Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thanh-lãng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thanh-lãng. Hiển thị tất cả bài đăng

17/03/2022

Lại về vua đạo văn của Sài Gòn trước đây Hoàng Trọng Miên - ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam

Sài Gòn trước năm 1975 có mấy vụ đạo văn nổi tiếng. Trong đó, vụ Hoàng Trọng Miên còn gắn với giải thưởng quốc gia (Việt Nam Cộng hòa), mà một người trong cuộc của vụ này là nhà văn Thế Phong (dịch giả Đường Bá Bổn) đã ở tuổi 90 hiện đang ở Tp. Hồ Chí Minh. Có thể đọc lại ở đây.

Khi tôi đưa những dòng này lên Giao Blog, hẳn chỉ ít phút nữa, cụ Thế Phong sẽ đọc được. Cụ vẫn duy trì trang blog văn học của riêng mình, vẫn lướt web hầu như hàng ngày.

Bây giờ là ý kiến của nhà văn Nguyễn Hồng Lam về một tác phẩm khác của Hoàng Trọng Miên, là cuốn Đệ nhất phu nhân viết về bà Trần Lệ Xuân trong gia đình tổng thống Ngô Đình Diệm. Theo Nguyễn Hồng Lam, ông Hoàng Trọng Miên đã bịa tạc đến mức bỉ ổi trong Đệ nhất phu nhân.

17/05/2021

Philipphê Bỉnh (1759-1832) và những ghi chép bằng quốc ngữ hiện được lưu tại Vatican

Có hai nhân vật Philipphê, đại khái hình dung như sau:

"Đầu thế kỷ XIX, có hai nhân vật tiêu biểu văn học Quốc ngữ là thầy cả Philipphê Bỉnh SJ (1759-1832) và thánh Linh mục Philipphê Phan Văn Minh (1815-1953 1853). Tài liệu cha Bỉnh phổ biến tại hải ngoại, nên Thánh Phan Văn Minh thực sự là cánh én báo mùa xuân văn học chữ Quốc ngữ thế kỷ XIX, thánh nhân đã cộng tác trong từ điển Taberd (1938), tổ chức thi đàn Phi Năng Thi Tập (1842), và sử dụng thơ ca để phổ biến Tin Mừng Nước Trời." (nguồn tại đây, có sửa một chỗ sai trong nguyên bản)

1. Ở đây là nhắc đến thầy cả Bỉnh. Tôi đã lưu tâm đến các tác phẩm quốc ngữ viết tay của ông, nhưng bởi theo phân kì của tôi thì ông là thuộc vào giai đoạn khá muộn trong lịch sử chữ quốc ngữ, mà lâu nay, tôi mới đọc kĩ nhóm giai đoạn sớm (gắn với Đắc Lộ, Bento Thiện, nhóm Thecla,...), chưa có điều kiện mở rộng về giai đoạn kế tiếp. 

2. Hôm nay, đi một entry này để ghi nhớ một câu chuyện do học giả Nguyễn Cung Thông thông tin vào tháng 5 năm 2021, nhắc tôi cần bắt đầu khai thác dữ liệu ở giai đoạn của thầy cả Bỉnh. 

23/06/2017

Một vụ đạo văn được giải thưởng nhà nước "lừng lẫy" ở miền Nam trước 1975

Học thuật miền Nam trước 1975 có khá nhiều vụ đạo văn lớn. 

Lần trước, blog này đã đi lại một ít tư liệu đương thời (trước 1975) về vụ tác phẩm của Thanh Lãng bị biển thủ trắng trợn (xem lại ở đây). Tạm xem là vụ miền Nam đạo văn của chính miền Nam.

Còn một vụ miền Nam đạo văn của miền Bắc, là vụ Hoàng Trọng Miên (miền Nam) xào luôn một cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi (miền Bắc). Rồi, đáng chú ý là: cuốn sách đạo văn của Hoàng Trọng Miên lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao giải thưởng quốc gia !

15/01/2017

Một vụ đạo văn trắng trợn ở miền Nam trước 1975

Đó là lời tố của Thanh Lãng dành cho nhóm Nguyễn Tấn Long - Nguyễn Hữu Trọng - Phan Canh.

Đạo không phải vài trang, hay vài chục trang, mà là cả mấy trăm trang.

Vụ này có điểm giống và cũng có điểm khác với vụ bản dịch của Thế Phong (Đường Bá Bổn) trước 1975 bị luộc gần đây, xem lại ở đây.

Tác phẩm của Thanh Lãng bị đạo bởi nhóm Nguyễn Tấn Long. Đó là một nhóm khá đình đám trong nam thời đó, tác giả của các bộ sách lớn, cũng là sách ăn cắp theo lời tố của Thanh Lãng, là Việt Nam thi nhân tiền chiến Khuynh hướng thi ca tiền chiến.

Bọn đạo văn nghênh ngang, theo Thanh Lãng là không biết hổ thẹn hay cáo lỗi gì, mà còn cười cợt mà tuyên bố sẽ lấy tiếp đem in !