Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Nùng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người-Nùng. Hiển thị tất cả bài đăng

11/09/2018

Mở cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm, thông Lạng Sơn sang Khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây

Nói một cách hình ảnh mang tính lịch sử, thì là: trên đường biên giới Việt - Trung, có thêm một cửa khẩu thông từ quê hương cụ Chu Văn Tấn sang quê hương cụ Vi Quốc Thanh.

Trước 1975, thời của hai cụ Chu Văn Tấn và Vi Quốc Thanh, thì là Khu tự trị Việt Bắc với Khu tự trị Choang Quảng Tây. 

Riêng tỉnh Lạng Sơn, đến nay đã có 12 cửa khẩu thông với Trung Quốc.

Đọc lại về Vi Quốc Thanh và Chu Văn Tấn ở đây. Tính từ năm 1958 hồi đó, đến hôm nay, là tròn 60 năm !

11/07/2018

Cây cầu thân quen vắt qua sông Bằng sẽ được duy tu trong ít ngày tới

Cầu Bằng Giang là câu cầu trọng yếu của thành phố Cao Bằng, vắt qua sông Bằng Giang để nối thành phố với các huyện ở miền Đông.

Một cây cầu thân quen từ mấy chục năm nay. Với những người miền Đông như chúng tôi, cầu Bằng Giang đã là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. 

04/06/2018

Một kí sự bình dân về thác Bản Giốc, tháng 6 năm 2018

Cùng về thác Bản Giốc (Cao Bằng), thì ít hôm trước, đã đưa một kí sự vào tháng 5 năm 2018 được chấp bút bởi một nhà báo (đọc lại ở đây).

Sang đầu tháng 6, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, lại trùng vào cuối tuần, nên con cháu anh em bà con ở trong vùng Cao Bằng có đi chơi thác.

Khoảng 5-6 năm nay, do kinh tế trong vùng khá lên rõ rệt, nhiều nhà có phương tiện đi lại, nên người từ Quảng Uyên quê tôi thường vẫn tới chơi thác và thăm chùa Trúc Lâm Bản Giốc mỗi khi có dịp nghỉ lễ trong năm. Hiện tượng rất mới.

08/03/2018

Ngày 8/3 năm 2018, trên quê hương biên viễn

Mình ngắm nhìn từ xa. Là ngắm nhìn ngày Quốc tế Phụ nữ, trên quê hương biên viễn.

Được ngắm quê hương xa từ xa, một cách dễ dàng bắt đầu từ khoảng giữa năm 2014. Đó là thời điểm smart-phone bùng nổ khắp nơi, lan tới mọi ngõ ngách. Có thể vừa đi chăn trâu vừa chát được với người ở bên kia bán cầu. Bà già đi chợ bán dao hay bán giấy bản tự làm cũng dắt theo điện thoại thông minh.

04/03/2018

Nhà sàn của người Nùng An trên quê mới Tây Nguyên

Thật ra, nhà sàn của người Nùng An tại quê cũ Cao Bằng cũng đã khác lắm rồi. Bước chuyển mình quan trọng của ngôi nhà sàn Nùng An từ sau năm 2011, đã được tôi trình bày chi tiết trong tài liệu năm 2014 và 2015 (đối sánh với tài liệu trong các năm 1996-2000).

Đi sang Tàu chặt mía thuê ngay sau Tết : vùng biên Việt - Trung đầu 2018

Chuyện thường ngày ở huyện, tại vùng biên giới. Nhiều chỗ thì không gian biên giới chỉ được xem là xóm trên xóm dưới trong cùng làng. Đâu có việc là ta cứ đi.

Qua trải nghiệm cá nhân, đã từng kể ở đây (đưa lên vào tháng 9/2013) hay ở đây (năm 2014).

"Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc" ở Tây Nguyên 2018

Lễ hội mới. Mới chính thức bắt đầu từ vài năm trước.

26/10/2017

Những người thợ rèn Nùng An còn sót lại ở Tây Nguyên

Đầu tiên là từ tỉnh Đắc Lắc - một trong những cứ điểm quan trọng trên đường di cư của người Nùng An nói riêng, và người Tày Nùng nói chung, sau năm 1975, từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam tổ quốc.

Người Nùng An khu vực xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đi tới đâu, là mang tới đó kĩ thuật rèn riêng có của họ. Đầu tiên, ở đây, là tình hình một địa bàn nhỏ ở tỉnh Đắc Lắc.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

08/06/2017

"Cao Bằng thực lục" và những vấn đề học thuật xung quanh bản dịch

Cuốn Cao Bằng thực lục của ông quan Bế Hựu Cung. Ông Bế người Cao Bằng, là một trung thần của nhà Lê, từng theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc. Rồi sau này, khi nhà Nguyễn thành công, Bế Hựu Cung lại trở về lĩnh chức tại quê nhà vào thời Gia Long. Tác phẩm duy nhất của ông hiện còn thấy là Cao Bằng thực lục viết bằng Hán Nôm. Sách chỉ có 1 bản duy nhất, lại là bản chép tay, ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Cuốn Cao Bằng thực lục thú vị đó đã trở thành một trong những cuốn sách quan trọng trong mảng nghiên cứu của tôi liên quan đến người Tày - Nùng, liên quan đến các huyện trong tỉnh Cao Bằng, và liên quan đến nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều nghiên cứu dân tộc học hay văn bản học của tôi có trích dẫn sách của Bế Hựu Cung (ví dụ ở đây hay ở đây).

03/05/2017

Dao rèn thủ công Phúc Sen ra Hà Nội, và lên mạng xã hội

Dao rèn thủ công là sản phẩm của người Nùng An ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng).

Mấy năm nay, nhờ có Fb và blog, nhất là ứng dụng của điện thoại thông minh, dao Phúc Sen có thêm một kênh tiêu thụ hoàn toàn mới: qua mạng.

02/05/2017

01/05/2017

26/04/2017

Vụ án mạng ở khu chợ Cách Linh, của 90 năm về trước

Hôm trước, lúc du lãng đã ghé thăm đôi chuông Đà Quận (chùa Viên Minh). Xem thông tin liên quan ở đâyở đây.

Cũng trong thời gian đó, nghe rất nhiều câu chuyện linh dị ở trong vùng. Trong đó, có cụ Ph. (cựu chủ tịch ngày trước) nhắc đến vụ án mạng ở khu chợ Cách Linh. Tưởng đâu tới cả 90 năm hay một thế kỉ trước ! 

Chỉ biết nghe thế.

Nhưng bây giờ, thì thấy luôn bài báo năm 1927, tức đúng 90 trước, về đúng vụ án mạng đó.