Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn việt-nam-cộng-hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn việt-nam-cộng-hòa. Hiển thị tất cả bài đăng

09/04/2022

Học giả nhà văn Nguyễn Sỹ Tế (1922 - 2005)

Gần đây, tôi mới biết Nguyễn Sỹ Tế là thuộc vào gia tộc có nhà đông y Nguyễn Sĩ Lâm. Một gia tộc gắn bó với đông y.

Tôi cũng mới nhận một tập thơ viết thuần bằng tiếng Pháp của Nguyễn Sỹ Tế in tại USA vào năm 1997 (quà gửi tặng của con cháu gia tộc Nguyễn Sĩ ở Nam Định). Lúc đó, Nguyễn Sỹ Tế cho in tập thơ này và giữ bản quyền, ở bên trong tựa như có chữ kí của ông.

Bài giới thiệu đầu tiên về Nguyễn Sỹ Tế là của Viên Linh.

17/03/2022

Lại về vua đạo văn của Sài Gòn trước đây Hoàng Trọng Miên - ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam

Sài Gòn trước năm 1975 có mấy vụ đạo văn nổi tiếng. Trong đó, vụ Hoàng Trọng Miên còn gắn với giải thưởng quốc gia (Việt Nam Cộng hòa), mà một người trong cuộc của vụ này là nhà văn Thế Phong (dịch giả Đường Bá Bổn) đã ở tuổi 90 hiện đang ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc lại ở đây.

Khi tôi đưa những dòng này lên Giao Blog, hẳn chỉ ít phút nữa, cụ Thế Phong sẽ đọc được. Cụ vẫn duy trì trang blog văn học của riêng mình, vẫn lướt web hầu như hàng ngày.

Bây giờ là ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam về một tác phẩm khác của Hoàng Trọng Miên, là cuốn Đệ nhất phu nhân viết về bà Trần Lệ Xuân trong gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo Nguyễn Hồng Lam, ông Hoàng Trọng Miên đã bịa tạc đến mức bỉ ổi trong Đệ nhất phu nhân.

29/07/2021

Nghĩ lại về "Nghĩa tử là nghĩa tận" với những chuyện về Gò Công trước 1975

Ở Gò Công bây giờ, có nhiều địa điểm thú vị mà du khách tới thì nhất định sẽ ghé thăm: khu vực lăng mộ Trương Công Định, ngôi nhà cũ của tác giả tiểu thuyết Tố tâm, khu từ đường của dòng họ Phạm đã sản sinh ra bà hoàng Từ Dũ,...

Bây giờ, bài dưới đây là về Gò Công trước năm 1975 - có những nhân vật và những câu chuyện đã bị quên lãng. Ý nghĩa của câu "nghĩa tử nghĩa tận" được nhìn lại từ những câu chuyện như vậy.

11/12/2019

60 năm bóng đá Việt Nam ở SEA Games : 2 lần vô địch (1959, 2019)

Trong giải đấu khu vực SEA Games, tính đến đêm ngày hôm nay Thứ Ba ngày 10 tháng 12 năm 2019, Việt Nam đã có hai lần vô địch ở môn bóng đá nam.

Lần đầu là năm 1959 (lúc đó là đội bóng của quốc gia Việt Nam Cộng hòa).

Lần thứ hai là hôm nay, năm 2019 (đội bóng của quốc gia Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).

Đáng nhớ là ở năm 2019 này, tức SEA Games lần thứ 30, Việt Nam vô địch cùng một lúc cả bóng đá nam và bóng đá nữ.

28/04/2018

Chung dòng máu, cùng ông tổ : về việc giỗ vua Hùng năm 1958 ở miền Nam

Lùi thời gian lại 60 năm trước.

Mối hoài niệm về việc cùng chung một ông tổ, cùng chung một dòng Lạc Hồng, là bầy con của Rồng và đám cháu của Tiên. Thời buổi chia đôi sơn hà, không phải người trong cùng một nước, dù tất cả đều là cháu chắt mẹ Âu Cơ.

02/11/2017

Đọc tham khảo: Ngô Đình Diệm (1901-1963) từ góc nhìn của một người Nam Bộ (bài Lê Nguyễn)

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, trên Giao Blog, từ lâu đã thấy góc nhìn của ông Nguyễn Đắc Xuân (Huế) phê phán phong trào "hoài Ngô". Xem lại ở đây (tháng 1 năm 2015).

Nguyễn Đắc Xuân viết:

15/04/2015

16 tấn vàng và anh Duyệt

Thật sự thì tới khoảng năm 2006, hoặc sớm hơn nữa, trên phương diện thông tin chính thức, sự thật về 16 tấn vàng đã bắt đầu được công khai. 

Sự thật đó là: chính quyền cách mạng đã giữ được 16 tấn vàng đó, chứ không phải đã bị ông Nguyễn Văn Thiệu mang đi mất khi bỏ chạy.


Nhiều bài trên các báo chính thống trước đó cũng đã nói về anh Duyệt. Một nhân chứng cho sự kiện 16 tấn vàng này.

25/09/2014

Ngô Tổng thống của VNCH đi xem triển lãm CCRĐ - 4

Có thể xem lại phần 1 (ở đây), phần 2 (ở đây) và phần 3. Nên đọc phần 1 trước nhất, để thấy được tổng quan của CCĐĐ mà Ngô Tổng thống đã cho thi hành.

Bây giờ thử xem không gian triển lãm mà Ngô Tổng thống đã tới. Đại khái cũng là tranh ảnh, áp-phích được trưng ra.

14/09/2014

Ngô Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất - 1

Hôm trước, đã nói về sự kiện Hồ Chủ tịch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi thăm triển lãm Cải Cách Ruộng Đất vào tháng 9 năm 1955, ở phố Bích Câu (xem lại ở đây). Ảnh chụp lúc cụ tới triển lãm và nhận sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách.