Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch-thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

12/07/2016

Công việc dịch thuật văn sử Nhật Bản của một người Việt (diễn từ Nguyễn Nam Trân)

Có những lần hẹn gặp gỡ tại Đông Kinh, với anh Nam Trân, nhưng đều chưa thực hiện được. Có khi anh xuôi Nam, lại có khi mình xuống miền Tây, hay bị ngược hướng nhau. Gọi là anh là vậy thôi, chứ thực ra là lớp cha chú của mình.

Hi vọng là một lần tới, gần đây.

23/06/2016

Ngục trung thư (Phan Bội Châu, 1913)

Cụ Phan viết năm 1913 tại nhà tù ở Trung Quốc. Sau đã xuất bản ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm 1937, ông Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt và cho xuất bản. Bây giờ, nhiều sách của ông Đào bị/được ông Nguyễn Q.Thắng đem ra xuất bản lại, rồi tự dưng viết luôn tên tác giả "Nguyễn Q.Thắng" lên trên cùng. Rõ là có khá nhiều tay bợm sách, bây giờ, sống khỏe, nhà xuất bản thì cũng vào hùa. Đạo đức xuất bản xuống mức thấp nhất, thua xa thời Pháp thuộc.

Nhìn sách do Nguyễn Q.Thắng xuất bản lại mà giận. Phải đọc lại bản gốc năm 1937 và nguyên bản Hán văn.

17/06/2016

Đồng tính là một sản phẩm lịch sử của chủ nghĩa tư bản

Nguyên tiêu đề bằng tiếng Anh là Capitalism and Gay Identity (Chủ nghĩa tư bản và đặc chất đồng tính).

Bây giờ là bản dịch tiếng Việt, của Cu Nỡm.

17/04/2016

Những người bị lãng quên : Nguyễn Trọng Phấn (qua giới thiệu của Kiều Mai Sơn)

Thật ra tập bản thảo cũ làm nền cho cuốn sách dịch được giới thiệu, mà Nguyễn Trọng Phấn là dịch giả, ở dưới đây, vừa được in ra, tôi đã không sử dụng cho một cuốn sách cách đây 6 năm về trước. Cuốn mà Vương Trí Nhàn nhắc tới ở entry này.

Lí do rất đơn giản: bản dịch đó là phóng tác. Nên chúng tôi quyết định tạm gác lại chưa dùng đến tập bản thảo ấy (cắt ra từ báo xuất bản trước năm 1945).

Bây giờ, người ta đem tập báo cắt ấy mà xuất bản thành sách.

Dưới là lời giới thiệu, dạng báo chí, của Kiều Mai Sơn.

17/12/2015

"Bên thắng cuộc" vừa ra bản tiếng Nhật

Hồi đầu năm 2015, nhân có việc, mình từng gặp và trò chuyện lâu lâu với một người trong nhóm dịch cuốn Bên thắng cuộc ra tiếng Nhật.

Kết thúc cuộc gặp ở bên trong tòa nhà, thì đi dạo ở gần một cái hồ rộng. Có đàn dê gặm cỏ bên bờ, rất nhởn nhơ. Lúc ấy, có chụp nhiều ảnh. Lại nói chuyện về Bên thắng cuộc ở giữa những màn cho dê ăn.

Hồi ấy, đang có sự kiện các lưu học sinh Việt Nam ở Nhật bắt dê của người Nhật và thịt ăn (xem lại ở đây). Nên câu chuyện về Bên thắng cuộc cũng lẫn vào với câu chuyện bắt dê.

11/10/2015

Nguyễn Hiến Lê với độc giả hôm nay (1) : Những ý kiến phê phán

Phê bình Nguyễn Hiến Lê, theo tôi là hoàn toàn bình thường. Bởi đơn giản ông là một tác giả, một học giả để lại nhiều tác phẩm có ảnh hưởng trong giới học thuật và bạn đọc phổ thông từ khoảng thập niên 1960 đến nay, mà thế, góc nhìn khác nhau về ông cùng tồn tại là bình thường.

Bản thân ông, trong hồi kí và các tác phẩm từng mong ước: khoảng 50 năm sau khi Nguyễn Hiến Lê mất đi, mà sách ông viết vẫn chưa lạc hậu.

Bản thân tôi có hai bài viết về Nguyễn Hiến Lê từ trước năm 2000, đều ở dạng viết tay dài và chưa kết thúc, bởi vậy cũng chưa từng công bố.

Hôm nay, là đi bài của những người khác. Đầu tiên là các bài phê phán.

15/09/2015

Cưỡi ngựa vào Hà Nội, khoảng năm 1890 (nguyên tác Otto, bản dịch Phan Ba)

Đây là một đoạn trích dịch, từ một cuốn sách cũ có liên quan về Hà Nội, của một người phương Tây.

Khi ấy, cách nay đã hơn một trăm năm, thành phố Hà Nội mới ước có khoảng 20 vạn dân. Trong đó, có khoảng 2 ngàn người Hoa - người nắm giữ mạng lưới kinh thương chính yếu của thành phố. Người Việt được xem là kém hơn, cả về chữ tín và cả về kĩ nghệ kinh thương.

Dĩ nhiên, diện tích thành phố Hà Nội khi ấy rất bé. Có thể xem bản đồ cũ ở đây.

13/06/2015

Mấy cuốn sách dịch mới xuất bản

Vì chiều qua nói về Xã hội học Lịch sử (historical sociology). Nên có ngó qua ngó lại mảng sách dịch tiếng Việt mới xuất bản.

Thông tin lấy về từ trang Bút ký xã hội học.

22/12/2014

Phát ngôn của HLV Miura đã bị tờ TT & VH làm cong đi một chút, như thế nào

Toàn văn bản được gọi là "lược dịch" sang tiếng Việt của tờ TT & VH, cũng như nguyên bản tiếng Nhật, có thể thấy ở đây. Chỉ liếc liếc xem đối chiếu nhanh một cái, đã thấy tờ này đã ngầm ngầm lái ý của Miura đi một chút. Nhưng mà, một chút thôi, một giọt thôi, cũng có khi làm tràn cả li nước.