Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng-Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng-Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

09/02/2019

Xuất hành đầu năm : ngang qua Bình Giang, đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt

Chúng tôi chọn phương án đi theo hướng qua Hưng Yên rồi xuống Hải Dương. Một thử nghiệm vào chuyến xuất hành đầu năm, thay đổi cách đi quen thuộc xưa nay.

Rồi cứ thế mà xuôi đến Kẻ Sặt danh tiếng. Một vùng công giáo từng có thời gọi là "đạo ba toong" (đạo của cái gậy ba toong, chỉ thời các cha phương Tây mang tư tưởng khá cao mạn).

Kẻ Sặt ngày xưa đã thành ra thị trấn Kẻ Sặt (thuộc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Cũng không xa khu làng Mộ Trạch cũng danh tiếng không kém.

Mà đi ngang qua đó, hẳn cần đọc nhanh địa chí Kẻ Sặt.

11/03/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : nhà thư pháp quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng với vùng đất Trấn Biên (1)

Nếu so sánh để chọn một trong hai, tức hai dòng thư pháp Việt Nam đương đại, thì mình chọn thư pháp quốc ngữ, mà không chọn thư pháp Hán Nôm.

Thư pháp Hán Nôm đương đại thì nói sau. 

Hôm nay, trong mục Văn nghệ Thứ Bảy, sẽ đề cập đến thư pháp quốc ngữ với một gương mặt tiêu biểu của giới trẻ phía Nam hiện nay, là họa sĩ - thư pháp gia quốc ngữ Nguyễn Quốc Trọng.

Hình như câu chuyện ấn tượng đầu tiên chúng tôi nói với nhau, ở lần gặp mặt đầu tiên, là về văn phòng đại diện của hãng Bitis (Bình Tiên) ở thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Về ngôi chùa Đại Phật tự ở gần (đã viết về chùa này từ 2012, ở đây), và về tiệm cơm Việt Nam ở không xa đó.

17/05/2014

Để tham khảo : Thiệt hại của các công ty, cơ quan Nhật Bản do bị đập phá các năm 2010 và 2012, không được Trung Quốc đền bù nghiêm túc

Trung Quốc và Đài Loan đều cùng đưa ra yêu cầu phía Việt Nam phải đền bù cho những thiệt hại mà khối doanh nghiệp của hai nước này đã hứng chịu do bị đập phá thời gian vừa qua (ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh,...). 

Trung Quốc vẫn chỉ coi Đài Loan là một tỉnh của mình, tức tỉnh Đài Loan, chứ không công nhận là quốc gia ngang cấp, nên mọi phát ngôn chính thức của Trung Quốc vẫn tỏ vẻ khinh miệt. Chẳng hạn, nếu gọi ai đó là Bộ trưởng của Bộ gì đó thuộc Đài Loan thì Trung Quốc đều "dìm hàng" bằng cách cho luôn vào trong ngoặc kép (như "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao", "Thứ trưởng Bộ Ngoại giao",...).

Phía Nhật Bản, tựa như mách nước cho Việt Nam, đã đưa một vài nét chính về việc Trung Quốc chầy bửavô trách nhiệm trong đền bù cho Nhật Bản do cũng đập phá tương tự vào năm 2010 và 2012. Nguyên nhân các vụ đập phá kinh hoàng đó cũng bắt đầu từ tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Đập phá ở Bình Dương (5/2014)
Rất đau lòng là chúng ta cũng chỉ luẩn quẩn hệt như những chàng AQ bên làng Mùi mà thôi. Không hơn gì. Đáng hổ thẹn.

Nhưng trót ra rồi. Thì đành thế thôi. Phải đền bù là đáng rồi.

Tuy vậy, Nhật Bản tỏ ra bất bình (xem bài báo dưới đây, của tờ Sankei), ở chỗ: Trung Quốc đã vô trách nhiệm và chầy bửa với các thiệt hại lớn hơn nhiều lần do dân chúng Trung Quốc gây ra vào năm 2010 và 2012, thì bây giờ, cũng chính là Trung Quốc ấy lại lên mặt, cao giọng hùng ngôn liên tục, suốt mấy ngày qua, đòi Việt Nam đền bù.

29/04/2014

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Khởi viết từ 23/4/2014

Chúng tôi lại đang du lãng vùng Bến Nghé, Gia Định, Đồng Nai. Dự tính tới cả Châu Đốc và Tây Ninh.

Lịch làm việc quá sít sao, không lảng đi cà phê cà pháo riêng tư đây đó được. Thời tiết quá khác nhau giữa hai miền đất nước. Hà Nội thì ẩm ướt và mưa liên tục. Còn Sài Gòn thì nắng như thiêu, rất nóng và rất khô, mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng.