Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/07/2014

Một giải thưởng văn chương đã quyết định và công bố, nhưng có thể không còn được lĩnh nữa - 1

Ở Nhật Bản, hằng năm, có nhiều giải thưởng về văn học. Trong đó, quyền uy nhất, được chờ đón nhất là hai giải Akutagawa (bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Akutagawa 芥川龍之介, 1892-1927) và giải Naoki (cũng bắt đầu từ 1935, mang tên và kỉ niệm nhà văn Naoki 直木三十五, 1891-1934).

Đây là hai giải danh giá nhất ở Nhật Bản, nên người cầm bút muốn tham dự giải (tức để được đề cử) phải chuẩn bị lâu công, thường phải trải qua các giải thưởng ở cấp thấp hơn một hoặc nhiều lần. Dĩ nhiên, người xuất sắc, thì lúc tuổi đời còn trẻ cũng được nhận giải ngay ở lần đề cử đầu tiên. Còn thường thì ngay đến khi được đề cử cho hai giải này, cũng phải mất vài lần mới được trao giải. Không ít người được đề cử năm bảy lượt, vẫn không được giải, và mãi chỉ là "nhà văn từng được đề cử" (hay nhiều lần được đề cử) cho giải Akutagawa hay Naoki. Tác phẩm in ra cũng ghi rõ là "tác phẩm được đề cử" cho giải Akutagawa hay Naoki năm nào đó.

22/07/2014

"Đầu rau" có nghĩa là gì ?

Chín vạc đặt yên bằng núi
Ai rằng sự chẳng đến muôn dân 

(Thơ Nôm tương truyền của Hoàng đế Lê Thánh Tông : "Ông đầu rau")




Liên quan đến từ "đầu rau" trong tiếng Việt có thể tìm được tư liệu văn tự sớm, khoảng giữa thế kỉ 17 (đây là nói tư liệu chắc chắn, không tính những thứ bá vơ). 

Mỹ vẫn mời Trung Quốc tập trận chung ở RIMPAC 2014 (10/6/2014)

Tin cũ, hơn một tháng trước. Báo tiếng Việt hình như đưa tin hạn chế.

21/07/2014

Thơ Việt Nam bày bán ở hiệu sách Nhật Bản

Hôm qua, nhân Chủ Nhật, có dạo chơi ở khu phố sách (tên phố là phố sách luôn). Vào tiệm sách Tây, tức dương thư (sách của tây dương), thấy có một tuyển tập thơ Việt Nam mới được bày bán.

Người trong tiệm ghi giá sách bằng bút chí ở góc của bìa ba cuốn thơ ấy: 2100 Yên (tức là tương đương với khoảng 420.000 VND). So với mặt bằng chung của sách Nhật là loại không đắt không rẻ. Nếu mua qua mạng thì đắt hơn vài trăm Yên.

Nhà cũ của ông vua Mỏ Than nước Nhật (Ito Den-emon)


Nhân NHK đang chiếu phim dài tập có liên quan đến Bạch Liên nữ sĩ và ông vua Mỏ Than.


Một làng nhỏ bán nông bán ngư ở trước vũng biển. Thuộc phạm vi của làng, có một hòn đảo nhỏ nằm trong vũng biển. Cảnh sắc và ngôi đền trên đó là của làng. Nhưng quyền sở hữu đá tự nhiên trên đảo, lại thuộc vào gia đình tư nhân.

20/07/2014

Phạm Hoàng Quân lên tiếng: cuốn sách mới ra về chủ quyền biển đảo

Cuối bài, bác Phạm Hoàng Quân ghi ngày tháng là "Cái Bè, ngày 19 tháng Bảy năm 2014". Như vậy là vừa hoàn thành hôm qua. Hôm nay, đã công bố trên mạng.



Lời kết của bài: "Thay cho lời kết, nếu xem tình hình nêu trên như một hiện tượng, những sai sót khó bề chỉnh đốn đã xảy ra tại một cơ quan “tối cao” về chức năng nghiệp vụ, liệu có nên đặt vấn đề rằng phải làm như thế nào để cải tạo tình trạng quan liêu và lạc hậu trong học thuật quan phương -- riêng trong lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm -- ở Việt Nam hiện nay".

Người Việt và người Mường - 4 : nghe tác giả Tạ Đức trình bày trực tuyến (hơn một tiếng đồng hồ)

Tôi thì thấy thú vị vì nhận ra rất rõ âm sắc người miền biển. Cụ Trần Quốc Vượng lúc sinh thời cũng thường tự nhận là "người miển biển, ăn sóng nói gió".

Mà người miền biển thì là quen "trôi nổi", tức "di cư", "di chuyển". Trong cuốn sách, Tạ Đức có chứng minh: nhà Trần và nhà Mạc vốn là bọn thuyền chài trôi nổi từ Hoa Nam xuống, và thành hoàng đế nước Nam.




Buổi nói chuyện do Bookhunter Hanoi đưa lên, từ tháng 6 năm 2014. 

19/07/2014

Cuốn sách của Trần Dân Tiên vốn có bản gốc là tiếng Pháp ? (dẫn lại ghi chép đọc sách của bác Thiên Lý, 9/2013)

Nhà văn Vũ Thư Hiên, thể theo lời thỉnh nguyện của lớp con cháu như chúng tôi, với tư cách là con trai của cụ Vũ Đình Huỳnh và nhiều trải nghiệm của bản thân ông trong thời kì kháng chiến chống Pháp, đã có một xác nhận mang những gợi ý quan trọng liên quan đến cuốn sách (xem lại ở đây, tháng 10/2013). Tôi chú ý đến hai chi tiết: vai trò của cụ Trường Chinh, thời điểm năm 1946.

Trước đó, một ít hôm, vào tháng 9/2013, bác Thiên Lý, qua đọc sách mới xuất bản gần đây do bác Nguyễn Văn Khoan làm chủ biên, cung cấp những gợi ý cũng thú vị không kém. Cũng có liên quan đến thời điểm năm 1946.

Sẽ trở lại với thời điểm 1946 sau. Bây giờ, đọc lại ghi chép của bác Lý. Kính mong bác Lý cho tư liệu cụ thể hơn so với thời điểm tháng 9 năm 2013 (nếu có thể, mong bác cho bản chụp từ sách in lên blog của bác; hoặc gửi qua mail, rồi tôi sẽ đưa lên giúp ở bên này). 

Người Việt và người Mường - 3 : bài trao đổi ý kiến của Bùi Xuân Đính trên tạp chí Dân tộc học (số 1 & 2 năm 2014)

Có vẻ như dư luận nói chung phần lớn mới chỉ đọc bài của ông Bùi Xuân Đính đăng tải trên website của tạp chí Văn hóa Nghệ An. Mặc dù ông Vương Xuân Tình (đồng thời là Viện trưởng Viện Dân tộc và Tổng Biên tập của tạp chí Dân tộc học) có nhắc, nhưng bài đã đăng trên Dân tộc học của ông Đính, đến thời điểm hiện tại, chưa mấy ai đọc ?

18/07/2014

Tiệm ăn Việt Nam ở Nhật (bài Đỗ Thông Minh, 2004)

Cái tên "Đỗ Thông Minh" được dân học tiếng Nhật ở Việt Nam biết đến từ những năm 1996 hay 1997 gì đó. Là vì hồi đó (hay sớm hơn một chút nữa), ông đã biên soạn và in thành công bảng tra chữ Hán trong tiếng Nhật (đọc theo âm Hán Việt, và âm Hán Nhật). Những bảng tra ấy được in trên trang khổ lớn rồi gấp theo nếp, thành nhỏ lại, bỏ túi, rất tiện sử dụng. Từ Tokyo, qua nhiều con đường, những bảng tra ấy xuất hiện ở Hà Nội, Hải Phòng,...

16/07/2014

Nhớ về cha đẻ của chú Dế Mèn : nhật kí thăm Liên Xô

Có một cuốn sách của Tô Hoài được in với số lượng rất lớn, tới hàng vạn bản, nhưng không biết có được bao nhiêu người nhớ đến nó khi nhắc đến cha đẻ của chú Dế Mèn. Có thể là rất ít.

Không thấy những cây bút gạo cội như Vương Trí Nhàn hay Đặng Tiến nhắc đến cuốn sách trên (dù Đặng Tiến thì viết cả một bài là "tổng quan về hồi kí Tô Hoài").

15/07/2014

Đường sắt trên cao : trông người mà ngẫm đến ta

Ta ở đây là tuyến Cát Linh - Hà Nội như đã đi ở một entry trước.

Bây giờ, đúng là đang trông người, để mà ngẫm đến ta. Hay là cùng một lúc, cũng là, ngẫm người mà trông lại ta. Hôm trước, trong ý tưởng trông người, thì là trông qua ảnh chụp của người khác (đó là hồi tháng 2 năm nay, xem lại ở đây).


Bây giờ, đang là trung tuần của tháng 7, tôi đang trông người trực diện. Mục kích sở thị. Lúc này, tôi đang ở trên tuyến đường sắt trên cao, loại một đường ray.

14/07/2014

Người Việt và người Mường - 2 : lời bình của Liam Christopher Kelley (tức Lê Minh Khải)

Trong một bài viết đã công bố vài năm trước trên tạp chí chuyên ngành liên quan đến thơ đi sứ và quan hệ Việt - Trung thời trung đại, tôi đã có nhắc đến cuốn sách về chủ đề tương tự của Liam. Nhiều ý tưởng và kết quả của Liam trong sách đó, tôi sẽ trao đổi lại ở những dịp khác, nhưng ở riêng chi tiết liên quan đến Liam trong bài viết trên, thì tôi không nhận thấy sự cẩn trọng hơn nữa như mức tôi cần đến trong việc Liam xử lí tư liệu nghiên cứu. Ở riêng chi tiết đó, tôi chắc chắn là Liam sử dụng tư liệu qua người khác, bằng bản tiếng Việt, mà chưa hề động đến nguyên bản chữ Hán.

Dưới đây, là entry xuất hiện trên blog của Liam về cuốn sách của Tạ Đức, vốn là tiếng Anh, đã được hai bạn Hoa Quốc Văn và hehe chuyển dịch ra tiếng Việt. Sẽ đi theo thứ tự sau: bản dịch của hehe, bản dịch của Hoa Quốc Văn, nguyên văn.

Năm 1958, hai khu tự trị và hai ông tướng Việt - Trung (Chu Văn Tấn, Vi Quốc Thanh)

Vào tháng 3 năm 1958, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được thành lập. Trước đó một thời gian, như là khâu chuẩn bị cuối cùng, ngày 8/1, Bộ Chính trị Trung Quốc mở hội nghị tại Nam Ninh, và Mao Trạch Đông đã tới. Có hai vạn người đủ các tộc người ở khu vực Quảng Tây và Quảng Đông đã tới công viên "triều kiến" Mao Chủ tịch.




Ngày 15/3, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ra đời, và ông Vi Quốc Thanh được chỉ định giữ chức Chủ tịch. 

Nhận lời mời của ông Vi Quốc Thanh, tướng quân Chu Văn Tấn đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam sang Nam Ninh chúc mừng. Lúc đó, Chu tướng quân đang là Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc


(Trương Chấn Thanh chủ biên, 1997, trang 1200)