Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/01/2019

Học giả cách mạng Tôn Thất Dương Kỵ qua hồi tưởng của một người cháu ngoại

Mình đang tính động bút về những điều Tôn Thất Dương Kỵ viết về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông viết như là với phong cách của một kí giả trước năm 1945. Có nhiều điểm thú vị, và cũng có nhiều điểm ông nhầm lẫn.

Bây giờ, đọc một mẩu hồi tưởng về ông, của một người cháu ngoại - cô Phạm Quỳnh Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lấy nguyên về từ Fb PQA.

Những bổ sung thì đưa xuống dưới.










---



ÔNG NGOẠI (19/1/1914 - 28/10/1987)
Ông ngoại tôi là nhà cách mạng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà báo, nhà văn.
Ông ngoại là người uyên thâm cả Tây học, Nho học, sử dụng thành thạo tiếng Pháp và tiếng Trung. Bài luận Kinh tế xã hội : "Vấn đề di dân lập làng ở miền Trung" viết bằng tiếng Pháp của ông đã được trao giải Nhất, trị giá 100 đồng bạc Đông Dương, (1 đồng mua được 1 tạ gạo năm được giải) trong cuộc thi viết về kinh tế xã hội do Pháp tổ chức toàn Đông dương, năm 1936.Người được giải nhì là 1 Kĩ sư người Phap. . Cuốn Việt sử và 1 số bài báo của ông chính là động lức lơn nhất để Giáo sư, nhà Sử học trong tứ trụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử ở Việt nam từ 1950 trở về sau - Đinh Xuân Lâm chọn nghề sử để lập nghiệp. Ông ngoại nói cả tiếng Pháp và tiếng Trung đều hay, thành thạo gần như tiếng mẹ đẻ. Trong thời gian ông ở Hà nội lần 2, 1972 -1975, trên bàn làm việc của ông luôn có báo xuất bản tại Pháp để ông đọc và làm việc với nhiệm vụ là Tổng Thư kí Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt nam, Cũng trong thời gian ở Hà nội này, tôi rất thích được đi vãn chùa cùng ông Ông cháu tôi chỉ thắp hương,ít khần vái và thời gian chủ yếu để xem bia. Ông là người duy nhất đi chùa cùng tôi cho đến nay ,đọc được tất cả chữ trên các cột, các bia và dịch, giải thích,phân tích cho tôi ý nghĩa của các chữ Hán Nôm ghi trên bia cột,
Kinh ngạc hơn, tất cả tri thức và ngoại ngữ đều do ông hầu như tự học sau khi học trường Quốc học Huế. Nhưng nhờ khả nằng tự học phi thường ông đã trở thành thầy giáo giỏi, được các học sinh, sinh viên kình trọng yêu mến, tại các trường Quốc học Huế, Mari Curie và đại học Văn khoa Sài gòn. Khi ông bị trục xuất rá Bắc năm 1964, Bí thứ nhất TW Đảng lúc đó là ông Lê Duẩn đã nghe, trao đổi vơi ông trong khoảng 3 ngáy thông tin, đánh giá về tình hình học sính, sinh viên trí thức tại Sài gòn và miền Nam nói chung, Về sau ông ngoại kể chuyện và nói với tôi: "Ông ấy thông minh lắm con ạ, đúng là đấu sáng như bóng đèn 500 W".😂😆
Nhưng chính ông cũng là người thầy đầu tiên dạy tôi không quá đề cao, chỉ đọc thơ Tố Hữu bởi ai cũng có điều hay và điêu dở, Ông nhăn nhó khi nghe tôi kể đề thi cuối học kì, tốt nghiệp và học sinh giởi đều có ít nhất 1 câu chứng minh 1 đoạn thơ Tố Hứu, dù ông Tố Hữu rất quí ông vì giỏi toàn diện rồi cùng đồng hương Thừa thiên Huế, 🤣🤣Ông là 1 Đảng viên CS nhưng được ảnh hưởng các điểm tốt của văn hóa Pháp nói riêng và phương Tây nói chung: dân chủ và bình đẳng giới, nói chuyện phong cách ứng xử nhẹ nhàng lịch thiệp, kiên nhẫn tôn trọng người đối thoại,dù người đó nói nhiều, thậm chí ngang phè. Đảng CSVN thật tinh khôn khi giao cho ông nhiệm vụ trí vận. Và cũng may mắn có được nhứng Đảng viên trí thức học rộng hiểu sâu, với Đảng, với nước cồng hiến - cho nhiều hơn nhận như ông tôi.
Kinh ngạc thêm là ông chẳng bao giờ tự kể những thành tựu phi thường hiêm có của ông. Không ít điều con cháu biết được do xem trên báo, nghe đài và nghe họ hàng cùng thế hệ của ông kể lại khi ông đã mât,. Ông cũng không bao giờ phàn nàn kể khổ về tra tấn, ở tù (nửa đêm bị gọi dậy đưa đi thẩm vấn trước 1 đén phá chói sáng, chiếu thẳng vào mặt, hoặc tra điện vào 10 đầu ngón tay, để lại di chứng đến tận cuối đời) rồi ở bưng bị sốt rét thập tử nhất sinh đến múc Tổ chức phải bố trí bộ đội vừa dẫn vừa cáng ông trèo đèo lội suối vượt Trường sơn ra Hà nội, Dù trước đó ông sống khá sung sướng ở Huế và Sài gòn vì tri thức uyên thâm, văn hay, chữ tốt ngoại ngữ giỏi,nên lương cao, thậm chí ông còn được 1 trường cấp hẳn cho 1 căn hộ trên phố quận 3 ỏ SG. Đó là chua kể tài sản lớn được kế thừa từ ông cha hoàng tộc để lại. Trong điều văn cũng ghi nhận và khâm phục khả năng kiên trì chịu đựng gian khổ của ông, nhất là trong trận càn Đông dương 1970 mà bà ngoại tôi và phu nhân đâu cố Thủ tường Võ Văn Kiệt , bà Kim Anh cùng gặp khi cùng được liên lạc dẫn llên cứ thăm chồng, nhưng bà Kim Anh và người con Út đi cùng không may đã mất Trả lời phỏng vấn báo An ninh Thế giới dịp Tết năm 2000 cố Thủ tướng cũng nhắc đến ông bà ngoại tôi.Hôm nay đọc lại vẫn khâm phục và thương ông ngoại rơi nước mắt.
Còn nhiều điều tuyệt hay, đặc biệt về ông - một trí thức Hoàng gia đã từ bỏ giầu sang phú qui, đi theo con đường cách mạng gian khổ, từng bị tù đày, tra tấn và bị tịch biên gia sản để đất nước được thực sự độc lập tự do, có công bằng xã hôi. Có thể viết thêm ít nhất 1 cuốn sách nữa nhưng chưa có thời gian.. Tạm viết một số dòng và đăng ảnh để kỉ niệm 105 ngày sinh của ông ngoại đầy tự hào, vô cùng yêu quí và cũng là thần tượng cuả tôi - nhà trí thức yêu nước Tôn Thất Dương Kỵ

https://www.facebook.com/quynhanh.ph/posts/2236742216338442

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.