Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trương-văn-tân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trương-văn-tân. Hiển thị tất cả bài đăng

10/11/2022

Di sản của phong trào Đông Du và nước Nhật ngày nay (tạp ghi năm 2019 của Trương Văn Tân)

Cứ vài năm, anh Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản - lại có một bài tạp ghi về Nhật Bản nhân những chuyến về thăm lại nơi xưa chốn cũ. Tạp ghi của anh vừa ôn lại cái cũ, lại ghi nhanh những cái mới đang thấy trước mắt, nên tích dần những bài của anh sẽ thấy được sự thay đổi của nước Nhật theo thời gian.

Trước nay, Giao Blog vẫn cập nhật lấy các bài tạp ghi mới của Trương Văn Tân, ví dụ ở đây hay ở đây.

09/03/2017

Từ "khoa học" trong tiếng Việt có gốc từ đâu ?

Theo các nhà ngôn ngữ học của Trung Quốc, thì từ "khoa học" trong tiếng Trung Quốc hiện nay vốn có gốc từ tiếng Nhật (chữ Hán trong tiếng Nhật). Kết quả khảo cứu của phía Trung Quốc đã được Trần Đình Sử giới thiệu bằng tiếng Việt nhiều năm trước (xem lại ở đây).

Từ đó, có thể suy luận, "khoa học" trong tiếng Việt ngày nay cũng là có gốc từ tiếng Nhật (lấy qua tiếng Trung Quốc).

Nhưng cũng có người thì cho rằng, "khoa học" không phải từ tiếng Nhật, mà có thể là "thuần quốc ngữ" do nhóm Phạm Quỳnh làm. Đọc ở dưới.

20/01/2017

Gái lấy chồng xa hồi 1620s : nơi ấy, đã có biển ghi tiếng Việt

Khoảng mười năm trước (năm 2008), chỗ đó, mới chỉ có tiếng Nhật và một chút tiếng Anh. Chưa hề có tiếng Việt.

Chi tiết thì đọc lại ở đây (bài của bác Trương Văn Tân 2008), hoặc ở đây (nhân triển lãm Đại Việt Nam 2013). Còn đại khái, qua ảnh, thì thế này:

12/08/2013

Gái lấy chồng xa - 2 : Ghi chép nhanh của Trương Văn Tân (2008)

Lời dẫn: Vẫn đang là câu chuyện về một công chúa nước Việt sang làm dâu Nhật Bản từ thập niên 1620. Nhiều câu chuyện, cả quá khứ và hiện tại, ẩn chứa ở trong đó.

Hôm nay, giới thiệu một ghi chép nhanh của bác Trương Văn Tân - một cựu lưu học sinh Nhật Bản thời Việt Nam cộng hòa. Ghi chép này bác Tân đã công bố năm 2008 (trong nước, tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn có đăng tải).

Bác Trương Văn Tân là rể nước Nhật. Tuy vậy, thời lưu học ở Nhật, bác không có dịp để ý đến những câu chuyện như là tình bạn của Phan Bội Châu và Asaba, hay mối tình Araki và công chúa Đàng Trong,... Mãi sau này, lúc đã qua nước thứ ba, với những dịp trở về thăm gia đình nhà vợ ở Nhật, bác mới khám phá dần dần. Cho nên, chủ yếu đọc để hiểu cảm tưởng của bác là chính, chứ tư liệu của bác về các sự kiện thì chỉ sơ sài thế thôi.

Cái ảnh chụp "bảng tiểu sử ông Araki" do bác Tân thực hiện mờ quá, nên tôi bổ sung bằng cái ảnh sau, để đọc được rõ: