục hoạt động, về nội dung, phong cách, hình thức, tầm nhìn, đóng góp, vai trò v.v..?
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Khó khăn nhất là làm sao có đủ bài vở có chất lượng, đúng tiêu chuẩn cho mỗi số. Nhìn về tương lai gần, mong rằng TRIẾT sẽ được chấp nhận chính thức ở trong nước - như là một cơ sở học thuật chuyên nghành và sẽ được chính thức lưu hành trong các đại học và viện nghiên cứu cho sinh viên và học giả tham cứu, trích dẫn. Nếu có một đại học uy tín ở trong nước tiếp nhận TRIẾT và chấp nhận nó vào trong chương trình giảng dạy, hay là đây một tập san uy tín nơi để các học giả có thể đăng bài nghiên cứu của họ theo tiêu chuẩn học thuật quốc tế, và được công nhận như thế, thì đó là một điều hân hạnh.
BBC: Cuối cùng, xin quý vị vui lòng cho biết quan sát, cảm nhận của mình về nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, xuất bản và thảo luận triết học ở Việt Nam hiện nay ra sao, so với ở hải ngoại qua những gì quý vị biết, có gì khác biệt từ Việt Nam hay không? Có khoảng cách nào không và tại sao?
GS. Nguyễn Hữu Liêm: Về học thuật chuyên môn các ngành ở bậc đại học nhìn chung theo cá nhân tôi thì Việt Nam đang đi đúng hướng - dù là tốc độ và nội dung còn nhiều bất cập, nhất là về triết học. Khẩu hiệu của Đảng CSVN là sẵn sàng tiếp nhận đầy sáng tạo và đãi lọc những giòng tư duy khác.
Cá nhân tôi cũng đã nhiều lần về nước, Nam, Trung, Bắc, đến các đại học, cơ sở nghiên cứu nhà nước, giảng dạy, thuyết trình về triết học và cũng đã ra mắt các đầu sách về triết của tôi.
Vấn đề là tùy năng lực và tư duy của các giáo sư chuyên ngành khi quyết định giảng dạy triết học Tây phương đa diện - đôi khi không vì lý do tư tưởng mà là những lý do khác.
Lần nữa, chúng tôi không thấy một biên giới nào giữa trong nước và hải ngoại. Cả một thế hệ sinh viên Việt đang khao khát học hỏi và tiếp cận triết bằng Việt ngữ, TRIẾT mong được đáp ứng phần nào cho khát vọng đó.
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.