Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-sử-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch-sử-Việt-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

14/09/2014

Ngô Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa đi xem triển lãm Cải Cách Ruộng Đất - 1

Hôm trước, đã nói về sự kiện Hồ Chủ tịch của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi thăm triển lãm Cải Cách Ruộng Đất vào tháng 9 năm 1955, ở phố Bích Câu (xem lại ở đây). Ảnh chụp lúc cụ tới triển lãm và nhận sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách.

04/09/2014

Những ngày Chủ Nhật đáng nhớ trong Tháng Chín : 2/9/1945, và 14/9/1958

Tháng Chín. Tháng Chín mùa thu. Tháng Chín mùa cách mạng. Tháng Chín mùa đến trường. Tháng Chín vàng hoa cúc,....Có những lối nói dạng thành ngữ hiện đại đại khái như vậy trong tiếng Việt.

Tháng Chín còn có 2 cái Chủ Nhật đáng nhớ.

30/08/2014

Viết lại lịch sử Trung Hoa (sách mới của Hà Văn Thùy, giới thiệu của Nguyễn Đức Hiệp)

"Bằng công trình của mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của thế giới" (Nguyễn Đức Hiệp).

Sách đang rao bán trên amazon, với giá hơn 20 đô.

Hôm trước, đã đưa về đây bài về cây thanh hao của Nguyễn Đức Hiệp năm 2006 (bà con ở Vĩnh Phúc mùa này gặp họa với cái cây này). Hôm nay, là bài giới thiệu của cùng tác giả cho cuốn sách vừa ra lò của bác Hà Văn Thùy.

Từ ngày trao đổi về những đại phát kiến vĩ đại của ông Trần Đại Sỹ, tức là từ sau năm 2002, thì ông Bàn Tân Định (chuyên môn về di truyền học) không còn thấy xuất hiện nữa. Nếu bây giờ, ông trở lại thì hữu ích biết bao.

Nếu lúc đó chọn tên nước là Đại Hóa, có thể bây giờ Việt Nam đã khác

Từ lâu lâu, tôi cho chạy dần những entry liên quan đến quốc hiệu, hay là tên nước. Chắc là bắt đầu do ảnh hưởng của việc rục rịch nào đó bảo sẽ đổi tên nước hồi năm 2013, vẫn theo thông lệ là cho râm ran trên mặt báo trước. Rồi hình như cái rục rịch ấy đã bị ngưng lại, ngoắt cái, bảo: đổi đâu mà đổi. Cũng từ dạo đó, báo chí không còn, hay là không dám đề cập đến việc thay đổi quốc hiệu nữa.

Vấn đề là, có lúc, giới chóp bu đã từng bàn bạc là có nên hay không nên đổi tên nước là ĐẠI HÓA.

Chú ý là HÓA chứ không phải VIỆT.

20/08/2014

Số phận của Hùng Vương đời thứ 18, theo bản kể cuối thế kỉ XIX bằng tiếng Việt

Theo bản kể của các nhà nho Đại Việt trong sách Lĩnh Nam chích quái (đã cơ bản hoàn thành ở thế kỉ 13, gần như là quốc bảo cổ nhất nước), thì Hùng Vương 18 đã bị bại trận trước quân đội của Thục Phán. Ngôi vua đã đổi từ Hùng Vương sang An Dương Vương từ kết quả của chiến tranh. 

Nhưng sang đến thế kỉ 15, truyền thuyết Hùng Vương đã được nắn chỉnh lại, chắc là theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, thành ra: hai bên không giao tranh gì cả, Hùng Vương nhường ngôi cho An Dương Vương một cách hòa bình. Truyền và nhận ngôi của Hùng Vương với Thục Phán được miêu tả mô phỏng theo hành động tương tự của vua Nghiêu vua Thuấn thời viễn cổ (điều này đã được nhắc, thật ra là nhắc lại ý tưởng của cụ Tạ Chí Đại Trường, vào năm 2012, xem lại ở đây).

Các bản kể trên (thế kỉ 13 và 15), cả những bản nữa có liên quan, đều là bằng chữ Hán. Ít người đọc được.

04/03/2014

Những trận đánh ngược vào Khâm Châu (Trung Quốc) của người Việt

Ôn lại lịch sử, một cách nghiêm túc, thì thấy:

Để đánh thẳng vào Bắc Kinh, thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thế kỉ XX, thì người Nhật Bản ở ngoài khơi xa (mà người Trung Quốc vẫn chỉ coi là bọn mọi rợ ở phía đông) đã phải bỏ ra khoảng 300 năm đầu tư. Từ ý tưởng, đến thử, thử tiếp, thử tiếp, đến chiếm một phần, cuối cùng là toàn bộ.

Người Việt Nam thì chủ yếu chỉ giữ nước. Mà chủ yếu là giữ trước sự xâm lăng của người Trung Quốc. Hầu như chưa bao giờ xuất hiện ý tưởng thôn tính cả lãnh thổ Trung Quốc. Ngay cả đến ý tưởng (chợt nghĩ ở trong đầu) cũng không, chứ nói gì nữa. Có chăng chỉ là giỏi bắt nạt kẻ yếu hơn mình, như Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,...

05/11/2013

Trường Chinh tuyển tập (1,2,3)

Bổ sung dần dần. Bây giờ, theo bản điện tử của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (cũng mới bắt đầu đưa lên từ 2011; gần đây, tập 3 mới có).

25/09/2013

"Mày không có tội thật, nhưng làm cho tao sợ là mày đã có tội rồi !"

Tương truyền đó là câu nói nổi tiếng của vua Quang Trung trước khi xử tử bộ tướng dũng mãnh nhất của mình là Võ Văn Nhậm.

Đời sau, người ta hay nhắc lại câu ấy mỗi dịp đề cập đến sự xảo trá của những nhà chính trị ở mọi thời đại. Đặc biệt là những màn chuyển canh từ triều đại nọ sang một triều đại mới.

29/08/2013

Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Ái Quốc, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam

Không phải đến sau này, mà từ 1931, trong tác phẩm của mình xuất bản năm đó tại Paris, nhà báo Louis đã bày tỏ sự thán phục dành cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Hải Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước). Sức hấp dẫn của Nguyễn, đối với trí thức cấp tiến của Pháp, đã có từ lúc đó. Tất nhiên, anh cũng rất hấp dẫn với mật thám Pháp.

Thật ra, Louis cũng đã từ trần trước ngày Cách mạng Tháng Tám, nên ông không thể biết rằng, người mà ông viết chân dung năm 1931 lại chính là Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

16/08/2013

Câu đố về ngày 2-9-1945 : Thứ tự diễn giả lên bục diễn thuyết ngày hôm đó

Đề bài:

Theo bạn, trong ngày lễ độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mồng 2 tháng 9 năm 1945, đã có những diễn giả nào bước lên trên bục diễn thuyết (lễ đài) ?

Thứ tự lên bục/lễ đài của các diễn giả đó ?

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn dựa theo tài liệu nào ? Nếu có, chỉ rõ tên tài liệu cùng xuất xứ cụ thể (trang, dòng), hoặc đường link đáng tin cậy.

01/07/2013

Những trùng hợp không dễ giải thích về ngày tháng trong lịch sử : 1 - Đều là ngày 2 tháng 9

Trước đây, có một thời gian dài, chúng ta được biết ngày 3 tháng 9 năm 1969 là ngày mất của Hồ Chủ tịch. Nhưng rồi, sau những cải chính chính thức, sự thực đã được công khai: ngày mất của Hồ Chủ tịch đúng là mùng 2 tháng 9, trùng với ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

20/06/2013

Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)

Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình.

Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ.

01/06/2013

Thực hư về lệ cống nước giếng ngọc Mị Châu cho hoàng đế Trung Hoa

Ở khu Cổ Loa, gần với miếu thờ An Dương Vương, có một cái giếng cổ được gọi là giếng ngọc, nước trong vắt quanh năm. Tương truyền đó là giếng của Mị Châu con gái vua Hùng, nơi nàng thường tắm và trang điểm. 

Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội), tương truyền là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc biệt (9/2012).