Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/07/2020

Thơ và Khoa học (詩と科学) --- sách của Yukawa (1907-1981) nhà vật lí nhận giải Nobel năm 1949

Yukawa Hideki 湯川秀樹 là học giả danh tiếng của nước Nhật, ông đã nhận Nobel Vật lí năm 1949. Đây là giải Nobel đầu tiên của Nhật Bản.

Ông sinh năm 1907, mất năm 1981. Có thể tạm xem ông là người cùng thời đại với bà nữ tiến sĩ Hoàng Thị Nga của Việt Nam (người làng Đông Ngạc, Hà Nội). Bà Nga lấy bằng tiến sĩ ở Pháp năm 1935, còn Yukawa lấy bằng tiến sĩ ở Nhật Bản năm 1938. Xem bản luận văn tiến sĩ của Yukawa ở đây.

Gần đây, mãi năm 2017, người ta mới cho xuất bản một tác phẩm thú vị của Yukawa, từ các ghi chép cá nhân của ông, với tựa đề Thơ và Khoa học (nguyên bản tiếng Nhật).

Nhân blog của nhà vật lí Đàm Thanh Sơn vừa giới thiệu bản dịch tiếng Việt (từ bản gốc tiếng Nhật), nên Giao Blog đưa về đây nguyên bản và bản dịch tiếng Việt.

Bản dịch được bác Đàm giới thiệu thật ra chưa thật tốt, chưa cho thấy rõ cách nghĩ dí dỏm cũng như cách trình bày khá vui nhộn trong tiếng Nhật của Yukawa về sự gần gũi giữa thơ và khoa học. Tôi sẽ dịch lại và giới thiệu thêm về tác phẩm Thơ và Khoa học của Yukawa.


Tháng 7 năm 2020,
Giao Blog



Cuốn Thơ và Khoa học của Yukawa Hideki, 2017, Tokyo : Nxb Heibonsha

Yukawa năm 1951




Hideki Yukawa
Biographical

H
ideki Yukawa was born in Tokyo, Japan, on 23rd January, 1907, the third son of Takuji Ogawa, who later became Professor of Geology at Kyoto University. The future Laureate was brought up in Kyoto and graduated from the local university in 1929. Since that time he has been engaged on investigations in theoretical physics, particularly in the theory of elementary particles.

Between 1932 and 1939 he was a lecturer at the Kyoto University and lecturer and Assistant Professor at the Osaka University. Yukawa gained the D.Sc. degree in 1938 and from the following year he has been, and still is, Professor of Theoretical Physics at Kyoto University. While at Osaka University, in 1935, he published a paper entitled “On the Interaction of Elementary Particles. I.” (Proc. Phys.-Math. Soc. Japan, 17, p. 48), in which he proposed a new field theory of nuclear forces and predicted the existence of the meson. Encouraged by the discovery by American physicists of one type of meson in cosmic rays, in 1937, he devoted himself to the development of the meson theory, on the basis of his original idea. Since 1947 he has been working mainly on the general theory of elementary particles in connection with the concept of the “non-local” field.
Yukawa was invited as Visiting Professor to the Institute for Advanced Study at Princeton, U.S.A., in 1948, and since July, 1949 he has been Visiting Professor at Columbia University, New York City.
The learned societies of his native land have recognised his ability and he is a member of the Japan Academy, the Physical Society and the Science Council of Japan, and is Emeritus Professor of Osaka University. As Director of the Research Institute for Fundamental Physics in Kyoto University he has his office in the Yukawa Hall, which is named after him. He is also a Foreign Associate of the American National Academy of Sciences and a Fellow of the American Physical Society.
The Imperial Prize of the Japan Academy was awarded to Yukawa in 1940; he received the Decoration of Cultural Merit in 1943, and the crowning award, the Nobel Prize for Physics, in 1949.
A large number of scientific papers have been published by him and many books, including Introduction to Quantum Mechanics (1946) and Introduction to the Theory of Elementary Particles (1948), both in Japanese, have come from his pen. He has edited a journal in English, Progress of Theoretical Physics, since 1946.
An honorary doctorate of the University of Paris and honorary memberships of the Royal Society of Edinburgh, the Indian Academy of Sciences, the International Academy of Philosophy and Sciences, and the Pontificia Academia Scientiarum have marked the recognition he has earned in world scientific circles.
A civic honour was awarded to him when he was created Honorary Citizen of the City of Kyoto, Japan.
In 1932 he married, and he and his wife Sumiko have two sons, Harumi and Takaaki.



From Nobel Lectures, Physics 1942-1962, Elsevier Publishing Company, Amsterdam, 1964

This autobiography/biography was written at the time of the award and first published in the book series Les Prix Nobel. It was later edited and republished in Nobel Lectures. To cite this document, always state the source as shown above.
Hideki Yukawa died on September 8, 1981.


Copyright © The Nobel Foundation 1949
To cite this section
MLA style: Hideki Yukawa – Biographical. NobelPrize.org. Nobel Media AB 2020. Thu. 23 Jul 2020. <https://www.nobelprize.org/prizes/physics/1949/yukawa/biographical/>

https://www.nobelprize.org/prizes/physics/1949/yukawa/biographical/



---



THƠ VÀ KHOA HỌC


1. Nguyên bản tiếng Nhật (bản tạm thời lấy về từ mạng)


日記:詩と科学


詩と科学 こどもたちのために
 詩と科学は遠いようで近い。近いようで遠い。どうして遠いと思うのか。科学はきびしい先生のようだ。いいかげんな返事はできない。こみいった実験をたんねんにやらねばならぬ。むつかしい数学も勉強しなければならぬ。詩はやさしいお母さんだ。どんな勝手なことをいっても、たいていは聞いて下さる。詩の世界にはどんな美しい花でもある。どんなにおいしい果物でもある。
 しかし何だか近いようにも思われる。どうしてだろうか。出発点が同じだからだ。どちらも自然を見ること聞くことからはじまる。薔薇の花の香をかぎ、その美しさをたたえる気持と、花の形状をしらべようとする気持の間には、大きな隔たりはない。しかし薔薇の詩をつくるのと顕微鏡を持ち出すのとではもう方向がちがっている。科学はどんどん進歩して、たくさんの専門にわかれてしまった。いろんな器械がごちゃごちゃに並んでいる実験室、わけの分らぬ数式がどこまでもつづく書物。もうそこには詩の影も形も見えない。科学者とはつまり詩を忘れた人である。詩を失った人である。
 そんなら一度うしなった詩はもはや科学の世界にはもどって来ないのだろうか。詩というものは気まぐれなものである。ここにあるだろうと思って一しょうけんめいにさがしても詩が見つかるとは限らないのである。ごみごみした実験室の片隅で、科学者は時々思いがけなく詩を発見するのである。しろうと目にはちっとも面白くない数式の中に、専門家は目に見える花よりもずっとずっと美しい自然の姿をありありとみとめるのである。しかしすべての科学者がかくされた自然の詩に気がつくとは限らない。科学の奥底にふたたび自然の美を見出すことは、むしろ少数のすぐれた学者にだけ許された特権であるかも知れない。ただし一人の人によって見つけられた詩は、いくらでも多くの人に分けることができるのである。
 いずれにしても、詩と科学とは同じ所から出発したばかりではなく、行きつく先も同じなのではなかろうか。そしてそれが遠くはなれているように思われるのは、途中の道筋だけに目をつけるからではなかろうか。どちらの道でもずっと先の方までたどって行きさえすればだんだん近よって来るのではなかろうか。そればかりではない。二つの道は時々思いがけなく交叉することさえあるのである。
    −−湯川秀樹『詩と科学』平凡社、2017年、11−13頁。



『湯川秀樹 詩と科学』平凡社〈STANDARD BOOKS〉、2017年2月。ISBN 4-582-53159-8




2. Bản dịch tiếng Việt giới thiệu trên blog Đàm Thanh Sơn


Hideki Yukawa: Thơ và khoa học

Thơ và khoa học – viết cho trẻ em
Hideki Yukawa
(Nguyên bản tiếng Nhật lấy từ đây. Cám ơn Doãn Hồng Trang đã giúp dịch.)
Thơ và khoa học trông xa mà gần, trông gần mà xa. Tại sao ta thấy hai thứ này xa nhau? Bởi vì khoa học giống như một người thầy giáo nghiêm khác: ta không thể trả lời thầy qua loa, mà phải cẩn thận làm những thí nghiệm phức tạp, phải giải những bài toán khó. Còn thơ thì giống như một người mẹ hiền: ta có nói gì đi nữa, mẹ lúc nào cũng lắng nghe. Trong thế giới của thơ, hoa nào cũng thơm, quả nào cũng ngọt.
Như dù sao ta vẫn thấy thơ và khoa học gần nhau. Vì sao? Vì xuất phát diểm của chúng là giống nhau. Cả hai đều bắt đầu từ việc nhìn và lắng nghe thiên nhiên. Không có khác nhau nhiều lắm giữa cảm giác khi ta ngửi một bông hoa hồng và ngợi ca vẻ đẹp của nó, và cảm giác lúc ta nghiên cứu hình dạng của bông hoa.
Nhưng làm một bài thơ về hoa hồng và mang kính hiển vi ra soi thì đã rất khác nhau. Khoa học ngày nay tiến bộ rất nhanh và đã chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ. Trong phòng thí nghiệm la liệt các thiết bị, trong cuốn sách đầy rẫy những công thức khó hiểu, ta không còn thấy hình bóng của thơ nữa. Nhà khoa học là người đã quên thơ, là người đã đánh mất thơ.
Nếu vậy thì tôi không biết bài thơ một lần bị mất có bao giờ quay trở về thế giới khoa học nữa hay không. Cái ta gọi là thơ là một thứ có tính thất thường. Không nhất thiết là ta sẽ tìm được thơ ở nơi ta cứ đi cặm cụi tìm nó. Đôi khi, ở một góc của phòng thí nghiệm bừa bộn, nhà khoa học lại bất ngờ phát hiện ra một bài thơ. Trong những công thức mà người bình thường không thấy gì hay ho gì, con mắt của người làm chuyên môn lại thấy một hình hài của tự nhiên đẹp hơn cả đoá hoa hồng mà mắt ai cũng nhìn thấy được. Nhưng không phải chỉ các nhà khoa học mới cảm nhận được vẻ đẹp ẩn giấu của tự nhiên. Có thể việc tìm lại vẻ đẹp của tự nhiên trong lòng khoa học là đặc quyền của một số khá ít các học giả xuất sắc. Nhưng một bài thơ, khi đã được một người tìm ra, có thể được chia sẻ cho bao nhiêu người khác cũng được.
Chung quy thì có khi thơ và khoa học không những chỉ cùng xuất phát từ một chỗ, mà còn đến cùng một điểm. Có khi ta thấy chúng xa nhau vì ta chỉ để ý đến quãng đường ta đi giữa chừng. Tôi không rõ nếu cứ đi tiếp, hai con đường có sẽ xích lại gần nhau hay không. Không phải chỉ như vậy, có khi hai con đường còn sẽ giao thoa một cách bất ngờ.

Giới thiệu về tác giả
(trích Tiểu sử các nhà vật lý của Nguyễn Đình Noãn và Trần Ngọc Hải, 2020).
Hideki Yukawa (tên khai sinh là Hideki Ogawa) sinh ngày 23 tháng 1 năm 1907 tại Tokyo, Nhật Bản. Bố mẹ ông đều xuất phát trong những gia đình truyền thống võ sĩ đạo (samurai) của Nhật. Ông là người thứ năm trong bảy anh chị em. Lúc Hideki sinh ra, bố ông, Takuji Okawa, đang làm việc tại Uỷ ban điều tra địa chất ở Tokyo, nhưng lúc Hideki một tuổi ông nhận chức Giáo sư Địa Lí tại Đại học Kyoto và mang cả gia đình về thành phố Kyoto, cố đô của Nhật Bản. Lúc mới 5-6 tuổi Hideki được ông ngoại dạy đọc chữ Hán (kanji) qua các sách Đại học, Luận ngữ và Mạnh Tử. Cách dạy của ông ngoại là ông lấy que chỉ vào từng chữ trong sách, Hideki phải theo ông đọc to thành tiếng từng chữ. Mặc dù lúc đó Hideki không hiểu tí nào ý nghĩa của những thứ ông ngoại dạy mình đọc, những bài tập đọc này giúp cho ông đọc được sách sớm hơn các bạn cùng tuổi.
Những năm đầu học phổ thông ông không có vẻ không có thiên hướng gì về vật lý mà lại say mê văn học hơn là khoa học. Nhưng ở trường trung học, ông bắt đầu làm quen với vật lý hiện đại (thuyết tương đối và cơ học lượng tử) qua những cuốn sách trong thư viện của trường và bị môn này lôi cuốn. Năm 1926 Hideki Ogawa trúng tuyển vào khoa Vật Lí trường Đại học Kyoto. Một người bạn học cùng phổ thông trung học với ông, Shin-Ichiro Tomonaga, cũng trúng tuyển vào trường này. Trong thời gian học đại học hai người bạn giúp đỡ nhau học. Sau khi tốt nghiệp, cả hai người đều ở lại trường làm trợ giảng trong vài năm. Năm 1932 Hideki Ogawa thành giảng viên ở Kyoto, còn bạn ông, Tomonaga, chuyển về Tokyo. Cũng vào năm 1932 Hideki cưới vợ. Vợ ông, Sumi Yukawa, là một nghệ sĩ múa. Gia đình vợ ông không có con trai, theo truyền thống của Nhật, bố mẹ vợ ông nhận ông làm con nuôi và từ đó ông mang họ của nhà vợ, Yukawa.
Những năm Hideki Yukawa bắt đầu đi làm là lúc Cơ học lượng tử đã định hình và các nhà vật lý bắt đầu quan tâm đến một vấn đề mới: cấu trúc của hạt nhân nguyên tử. Lúc đó người ta biết một hạt nhân có thể biến thành hạt nhân khác qua phân rã alpha hoặc phân rã beta, hoặc qua phản ứng hạt nhân, nhưng người ta vẫn chưa biết hạt nhân cấu tạo từ những hạt gì. Tới năm 1931 người ta vẫn nghĩ rằng hạt nhân được cấu thành từ hạt proton (hạt nhân nguyên tử hidro) và electron. Chỉ tới năm 1932, sau khi Chadwick phát hiện ra hạt neutron, nhà vật lý Đức Heisenberg và nhà vật lí Nga Ivanenko mới đưa ra giả thuyết rằng hạt nhân được cấu tạo từ hạt proton và hạt neutron. Câu hỏi là lực nào gắn các hạt proton và neutron lại với nhau? Lúc đó người ta đã biết lực điện từ là lực giữa các hạt mang điện tích và lực này có thể được giải thích như sự trao đổi hạt photon giữa các hạt mang điện. Người ta cũng biết tương tác yếu gây ra phân rã beta của một số hạt nhân. Nhưng lực gắn các hạt proton và neutron trong hạt nhân có vẻ lớn hơn nhiều và không thể quy vào hai tương tác trên.
Cũng như các nhà vật lý ở châu Âu, Yukawa suy nghĩ nhiều năm về vấn đề này. Lời giải cho câu đố về bản chất của lực hạt nhân đến với Yukawa vào một buổi tối cuối tháng 10 năm 1934: lực hạt nhân phải được mang bằng một hạt mới. Nếu hạt này có khối lượng, ta có thể giải thích được tại sao lực hạt nhân lại chỉ tác dụng trong một bán kính rất nhỏ. Nói đơn giản ra, ý tưởng của Yukawa như sau. Một hạt có khối lượng m mang năng lượng E = mc2, trong đó c là vận tốc ánh sáng. Nếu không có đủ năng lượng E ta sẽ không thể sinh ra hạt này, nhưng theo cơ học lượng tử, hạt này có thể sinh ra rồi lại biến đi trong một khoảng thời gian ngắn, độ dài của khoảng thời gian này là h/E, trong đó h là hằng số Planck (theo hệ thức bất định Heisenberg). Do vận tốc ánh sáng c là vận tốc tối đa, trong khoảng thời gian này quãng đường tối đa hạt này có thể chuyển động được là (h/E)c = h/mc. Biết rằng lực hạt nhân có bán kính tác dụng là khoảng 1 femtomet (10-15m), Yukawa tính ra là hạt này phải có khối lượng lớn hơn khối lượng electron 200 lần. Yukawa công bố phát kiến của mình trong bài báo “Tương tác của các hạt cơ bản”, in năm 1935.
Việc Yukawa chỉ dùng kiến thức về bán kính tương tác của lực hạt nhân mà đưa ra giả thuyết về một hạt mới chưa từng được tìm ra là một bước nhảy mang tính cách mạng cho vật lý thời đó. Lúc đó các nhà vật lý hết sức dè dặt trong việc đưa ra các giả thuyết về các hạt mới. Trước Yukawa chỉ có hai người đã làm việc này: Pauli đưa ra giả thuyết về hạt neutrino năm 1930, và Dirac đưa ra giả thuyết về hạt positron (phản hạt của electron) năm 1931. Việc tìm tòi hạt mang lực hạt nhân (nay ta gọi là hạt pion, kí hiệu là π) ban đầu không đưa đến kết quả. Năm 1937 một hạt có khối lượng khoảng 200 lần khối lượng electron được tìm ra trong tia vũ trụ, nhưng người ta nhanh chóng xác định rằng nó không thể là hạt mà Yukawa đưa ra, vì nó tương tác rất yếu với proton và neutron. Hạt này nay ta gọi là hạt muon (ký hiệu là μ). Chỉ đến năm 1947 hạt pion mới được tìm ra trong tia vũ trụ. Năm 1949 ông trở thành người Nhật Bản đầu tiên được giải thưởng Nobel. Bạn học của ông, Shin-Ichiro Tomonaga, được giải Nobel về Vật lý năm 1965, và là người Nhật Bản thứ hai được giải thưởng này.
Từ năm 1948 đến năm 1949, Hideki Yukawa là Giáo sư mời tại Viện nghiên cứu cao cấp tại Đại học Princeton và năm 1949 ông trở thành Giáo sư Vật lý tại Đại học Colombia. Năm 1953, để lôi kéo ông về lại Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản thành lập Viện Nghiên cứu Vật lí cơ bản tại Đại học Kyoto và mời ông về làm giám đốc đầu tiên của Viện này. Viện này nay mang tên Viện Vật lý lí thuyết Yukawa và là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản về vật lý. Ông cũng là người sáng lập ra tạp chí “Progress of Theoretical Physics” (Những thành tựu của Vật lí lí thuyết). Ông cũng là một trong những người ký tên vào tuyên ngôn Russell-Einstein kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân.
Hideki Yukawa là một người đọc rộng và chịu ảnh hưởng của văn hoá cả phương Đông lẫn phương Tây. Năm 1966 khi ông đưa ra ý tưởng về một không-thời gian gián đoạn, ông liên hệ ý tưởng này với một câu văn của Lý Bạch: “Trời đất là quán trọ của muôn vật; thời gian là khách ghé của trăm đời”. Ngoài những bài báo khoa học, ông còn để lại nhiều tác phẩm khác, trong đó có cuốn sách “Tabibito” (Người lữ hành), viết về cuộc đời của bản thân mình từ nhỏ đến năm 1935, lúc ông hoàn thành xong bài báo sau này đã mang lại giải Nobel cho ông. Kết thúc cuốn sách, ông viết về cảm xúc của mình sau khi khám phá ra bản chất của lực hạt nhân:
Tôi cảm thấy mình như một người lữ hành ngồi nghỉ trong một quán nước nhỏ trên đỉnh núi. Lúc đó tôi không suy nghĩ là đằng trước tôi còn có ngọn núi nào nữa không.
..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.