Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mũ-cối. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mũ-cối. Hiển thị tất cả bài đăng

10/06/2018

Mũ cối đặc trưng, áo mưa đặc chủng : đã thấy được một phần nguồn gốc

"Mũ cối" là vật dụng độc đáo của Đại Việt. Đã đi một sê-ri về mũ cối, ở đây và ở đây.

Ví dụ các ngài đội mũ cánh chuồn ngày trước, thì nay, lại rất chuộng mũ cối

Một trong những nguồn gốc, mang tính thuyết phục, của mũ cối, đã vừa được phát lộ.

28/11/2016

Fidel không mũ cối (năm 1973)

Mũ cối, như đã nhắc qua ở entry trước (ở đây), tựa như là một thứ "bản sắc Việt". Hoặc chính xác hơn là "bản sắc" của quan lại Đại Việt. Từ thủ tướng và chủ tịch quốc hội, đến các bộ trưởng nam nữ, và cả Trịnh Xuân Thanh, đều một màu mũ cối.

Về chuyến tới thăm Việt Nam năm 1973 của Chủ tịch Fidel, thì đã đi ở đây (có hồi kí của người phiên dịch khi đó, sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).

21/10/2016

Bản sắc Việt : mũ cối

Mũ cối nên được xem là một vật dụng thể hiện bản sắc Việt. 

Thêm nữa cho đủ bộ: "áo dài và mũ cối", hay ngược lại là "mũ cối và áo dài".

15/01/2015

Chiếc mũ cối của thủ tướng, và phản ứng của báo chí hai nước

Theo Giáo dục thì báo chí Trung Quốc đã xuyên tạc và bình luận về chiếc mũ cối của thủ tướng Việt Nam. 

Hình như cũng thường thấy cả Bộ trưởng Bộ Giao thông hiện nay hay độ mũ cối. 

18/01/2014

BÙI ĐỨC HƯNG : Tên anh tự viết trên vành mũ cối gần nửa thế kỉ trước

Bây giờ, VnEx vừa đã đi một bài mới về chiếc mũ cối. Bài và ảnh đều ghi của Quỳnh Trang, trong đó, có một đoạn: "Chiếc mũ cối khắc hình chim bồ câu và dòng tên Bùi Đức Hưng giờ được đặt ở vị trí trang trọng, bên bàn thờ người liệt sĩ. Họ hàng ông Hưng coi đó là tài sản vô giá và là lời nhắc con cháu luôn sống noi gương". Nhưng không hề trình ra cái ảnh về "dòng tên Bùi Đức Hưng" nào cả.

Chắc là vẫn có ý ủ.

Vậy thì, khỏi phải để VnEx ủ ảnh làm gì, tôi công bố luôn cái dòng tên của người liệt sĩ, như sau:



17/01/2014

Tên người liệt sĩ ấy là BÙI ĐỨC HÙNG hay BÙI ĐỨC HƯNG : Báo chí Việt Nam làm việc thực, hay học theo các nhà ngoại cảm rởm ?

Bây giờ, sau khoảng nửa ngày tôi đưa vấn đề, thì VnEx đã chỉnh sửa bài, cho thấy được tinh thần cầu thị đáng có. Tuy nhiên, sự cầu thị ấy là chưa đủ. Họ chỉ có thể ghi tên người dịch bài, chứ không thể ghi tên tác giả đàng hoàng như vậy được.

Thêm nữa, mặc dù VnEx đã sửa "Bui Duc Hung" thành "Bùi Đức Hưng", và "Bui Duc Duc" thành "Bùi Đức Dục", nhưng vấn đề mới lại phát sinh. Tức là: VnEx nghiêm túc sửa thành như thế sau kết quả điều tra (với quê nhà của liệt sĩ, với Bộ Quốc phòng Việt Nam), hay chỉ tự tiện sửa theo lối đoán mò của các nhà ngoại cảm rởm ?

Trích đoạn cuối bài đã chỉnh sửa của VnEx

Phải hỏi cho ra nhẽ như vậy, là vì, tờ Thể thao & Văn hóa lại phiên cái tên của người liệt sĩ ấy là Bùi Đức Hùng, chứ không phải Bùi Đức Hưng như VnEx (xem tư liệu dán ở dưới entry này).

Chỉ riêng với một cái tên, hết sức đáng trân trọng, hết sức cần sự chính xác tuyệt đối, của người chiến sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, dù hiển hiện nhưng cũng bị đối xử như vậy. Tên quê của anh cũng bị nhập nhèm (đằng là Hương Nộn, đằng là Dương Nộn). Nói chi nữa đến phần xương cốt của các anh đã nằm dưới lòng đất tới cả nửa thế kỉ.

16/01/2014

Chiếc mũ cối của liệt sĩ Bui Duc Hung có người nhà là Bui Duc Duc, và lối làm báo BẤT LƯƠNG ở Việt Nam hiện nay

Một chiếc mũ cối của một người lính Việt Nam đã lưu lạc sang đất Mĩ gần 50 năm (một chiến binh Hoa Kì đã mang nó về nhà như một kỉ niệm của chiến trường). 

Mới đây, chiếc mũ ấy đã được các cựu chiến binh Hoa Kì trao trả lại cho gia đình người lính Việt Nam - anh ấy đã trở thành liệt sĩ.

Chiếc mũ cối được trả lại sau gần 50 năm lưu lạc (nguồn)