Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện-Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện-Kiều. Hiển thị tất cả bài đăng

19/03/2023

Đọc lại một bài thơ cổ : "Cây Cù mộc" (trong "Kinh Thi")

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: "Một cây cù mộc, một sân quế hòe". Câu ấy, theo cách hiểu truyền thống, thì là để tả cảnh gia đình sung túc đầm ấm của chàng Kim Trọng với Thúy Vân (em gái Thúy Kiều).

Đại khái, cù mộc được xem như nàng Thúy Vân (hoặc cả vợ chồng Kim Trọng - Thúy Vân), và quế hòe là nói về đàn con đông đúc với đủ nam đủ nữ của nàng.

Mà cũng là cảnh trong sân nhà rộng rãi của gia đình Kim Trọng - Thúy Vân: có một cây cù mộc với rất nhiều quế và hòe. Cái sân ấy, với cây cối như vậy thì hắn sẽ ấm áp về đông và mát mẻ về hè !

Dĩ nhiên, cả cây cả người đều là ước lệ. Tất cả đều là ước lệ. 

Cù mộc thì có gốc từ tận Kinh Thi - quyển sách được xem là do Khổng Tử (551-479 TCN) san định từ hồi khoảng thế kỉ 5 trước công nguyên. Kinh Thi chỉ tính bản do Khổng Tử san định đã cách Nguyễn Du (1766 - 1820) khoảng 23 thế kỉ, và cách chúng ta tới tận khoảng 25 thế kỉ !

Thời đại của Kinh Thi cách thời đại của Khổng Tử cũng đã vài thế kỉ ! Với chính Khổng Tử, những bài thờ trong Kinh Thi đã là cổ điển. Bởi vậy, với chúng ta, Kinh Thi là cổ điển của cổ điển.

02/12/2018

Nguyễn Hoàng Đức : Truyện Kiều là thứ hàng nhái, và đám nhà quê bâu xâu

Bác Đức đã nói rất rõ rằng: "Thơ và Truyện Kiều là phát sinh trong đám mù chữ và ít học". Bác cũng đã nói: "Truyện Kiều là chiếc cọc tre để đám ốc vặn lạc hậu bu vào hát hợp ca. Nhưng tiếc thay làm gì biết hòa âm mà hát bè?!".

08/10/2017

Thần mày trắng - tổ nghề của cả ca kĩ, ăn mày, ăn cướp, và gái điếm

Thần mày trắng đã được nhắc đến, nhân khi đề cập đến hiện tượng thần mày trắng đang được thờ trở lại khá phổ biến ở Trung Quốc, hồi tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đang hót (xem lại ở đây, tháng 9/2013). 

Bây giờ là câu chuyện về thần mày trắng ở vùng Nam Bộ của Việt Nam. Ngày 12 tháng 8 âm lịch là ngày cúng tổ của ca kĩ, trong một ý nghĩa là ngày cúng thần mày trắng.

31/05/2017

Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây

Đọc cái tên của bài viết, tự nhiên giật mình một cái.

Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.

Hóa ra, nội dung thật sự là "Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ  Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây". Tức là, viết về việc các học giả Trung Quốc và Đài Loan đánh giá ra sao về Truyện Kiều trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Có nghĩa là, tác giả quá gò ép mà đưa chữ "lãnh thổ" vào trước "Đài Loan", với ngầm ý chính trị rằng: Đài Loan chỉ là một lãnh thổ thuộc vào Trung Quốc, mà không là quốc gia ngang hàng với đại lục được. Tự nhiên, làm câu văn tiếng Việt trở thành khó hiểu.

11/09/2016

Chuyện về hàng triều đình trong Truyện Kiều : từ nhà sư, Từ Hải theo người Nhật thành cướp biển

Bên tách trà ngày Chủ Nhật
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành.
Bó thân về với triều đình,
Hàng thân lơ láo, phận mình ra đâu ?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Ai quan tâm đến nguyên mẫu của nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thì đều đại khái biết chàng vốn là tướng cướp.

Nguyễn Du vẽ chàng quá đẹp, nên ta hay gọi chàng trìu mến là "anh hùng Từ Hải". 

24/05/2016

11/04/2016

Thanh Minh và hội đạp thanh (qua một bài vịnh Kiều năm 1921)

Các nhà nho hồi đầu thế kỉ XX rất mê Kiều của Nguyễn Du.

Có ông còn mê mẩn đến mức đem Kiều (viết bằng chữ Nôm) ra mà vịnh. Kì quái là vịnh bằng chữ Hán. Tức dùng thơ chữ Hán để vịnh về những đoạn thơ Nôm của Nguyễn Du. Cái ngược đời ấy, nhất là khi quốc ngữ đã thịnh, cũng là một thứ chơi ngông.

Nhân tiết Thanh Minh 2016, thử dẫn một bài vịnh như vậy, đoạn về hội đạp thanh.