Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phố-Cát. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phố-Cát. Hiển thị tất cả bài đăng

27/10/2024

Năm 2024 đáng nhớ với đền Phố Cát : khôi phục lễ hội sau mấy chục năm gián đoạn

 Đền Phố Cát danh tiếng ở xứ Thanh đã lâu lắm rồi không tổ chức được hội. 

Dễ đến khoảng 30 năm gì đó.

Thì năm 2024 này, chính quyền huyện Thạch Thành đã quyết tâm mở lại hội đền Phố Cát (bây giờ ta quen gọi là "lễ hội đền Phố Cát").

Một thời gian trước, tôi như mơ khi đi trên tuyến cao tốc từ Hà Nội vào Diễn Châu (Nghệ An) mà đi qua khu vực huyện Thạch Thành.

Lúc đó, đã bàn luận trong xe là: vậy thì mai đây ta đi vèo một cái cũng sẽ đến Thạch Thành. Đường về Phố Cát tiện lợi hơn rất nhiều.

Thì bây giờ, từ 2024, hội đền Phố Cát đã được mở lại. Giao thông cao tốc hẳn sẽ có đóng góp gì đó trong tương lai.

11/08/2024

Phủ Diễn với sông Bùng những ngày hè 2024 như đổ lửa

Chúng tôi đi Phủ Diễn (tức Phủ Diễn Châu ở Nghệ An) theo trục đường cao tốc mới mở - hiện đang giai đoạn chạy thử nên chưa thu phí.

Thật thú vị là đường nay mới nhưng lại mở lại theo một tuyến đường cũ - tuyến đường thiên lí cũ. Chúng tôi chạy thẳng một mạch cao tốc từ Pháp Vân về tận thị trấn Diễn Châu, cảm giác vèo cái đến ngay ! Chả bù cho những năm trước 2010, đi từ sáng sớm mà tận đến chiều tối mới có mặt ở Phủ Diễn.

1. Đường thiên lí cũ đầu thời Nguyễn, tựa như trở thành xương sống của tuyến đường cao tốc năm 2024 này, nên đi vượt lên phía miền trên của Thanh Hóa, trườn sát vào khu vực Thạch Thành - Phố Cát (sẽ đối chiếu kĩ lưỡng thêm sau).

Ngày xưa, đường thiên lí cũ chạy lên Thạch Thành - Phố Cát nên ngôi đền Phố Cát tiện đường giao thông mà lừng danh một thời.

07/04/2024

Thi sĩ Mộng Lan (thôn nữ) và bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" năm 1931 trên Tạp chí Nam Phong

Mấy ngày trước, học giả Đặng Thế Đại - một nhà nghiên cứu vốn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc VASS) và có một số bài viết học thuật thú vị về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - có gợi ý về bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" của thi sĩ Mộng Lan thôn nữ.

"Mộng Lan thôn nữ" có lẽ là bút danh của ai đó, chưa biết là nam hay nữ, nhưng xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong danh tiếng vào đầu thập niên 1930 (ở các số 160, 162, 163, 164, 166, 168).