Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

21/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay. 

Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.

Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.

18/09/2024

Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát

Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.

Ở trên là tiêu đề rút gọn.

Rằm tháng Tám năm Giáp Thìn 2024 - Yến hội Diêu Trì tại thánh thất thủ đô (Hà Nội)

Về Đại lễ Yến hội Diều Trì của phái Tây Ninh (hộ pháp Phạm Công Tắc), tổ chức vào Rằm tháng Tám hàng năm tại tòa thánh Tây Ninh, thì trên Giao Blog có thể xem lại ở đây hay ở đây.

Năm nay, chúng tôi tham dự đại lễ này tại thánh thất thủ đô (Hà Nội) - thánh thất thuộc phái Ban Chỉnh đạo (Bến Tre, đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương).

15/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Trầm Lộng năm 2018

Làng Trầm Lộng ở huyện Ứng Hóa (Hà Nội).

Cũng trong năm 2018 (cùng năm với làng Đông Sàng ở quần thể làng cổ Đường Lâm), làng Trầm Lộng đã tổ chức "đại lễ đón nhận phục hồi sắc phong thành hoàng làng". Chúng ta thấy lại cụm từ "đón nhận phục hồi sắc phong" và "phục hồi sắc phong".

Đi nhanh một ít ảnh lấy từ video của đại lễ.

14/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Đông Sàng năm 2018

Làng Đông Sàng thuộc quần thể làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Trường hợp Đông Sàng, chúng ta thấy từ "khôi phục sắc phong" và "sắc phong khôi phục".

Làng đã trùng tu tôn tạo đình vào năm 2011, sau đó là "khôi phục sắc phong". Công việc khôi phục được nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

12/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp đền Dạ Trạch 2024

Đây là trường hợp Đền Dạ Trạch ở Hưng Yên, vào tháng 3 năm 2024.

Ảnh của bạn Minh Xuân quản trị trang "Đền Miếu Việt". Lời văn dẫn chuyện của bạn Minh Xuân, hồi tháng 3 năm 2024, là như sau:
"Đền Dạ Trạch ngày hội. Hôm nay đền đón nhận 21 đạo sắc phong phục chế về treo."
Tôi phụ thêm một vài cái ảnh khác của bà con địa phương gửi cho, cũng hồi tháng 3 năm 2024.

Hậu bão Yagi năm Giáp Thìn 2024

Yagi (tên cơn bão số 3 năm 2024 với Việt Nam) chưa đến thì nín thở chờ đợi.

Yagi đến thì kinh hoàng vì cường độ vượt cấp trước nay của nó, sự tàn phá ghê gớm của nó.

Yagi đi rồi, thì thật sự tan hoang (trên Giao Blog xem thêm ở đây - mở từ 7/9/2024).

08/09/2024

Cố đồng đền thủ nhang Nguyễn Văn Tiến (1940-2024; đền An Thọ, Yên Phụ - Hà Nội)

Ở khu vực Hà Nội, vào đầu thời kì Đổi Mới, cụ đồng Tiến (Nguyễn Văn Tiến, đền An Thọ ở Yên Phụ) là một trong những người đã đóng góp nhiều cho việc khôi phục tín ngưỡng thờ Mẫu. Cụ đồng Tiến giữ mối giao hảo với học giới từ rất sớm và bền bỉ.

Vào đầu thập niên 1990, đền An Thọ của cụ tiếp đón rất nhiều khách quốc tế đến khảo sát văn hóa Việt Nam - đây là những nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa), mà những người khởi xướng mối giao hảo là các vị tiền bối của Viện là: Phan Đăng Nhật, Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh, Phạm Văn Ty.

07/09/2024

Trận bão tháng Tám năm Giáp Thìn (tháng 9 năm 2024)

Bắt đầu quan sát trận bão từ trưa Thứ Bảy ngày 7 tháng 9 năm 2024.

Mở đầu là tin cấp báo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Thiên tai (Tài khoản OA). Tin này được BCĐ gửi luôn vào zalo (có lẽ là đến tất cả cá nhân có zalo).

03/09/2024

Ngô Đức Viên (1881-1947) ở xứ Lạng : tín ngưỡng Đức Thánh Trần và âm thầm giúp đỡ cách mạng

Nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen được gọi là Sếp Viên), người xây dựng rất nhiều tuyến đường ở xứ Lạng và xung quanh, cũng là người xây cất đền Ngũ Nhạc để thờ hệ thần Nhà Trần ở cửa Tây thành phố Lạng Sơn vào năm 1924, thì trên Giao Blog, đọc lại ở đây.

Hôm nay, trân trọng giới thiệu 2 bài viết liên hoàn của nhà báo nhà biên khảo Chu Quế Ngân về cụ Sếp Viên.

Cụ sau đã được chính phủ công nhận là người có công với cách mạng. Cụ đã nuôi giấu nhiều cán bộ cao cấp trong thời kì bí mật (tiêu biểu là cụ Sao Đỏ - tức cụ Nguyễn Lương Bằng).

Về đời tư, Sếp Viên có hơn một người vợ, nhiều con cháu. Nay thì còn có một bà con gái của cụ đã U100, đang sống tại Lạng Sơn, vẫn rất minh mẫn. Nhà báo Chu Quế Ngân đã gặp bà con gái gần đây và hỏi được nhiều chi tiết thú vị.

02/09/2024

Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn và nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (1881-1947)

Ở thành phố Lạng Sơn ngày nay có một ngôi đền danh tiếng, gọi là đền Cửa Tây. Ngôi đền ấy phụng thờ Thánh Mẫu Tây Hồ.

Thánh Mẫu Tây Hồ ở Lạng Sơn chính là hệ thần Liễu Hạnh công chúa. Bà con ở vùng xứ Nam lên Lạng Sơn lập nghiệp đã xây dựng nên ngôi đền.

Nhưng "Tây Hồ" ấy là Tây Hồ của Lạng Sơn, không phải "Tây Hồ" của Hà Nội. Dĩ nhiên cũng không phải Tây Hồ của Hàng Châu hay Quảng Châu (Trung Quốc).

Vào năm 1924, nhà thực nghiệp Ngô Đức Viên (quen gọi là Sếp Viên) đã xây cất một ngôi đền ở khu vực cửa Tây đó gọi là Đền Ngũ Nhạc thờ hệ thần Thánh Trần (chúng tôi cũng gọi là "hệ thần nhà Trần").

Dưới đây là dán một bài viết đã công bố mấy năm trước của tôi về việc thờ phụng kết hợp hai hệ thần (Liễu Hạnh công chúa, Thánh Trần) tại khu vực đền Cửa Tây với vai trò quan trọng của cụ Sếp Viên.

Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu

Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024. 

Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng  thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !

Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).

Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.

01/09/2024

Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định

Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).

Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).