Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn in-ấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn in-ấn. Hiển thị tất cả bài đăng

23/03/2022

Ngôi chùa độc đáo và vị danh sư : Giác Hải tự ở Sài Gòn với hòa thượng Thích Từ Phong (1864-1938)

Nhà sư Thích Từ Phong (1864-1938) là một danh tăng của Nam Bộ hồi đầu thế kỉ XX. Ông là người đã cho nhóm tín đồ Cao Đài đầu tiên mượn chùa để khai đạo. Ông cũng là người đã được quốc vương Căm Bốt đặc biệt kính trọng mà mời tới làm lễ xuống tóc đi tu trong một thời hạn cho quốc vương.

Ông là tác giả của bộ Quy nguyên trực chỉ diễn Nôm (sư phụ là hòa thượng Hoằng Ân hiệu đính) - bản in theo kĩ thuật thạch bản đầu thế kỉ XX.

28/02/2022

"Nhà in Van Tuong" - một nhà xuất bản ở Hà Nội trước năm 1945

Có những nhà xuất bản hay nhà in ngày trước ghi tên bằng chữ quốc ngữ, nhưng không có dấu. Nên có khi bị đọc nhầm tên (không dấu thì đọc nhầm là rất dễ hiểu).

Một trong những nhà in trước năm 1945 ở Hà Nội là "VAN TUONG". Có lúc ghi là "Nhà in VAN TUONG", có khi ghi là "Imprimerie VAN TUONG".

Hỏi là VAN TUONG là gì ? 

Có người luận ra là "Nhà in Văn Tường". Nghe cái tên Văn Tường mà tưởng nhớ đến Văn Thiên Tường ! 

Rồi cũng có người luận là "Nhà in Vạn Tượng". Nghe cái tên Vạn Tường thì liên tưởng ngay đến đất nước Triệu Voi.

Tôi thì trả lời rằng, đó là "Nhà in Vạn Tường". Bạn nào đã ghi là "Văn Tường" hay "Vạn Tượng" thì nên chữa lại cho đúng.

24/04/2019

Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)

Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.

Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập. 

Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm). 

Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.

Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

08/01/2017

Trương Vĩnh Ký từng để vua Hùng lao đầu xuống giếng mà chết

Sự kiện sách về Trương Vĩnh Ký xuất bản gần đây đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Trong phạm vi chuyên môn, với tôi, Trương Vĩnh Ký luôn là một tác giả xuất sắc thời cuối thế kỉ 19. Cuốn sử Việt Nam bằng chữ quốc ngữ in đầu tiên (không phải dạng viết tay) là của Trương Vĩnh Ký.