Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tự-lực-văn-đoàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tự-lực-văn-đoàn. Hiển thị tất cả bài đăng

30/12/2018

Chuyện về một người con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu

Toàn bộ tư liệu vừa được công bố trên lưới toàn cầu, dịp cuối năm 2018 này. Có một văn bản viết tay có chữ kí của ông Huy Cận, cho biết Xuân Diệu sinh năm 1916 và mất năm 1985. Tức là Xuân Diệu mất năm 70 tuổi (theo cách tính truyền thống).

Đại khái, nội dung các tư liệu chỉ nhắm đến mọi sự thừa kế sau khi Xuân Diệu mất mà thôi. Không có văn bản nào mang tính tư liệu khả dĩ xuất hiện trước năm 1985.  

Đọc Trần Đăng Khoa những lần thăm Xuân Diệu, hình như không thấy bác Khoa nhắc đến sự hiện diện rõ ràng của một người con nuôi nào (sẽ kiểm tra lại sau, bây giờ tạm ghi ở đây là "hình như").

14/10/2018

Lấy bãi biển 1500 mẫu của 13 xã cho tư nhân, 80 năm trước (vụ Tân Bồi 1938)

80 năm trước, chính quyền địa phương đã lấy luôn cả bãi biển của dân mà trao cho hai nhà tư sản. Một ông tên Phú, một ông tên Mậu.

Ông Phú (Ngô Văn Phú) là chủ nhiệm tờ Đông Pháp.

Dân chúng phải đệ đơn lên quan lớn người Pháp để mong đèn giời soi xét.

24/07/2017

Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1

Về hồi kí Trước ngã ba lịch sử của nhà phóng sự nổi danh hồi 1930-1954 là Trọng Lang Trần Tán Cửu, và mối quan hệ cha con Trần Tán Bình - Trần Tán Cửu hồi đầu thế kỉ 20, đã có một Lời dẫn đi một ít hôm trước (đọc lại ở đây, ngày 19/7/2017).

Từ hôm nay, Giao Blog sẽ đăng dần Trước ngã ba lịch sử, theo đúng bản đã lên Tronglang.com.

16/04/2015

Hà Nội liếc nhanh (1) : khu Hàng Đậu

Mình chú ý đến khu Hàng Đậu vì đây có thể xem là biên giới cũ ngày xưa cách li giữa khu phố cổ với khu thôn quê (phía Yên Phụ, Nghi Tàm). Sau rồi, biên giới được hút vào khu phố cổ. Và nhóm Yên Phụ cùng Nghi Tàm mới nổi lên, cũng đô thị hóa, và sinh ra nhóm anh em nhà Nhất Linh (đại bản doanh của Tự lực văn đoàn vốn là ở vùng thôn quê).

Khu Hàng Đậu bây giờ thường được dân Hà Thành nhớ thành cùng một khu với Hàng Giấy, Hàng Đậu, Hàng Than, rồi "Bốt Hàng Đậu", tháp nước Hàng Đậu, vườn hoa Hàng Đậu.