Mình đã chú ý tới chùa Ngọc Hoàng từ lâu. Có nhắc tới chùa này trong một bài đã in năm 2014 (sẽ tìm lại sau).
Mình chú ý, là bởi: đó là địa điểm thú vị, gắn với sự ra đời của một số tôn giáo mới ở Nam Bộ. Bây giờ cũng vẫn thấy. Bởi đó là "chùa", mà cũng là "đền", cũng là "đạo quán". Vừa đậm chất Hoa, mà cũng biểu hiện rõ chất Việt Nam Bộ. Đại ý: muốn thấy Nam Bộ, thì không thể không tới chùa Ngọc Hoàng một lần.
Đó là thú vị.
Còn bất ngờ, thì là thiên hạ bây giờ đang thế. Cả làng bất ngờ là vì sao bác Obama lại tới thăm chùa Ngọc Hoàng.
Dưới là một ít sưu tập xung quanh thời điểm bác Obama tới thăm Việt Nam, tháng 5/2016.
Đã thấy thư của bác Tương Lai (tư liệu số 2). Mà bác dẫn lời học giả Cao Huy Thuần (về bác Cao, đã có một ít tư liệu, ví dụ ở đây).
---
7.
6.
https://www.facebook.com/thien.huynhduc.1/posts/10153415695051537
7.
Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã đến thăm chùa Ngọc Hoàng. TS. Dương Ngọc Dũng, Giảng viên khoa Triết học Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM vinh dự là người giới thiệu của Tổng thống Obama tại đây. Cổng thông tin điện tử xin giới thiệu toàn văn bài phỏng vấn TS. Dương Ngọc Dũng của báo điện tử Zing.vn.
Người hướng dẫn ông Obama ở chùa Ngọc Hoàng kể gì?
Giáo sư tôn giáo học Dương Ngọc Dũng chia sẻ với Zing.vn hành trình trở thành người giới thiệu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại chùa Ngọc Hoàng.
- Theo ông, tại sao chùa Ngọc Hoàng lại được chọn để trở thành điểm đến của Tổng thống Mỹ?
- Tôi đánh giá sự chọn lựa đó là hoàn toàn đúng đắn. Điều thứ nhất, chùa Ngọc Hoàng nhỏ, việc bảo vệ tổng thống khá dễ dàng. Nếu chọn ngôi chùa quá to như Vĩnh Nghiêm thì lực lượng đặc vụ không đủ để để bao phủ toàn bộ từ bên trong bên ngoài. Ở chùa Ngọc Hoàng thì rất gọn, tổng thống đứng ở giữa, xung quanh là đặc vụ, hai bên là nhà báo quốc tế và Việt Nam. Trước mặt là bàn thờ, không ai có thể ẩn nấp ở những chỗ như vậy.
Tôi và đặc vụ Mỹ đã làm việc suốt ba tuần trước chuyến viếng thăm của tổng thống Obama. Họ vào kiểm tra kỹ đến tận thùng rác. Thấy thùng cao, họ bỏ luôn vì sợ có người nấp được bên trong. Thùng phước sương, thùng công đức cũng được mở ra xem. Họ làm việc rất kỹ. Việc đó cho thấy sự lựa chọn ngôi chùa là đúng. Vì ngôi chùa rất bé, bảo vệ dễ hơn. Chùa không có chỗ ẩn nấp.
Giáo sư Dương Ngọc Dũng giải thích cho TT Obama về ý nghĩa của việc thắp ba cây nhang. Ảnh: Hải An. |
Điểm thứ hai, xung quanh chùa chỉ có mấy hộ dân, việc nhờ người ta di dời tạm thời buổi chiều, đóng cửa lại rất dễ. Đường Mai Thị Lựu cũng khá nhỏ, nối Bùi Hữu Nghĩa và Điện Biên Phủ, lực lượng an ninh khoá hai đầu rất đơn giản. Tôi cho rằng, đó là lựa chọn khôn ngoan của phía Mỹ. Sư thầy Thích Minh Thông trụ trì của Ngọc Hoàng cũng là một Việt kiều, có thời gian sống ở Mỹ. Tôi cũng học ở Mỹ về, chừng đó lý do để ráp lại thành một lựa chọn hoàn chỉnh.
- Ông đã phải chuẩn bị những gì trước giờ Tổng thống Obama ghé thăm chùa Ngọc Hoàng?
- Trong suốt ba tuần làm việc trước đó, họ đều nói với tôi là: “Giáo sư, ông đừng nên hi vọng quá nhiều về việc này. Mọi thứ có thể thay đổi. Ông không được nói với ai hết trừ vợ ông. Chúng tôi vẫn thường thay đổi vào giờ chót”.
16h Tổng thống Obama ghé chùa thì đến 10h30 họ mới thông báo chắc chắn tôi là người được chọn làm hướng dẫn viên. Ngay lập tức, tôi phải chạy tới họp ngay với an ninh và mật vụ, họp xong lại đến chùa để kiểm tra lần cuối cùng. Họ làm việc nghiêm ngặt từng giờ từng phút một. Đến 14h45, tôi phải có mặt ở chùa Ngọc Hoàng để đón Tống thống.
Thực tế, họ đã bố trí phương án dự phòng. Trong trường hợp tôi không thể thực hiện tốt hoặc có vấn đề về tâm lý, họ sẽ thay thế tôi bằng một chuyên gia Phật học người Mỹ, hiện đang giảng dạy và làm việc tại Đài Loan.
Trợ lý đặc biệt của ông Obama nói với tôi: Dũng, ông là người duy nhất ở đất nước này tiếp cận Tổng thống gần như vậy, trong thời gian lâu như vậy trong khi ông không phải là quan chức gì hết.
- Vậy, người hướng dẫn của Tổng thống Obama đã làm việc như thế nào trong khoảng 10 phút ông ghé thăm chùa?
- Theo kế hoạch của bên an ninh, tôi đứng đợi gần tượng hộ pháp ở sân chùa. Họ lấy băng nhựa đánh dấu chỗ, dặn kỹ không được vươn người nhìn ra hay có hành động nào tương tự. Tôi đứng đó, khi tiếng reo hò như trong một trận bóng đá từ bên ngoài vọng vào, tôi biết tổng thống đã đến. Năm phút sau, tôi thấy Tổng thống Obama đã đứng bên cạnh.
Tôi cũng căng thẳng, xúc động. Ấn tượng ban đầu là ông ấy quá cao lớn.. Tôi đứng sững sờ mất mấy giây. Tổng thống quá khác với hình ảnh tôi đã nhìn trên phương tiện truyền thông.
GS Dương Ngọc Dũng và sư trụ trì Thích Minh Thông bên cạnh TT Obama tại chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Hải An. |
Tổng thống bắt tay nói: "xin chào, vui được gặp ông." Tôi nói: "chào mừng tổng thống đến Việt Nam và đến thăm chùa Ngọc Hoàng." Trợ lý của tổng thống cũng tới giới thiệu tôi là giáo sư tôn giáo học và sư trụ trì Thích Minh Thông của Chùa Ngọc Hoàng.
Khi trợ lý nheo mắt ra hiệu, tôi bắt đầu giới thiệu: Đây là ngôi chùa theo phái Hoa tông được xây vào cuối thế kỷ 19. Ông Obama hỏi một câu ngắn gọn: “when?” (khi nào?). Tôi nói: năm 1894. Khi tôi giới thiệu về lịch sử ngôi chùa, Tổng thống Obama lắng nghe và bày tỏ ông thấy rất thú vị.
Khi bước vào chính điện của chùa, ý của sư thầy Thích Minh Thông là Tổng thống Obama có thể đi vào bằng cửa chính. Nhưng ông Obama nói rằng mọi người đi như thế nào, ông sẽ đi đúng như vậy. Tổng thống đi từ cửa bên trái, đi qua bàn thờ Phật Thích ca đến thằng bàn thờ Ngọc Hoàng.
Trước đó, đặc vụ nói nếu tổng thống muốn thắp nhang thì có được không? Tôi nói, tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa. Do vậy, tôi đề nghị tổng thống chỉ nên cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng với tôn giáo khác. Còn nếu tổng thống muốn thắp nhang thì sẽ nhờ sư thầy Thích Minh Thông. Việc này thực hiện đúng theo kịch bản.
Khi đó tổng thống Obama hỏi tôi ý nghĩa của ba cây nhang. Tôi nói: Nhang là tượng trưng cho tinh, khí và thần. Phải giữ lửa liên lục như là nguồn sống, do đó, đền chùa thường phải đốt nhang cả ngày.
Tiếp đó, tổng thống Obama đi ra cửa phụ bên phải để thăm tượng Phật. Tôi giải thích cho ông ấy ý nghĩa của Phật Thích ca, nguồn gốc ra đời của Đức Phật… Khi kết thúc, tổng thống Obama mói lời cảm ơn về những lời giải thích thú vị của tôi. Tôi cũng bày tỏ sự cảm ơn vì đã dành cho tôi vinh dự được làm người hướng dẫn.
- Có kỷ niệm nào thú vị trong buổi hướng dẫn đó?
- Theo quy định của trợ lý, khi tổng thống bước đi, tôi phải đếm từ 1 đến 8 giây mới bước theo. Tôi có hỏi lý do thì người trợ lý giải thích rằng: về nguyên tắc, phải giữ khoảng cách, tuyệt đối không đụng vào người tổng thống, không được trao quà, tặng quà, hay gợi ý chụp hình trong bất cứ trường hợp nào. Khi ra đến cổng, tổng thống đột ngột đứng lại, xoay qua nhìn ông thổ địa. Ông chỉ hình thổ địa hỏi, tôi nói đó là ông thổ địa, là thần tài. Sau đó chỉ sang môn thần, tôi nói đó là người canh cửa, để ma quỷ không vào nhà.
Chùa Ngọc Hoàng là nơi đầu tiên TT Obama ghé thăm khi đến Sài Gòn. Ảnh: Hải An. |
Khi đến hồ nuôi rùa, ông Obama hỏi ý nghĩa của loài rùa. Tôi nói: Rùa tượng trưng phật linh sống lâu ngàn tuổi, thông thái, quyền lực trong vũ trụ. Thời xưa mai rùa được dung làm quẻ bói. Vai trò của phật linh gắn liền với tiên đoán, bói toán, ma thuật. Nếu không có âm phù dương trợ thì con người không thể thành công trên con đường học vấn.
- Trở thành người hướng dẫn cho Tổng thống Mỹ Obama có ý nghĩa như thế nào với ông?
- Khi gặp, tôi giới thiệu mình là Dũng, ông nói: "Ồ Professor Dũng, ông đọc đúng tên với đúng dấu ngã và bắt tay tôi rất chặt." Ông hiểu công việc người khác làm cho mình rất nặng nề, căng thẳng. Khi tổng thống đứng trong chùa, tôi lùi ra sau một chút thì tổng thống gọi tôi đứng gần. Ông hiểu đây là vinh dự của mình chứ không phải của ông.
Trên đường đi ra khỏi tam quan, cô trợ lý trượt chân lảo đảo. Ông Obama nhanh chóng đỡ cô ấy và nói những lời động viên. Hành động an ủi động viên đó thì cô ấy có làm việc cả đời với ông ấy cũng vui lòng. Tổng thống Obama là người có khả năng kết nối nhanh bằng chính sự rộng lượng, hào phóng như vậy, ông chinh phục người khác ngay lập tức. Không phải sự ngẫu nhiên khi ông Obama vươn từ địa vị xã hội thấp như vậy lên làm tổng thống, tôi cho rang một phần là thiên bẩm nhưng một phần là học tập và rèn luyện.
Tổng thống Obama: Tôi thích con gái
Khi tôi đang giải thích về Quan Âm, Tổng thống Obama hỏi tôi: "Hầu hết mọi người đến đây cầu xin điều gì?" Tôi nói chùa này nổi tiếng cầu con. Người hiếm muộn thường đến đây cầu xin và họ hay xin con trai vì tâm lý người Việt Nam thích con trai hơn. Đôi khi có con gái rồi, họ đến đây để cầu xin con trai nữa. Ông Obama bật cười nói: "I like daughters" (Tôi thích con gái). Tôi nói: "Me too" (Tôi cũng vậy).
Có tờ báo đăng trụ trì Thích Minh Thông gợi ý với Tổng thống Obama rằng ông hãy cầu xin một đứa con trai đi. Thông tin đó hoàn toàn sai sự thật. Tôi là người trong cuộc và sư thầy Thích Minh Thông không nói câu gì trong suốt hôm đó. Tôi là người giới thiệu về toàn bộ ngôi chùa từ đầu đến cuối, cũng hiểu rất rõ bối cảnh tại sao Tổng thống Obama nói câu đó. Tôi cảm thấy cần phải giải thích rõ để mọi người hiểu và không trách lầm thầy Thích Minh Thông.
Ông Dương Ngọc Dũng tốt nghiệp Thạc sĩ khoa Đông Á học tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 1995, tốt nghiệp Tiến sĩ khoa Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001, tốt nghiệp MBA của United Business Institute (Bỉ) năm 2007.
Nguồn: http://news.zing.vn/
http://hcmussh.edu.vn/?ArticleId=c615d05e-5839-4869-93a7-14ff401be7b2
6.
Vấn đề tại sao Tổng thống Obama chọn chùa Phước Hải (Ngọc Hoàng) để viếng thăm sẽ nói ở stt sau. Status này nói vế thứ 2: Ai là người trực tiếp làm hướng dẫn viên cho Ngài Tổng thống? Không ai khác đó chính là TS. Dũng Ngọc Dương - Giảng viên Khoa Triết học Trường tôi (Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP.HCM).
Nhân việc Thầy Dũng được "Chọn mặt gửi vàng" cho sự kiện quan trọng này, xin giới thiệu đôi nét về thầy. Để qua đó có thể hiểu: Tại sao thầy được chọn làm người giới thiệu cho TT Obama.
"Ông Dương Ngọc Dũng tốt nghiệp Thạc sĩ khoa Đông Á học tại Đại học Harvard (Mỹ) năm 1995, tốt nghiệp Tiến sĩ khoa Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001, tốt nghiệp MBA của United Business Institute (Bỉ) năm 2007.
Ông là một trong số ít những tiến sĩ ở Việt Nam có kiến thức uyên bác về triết học, tôn giáo học, Đông phương học, ngôn ngữ học, kinh tế học, quản trị học…
Những học trò của ông đang giữ những vị trí quan trọng trong các tập đoàn lớn ở Việt Nam, và một số là những tiến sĩ đang giảng dạy ở các trường đại học ở TP.HCM và Hà Nội. Ông cũng viết và biên soạn rất nhiều sách như Kinh dịch – cấu hình tư tưởng Trung Quốc, Triết giáo Đông phương, Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết của Michael Porter, Định vị thương hiệu, Những nhà lãnh đạo vĩ đại, Hạnh phúc…
Ngoài ra, ông cũng từng giữ những vị trí quản lý cao cấp, đào tạo và tư vấn cho những tổ chức lớn như Vạn Phát Hưng, Superbrain, Samsung, LG Vina, Tổng lãnh sự Mỹ, Bộ Kế hoạch & Đầu Tư, Bộ Tài chánh, Đài truyền hình Việt Nam, Tổng lãnh sự Singapore…
Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng cũng đã từng giảng dạy tại trường Wellesley College, Massachusetts. Đây là trường nữ sinh đứng vị trí thứ 2 ở Mỹ, và cũng là nơi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hilary Clinton đã từng học. Hiện nay, ông đang giảng dạy tại Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn và là Giáo sư các môn Quản trị Marketing, Quản trị Nhân sự, Quản trị xuyên văn hóa của Đại học Quản trị Paris (Paris Graduate School of Management). Ông còn giảng dạy tại các chương trình MBA của Đại học Bolton (Anh) và Đại học Northwestern (Thụy Sĩ) ở Việt Nam".
5.
Trở lại vụ lá thư của ông Tương Lai gởi TT Obama, hôm trước tôi có coi, bận bịu nhiều thứ không kịp góp ý kiến.
Tôi cho đây là việc làm hết sức bậy bạ. Ông Tương Lai, người viết thư đã bậy, ông Cao Huy Thuần cố vấn, lại càng bậy hơn. Bởi vì nó thể hiện việc kỳ thị chủng tộc đến mức bệnh hoạn. Tôi nghĩ là trong chiến tranh, chắc mấy ông này phải thù Mỹ không kém thù Tàu bây giờ.
Người Hoa cũng như người Việt, có người tốt người xấu. Lãnh đạo Bắc Kinh xấu nhưng đâu phải người Hoa ai cũng xấu ? Vả lại, chùa Ngọc Hoàng đã xây hàng thế kỷ. Cho dầu xây thì nó cũng trở thành văn hóa của Miền Nam.
Dân miền Nam, nhứt là dân Sài Gòn không hề kỳ thị chủng tộc. Đây là nơi tụ họp của "dân tứ xứ". Chùa chiềng ở miền Nam có đủ thứ. Chùa Miên, chùa của người Hoa. Mỗi bang, hội (Quảng đông, Triều châu) là có một chùa khác nhau. Nhà thờ của người Việt cũng vậy. Ra Hố Nai thì thấy mỗi xóm là mỗi nhà thờ khác nhau. Lại còn có nhà thờ của Ấn giáo, Hồi giáo…
Tất cả tín đồ sống hài hòa, chưa từng thấy có xung đột chủng tộc hay tôn giáo.
Nước Mỹ cũng như miền Nam, đều là nơi "đất lành chim đậu". Ông Obama, như người Sài Gòn, cũng là người "tứ xứ". Ngay cái tên của nước Mỹ « Hợp chúng quốc », đã nói lên việc này.
Ông Obama chọn chùa Ngọc Hoàng để thăm viếng là có một thông điệp. Đó là gì ? Đó là thuởng thức cái văn hóa đa nguyên và hài hòa trong xã hội miền Nam. Ở đây không có bất kỳ ai bị kỳ thị, bị phân biệt vì lý do nguồn gốc của họ.
Lá thư thể hiện một sự kỳ thị ghê gớm. Can thiệp vào sự lựa chọn của ông Obama cũng là một điều không phải phép.
Nếu trí thức mà còn có đầu óc hẹp hòi như vậy, dân miền Nam, dầu rộng lượng đến bao nhiêu cũng không thể dung chứa nỗi lá thư này !
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/1157057910992676
4.
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cau-noi-bat-ngo-cua-ong-obama-trong-chua-ngoc-hoang-20160524202144321.htm#first
24/05/2016 20:31
(NLĐO) – Trong chuyến thăm chùa Ngọc Hoàng (quận 1, TP HCM) chiều 24-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama Barack từ chối khi được một nhà sư đề nghị cầu 1 cậu con trai.
Ông chủ Nhà Trắng có 2 cô con gái là Malia và Sasha. Vì vậy, ông được một nhà sư tại chùa Ngọc Hoàng gợi ý cầu nguyện để sinh con trai.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ nhanh chóng trả lời: “Tôi thích con gái”.
Thông tin trên do hãng tin AP ghi lại.
Tổng thống Obama trong chùa Ngọc Hoàng. Ảnh: Reuters
Ông Obama cùng trụ trì chùa Ngọc Hoàng Thích Minh Thông. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Ông được biết đến là một người cha rất yêu thương con cái và chăm sóc vợ chu đáo. Hẳn mọi người vẫn còn nhớ bức ảnh ông Obama không quản đêm hôm và lịch trình dày đặc để ra sân bay đón phu nhân Michelle Obama. Ông cũng từng chia sẻ mình có thể sẽ khóc nếu phát biểu tại lễ tốt nghiệp trung học của con gái đầu Malia.
Chùa Ngọc Hoàng nơi nhà lãnh đạo Mỹ ghé thăm chiều 24-5 được xây dựng vào những năm 1900. Đây là điểm dừng chân đầu tiên của ông Obama khi đến TP HCM.
Tổng thống Obama trong chùa. Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama rời chùa. Ảnh: Reuters
P.Nghĩa (Theo AP)
3.
Thứ Ba, 24/05/2016 - 13:47
Tổng thống Obama thăm ngôi chùa cổ ngay khi đến Sài Gòn
Dân trí Ngay sau khi đặt chân tới TPHCM, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm một ngôi chùa nhỏ mang tên Ngọc Hoàng. Dành khoảng 15 phút tham quan tại đây, Tổng thống Obama tiếp tục tới khu Dreamplex gặp gỡ các doanh nghiệp trẻ.
>> Chùm ảnh Tổng thống Obama lên chuyên cơ Không lực Một rời Hà Nội
>> TPHCM siết chặt an ninh trước giờ Tổng thống Obama tới
Trực tiếp cuộc gặp gỡ của Tổng thống Obama với doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ TPHCM (Nguồn: White House).
17h, Tổng thống Mỹ rời chùa Ngọc Hoàng, lên đường tới khu Dreamplex (quận 1) và có cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo TPHCM, gặp gỡ các doanh nghiệp trẻ trong phong trào khởi nghiệp.
Tổng thống Obama gặp gỡ, trò chuyện cùng các doanh nhân trẻ tại TPHCM.
16h50', Tổng thống Obama tham quan trong chùa, chăm chú quan sát những chi tiết kiến trúc ấn tượng, đứng cùng sư trụ trì thắp hương tại chính điện. Sau đó ông trở ra, thân thiện vẫy tay chào mọi người và chuẩn bị rời đi.
Tổng thống Obama cùng sư trụ trì thắp hương tại Chính điện. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Obama vào thăm chùa Ngọc Hoàng.
16h40', Tổng thống Obama tới chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1, TPHCM, thong thả chiêm ngắm kiến trúc, bài trí tại đây.
Tổng thống Obama vào chùa Ngọc Hoàng. (Ảnh: AFP)
Phía bên ngoài chùa Ngọc Hoàng trước khi Tổng thống Obama đến.
16h20', đoàn xe đưa Tổng thống Obama rời khỏi sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm TPHCM.
Đoàn xe rời sân bay, được người dân hai bên đường chào đón nồng hậu.
16h20', Xe Tổng thống Obama rời sân bay.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới quận 1.
16h10', Tổng thống Obama bước xuống máy bay. Đại diện UBND TPHCM, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND TP chào đón ông Obama và tặng ông bó hoa hữu nghị.
Tổng thống Obama bước xuống chuyên cơ, giơ tay vẫy chào người dân TPHCM.
Bên ngoài sân bay người dân chờ đón đông nghẹt
Người dân hào hứng chờ đón ông Obama
15h36', lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất thông tin, chuyên cơ Không Lực Một chở Tổng thống Obama chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay.
Đoàn xe hộ tống đang vào vị trí
15h25', các phóng viên trong nước và quốc tế háo hức chờ máy bay của Tổng thống Obama hạ cánh. Thời tiết lúc này ở khu vực sân bay rất đẹp, gió nhẹ và không có nắng.
15h10', mọi chuyến bay thương mại đã ngưng cất và hạ cánh tại Tân Sơn Nhất. 1 chiếc máy bay màu trắng vừa đáp xuống sân bay lúc 15h14'. Đây có thể là chuyên cơ chở ngoại trưởng John Kenry. 15h18', đoàn xe chở phóng viên được ra khu vực tác nghiệp.
Chiếc chuyên cơ màu trắng vừa đáp xuống sân bay
Đoàn xe "khủng" đón Tổng thống Obama đã đến Sân bay Tân Sơn Nhất
14h50', các tuyến đường dự kiến đoàn xe của Tổng thống Obama đi qua đã được phong tỏa, cấm toàn bộ phương tiện.
14h30', TPHCM bất ngờ đổ mưa lớn, hàng trăm người dân vẫn kiên nhẫn tập trung gần chùa Ngọc Hoàng - TPHCM, nơi theo lịch trình Tổng thống Obama sẽ tới thăm sau khi đặt chân xuống TPHCM.
Cùng thời điểm này, tại Khách sạn Intercontinental Asiana Saigon tọa lạc ở ngã tư Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM - khách sạn dự kiến Tổng thống Mỹ sẽ nghỉ lại - lực lượng an ninh hai nước được bố trí dày đặc.
An ninh Mỹ bên ngoài cổng khách sạn
Trong khách sạn, mọi hoạt động đều được kiểm soát gắt gao.
14h20', cô gái trẻ nhận vinh dự tặng hoa Tổng thống Obama tại sân bay Tân Sơn Nhất đã tiến vào đường băng.
14h17', chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ Obama chính thức cất cánh bay vào TPHCM.
Tổng thống Obama vẫy tay chào Hà Nội, lên chuyên cơ vào TPHCM.
14h10', Đoàn xe đón Tổng thống tiếp tục qua cửa kiểm tra an ninh để tiến ra phi trường, nơi chuyên cơ chở Tổng thống Obama sẽ đáp xuống.
Hơn 13h, sau khi rời Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trên đường ra sân bay Nội Bài, Tổng thống Mỹ ghé thăm một khu chợ ở khu vực Mễ Trì, vui vẻ bắt tay chào hỏi người dân nơi đây.
Ông Obama chào hỏi bắt tay người dân. (Ảnh: AFP)
Tổng thống Obama và đầu bếp Anthony Boudain cùng thăm một khu chợ ở khu vực Mễ Trì. (Ảnh: AFP)
13h40', đoàn xe đón Tổng thống Obama đã đến, xếp hàng trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Vào vị trí sẵn sàng.
Chó nghiệp vụ được huy động.
Đặc vụ Mỹ "dàn quân" ở Tân Sơn Nhất
Ngoài đường Trường Sơn gần sân bay Tân Sơn Nhất, người dân TPHCM đội mưa chờ.
13h15', đoàn xe "khủng" đã rời Lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM, thẳng tiến về phía sân bay Tân Sơn Nhất.
Đoàn xe rời Lãnh sự quán Mỹ
Thẳng hướng về sân bay
Siêu xe "Quái thú" dành cho Tổng thống Mỹ
Tại sân bay, đông nghẹt PV đang chờ
Kiểm tra an ninh gắt gao.
13h10', ở "đầu cầu" Hà Nội, tại sân bay Nội Bài, phi cơ của Tổng thống Mỹ đã sẵn sàng. An ninh được thắt chặt, các chuyến bay thương mại đều phải dừng.
Tại sân bay Nội Bài, lực lượng phóng viên cũng tập trung rất đông.
Phi cơ sẵn sàng.
Đoàn hộ tống ông Obama rời Trung tâm Hội nghị Quốc gia sau bài phát biểu, đi lên đường trên cao.
Nhóm phóng viên
http://dantri.com.vn/xa-hoi/tong-thong-obama-tham-ngoi-chua-co-ngay-khi-den-sai-gon-20160524134643142.htm
2.
23/05/2016
Thư của Giáo sư Tương Lai gửi Đại sứ Mỹ
Tp Hồ Chí Minh ngày 22.5.2016
Kính gửi Ngài Đại sứ Ted Osius,
Đã từng quen biết và tin tưởng ngài qua những lần tiếp xúc với Ngài và với những quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn trao đổi với Ngài một vấn đề mà theo nhận thức của tôi là hết sức cấp bách và tế nhị vào dịp Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam và thăm TP Hồ Chí Minh.
Theo bản tin của BBC ngày 21.5.2016 về “Lịch trình của Tổng thống Obama ở Việt Nam”, dẫn lời của Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes khi đến Thành phố Hồ Chí Minh thì “ngay lập tức, Tổng thống sẽ đến thăm Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) để bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam”.
Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng về tin này. Vì sao các ngài lại chọn chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải tự) để Tổng thống đến thăm để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam"? Vậy “Chùa Ngọc Hoàng” có lai lịch ra sao?
Theo Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) thì:
“Ngôi chùa vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20 …Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là "Phước Hải Tự". Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy, v.v. Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng.”
Một ngôi chùa như vậy liệu có tiêu biểu cho “truyền thống văn hóa Việt Nam” không?
Đành rằng trong quá trình tiếp biến văn hóa, với sự giao thoa của văn hóa tín ngưỡng, những ngôi chùa Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của những kiến trúc của các ngôi chùa Ấn Độ, Trung Hoa, song bản sắc Văn hóa Việt Nam vẫn là nét chủ đạo trong các chùa cổ của Việt Nam. “Đất vua, chùa làng”, “trẻ vui nhà già vui chùa”, từ xa xưa khi Phật giáo giữ vị trí độc tôn, thì ngôi chùa làng không chỉ tọa lạc ở nơi linh thiêng có cảnh quan đẹp nhất của một làng quê mà còn tọa lạc ngay chính trong tâm hồn cả cư dân trong làng đó.
Bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam một phần lớn, nếu chưa muốn nói là nhân tố quan trọng nhất thường được hun đúc, nuôi dưỡng và phát huy từ những ngôi chùa đó.
Trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, với nhiều biến đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố, vai trò và ảnh hưởng của những điều vừa nói tuy không còn nguyên vẹn, nhưng ở những phần giá trị cốt lõi, thì những ngôi chùa muốn được xem là tiêu biểu của văn hóa Phật giáo Việt Nam vẫn phải giữ cho được. Ở giữa TP Hồ Chí Minh đương nhiên không có ngôi chùa làng, nhưng cũng không quá hiếm những ngôi chùa thuần Việt hoặc đậm sắc thái, tính cách Việt để có thể giới thiệu cho những ai muốn hiểu về “truyền thống văn hóa Việt Nam”.
Đó là thiển ý của chúng tôi muốn gửi đến ngài Đại sứ. Xin được nói thêm rằng, tôi vừa trao đổi nội dung thư này với giáo sư Cao Huy Thuần, một nhà nghiên cứu uyên bác về Phật giáo, tác giả của nhiều tác phẩm viết về đề tài này, hiện là giáo sư về ngành chính trị học tại Đại học Picardie, Pháp. Gíao sư Cao Huy Thuần đã hoàn toàn nhất trí với những ý kiến trình bày trong thư và muốn qua lá thư này, nhờ tôi chuyển đến Ngài Đại sứ ý kiến của ông.
Chúng tôi mong rằng, với trách nhiệm và sự hiểu biết khá kỹ về văn hóa Việt Nam, Ngài sẽ có sự can thiệp kịp thời về một sự kiện có thể sẽ gây nên những phản ứng khó lường. Đó là những phản ứng khi người Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm. Đặc biệt là những Phật tử khắp cả nước sẽ hết sức bất bình dẫn đến phẫn nộ khi ngôi chùa đang được ngộ nhận là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa truyền thống đáng tự hào của mình, ngôi chùa duy nhất được Ngài Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đến thăm để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam” lại “vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người Quảng Đông, Trung Quốc xây”, đang thờ nhiều “thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa”.
Sự bất bình dẫn đến phẫn nộ là điều dễ hiểu nhưng lại hoàn toàn có thể cởi bỏ chuyện đó một cách đơn giản với đầy đủ ý thức tôn trọng truyền thồng văn hóa của dân tộc Việt Nam, một dân tộc chưa hề biết cúi đầu.
Xin gửi đến Ngài Đại sứ lời chào trân trọng của chúng tôi.
Tương Lai,
Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt
Tác giả gửi BVN.
http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/thu-cua-giao-su-tuong-lai-gui-ai-su-my.html
1.
Cận cảnh chùa Ngọc Hoàng, nơi Obama dự kiến tham quan
22/05/2016 10:21 GMT+7
Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1 (TP HCM) có tuổi đời hơn một thế kỷ. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ngọc Hoàng có diện tích 2.300 m2, được xây dựng trong giai đoạn 1892-1900, kiến trúc theo kiểu đền chùa Trung Hoa
|
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa
|
Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Tại khu chánh điện có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đức Phật cùng các vị chư thần
|
Những liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án...được chạm trỗ tinh xảo bằng gỗ quý còn lưu giữ đến ngày nay
|
Chùa còn có một số tượng mang tính đời sống như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề cùng những tín ngưỡng dành cho phái nữ
|
Các bức tượng Nhị vị Song Án được chạm trổ tinh xảo
|
Hàng ngày, đông đảo người dân đến viếng, cầu nguyện bình an, may mắn
|
Vào chiều 21/5, nhân lễ Phật đản, các vị Hoà thượng, tăng, ni, phật tử cùng đọc kinh ở khu vực điện Quan âm
|
Những vị sư có công với chùa được đặt trang trọng nơi thờ tự
|
Bên trong chùa còn trang trí nhiều tranh tượng
|
Bên phải chánh điện thờ Đại tướng quân Thanh Long
|
Mái ngói màu xanh ngọc bích theo kiến trúc Trung Hoa vẫn còn bền vững với thời gian
|
Không gian trước sân chùa là nơi mọi người nghỉ nơi, tịnh tâm, tránh đi cái ồn ào, náo nhiệt vốn có của thị thành
|
Bên ngoài khoảng sân chùa còn nuôi rùa, cá... đa phần được người dân đem đến phóng sinh cầu phước
|
Ngày Phật đản 15/4 âm lịch, chùa thu hút đông đảo người dân đến thăm viếng. Nhiều người cũng hiếu kỳ khi nghe tin Tổng thống Mỹ Obama có thể sẽ đến thăm vào ngày 24/5 tới
|
(Theo Zing)
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/du-lich/306123/can-canh-chua-ngoc-hoang-noi-obama-du-kien-tham-quan.html
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tin-anh/306056/ngoi-chua-doc-dao-o-sai-gon-don-ong-obama.html
Ngôi chùa độc đáo ở Sài Gòn đón ông Obama
21/05/2016 17:37 GMT+7
- Chùa Ngọc Hoàng trên đường Mai Thị Lựu (quận 1) có 300 bức tượng và nhiều linh vật được chạm khắc tinh xảo.
XEM CLIP:
Có tên gọi chính thức là chùa Phước Hải nhưng người dân TP.HCM quen gọi ngôi chùa được xây từ năm 1892 này là chùa Ngọc Hoàng.
Với những nét kiến trúc cổ xưa, mái ngói âm dương vẫn nguyên vẹn tự nhiên qua năm tháng, ngôi chùa này từng được xếp hạng “Di tích kiến trúc nghệ thuật” cấp quốc gia vào năm 1994.
Khuôn viên thoáng đãng của chùa Ngọc Hoàng, có hồ để dân chúng có thể thả phóng sinh.
|
Di sản độc đáo nhất của ngôi chùa có lẽ thuyết phục những người Mỹ chọn đây là địa điểm để ông Obama ghé thăm khi lần đầu đặt chân đến thăm TP.HCM, đó là hơn 300 bức tượng và nhiều linh vật được chạm khắc tinh xảo.
Ngoài ra, ngôi chùa này còn lưu giữ khá nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án... bằng chất liệu gỗ, gốm, giấy bồi.
Rộng khoảng 2.300 mét vuông, chùa Ngọc Hoàng được thiết kế theo kiến trúc ba gian thờ với khu vực chánh điện thờ Phật, Ngọc Hoàng. Đền thờ Kim Thoa Thánh Mẫu, ông Tơ bà Nguyệt và 12 bà Mụ nằm bên tay trái. Bên trong là điện thờ thần Tài, công danh sự nghiệp.
Trước ngôi chùa là khoảng sân rộng có nhiều cây cổ thụ; hồ nuôi rùa, cá. Đặc biệt, trên các mái che, thân cây trong khuôn viên chùa là nơi trú ngụ của hàng trăm con chim bồ câu tạo cho du khách cảm giác bình an, thư thái.
Hàng ngày, rất đông người dân đến viếng, cầu nguyện tại chùa
|
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes mô tả sự lựa chọn ghé thăm nơi đây nhằm thể hiện “sự tôn trọng với truyền thống văn hóa của Việt Nam”.
Sau các hoạt động ngoại giao tại Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama sẽ đáp chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào 15h ngày 24/5. Trước khi có các hoạt động chính thức, ông sẽ đến thăm chùa Ngọc Hoàng.
Người dân sinh sống quanh chùa Ngọc Hoàng lưu truyền sự linh thiêng về cầu tình duyên, con cái. Những dịp lễ tết hay ngày rằm rất đông du khách thập phương tới cúng bái.
Chiều nay, đại diện chùa Ngọc Hoàng tiếp đoàn quan chức Mỹ và Việt Nam đến thị sát để “chốt” lần cuối kế hoạch tiếp đón và bảo vệ an ninh cho Tổng thống Mỹ.
Trước đó, phía Mỹ đã tới đây khảo sát vài lần trước khi quyết định chính thức đưa vào lịch trình ghé thăm của ông Obama.
Trong thời gian Tổng thống Mỹ thăm chùa, nơi đây không đón du khách và phật tử bên ngoài.
Hải Phong
(Clip Như Sỹ)
4.
Trả lờiXóaCâu nói bất ngờ của ông Obama trong chùa Ngọc Hoàng
24/05/2016 20:31
(NLĐO) – Trong chuyến thăm chùa Ngọc Hoàng (quận 1, TP HCM) chiều 24-5, Tổng thống Mỹ Barack Obama Barack từ chối khi được một nhà sư đề nghị cầu 1 cậu con trai.