Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đại-mạng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-đại-mạng. Hiển thị tất cả bài đăng

08/05/2021

Quốc hội Đại Việt 2021 - cập nhật từ thượng tuần tháng Năm

Từ hồi tháng 3 đã bắt đầu quan sát, ở đây. Và ở tổ dân phố thì bắt đầu từ đây.

1. Bây giờ, bắt đầu là bằng loạt thông báo trên nhóm zalo của tổ dân phố, với tiêu đề "Danh sách chính thức ĐBQH và HĐND các cấp", đã được bác tổ trưởng đưa lên từ ngày 3/5/2021. Lúc đó, mới có 3 trang vắn tắt như sau:

20/04/2021

Tư liệu tiếp về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008, cập nhật năm 2021

Về vụ án này, đã theo dõi đến khoảng tháng 5 năm 2020, tại đây.

Bây giờ là cập nhật 2021, mà mở đầu là sự kiện thêm nhiều thành viên của nhóm Báo Sạch bị bắt. Nhóm này được gọi là KOLs. Các thành viên trong nhóm một dạo rất tích cực khám phá và đăng tin về vụ án Bưu điện Cầu Voi đầu năm 2008.

30/01/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : những dị nhân hiện đại mà tôi biết - 1 (bác Phạm Văn Tiện)

Dân Tổng hợp Hà Nội quả là có không ít dị nhân. Sau khi tốt nghiệp, chỉ trong hai khoa Văn Sử thân thiết thì có người giữ trọng trách của quốc gia thậm chí là ở ngôi cao cực phẩm, có người lại về quê làm ruộng như nông dân, có người là doanh nhân rất thành đạt, có người thành nghệ sĩ từ lúc nào không hay,...

Trong Văn nghệ Thứ Bảy tuần này, sẽ mở thêm mục Những dị nhân hiện đại mà tôi biết. Người đầu tiên, được đánh số 1 ở đây, là bác Phạm Văn Tiện.

Bác ấy vốn là dân Khoa Lịch sử cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với tôi hồi đó, là đàn anh hơn tôi vài năm. Nếu nhớ không nhầm thì anh Tiện thuộc K33, theo chuyên ngành Dân tộc học.

20/01/2021

Những cây viết trên mạng tuổi U90 ở Đại Việt hiện nay

Có hai vị tiêu biểu, là cụ Nguyễn Hải Hoành (thuộc nhóm văn bút truyền gia làng Đông Tác danh tiếng ở Hà Nội) và cụ Thế Phong (tức dịch giả Đường Bá Bổn, hiện ở Nam Bộ).

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn lên bài đều đều hàng ngày trên Fb cá nhân. Thời điểm tháng 1 năm 2021 này, cụ vẫn say sưa viết và dịch từ nhiều ngoại ngữ (tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh). Ví dụ đọc ở đây. Hai người em trai ruột của cụ, tức học giả Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Chí Công cũng bền bỉ vừa đi vừa viết (ví dụ đọc nhanh ở đây). Nhìn sức làm việc của hai anh em họ Nguyễn làng Đông Tác mà khâm phục.

13/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : chủng mới của tin đồn

Tin đồn khắp nơi trong thời gian bệnh dịch. 

Cuộc sống đảo lộn vì bệnh dịch, rồi bệnh dịch lại phát sinh chủng mới (đọc ở đây). Tin đồn, theo đó, cũng phát sinh các chủng mới.

Dĩ nhiên trong tin đồn vẫn mang những gợi ý về thông tin. Chúng ta cần bình tĩnh hơn lúc nào hết, để tự miễn dịch được với chúng, thì sẽ thấy được những gợi ý hữu ích, loại bỏ những thứ virut nguy hiểm trộn trong đó.

06/03/2020

Quá trình số hóa của Việt Nam : sẽ quăng bỏ điện thoại cục gạch, phổ cập điện thoại thông minh giá 500.000đ

Mấy năm trước, trên Giao Blog, tôi đã đánh dấu rằng, bùng phát của điện thoại thông minh ở Việt Nam là vào khoảng năm 2012. Từ năm đó, ở tận vùng sâu vùng xa, như các huyện miền đông Cao Bằng yêu quí của tôi, các thanh niên đã dùng smart phone và dần thành thạo ứng dựng Facebook trên đó.

Năm 2014, có một dịp kì lạ trong đời, là tôi được trao đổi thông tin và tư liệu một cách dễ dàng tuyệt vời với các thanh niên ở vùng sâu vùng xa. Nhà dân tộc học đã không cần về tới tận thôn bản, mà có thể ngồi ở đâu trên quả địa cầu này, có được internet, là có thể xem truyền hình trực tiếp qua điện thoại thông minh về một lễ cúng bản hay hoạt động cấy cày nào đó (xem thêm ở đây).

Đó là một kỉ niệm mang tính đánh dấu quan trọng. Vì trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể có được sự tiện lợi nhường ấy. Một sự tiện lợi mà lúc đầu sử dụng, bản thân tôi còn giật mình, tự hỏi lại chính mình: thật sự thế à ? Dĩ nhiên, hồi 2006-2009, ở khu vực thành thị, thì chúng tôi đã có thể họp qua mạng bằng Skype. Một nhóm có thể đang ở rải rác Tokyo, Hà Nội, Luân Đôn,... có thể trò chuyện trực tuyến qua Skype.

05/10/2019

Chặn hệ thống blog năm 2019 là vô dụng, và đi ngược lại với quốc sách về cách mạng 4.0

Từ tháng 7 năm 2019, hệ thống blog ở Việt Nam liên tục bị chặn. Đặc biệt, những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 này thì càng xiết mạnh. Khoảng nửa tháng nay, như đã nói ở đây hay ở đây, bản thân chủ nhân Giao Blog không vào ra nhà mình được một cách chính thường.

Muốn ra vào nhà mình hàng ngày hàng giờ một cách chính thường, không có gì khác, là một yêu cầu giản dị và hoàn toàn chính đáng của công dân.

Chúng tôi muốn sự chính thường với tư cách người viết. Chúng tôi cũng muốn một sự chính thường với tư cách bạn đọc.

Còn về mặt kĩ thuật, thì sự ngăn chặn hệ thống blog như hiện nay là hoàn toàn vô dụng. Khi không chính thường, chúng tôi vẫn ra vào nhà mình một cách bình thường. Vẫn viết, vẫn xem, vẫn làm mọi thứ, như không có gì xảy ra.

02/10/2019

Sang đầu tháng 10/2019, vẫn chưa vào Giao Blog được một cách chính thường

Từ cuối tháng 9, vẫn kéo dài tình trạng này.

Bản thân chủ nhân không tự vào đọc blog của mình một cách chính thường. Cứ phải đi tắt vào bằng cách khác.

Thực chất thì bắt đầu khó truy cập từ tháng 7 năm 2019

27/09/2019

Bây giờ (8h sáng ngày 27/9/2019): chủ nhân Giao Blog vẫn chưa xem được blog của chính mình

Đã mấy ngày liền, hệ thống blog bị lỗi hay bị chặn gì đó, mà bản thân chủ blog cũng không tự xem được blog của chính mình !

Viết và post thì vẫn túc tắc được.

Nhưng lại không xem được chính những gì mình vừa viết một cách bình thường.

Muốn xem chính mình, thì lại phải vượt tường, ví dụ như sau:


25/09/2019

Lúc này, chủ nhân Giao Blog đang không vào được chính blog của mình

Bây giờ là 22h02, ngày 25/9/2019, truy cập vào Giao Blog không được.

Bài này, mình viết được, và đưa lên được. Nhưng bản thân mình thì hiện tại không thấy được.

Truy cập vào chính blog của mình, thì chỉ thấy chạy ra là:

30/08/2019

Hình ảnh sát thực cập nhật về một Bắc Triều Tiên (ghi chép của cựu lưu học sinh Nghiêm Việt Hương)

Thời kì đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa học tiếng Nhật, thì không phải học ở Nhật, mà là học tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên.

Nói lại lần nữa, thời 1960s-1970s, miền Bắc xhcn cử học sinh sang Bắc Triều Tiên xhcn để học tiếng Nhật (ngoài tiếng Nhật, còn học các thứ tiếng khác). Sau này, khoảng các năm 2000-2001, thì mới biết (qua truyền thông chính thống của Nhật Bản): nhiều giáo viên dạy tiếng Nhật ở Bắc Triều Tiên thời ấy, có khi là người Nhật bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên. Học sinh Việt Nam xhcn có khi đã học những người thầy người cô bị bắt cóc về Bắc Triều Tiên như vậy (đã nói nhanh năm 2018, ở đây). 

21/07/2019

Zalo từ Việt Nam lan ra thế giới : một tiện ích cần hoàn chỉnh đường ray

Song song với Facebook, bây giờ, người sử dụng mạng ở Việt Nam cũng đang dùng Zalo. Cũng khá tiện lợi.

Do kết nối với điện thoại di động, hơn thế nữa, còn có thể đồng thời kết nối với cả điện thoại di động và máy tính (dùng đồng thời), lại có thể gửi tư liệu có dung lượng lớn tới 1GB, rồi lại thêm chức năng gọi điện miễn phí giữa hai đầu đang cùng sử dụng Zalo, cho nên sự tiện ích của Zalo, nhiều khi, còn vượt qua cả Facebook. Zalo đem lại cảm giác riêng tư hơn, kín đáo hơn, cá biệt hóa hơn so với sự ồn ào và hối hả quá mức của Facebook.

19/07/2019

Nhớ quê nhà vùng biên viễn mùa nắng tháng 7 : lễ cầu mùa Táng Nà

Đã một hay hai mùa hè không có được điều kiện về làng cũ. Hè này cũng đang còn đang bừa bộn mọi thứ, chưa quyết định được.

Lớp đàn em ở vùng quê biên viễn.

Lớp cha chú ở vùng quê biên viễn.

08/07/2019

Bóng ma Hà Minh Thành : anh Thắng nói về ông Phạm Viết Đào và các vị liên quan

Video của tháng 7 năm 2019. Muốn xem nhanh thì bắt đầu từ 7 phút 18. Còn không, nên xem toàn bộ.

Anh Thắng là cựu chiến binh Vị Xuyên nói lại câu chuyện Hà Minh Thành - Phạm Viết Đào. Hiện nay, năm 2019, Hà Minh Thành đã đội lốt một tên khác, tiếp tục tung tin hỏa mù. Cho dù, gần đây, ông Đào có đưa tin Hà Minh Thành đã qua đời (đọc lại ở đây, tháng 7 năm 2018). Khi nào tiện, sẽ trở lại và chỉ ra bóng ma mới của Hà Minh Thành.

Anh Thắng và các cựu chiến binh Vị Xuyên thì Giao Blog đã từng đề cập nhiều lần, ví dụ ở đây (tháng 3 năm 2017)

Trong video của tháng 7 năm 2019, anh Thắng có nói đến chủ nhân Giao Blog và một lần mấy anh em gặp nhau tại Hà Nội. Lần gặp ấy đã rất lâu rồi. Hồi đó, anh Thắng đang cai quản một tiệm hàng và thú thực là được con gái hướng dẫn sử dụng mạng xã hội (hình như, lúc đó anh chưa thạo lắm với e-mail, dĩ nhiên chưa tham gia Fb).

06/07/2019

Thượng tuần tháng 7 năm 2019 : nhiều lúc không tự vào được blog của chính mình

Đó là tình trạng đang diễn ra.

Việc truy cập vào Giao Blog mấy ngày qua, với bản thân chủ nhân cũng khó vào. Lúc được lúc mất. Bây giờ, là hơn 11 sáng ngày 6/7/2019 (Thứ Bảy) thì vào được, nhưng trước đó khoảng nửa tiếng thì không thể.

29/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : thời đại số 2010s với việc tự viết về mình của Phở Thìn Bờ Hồ

Những ngày hạ tuần tháng 6 năm 2019, Hà Nội trung tâm như một cái lò. Nhìn từ xa ở khoảng giữa Hồ Gươm như bốc cháy giữa trưa. Khu tượng đài Lý Thái Tổ thành một chảo vĩ đại, hầu như vắng bóng người.

Bọn trẻ nghỉ hè được đưa đi ăn kem "since 1958" của Tràng Tiền. Quên mang bình nước nên phải ghé một góc Bưu điện Bờ Hồ mua lavie đóng chai để lạnh. Nhiều tiếng liền bát phố với sách báo, với nắng, với vỉa hè nhấp nhô lên xuống,... chúng hớt hải đi bộ một quãng xa để tìm wc công cộng. Bất giác, có một kế được chúng hiến ra: "Sao không có luôn hai cái wc công cộng lớn ở ngay chỗ cái khu hướng dẫn du lịch kia". Một đứa so sánh: cái chòi hướng dẫn du lịch thì bên trong máy lạnh rười rười với nhân viên trẻ mà quen chỉ chỉ với hất hàm, còn cái wc thì bé tẹo quê mùa và hôi hám - khi vào và khi ra qua cái xe đạp cũ ở trước cửa thì luôn bị một bà gày nhẳng nhìn nhìn từ xa. Miễn phí đấy ! Nhưng mình chưa từng vào bao giờ nên chỉ biết nghe kể vậy thôi, dù cầm ô đợi chúng ra ở bên ngoài.