Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh-Việt-Mĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh-Việt-Mĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

30/04/2024

Tiếng dân năm 2024 về ngày 30 tháng 4 (ghi chép từ nhiều phía)

Từ 1975, đến hôm nay, là 49 năm. 

Tôi mở entry này để ghi chép tiếng dân của năm 2024, năm thứ 49 tính từ "ngày 30 tháng 4 năm 1975", về ngày đó trong dòng chảy của lịch sử Việt Nam.

Mở đầu là tiếng của chú Ngô Thế Long - một cán bộ cũ của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), tôi có biết chú từ đầu thập niên 1990.

04/06/2023

Là một người quan sát, tôi không thấy đủ căn cứ qui công lớn nhất cho cố đại tá Bùi Văn Tùng

Từ mấy năm trước, tôi đã quan sát kĩ lưỡng, ở đây (tháng 5 năm 2021) và ở đây (tháng 5 năm 2020). Lúc đó, đại tá Bùi Văn Tùng vẫn còn tại thế. Dư luận từ nhiều phía có thể làm nhiễu loạn thông tin, nên đòi hỏi việc quan sát phải thật sự kĩ lưỡng.

Kết quả của quan sát kĩ lưỡng, thì tôi đã thấy rõ: mọi tư liệu đều chứng minh rất rõ vai trò lớn của đại úy Phạm Xuân Thệ lúc đó trong Dinh Độc lập. Hầu như không thấy chút tư liệu gì chắc chắn về đại tá Bùi Văn Tùng.

Với tư cách một người quan sát trung lập, bây giờ, ở thời điểm tháng 6 năm 2023, tôi muốn nói rõ thêm một lần nữa về kết quả quan sát của tôi.

08/03/2022

Máy bay Pháp rồi Mỹ đã ném bom miền Bắc như thế : Tư liệu và hồi ức của khu vực Nam Định

Thời nhỏ chúng tôi vẫn được kể lại rằng, ngày đó tháng đó năm đó, có khi chính xác là giờ đó phút đó, giữa lúc máy bay Mỹ lượn trên bầu trời thì có anh ấy chị ấy được sinh ra. Những đứa trẻ Bắc Việt được sinh ra ở khu tránh bom Mỹ. Giờ sinh và ngày tháng năm sinh của những đứa bé ấy được đánh dấu thật dễ, bởi là gắn với âm thanh của máy bay Mỹ, với kí ức chân thực về chiến tranh không bao giờ phai.

Bom Mỹ rơi xuống làng quê chúng tôi. Chỗ bom rơi thì lõm xuống, gọi là "hố bom", rồi có cái cứ để nguyên vậy thành ra ao. Nhiều cái ao được hình thành từ hố bom như vậy ở xóm trên xóm dưới. Các ông các bác trong làng ngồi đan rổ rá bên cạnh hố bom ngày trước, đôi khi kể cho chúng tôi nghe chuyện sơ tán khi có báo động về máy bay Mỹ.

Đại khái chúng tôi không có trải nghiệm tại chỗ về chiến tranh chống Mỹ. Hình ảnh về cuộc chiến ấy là được mường tượng từ những cái "ao-hố bom" có thể thả cần câu hồi chúng tôi lên mười, từ những cái kẻng làm từ xác bom treo ở cổng trường hay hợp tác xã, từ rất nhiều chuyện kể dần dần của cha mẹ và hàng xóm láng giềng.

08/06/2021

31/05/2021

Góc khuất của sử học và sự thực lịch sử : sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 vẫn còn nhiều điểm mờ

Sự kiện Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã được Giao Blog quan sát ở đâyở đây.

Dư luận hiện nay, tính đến tháng 5 năm 2021, thì có vẻ như đang mạnh mẽ phê phán một người trực tiếp tham gia việc bắt giữ và áp giải tướng Dương Văn Minh từ Dinh sang đài phát thanh, đồng thời là có vẻ ca ngợi một người cũng tham gia vào sự kiện đó.

Có sự việc, mà dư luận cho là tranh công, xem ai mới là người soạn bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện mà tướng Dương Văn Minh đã phát thanh vào ngày 30 tháng 4.

Tưởng chừng đã sáng rõ !

Nhưng không phải như vậy. Xem kĩ lưỡng các nguồn tư liệu (nghe người trong cuộc nói chuyện qua video đã phát, sách vở và báo chí các nguồn, ảnh chụp và video của nhiều phía), thì hóa ra, sự kiện đó còn quá nhiều điểm mờ, hiện chưa có cách nào làm sáng tỏ được.

16/05/2021

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4 (làm nhớ chuyện Đàng Trên - 2)

Sự kiện này đã được Giao Blog quan sát từ tháng 5 năm 2020, cập nhật dần tư liệu của các bên ở đây.

Entry đó đã đầy. Nên bây giờ mở entry thứ 2.

Mở đầu bằng bộ phim tư liệu vừa phát chính thức đêm qua trên hệ thống truyền thông chính qui. Đại khái là bộ phim như sau:


01/05/2020

Trùng lặp lịch sử : tranh công ngày 30/4/1975 (làm nhớ chuyện Đàng Trên)

Xem bàn luận các nơi, nhất là mạng xã hội, thì thấy hiện thực vào ngày hôm qua (30/4/2020, kỉ niệm 45 năm thống nhất đất nước), trích dẫn theo bác Hiệu Minh

"Ai là người đã chấp bút soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tướng Dương Văn Minh ngày 30-4-1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn? Suốt mấy chục năm, cả ông Bùi Văn Tùng và ông Phạm Xuân Thệ đều trả lời: Tôi! Hỏi tờ giấy nháp đâu, cả hai đều nói bị thất lạc.

Tháng 4-1975, trung tá Bùi Văn Tùng là chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2, ông Phạm Xuân Thệ là là đại úy trung đoàn phó trung đoàn 66 bộ binh, cũng thuộc Quân đoàn 2. Cả hai đều vào Dinh Độc Lập sáng 30-4-1975 cùng chứng kiến sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.
Năm nay 30-4-2020 sau 45 năm, VTV chỉ nói đến Đại tá Tùng, dường như không còn "Alternative Fact - sự thật thứ 2" từ phía tướng Thệ."

31/03/2019

Dương Minh Tuyền đang chứng minh thuyết "băng đảng anh chị đáng giá" của Shiba Ryotaro

Shiba (âm Hán Việt là Tư Mã) là một nhà văn lừng danh ở Nhật Bản, 1923-1996. Tên tuổi của ông có khi còn vượt trội so với các nhà văn đã đoạt giải Nobel của đất nước này - tức Kawabata (đọc lại ở đây) và Oe - hay nhiều lần ngấp nghé giải Nobel là Murakami hiện nay (đọc ở đây).

Lượng fan của Shiba rất lớn, từ thợ cắt tóc, kĩ sư điện tử, giám đốc doanh nghiệp, giáo sư đại học,...

Mình khá khoái với luận giải của ông về các tổ chức mafia Sài Gòn mà ông đã cất công sang tận nơi khảo sát hồi trước 1975. Xem các tổ chức mafia Sài Gòn kĩ lưỡng, thì ông đã rút ra kết luận hồi thập niên 1960: miền Nam Việt Nam không có những băng đảng anh chị cho đáng giá, nên cái "nước Việt Nam cộng hòa" ấy không đứng được lâu nữa. Sẽ nhào đổ thôi.

Điều Shiba nói về mafia Sài Gòn trước 1975 đã được chứng minh rõ ràng.

Nay, vào cuối thập niên 2010, sau khoảng gần 50 năm thời điểm Shiba sang Việt Nam khảo sát, thì đại ca Dương Minh Tuyền đã xuất hiện ở đất Bắc. Bắt đầu câu chuyện là Tuyền gọi điện thoại nói trực tiếp với anh Doanh (chú ruột của cháu bé bị bắt nạt dã man ở huyện Ân Thi), ngỏ lời tới động viên cháu bé và gặp gỡ các đương sự bắt nạt. Anh Doanh không biết Tuyền là ai. Còn Tuyền thì bình tĩnh giải thích, và đại ý có bảo: về Tuyền thì anh Doanh có thể lên mạng tra cứu, chỉ vài giây là sẽ biết là ai.

Tuyền đó. 

27/08/2018

Hà Nội thời "giặc lái" John McCain bắn phá : đọc lại Trần Đăng Khoa và Nguyễn Tuân

"Giặc lái" là từ thường dùng của thời chiến. Thời mà chú bé Trần Đăng Khoa từ quê nhà ra thăm thủ đô lần đầu rồi viết bài thơ Hà Nội được in rất nhanh sau đó.

Đại khái, về bài Hà Nội viết năm 1969 của Trần Đăng Khoa (in năm 1970), thì tôi đã viết thành bài học thuật trong liên quan đến Phủ Tây Hồ (xem ở đây, đã đăng trên tạp chí năm 2016, còn bàn luận thì từ 2015). Chú bé Khoa thì ngây thơ trong trẻo, ghi lại đúng hình ảnh Hà Nội thời chiến sẵn sàng đánh trả B52 của giặc lái. Một Hà Nội giản dị và kiên cường trong khung cảnh thời chiến.

25/06/2018

Trước Huỳnh Uy Dũng "viết tay" hiện nay, ngày trước ở Nam Bộ đã có "Đại Nam văn hiến" dạng "quay tay"

Huỳnh Duy Dũng hiện nay, thì tức là ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh, cũng là người khởi xướng môn "sử thi viết tay" gọi là Đại Nam Văn Hiến. Ví dụ đọc ở đây.

Cả nửa thế kỉ trước, hồi thập niên 1960, ở Nam Bộ cũng đã xuất hiện Đại Nam Văn Hiến. Thuộc trường phái "xuất bản quay tay" (tôi gọi vui). Trường phái độc đáo gắn với những năm tháng sôi nổi của cụ Thế Phong và các bạn hữu.

Bây giờ, cụ Thế Phong, rất tuyệt vời là vẫn tráng kiện (suốt từ hồi Hà Nội 1947-1954 đến tận giờ), vẫn sử dụng mạng toàn cầu hàng ngày, vẫn viết blog. Bài ở dưới là lấy nguyên từ blog của cụ về.

11/03/2017

Ngôi trường mang tên Nguyễn Văn Bé ở quận Bình Thạnh (cập nhật)

Khoảng 2 năm về trước đã lưu tư liệu về ngôi trường Nguyễn Văn Bé, ở đây (tháng 5/2015). Khi đó, trang web của nhà trường hoạt động tốt, và có ghi tiểu sử Nguyễn Văn Bé (1941-2002).

Cũng đã bàn luận một chút về nhân vật văn học Nguyễn Văn Bé, như là một thành công của nhà văn miền nam Nguyễn Quang Sáng, ở đây (cùng tháng 5/2015).

Chú ý: sau này, trong các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng, tựa như người ta bỏ cuốn truyện về Nguyễn Văn Bé của ông ra ngoài. Không tính đến nó nữa. Cái này, sẽ xác nhận thêm (ở đây, chỉ tạm nêu chữ "tựa như" qua quan sát từ báo chí đến thời điểm tháng 5/2015).

28/11/2016

Fidel không mũ cối (năm 1973)

Mũ cối, như đã nhắc qua ở entry trước (ở đây), tựa như là một thứ "bản sắc Việt". Hoặc chính xác hơn là "bản sắc" của quan lại Đại Việt. Từ thủ tướng và chủ tịch quốc hội, đến các bộ trưởng nam nữ, và cả Trịnh Xuân Thanh, đều một màu mũ cối.

Về chuyến tới thăm Việt Nam năm 1973 của Chủ tịch Fidel, thì đã đi ở đây (có hồi kí của người phiên dịch khi đó, sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).

14/10/2016

Thêm một lời bình từ Việt Nam cho bài "Blowin' in the Wind"

Đã điểm tin về bài hát này, và tác giả của nó, vào hôm qua, ở đây.

Bây giờ là thêm một lời bình. Của anh Đỗ Hải Phong - hiện là đương kim chủ nhiệm Khoa Văn của một trường đại học ở Hà Nội.

Tôi thường chỉ thấy anh Phong đọc sách tiếng Nga, nói chuyện du học ở Nga. Hôm nay anh nói về nước Mĩ.

13/10/2016

Nghe bài Blowin' in the Wind (1962), của Bob Dylan với giải Nobel Văn chương 2016

"for having created new poetic expressions within the great American song tradition".

Bài hát được sáng tác vào năm 1962, của Bob Dylan, nhạc sĩ/thi sĩ vừa được nhận Nobel Văn chương 2016: 

02/06/2016

Nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey thật sao ?

Đại học Việt Nhật thì đã suôn sẻ, bởi hiệu trưởng là Furuta - một Giáo sư nổi tiếng ở Nhật, đồng thời nguyên là một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Xem lại ở đây.

Đến đại học Việt Mĩ (tạm gọi thế) thì bắt đầu vướng. Bởi người đứng đầu vốn là cựu binh tham gia thảm sát ở Việt Nam.