Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/06/2013

Bò lạc vào thành phố : Hà Nội 1989 dưới ống kính của David Alan Harvey

Hiện có hai bộ ảnh chụp về Việt Nam vào năm 1989 và năm 2004 của David được công bố. 

Một tấm chụp năm 1989 ở Hà Nội có tiêu đề "Farm animals sometimes wander even city streets". Xin mượn ý một câu thơ tiếng Việt của một thi sĩ để đặt tiêu đề cho bức ảnh này là "Bò lạc vào thành phố".

Bò lạc vào thành phố (Hà Nội, năm 1989)

21/06/2013

Di Tề tân truyện (Bá Di và Thúc Tề phiên bản 2013)

Harakiri (Nhật Bản

Hara là bụng, kiri là mổ/rạch, nên HarakiriMổ bụng

Bút danh Trần Nhật Thi với 8 năm (2002-2010)

Một bài báo xuất hiện trên tờ Nhân Dân ngày 2 tháng 5 năm 1975,
lúc chưa có tên  Thành phố Hồ Chí Minh
"Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được mấy ngày, Sài Gòn đã đi đầu trong cuộc kháng chiến thần thánh của đất nước, chống thực dân Pháp, và sau đó là kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với chiến thắng lẫy lừng ngày hôm nay, Sài Gòn đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình, cắm cờ chiến thắng trên dinh lũy cuối cùng của địch. Sài Gòn đi trước về sau, ngày hôm nay đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết  cái tên gọi thân yêu: "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng"

20/06/2013

Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)

Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình.

Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ.

Ghi chép 2013 về Phan Bội Châu và Asaba (bài Phạm Xanh)

Lời dẫn: Bài viết của bác Phạm Xanh ở dưới đây lấy về từ báo Quân đội Nhân dân (12/6/2013). Cách phiên âm tiếng nước ngoài của tờ QĐND thực sự khó chịu. Không biết tại sao báo ấy chưa đổi qui tắc chính tả trong phiên âm cho kịp với thời cuộc. Asaba Sakitaro là cái tên rất đỗi quen, nhưng được viết thành A-xa-ba Xa-ki-ta-ro thì tôi không hiểu là ai nếu vô tình thấy !
Tác giả bên tấm bia

Bài của bác Phạm Xanh chỉ có một điểm duy nhất mới, là: có thấy hình năm 2013 của ông Amma (một người bạn chung của nhiều người Việt Nam có quan tâm đến phong trào Đông Du) ! 

17/06/2013

Đọc lại văn chương Việt 1990s - 4 ("Bầy kiến qua bàn tiệc", thơ Nguyễn Quang Thiều, 1991)

- Đọc lại văn chương Việt 1990s - 3 ("Vũ điệu của cái bô", Nguyễn Quang Thân, 1991)
Đọc lại văn chương Việt 1990s - 2 ("Kiêm ái", Phạm Thị Hoài, 1990)
Đọc lại văn chương Việt 1990s - 1 ("Nguyễn Thị Lộ", truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, 1990)

Chiếc quạt cây ở góc buồng của anh Dặm

Bây giờ, không biết tin ai, và có lẽ cũng không nên tin ai cả. 

Anh Dặm, tên đầy đủ là Nguyễn Đình Dặm, là người thân cận, ở liền kề, lúc này, cũng tạm chưa nên tin. Mà chỉ nên tin vào mỗi một vật dụng mà anh Dặm đã và đang dùng mà thôi. Đó là chiếc quạt cây ở góc buồng.

Chỉ nên tin vào chiếc quạt cây của anh Dặm được thôi. Quạt là vật vô tri vô giác, ít nhất không biết nói, nên không thể nói dối hay nói khác đi với thực tế. Đây, cái quạt ấy đây:

Cái quạt của anh Dặm, tình trạng ở tháng 6 năm 2013

16/06/2013

Góc nhìn khác: Thiết kế đường cho Việt Nam của chính người Nhật Bản không hợp lí là nguyên nhân gây tai nạn chết người

Một bạn trên diễn đàn Oto Fun có cái nhìn khác về nguyên nhân gây tai nạn chết người trong vụ một nhà khảo cổ học Nhật Bản vừa qua đời do tai nạn giao thông. Theo bạn này, chính thiết kế "ngu hết chỗ nói" của một công ty xây dựng Nhật Bản (đơn vị thiết kế chỗ giao cắt đường 5 với Quốc lộ 1B mới) là nguyên nhân dẫn đến việc "một đồng hương của họ đã gặp hạn".

Như vậy, với cách nhìn này, tai nạn giao thông quái ác tại Việt Nam vừa rồi chính là do thiết kế đường bất hợp lí của phía Nhật Bản.

Ý kiến trên diễn đàn Oto Fun

12/06/2013

Lễ tiễn đưa Nishimura Masanari - Thông tin chính thức từ gia đình

Gia đình Nishimura  ở Hà Nội
Dự kiến ban đầu của gia đình và Viện Khảo cổ Việt Nam là tiến hành hỏa táng, sau đó di cốt được cha mẹ đưa về Nhật Bản. 

Hôm qua (11/6), cha mẹ anh đã tới Việt Nam. Sau những bàn bạc, thông tin chính thức về lễ tang chi tiết như dưới đây.

Quan hệ Việt - Nhật thấy được qua cách đăng cáo phó của báo chí tiếng Nhật - 2

Một sự kiện vừa diễn ra tại Huế, ngày 7/6/2013, trong chuỗi sự kiện kỉ niệm 40 năm
quan hệ ngoại giao Việt - Nhật (1973-2013)

11/06/2013

Quan hệ Việt - Nhật thấy được qua cách đăng cáo phó của báo chí tiếng Nhật - 1

Năm nay, 2013, là tròn 40 năm quan hệ hữu nghị Việt - Nhật, đây đó đã và đang có những hoạt động kỉ niệm liên quan. Chỗ này chỗ kia, trong các duyên cớ xa gần, tôi được huy động vào một vài việc.

Trong bối cảnh như vậy, sự kiện nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura đột ngột từ trần do tai nạn xe máy ở Hà Nội được báo giới ở cả hai nước quan tâm. Bản thân tôi nhận được thông tin từ bạn bè vào chiều tối ngày 9/6 (ngày anh Nishimura ra đi), thì sau đó ít phút, vào mạng, đã thấy báo chí, mà là báo địa phương của Nhật Bản đưa tin kèm theo ảnh. Có lẽ đó là tờ báo đưa cáo phó sớm nhất.


Cái ảnh này trên Tuổi Trẻ, cần chú thích lại, hay có thể chú thích là: Nishimura bên nhóm các vãi ở chùa làng Kim Lan cũng tham gia công việc khai quật của anh

10/06/2013

Tin buồn đột ngột : Nhà khảo cổ học Nhật Bản Nishimura mất do tai nạn xe máy ở Hà Nội

Sáng nay (9/6/2013), chúng tôi đưa tiễn một người anh họ mất ở tuổi 53. Chiều tối, lại nhận được tin buồn: anh Nishimura đột ngột từ trần do tai nạn xe máy ở Hà Nội. Tin này, hiện đã thấy xuất hiện cả trên báo chí Nhật Bản (chẳng hạn ở tờ Tin tức Shikoku).

Nhà khảo cổ Nishimura 西村昌也 (47 tuổi, quê ở tỉnh Yamaguchi)

09/06/2013

Đồng chí Putin phải kéo áo vợ

Trong một chuyến thăm Nga, ông Bush con thơm thân mật bà xã của đồng chí Putin. Nhưng cái thơm đó nhiệt tình quá, có thời lượng khá sốt ruột, nên đồng chí Putin đã phải kéo áo vợ để nhắc nhở.

Putin sốt ruột quá, phải kéo áo

Câu chuyện luân hồi - 3 : Nghe bài giảng của bác Chung Mậu Lâm (tiếng Trung)

Chung Mậu Lâm (1971- )

Hi vọng là một lần tới, tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), chúng tôi sẽ có dịp tiếp kiến với Chung Mậu Lâm. Đại học Trung Sơn là trường cũ của Chung, và hiện tại cũng là nơi anh được mời với tư cách giáo sư thỉnh giảng.

Bài nói chuyện dưới đây của Chung khá dài, tới cả 2 tiếng đồng hồ, với tiêu đề "Khoa học chứng minh luân hồi nhân quả là có thực". Nói chay, rõ ràng rành mạch, có sức cuốn hút, không khác một đại lão hòa thượng.

05/06/2013

Câu chuyện luân hồi - 1 : Người lợn lợn người

Lời dẫn: Vừa sáng, đã có người nói chuyện về đầu thai và luân hồi. Nên tạm chép bài dưới đây lấy về từ báo điện tử Trí thức Trẻ (cơ quan chủ quan là Hội trí thức khoa học và công nghệ trẻ Việt Nam). Không có tên người viết hay người dịch rõ ràng (chỉ thấy một cái tên là A Bích không rõ ra sao).

Nếu trong nhà bạn thấy có một con lợn mà có tay người thì đó chính là lợn do người hóa kiếp vào đấy. Ngược lại, người mà có bàn tay giống chân trước của lợn, thì chính là do lợn hóa kiếp thành. 

Từ đây trở xuống là chép nguyên xi về. Thấy cả VOV giao thông cũng đăng lại bài.

03/06/2013

Viên đá góc đền Hùng - 5 : Phát và thu khí để điều chỉnh khí cho toàn bộ đền Hùng

Một mặt của tấm bia hộp sừng sững trước đền quốc tổ Lạc Long Quân (10/2010)
1. Đền quốc tổ Lạc Long Quân nói riêng và khu vực đền Hùng ở Phú Thọ nói chung tựa như còn là một địa bàn Khí công Tâm linh rất lí tưởng.

Hãy xem hai cái ảnh dưới đây và thử đoán xem thầy và trò đang làm gì nảo (thầy ngồi quay lưng về tấm bia ở đền quốc tổ Lạc Long Quân, dưới là hai hàng học trò) ? Trả lời theo lí giải của chính họ: đang thu và phát khí bao phủ cả khu vực đền Hùng, để điều chỉnh khí cho toàn bộ khu vực này. Theo họ, khí ở đây đang rất động.

Đằng sau thầy là tấm bia đền quốc tổ Lạc Long Quân

Trước thầy là hai hàng đệ tử đang phát và thu khí


2. Bạn có biết người thầy là ai, và một trong những người trò là ai không ?

02/06/2013

Rừng cây Hồ Đức Việt : Một chính tích còn để lại cho đời

Ông muốn trồng rừng, tức là tập thể của cây.

Cũng có nghĩa là ông không muốn trồng những cái cây đơn lẻ gắn biển cá nhân kèm chức tước và ngày tháng (đôi khi là theo âm lịch) mà những ông như Thánh Ba hay Vương Đình Huệ đã thực hiện chính tại khu vực đền Hùng.

0. Trước hết xem ảnh


Xem chú thích ở ảnh tiếp theo

01/06/2013

Thực hư về lệ cống nước giếng ngọc Mị Châu cho hoàng đế Trung Hoa

Ở khu Cổ Loa, gần với miếu thờ An Dương Vương, có một cái giếng cổ được gọi là giếng ngọc, nước trong vắt quanh năm. Tương truyền đó là giếng của Mị Châu con gái vua Hùng, nơi nàng thường tắm và trang điểm. 

Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), tương truyền là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc biệt (9/2012).