Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cô-Tư-Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cô-Tư-Hồng. Hiển thị tất cả bài đăng

03/03/2019

Người xưa khởi nghiệp : không có Cô Tư Hồng thì chắc không có Bạch Thái Bưởi

Bản thân tôi mới chỉ viết loáng thoáng về một nữ doanh nhân độc đáo của Việt Nam thời đầu thế kỉ XX, là Cô Tư Hồng, ví dụ ở bài liên quan tới vị quan danh tiếng một thời Trần Tán Bình, và cũng là có liên quan đến thầy học của họ Trần chính là danh sĩ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, đọc ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh về quá trình khởi nghiệp của Cô Tư Hồng (nếu viết bình thường thì là "cô Tư Hồng", đây tạm viết thành tên riêng cho rõ ràng).

Rõ ràng, không có Cô Tư Hồng thì không có đàn em Bạch Thái Bưởi. Lúc Cô Tư Hồng khởi nghiệp và thành công, thì đàn em họ Bạch còn đang là lính của bà.

26/02/2019

Đầu năm 2019 nói chuyện về phủ Tây Hồ : ông Tiến đọc ông Giao

Sử dụng cách nói dân dã "ông Tiến" và "ông Giao", là để nói về nhà văn đàn anh Nguyễn Ngọc Tiến, và Giao Blog - chủ trang Giao Blog.

Anh Tiến là một nhà văn gắn bó với Hà Nội, có thể nói là chuyên viết về đấtngười Hà Nội. Ví dụ anh viết về doanh nhân nữ lừng danh đầu thế kỉ XX (ở đây), tức là Cô Tư Hồng đáng là hàng cô giáo về kinh thương của Bạch Thái Bưởi. Hay là anh viết về ông đốc học Đồ Mười người Pháp (ở đây).

07/11/2018

Ông chủ lớn Bạch Thái Bưởi mắng công nhân gần 100 năm trước : "Chính chúng mày bóc lột tao" !

Chuyện từ hồi năm 1920. 

Lúc ấy, cụ Bạch Thái Bưởi là chủ lớn rồi. Chàng thanh niên họ Bạch có một thời đi giúp việc cho Bà Bé Tí (tức cô Tư Hồng từng được nhóm các bô lão đồ nho khoa bảng Trần Tán Bình dâng câu đối mừng phẩm hàm), là lính của bà ấy. Cũng nhờ thông minh, học được nhiều mánh của cô Tư Hồng, mà chàng Bạch sau phát tài. Lúc bấy giờ, ông đã lên hàng ông chủ tiếng tăm cõi Đại Nam.

Bây giờ, thì con cháu cụ, ở đầu thế kỉ 21, đang kể về cụ ở đây (tháng 3/2017).

06/08/2018

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch

Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...