Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hiến-lê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-hiến-lê. Hiển thị tất cả bài đăng

25/06/2018

Trước Huỳnh Uy Dũng "viết tay" hiện nay, ngày trước ở Nam Bộ đã có "Đại Nam văn hiến" dạng "quay tay"

Huỳnh Duy Dũng hiện nay, thì tức là ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh, cũng là người khởi xướng môn "sử thi viết tay" gọi là Đại Nam Văn Hiến. Ví dụ đọc ở đây.

Cả nửa thế kỉ trước, hồi thập niên 1960, ở Nam Bộ cũng đã xuất hiện Đại Nam Văn Hiến. Thuộc trường phái "xuất bản quay tay" (tôi gọi vui). Trường phái độc đáo gắn với những năm tháng sôi nổi của cụ Thế Phong và các bạn hữu.

Bây giờ, cụ Thế Phong, rất tuyệt vời là vẫn tráng kiện (suốt từ hồi Hà Nội 1947-1954 đến tận giờ), vẫn sử dụng mạng toàn cầu hàng ngày, vẫn viết blog. Bài ở dưới là lấy nguyên từ blog của cụ về.

23/06/2018

Thỉnh cầu gan ruột gần 60 năm trước của Nguyễn Hiến Lê : nâng cao dân trí qua dịch thuật

Các năm 1997 - 1999, tôi đã chuẩn bị để đưa lại lời thỉnh cầu này của Nguyễn Hiến Lê lên tạp chí học thuật (trong một bài dài giới thiệu về Nguyễn Hiến Lê). Bản thảo ấy phải chuẩn bị trong mấy năm, không làm được một mạch, vì phải kiếm tư liệu khắp các nơi. Rất khó khăn về phương diện tư liệu ở thời điểm đó. Có lần hẹn anh Đoàn Tử Huyến tới tận kho, lục tìm trong các bao tải, cả nửa buổi, vẫn không ra ! Có lần vào Hà Đông, nhận bàn giao được mấy cuốn, lúc về mắc mưa giữa đường, ướt sạch cả người lẫn sách !

11/10/2015

Nguyễn Hiến Lê với độc giả hôm nay (1) : Những ý kiến phê phán

Phê bình Nguyễn Hiến Lê, theo tôi là hoàn toàn bình thường. Bởi đơn giản ông là một tác giả, một học giả để lại nhiều tác phẩm có ảnh hưởng trong giới học thuật và bạn đọc phổ thông từ khoảng thập niên 1960 đến nay, mà thế, góc nhìn khác nhau về ông cùng tồn tại là bình thường.

Bản thân ông, trong hồi kí và các tác phẩm từng mong ước: khoảng 50 năm sau khi Nguyễn Hiến Lê mất đi, mà sách ông viết vẫn chưa lạc hậu.

Bản thân tôi có hai bài viết về Nguyễn Hiến Lê từ trước năm 2000, đều ở dạng viết tay dài và chưa kết thúc, bởi vậy cũng chưa từng công bố.

Hôm nay, là đi bài của những người khác. Đầu tiên là các bài phê phán.

27/11/2013

Lại là truyện Cười của cụ Trần Thanh Mại (1938), nhưng bác Lại Nguyên Ân đã tin luôn (2013)

Ảnh trong bài
Á tế á ca (còn có tên Đề tỉnh quốc dân ca - Bài ca thức tỉnh quốc dân)
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi