Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

11/05/2020

Sử liệu quanh ta : mộ đá của Quan Năm bị Cờ Đen hạ ngày 19/5/1883

Đó là trận chiến Cầu Giấy danh tiếng. 

Cầu Giấy ngày nay thì sấm uất, nhưng mấy chục năm về trước thì quê mùa và hoang vắng lắm. Nhắc đến Cầu Giấy là nghĩ ngay ra cảnh làng xóm nhà quê với đống rạ, con trâu, ruộng lúa. Hồi ngày xưa, trường học ở Hà Nội cho học sinh đi cắm trại ở công viên Thủ Lệ, tức là cửa ngõ vào Cầu Giầy, mà đã tưởng là đi xa lắc xa lơ tận Sapa (xem lại kí ức của người Hà Nội đã sống những năm tháng ấy, ở đây).

Đúng cái địa bàn Cầu Giấy ấy. Đúng ngày 19/5 năm 1883, Quan Năm (Henri Laurent RIVIÈRE) của Pháp đã bị quân mai phục của tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc bắn hạ tại Cầu Giấy. 

Người Pháp sau này đã xây mộ Quan Năm ở chính khu vực Cầu Giấy.

Đến ngày 11/5 năm nay, tức năm 2020, ngôi mộ ấy vẫn còn. 

Tuy nhiên, cụ thể hơn thì sẽ viết sau. Bây giờ, thì đưa một bài ngắn của bạn Bảo Thư từ bên Fb về bên này đã.

Về ảnh ngôi mộ đá của Quan Năm: bản thân tôi có một ít tư liệu ảnh cũ hơn so với ảnh Bảo Thư đưa lên, và đặc biệt, có ảnh chụp mới từ khoảng năm 2007 đến nay.

Bổ sung gì thì dán ở dưới.

Tháng 5 năm 2020,
Giao Blog







---


Hôm rồi Lí Học post cái hình viên Thiếu tá Pháp Riviere bị quân Cờ Đen giết trong trận Cầu Giấy 1884, lục bài viết cũ thêm thông tin về việc này.

Hòa ước Giáp Tuất 1874 giữa triều đình nhà Nguyễn và Pháp đã biến khu Đồn Thủy thành “nhượng địa” của người Pháp (nay là khu vực phố Phạm Ngũ Lão). Cái nhượng địa này khiến quân Pháp ở Bắc kỳ ăn không ngon, ngủ không yên vì thường xuyên bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đột kích và tấn công các tàu buôn người Pháp ở sông Hồng.
Vin vào cớ đảm bảo an ninh cho người Pháp ở Bắc kỳ, Thống đốc Nam kỳ, Charles Marie Le Myre de Vilers cho quân Pháp từ Nam kỳ ra “dẹp loạn cờ Đen” mà thực chất là tìm cách chiếm Hà Nội. Chỉ huy đội quân này là đại tá hải quân kiêm nhà văn Henri Rivière, một người mà theo Thống đốc Nam kỳ là chỉ huy chín chắn, không bốc đồng, hiếu thắng như Garnier.
Thực tế cho thấy sự lựa chọn Riviere không phải không có lý, bởi Riviere cũng luôn “tâm niệm” tránh nổ súng như lời dặn của thống đốc Nam kỳ. Tuy nhiên, khi đặt chân lên Bắc Kỳ tận mắt thấy sự yếu ớt của quân thủ Bắc Thành, ông ta chủ trương tấn công ngay thành Hà Nội mà không cần chờ cơ hội nữa. Ngày 24 tháng 4, sau khi nhận được 250 quân Pháp từ miền Nam đến tiếp viện thêm, Rivière gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi giao nộp thành ngay lập tức. Khi Hoàng Diệu còn chưa kịp trả lời, thì pháo thuyền của quân Pháp đã nổ súng bắn vào thành và nhanh chóng hạ thành Hà Nội.
Kịch bản ở trận Cầu Giấy 9 năm về trước lặp lại, trong khi truy kích quân Cờ Đen, Riviere đã bị lọt vào trận địa mai phục ở Cầu Giấy và bị giết chết vào ngày 19/5/1883. Trong trận này, quân Pháp thiệt hại nặng nề với trên 30 lính và sĩ quan bị giết.
Sau khi giết được quân Pháp, quân Cờ đen chặt đầu để lĩnh thưởng. Riêng Rivière không chỉ bị chặt đầu mà còn bị cắt cả hai bàn tay. Những cái đầu của quân Pháp được cho vào giỏ tre và treo ở nơi công cộng rồi chôn ở làng Ké Mai thuộc Phủ Hoài Đức. Cái xác không đầu của Riviere và của những binh lính Pháp bị giết khác được chôn chung ở ngã ba Hạ Yên Quyết (thôn Vĩ hậu).
Tháng 9/1883, nghĩa là sau đó mấy tháng, người Pháp mới dò tìm được nơi chôn cái đầu của Rivière và binh lính tử trận tại một bãi ruộng sình lầy. Sau đó khoảng 10 ngày người Pháp lại tìm được nơi chôn phần thi thể của Rivière ở làng Hạ Yên Quyết. Những người tìm kiếm phát hiện thi thể không lành lặn kia là của Rivière bởi hai chữ HR (tên viết tắt của Henri Rivière) thêu trên áo ngực và ống tay áo. Biên bản khám nghiệm của viên Bác sĩ Masse ngày 8/10/1883 cho ghi chi tiết như sau: “ Khi vừa đào một lớp đất chừng 25-30 cm, chúng tôi phát hiện giữa hỗn hợp vôi và đất một đầu xương mà de Mondon cho là xương tay phải. Toàn bộ cơ thể đang trong tình trạng phân hủy nhanh đã lộ ra và chúng tôi có thể ghi nhận như sau: Thi thể dưới mắt chúng tôi còn một chiếc quần bằng vải flannele xanh, một áo gilet bằng vải flannelle trắng, một áo sơ mi bằng vải thường, không đầu, không tay. Xương cốt đã rời ra, để lộ những cơ bắp và dây chằng. Xương sườn thứ nhất và xương đòn bên trái bị gãy, xương cánh tay trên còn thấy bị cắt..”
Thi thể rời rạc của Rivière được gom lại mang về khu nhượng địa mai táng. Buổi cử hành lễ tang viên chỉ huy Riviere do giám mục Puginier chủ trì lễ, có sự tham dự của toàn thể đội quân Pháp đồn trú ở Đồn Thủy. Sau này, hài cốt của Riviere được chuyển về nghĩa trang Montmartre ở Paris nước Pháp.

Còn ngôi mộ chôn thi thể không đầu của Rivière ở làng Hạ Yên Quyết thì người Pháp cho xây khu mộ rất lớn bằng đá xanh để tưởng niệm. Trên phiến đá là tấm bia “ghi công” viên sĩ quan này. Xưa, những người cao niên ở làng này quen gọi là "mộ quan Năm".

Nếu ai có dịp đi qua ngôi mộ này (ngay đầu ngõ 155 Vỹ Hậu gần Bưu điện Cầu Giấy) thì thấy có ngôi nhà cao tầng xây khuyết góc khá kỳ lạ. Dưới cái góc khuyết của ngôi nhà cao tầng này là tảng đá xanh rất lớn.
Đó chính là “Mộ Quan Năm”.
Ảnh: Ngôi mộ gió của Riviere ở Hạ Yên Quyết khi xưa và chân dung của Riviere





.






---


BỔ SUNG


1.

Henri Laurent RIVIÈRE
(1827 - 1883)



Né le 12 juillet 1827 à PARIS (Seine) - Décédé le 19 mai 1883 à HANOÏ

Fiche Mémorial 

Entre dans la Marine en 1843

Aspirant le 1er août 1845
Enseigne de vaisseau le 1er septembre 1849, il sert en Escadre de Méditerranée sur l' "IÉNA" en 1850, le "LABRADOR" en 1851, le "JUPITER" de 1852 à 1854.
Il participa à la campagne de Crimée sur différents bâtiments.
Chevalier de la Légion d'Honneur le 6 octobre 1855.
Lieutenant de vaisseau le 20 novembre 1856; port TOULON.
En 1857, il est sur la "REINE-HORTENSE" et participe aux opérations provoquées par la guerre d'ITALIE.
En février 1860, il est l'Aide de camp de l'amiral De GUEYDON, Préfet maritime du 5ème arrondissement de TOULON.
Puis il commandera plusieurs bâtiments à la Division du littoral Ouest de la FRANCE, puis en Méditerranée.
En 1866-1867, il fait campagne au MEXIQUE sur le "RHÔNE", puis le "BRANDON" comme Second.
De retour il retrouve l'amiral De GUEYDON Commandant en chef l'Escadre d'évolutions, comme Secrétaire et Aide de camp.
Capitaine de frégate le 1er juin 1870, il est nommé Second de la corvette cuirassée "THÉTIS".
Il est en congé à PARIS de mai 1871 à fin 1875, avant d'être nommé Commandant de la "VIRE", affectée à la NOUVELLE-CALÉDONIE.
Il participe aux opérations provoquées à terre par une insurrection canaque.
Il rentre en FRANCE en 1879 et commande le "CALVADOS". Capitaine de vaisseau le 30 janvier 1880.
Officier de la Légion d'Honneur, le 30 juillet 1878
En 1881, Membre de la Commission des marchés.
En novembre 1881, il commande le "TILSITT" et la Division navale de COCHINCHINE.
À la demande de l'amiral JAURÉGUIBERRY, Ministre de la Marine, ayant décidé de l'envoi d'une expédition au TONKIN, il arrive à HANOÏ en mars 1882, à la tête de 700 hommes et de 3 canonnières.


Comme "Francis" GARNIER en 1873, il s'empare de la citadelle le 25 avril 1882 et, répétition des évènements, les "Pavillons-Noirs encerclent HANOÏ en 1883.




 Il effectue une première sortie le 16 mai, puis une seconde le 19 où il sera tué à CAN-GIAY, près du "Pont de Papier"; ainsi que 7 Officiers dont l'Aspirant Paul MOULUN et de nombreux marins et soldats.
Lien Fiche Moulun


Il sera décapité, sa tête promenée au bout d'une pique
Fort connu des milieux littéraires, sa mort causa une grande émotion et secoua l'apathie de l'opinion publique.
Les forces navales furent augmentées, un Corps expéditionnaire de 4 000 hommes fût constitué sous les ordres de l'amiral COURBET."

Acte de décès établi le 19 juin 1884 par le tribunal de première instance de Hanoï et transcrit à la mairie de Paris (9e) le 21 août 1884


 


Source : J. Foucher, G.M. Thomas, La vie à Brest de 1848 à 1948, Editions de la Cité, 1976, page 202.

    
Extrait Cols Bleus / 23 mars 1991
Remerciements Dominique Duriez


Le commandant Rivière a laissé une œuvre littéraire de qualité. Connu et apprécié par le monde artistique de l'époque, il publia de nombreux ouvrages: études historiques (Histoire de la marine de Louis XV, ...), poésies (Caïn, Pierrot, ...), romans (La main coupée, La possédée, ...) pièces de théâtre (La Parvenue, Berthe d'Estrée, ...) et de nombreux articles dans le journal La Liberté et dans la Revue des Deux-Mondes.

(Extrait Mémorial AEN)





Complément information, extraits Magazine Le Lien / N°68 / 1er semestre 2012
 
    Cliquez pour agrandir


Autre reproduction





Complément / Extrait Dictionnaire de biobibliographie générale, ancienne et moderne de l\'Indochine française / A. Brebion
Né à Paris le 12 juillet 1827. Mort à Cân Giay (Tonkin) le 19 mai 1883. Marin el littérateur. Entra à l'Ecole navale en 1843. Lieutenant de vaisseau en 1856. Capitaine de frégate en 1870. Etait attaché à la division navale de la Nouvelle-Calédonie lors de l'insurrection canaque en 1878, qu'il parvint à réprimer à la tête de quelques marins et d'un détachement de déportés. Capitaine de vaisseau il fut nommé en Cochinchine en 1882 où le gouverneur LE MYRE DE VILERS (voir ce nom), le 26 mars 1882, l\'envoya au Tonkin ; il arriva à Hanoï le 2 avril 1882 où il trouva le commandant d\'infanterie de marine BERTHE DE VILLERS (voir ce nom). Il avait sous ses ordres deux compagnies d'infanterie de marine, une de débarquement, artilleurs, quinze tirailleurs indigènes et les canonnières « Fanfare », « Massue Massue « Carabine ». Il trouva sous les ordres du chef de bataillon deux compagnies d'infanterie de marine. Après un ultimatum il bombarda la citadelle d'Hanoï dont il s'empara le 25 avril et en prit possession. Il occupa l'île de Hon Gay en mars 1883. Les Anglais en avaient sollicité l'acquisition. Il enleva Nam-Dinh l'année suivante le 27 mars 1883. Attiré dans une embuscade du chef des Pavillons Noirs Luu VINH PHUOC, il y périt d\'un coup de feu. Il avait été prévenu par Mgr PUGINIER, mais persuadé que les Pavillons Noirs étaient un mythe, de plus ne voulant, malgré les avertissements, taire ses intentions à table devant ses serviteurs annamites et son interprète, il fut trahi par ce dernier. Luu VINH PHUOC, prévenu de la sortie du 19 mai, laquelle était une sorte de promenade militaire, annoncée sans souci des indiscrétions toujours à redouter en pays ennemi ; Rivière était en voiture avec les provisions du déjeuner ; l'artillerie était au centre de la petite colonne, ni éclairée, ni flanquée dans sa marche sur une chaussée étroite qui était en contrebas, sur sa gauche le Pont de Papier franchi, le talus la dominant, couvert de bambous. Son corps fut décapité par les Pavillons Noirs. Sa tête salie fut suspendue dans le camp des Pavillons Noirs. Elie fut retrouvée le 12 octobre. Homme distingué, il aspirait, dit-on, à un fauteuil de l'Académie française. Les Chinois le désignaient sous le nom de LY-OAI. Le nom d'Henri Rivière a été donné à une voies d'Hanoï et à une d'Haïphong.
Furent tués ou mortellement blessés à l\'affaire de Cân-Giay : Le chef de bataillon d\'infanterie d\'infanterie marine BERTHE DE VILLERS, qui commandait en second ; le capitaine d'infanterie de marine JACQUIN, le sous-lieutenant d'HÉRAL DE BRISIS, MOULUN, aspirant de lIe classe de la « Victorieuse ». Blessés : les lieutenants de vaisseau SENTIS, du « Villiers » ; DUBOC, de la « Surprise; les enseignes CLERC, du « Pluvier » ; LE BRIS, du « Léopard » ; le sous-commissaire DUCORPS, du « Pluvier » ; le lieutenant d'infanterie de marine MARCHAND ; le sous-ingénieur hydrographe GARNIER ; 27 hommes tués, 22 blessés.
Sa tête et celle des Français tués restés sur le champ de bataille furent retrouvées ainsi que les corps, grâce aux indications de Mgr PUGINIER, les 18 et 19 septembre 1883. La sienne et ses mains étaient à part dans un coffre rempli de chaux.

Journal Illustré - 10 juin 1883 - Mort du Commandant Rivière ( Tonkin-Indochine )

Autre

Remerciements Emmanuel Chantebout
D'après archives personnelles et le dictionnaire des marins français d'Etienne TAILLEMITE



Dossier Légion d'honneur / Lien web


Remerciements Bernard Dulou
Remerciements à Gilles Jogerst / Généamar pour ses recherches et la mise à disposition de ses données

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.