Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn âm-nhạc. Hiển thị tất cả bài đăng

04/02/2017

Lễ cưới theo nghi thức Phật giáo và đội Nhã Nhạc ở thôn quê

Ngôi chùa làng.

Đội Nhã Nhạc cũng của làng. Ở những bước tiến hành của lễ cưới đều có Nhã Nhạc được cử lên.

Đội Nhã Nhạc này lúc mình còn ở làng mới bắt đầu hình thành.

11/12/2016

Hơn 370 ngàn người hâm mộ kí tên kêu gọi SMAP đừng giải tán

Kí tên để kêu gọi nhóm SMAP không giải tán (về nhóm SMAP, và việc họ dự định giải tán trong năm 2016, đã đi ở đâyở đây).

Dưới là hình đại diện người hâm mộ hì hục đẩy các xe chất sổ chữ kí tới văn phòng quản lí của SMAP. Đã có hơn 370 ngàn chữ kí.

14/08/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : Ban nhạc nổi danh bền bỉ SMAP cũng vừa thông báo giải tán !

Một tin văn nghệ thật đáng chú ý. 

SMAP là một nhóm các chàng trai đa tài mà tôi rất yêu mến, trong rất nhiều năm qua. Đã giới thiệu về các chàng ở đây, hoặc ở đây.

Ngày hôm nay, nhóm trưởng Nakai vừa thông báo và xin lỗi người hâm mộ về việc nhóm này sẽ chính thức giải tán. Chắc hẳn đây là một quyết định rất đau đớn của các thành viên trong nhóm.

28/11/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Các chàng trai SMAP với "Bông hoa duy nhất trên thế gian này"

SMAP là nhóm của 5 chàng trai. Mỗi chàng một vẻ. Mỗi chàng một tài năng. Tương đối khác nhau, nhưng họp lại thành một ban nhạc rất được yêu mến ở Nhật Bản. Cũng là ban nhạc gắn bó lâu, từ lúc mới khoảng 13-14 tuổi. Các chàng giờ cũng trên dưới 40 cả.

22/11/2015

Sách của chị Hải Âu

Ở một chỗ nào đó trên blog này, đã nói đến chị Hải Âu - dân khoa Văn trường Tổng hợp ngày trước. Đó là trường cũ của chúng tôi.

Bây giờ, đã thấy tin sách của chị ra.

Tôi thì nghĩ chị vẫn ở tư thế của nhà báo, chưa phải của nhà văn. Sách ra hơi vội.

03/11/2014

Văn Ký 1960s: Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi

Thời 1960s, mới vào hợp tác xãtổ đổi công, bà con dân tộc hăng say sản xuất, thóc lúa đầy bồ. Đời lên phới phới. Hứa hẹn biết bao nhiêu. Đáng yêu biết bao nhiêu.

Nên Văn Ký đã có Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi.

14/09/2014

Thưởng thức phần biểu diễn của cháu Khuê

Đang còn phải từ từ xem. Nhưng phần biểu diễn đại dương cầm của cô cháu thì đáng nể. Trước hết là xem (có thể tham khảo biểu diễn lúc hai mươi và lúc năm mươi tuổi của Đặng Thái Sơn ở đây):

30/08/2014

Địa đàng

Địa đàng được phát hành năm 2012.

Nhà Việt ngữ học từng bảo vào năm 2006, rằng: 
"Ta hãy chú ý đến một chi tiết nhỏ, nhưng có ý nghĩa, là tuy thiên đường còn có thể đọc là thiên đàng mà nghĩa không có gì thay đổi, nhưng địa đàng thì không thấy có ai đọc thành địa đường cả, vì nghe địa đường sẽ có nhiều người không hiểu là cái gì hết. Cách đọc nhất quán một cách hầu như bắt buộc ấy cho thấy rằng chữ đàng trong địa đàng sở dĩ vẫn hiểu được như một khu vườn “cực lạc” là do nó đã “lây nhiễm” (contaminated) ý nghĩa của chữ thiên đàng – một hiện tượng khá phổ biến trong ngôn ngữ học lịch sử, mà nguồn gốc chủ yếu là những sự ngộ nhận của những người ít học (hay những người ngoại quốc chưa thông thạo thứ tiếng đang học)."

23/08/2014

Văn nghệ thứ Bảy : Một ca khúc của Trịnh Công Sơn, phải cậy VCPMC đứng ra bảo vệ tác quyền

VCPMC là trung tâm chuyên bảo vệ tác quyền âm nhạc, hiện do nhạc sĩ Phó Đức Phương là trưởng quan. Ông đang đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Có lẽ phải cậy vào tác giả của Chảy đi sông ơi và trung tâm của ông đứng ra tiếp, để bảo vệ ca khúc sau của Trịnh Công Sơn, nếu xác định là đúng có vấn đề.

16/08/2014

Nhớ về mẩu xà phòng nhỏ xíu : tiếc cho lời hát gốc, đã bị sến hóa đến vô nghĩa khi vào tiếng Việt !

Bản gốc tiếng Nhật của bài hát Dòng Kanda và kỉ niệm chồng lớp của bao lớp học sinh đông du, đã được nói đến ở entry trước. Lớp của các anh Hồng Lê Thọ và anh C. trước năm 1975, lớp của chị P. hay chị T. sau thời mở cửa, lớp của chúng tôi thời chuyển giao thiên niên kỉ, và những lớp đàn em hiện nay.


Lời bài hát rất giản dị, như thường thấy của ca khúc Nhật Bản. 

13/08/2014

Tài sản trí tuệ không phải là vỏ ốc

Em gái của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lên tiếng. Bất quá, phải nói một lần dứt khoát như vậy. Mọi việc đã rõ như ban ngày, từ lúc đầu, chứ không phải đợi đến lúc này bà Trịnh Vĩnh Trinh đưa ra các văn bản làm bằng. 

Nhà buôn nghệ thuật ở đây, là doanh nghiệp mang tên Đồng Dao, rõ ràng, không thể khác, đúng như phía quản lí tác quyền đã nói: ăn cướp.