Đại học Việt Nhật thì đã suôn sẻ, bởi hiệu trưởng là Furuta - một Giáo sư nổi tiếng ở Nhật, đồng thời nguyên là một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Xem lại ở đây.
Đến đại học Việt Mĩ (tạm gọi thế) thì bắt đầu vướng. Bởi người đứng đầu vốn là cựu binh tham gia thảm sát ở Việt Nam.
Sưu tập quanh sự kiện Bob được bổ nhiệm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam.
---
23.
Ngày 9 Tháng 6, 2016 | 10:31 AM
Cách tuyển sinh đặc biệt của ĐH Fulbright Việt Nam
GiadinhNet - Khác với việc tuyển sinh thông thường của các trường đại học ở Việt Nam, điều kiện tuyển sinh của Đại học Fubright có nhiều điểm khác biệt thú vị.
Địa điểm trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV)
Theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp hồi tháng 7/2015, FUV đặt trụ sở chính tại Khu công nghệ cao TP HCM với diện tích đất là 15 hecta.
Lễ trao quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam diễn ra hôm 25/5.
Thời gian bắt đầu hoạt động của Đại học Fulbright Việt Nam
Tháng 9/2016, Đại học Fulbright Việt Nam sẽ đi vào hoạt động, bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên. Trường dự kiến tuyển 80 – 100 sinh viên cho chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách công.
Tới năm 2018, Trường Khoa học Xã hội Nhân văn thuộc FUV sẽ chính thức tuyển sinh hệ đại học. Dự kiến khi đạt quy mô lớn nhất, mỗi năm, Fulbright sẽ có khoảng 6.000-10.000 sinh viên.
Điều kiện tuyển sinh của FUV
FUV muốn tiếp cận cách tuyển sinh của những đại học ở Mỹ. Theo đó, cán bộ tuyển sinh sẽ không chỉ xem xét điểm số hay kết quả từ một kỳ thi để đánh giá thí sinh.
Họ chú trọng cách các em trả lời phỏng vấn, bày tỏ ước mơ, nguyện vọng, đam mê nghề nghiệp và yếu tố hoạt động xã hội, cộng đồng.
FUV muốn tìm kiếm những sinh viên có nhiều điểm khác biệt thú vị chứ không chỉ là người có thành tích học tập tốt nhưng yếu về kỹ năng sống.
Mức học phí tại FUV
Hiệu trưởng trường cho biết, các sinh viên tài năng sẽ được tiếp cận chương trình đào tạo chất lượng cao với chi phí hợp lý, bất kể họ xuất thân từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội nào.
Ông Bob Kerrey, Chủ tịch FUV, nhấn mạnh rằng, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình sẽ không phải là yếu tố quyết định các em có được học tại Đại học Fulbright Việt Nam hay không.
Trường sẽ có các hình thức học bổng và hỗ trợ tài chính để đảm bảo những học sinh tài năng có thể theo đuổi việc học ở trường nếu trúng tuyển.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là người ủng hộ mạnh mẽ dự án ĐH Fulbright tại Việt Nam
Chính sách học bổng của FUV
Quỹ học bổng của trường phụ thuộc chủ yếu nguồn đóng góp, tài trợ. Trường sẽ trao học bổng cho những sinh viên tài năng, xuất sắc. Một phần lớn quỹ học bổng được huy động từ sự tài trợ của các doanh nghiệp.
Trường cũng có chính sách hỗ trợ tài chính cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hay gia đình không đủ khả năng chi trả mức học phí cao hơn trường công.
Việc xét hỗ trợ tài chính sẽ tương tự các đại học ở Mỹ, dựa trên hoàn cảnh gia đình, năng lực cá nhân, mục tiêu, kế hoạch học tập của sinh viên.
Các ngành FUV đào tạo
Theo công bố của dự án Đại học Fulbright Việt Nam, 5 năm đầu, trường tập trung xây dựng 3 cơ sở đào tạo tích hợp.
Trường Chính sách công và quản lý Fulbright sẽ đào tạo chương trình sau đại học trong lĩnh vực chính sách công, luật kinh doanh quốc tế, tài chính và quản trị kinh doanh, nghiên cứu và đối thoại chính sách.
Trường Công nghệ và khoa học ứng dụng Fulbright cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân và sau đại học trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, cơ khí, toán ứng dụng và y khoa.
Fulbright College sẽ đào tạo cử nhân trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Ngoài ra, FUV cũng dự định đào tạo các ngành khoa học liên ngành, trong đó có khoa học môi trường, biến đổi khí hậu.
FUV sẽ đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, xem xét thực tế khả năng tiếng Anh của thí sinh có thể không đáp ứng được nhu cầu, trường sẽ cung cấp các chương trình đào tạo tiếng Anh đầu vào trong khoảng 3 đến 6 tháng.
Đối với những môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, FUV sẽ đổi mới cách giới thiệu, giảng dạy và phương pháp tiếp cận để môn học trở nên hấp dẫn hơn.
Ngày 25/5, lễ ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) diễn ra dưới sự chứng kiến của quan chức Việt – Mỹ. Đại học Fulbright Việt Nam sẽ là đại học tư thục phi lợi nhuận đầu tiên ở nước ta, hoạt động hướng tới mô hình khai phóng với hình thức tuyển sinh mới và đào tạo bằng tiếng Anh.
Số vốn đăng ký ban đầu là 70 triệu USD. FUV đã nhận được cam kết tài trợ khoảng 60 triệu USD và ước tính cần huy động 150 triệu USD trong 5 năm đầu tiên.
Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Fulbright Việt Nam là bà Đàm Bích Thủy. Bà Thủy tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, từng nhận học bổng Fulbright và học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại trường Wharton danh tiếng (thuộc Đại học Pennsylvania).
K.N(th)/Báo Gia đình & Xã hội
22.
09/06/16 12:02
ĐH Fulbright Việt Nam phản hồi về nguồn gốc khoản tiền 20 triệu USD
Ngày 9/6/2016, Báo điện tử Infonet đã nhận được phản hồi của ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) khẳng định thông tin về khoản tiền 20 triệu USD tài trợ cho FUV xuất hiện trên báo chí thời gian vừa qua là không chính xác.
Ngày 7/6/2016, Báo điện tử Infonet đã đăng tải bài viết "Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ" trong đó có thông tin bà Ninh cho rằng "20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ. Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế. Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV – chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV".
Ngày 9/6/2016, Báo điện tử Infonet đã nhận được phản hồi của ĐH Fulbright Việt Nam (FUV), trong đó khẳng định "Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam".
Lễ trao quyết định thành lập trường ĐH Fulbright Việt Nam nhân chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama hồi cuối tháng 5 vừa qua. |
Theo quy định của Luật Báo chí, Báo điện tử Infonet xin đăng tải nguyên văn phản hồi này của FUV để thông tin tới bạn đọc.
Dưới đây là toàn văn phản hồi của Đại học Fulbright Việt Nam:
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam. Trong các trao đổi trên báo chí và phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến nội dung và nguồn gốc khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ dành cho trường Đại học Fulbright Việt Nam. Nhằm góp phần cung cấp thông tin cho cuộc trao đổi về vấn đề này, Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và Trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) phát hành thông báo sau.
Theo một số báo, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền “còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng)”.
Đây là những thông tin không chính xác về nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, Đại học Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Trái lại, một phần của nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từ Quỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund). Đây là một định chế được thành lập khi chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý trả hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của chính quyền Sài Gòn trước đây. Để đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao cho chính phủ Việt Nam những tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng và bất động sản) của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã bị phong tỏa kể từ năm 1975.
Quỹ VEF được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 2000. Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ Việt Nam. Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nguyên thượng nghị sĩ Bob Kerrey cùng với nguyên thượng nghị sĩ John Kerry là hai trong số các thượng nghị sỹ bảo trợ cho dự luật này.
Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:
Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 - Consolidated and Further Continuing Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu USD. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã thể hiện rõ số tiền này.
Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam, chúng tôi xin khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF. Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của FUV.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại lễ trao quyết định thành lập FUV. |
Về vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV
Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV Bob Kerrey đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả hai đảng. Mặc dù Bob là thành viên đảng Dân chủ, ông đã đặc biệt thành công trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hoà. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì khi đó cả Thượng viện và Hạ viện đều do đảng Cộng hoà kiểm soát.
***
Về TUIV
Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo đạo luật số 501(c)(3) có trụ sở đặt tại Massachusetts. Sứ mạng của TUIV là thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo dục đại học Việt Nam. TUIV hỗ trợ sáng kiến Trường Đại học Fulbright Việt Nam bằng cách huy động nguồn lực tài chính và trí thức cho trường đại học này, quản lý phần đóng góp của chính phủ Hoa Kỳ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án. Cho đến khi FUV nhận được giấy phép hoạt động như là một trường đại học vào tháng 5 năm 2016, TUIV đại diện cho dự án FUV trước chính phủ Việt Nam. Chủ tịch của TUIV là Thomas J. Vallely.
Về FUV
Trường Đại học Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. FUV cam kết về trình độ ưu tú trong giảng dạy và học thuật, tự do nghiên cứu và tôn trọng lẫn nhau. Trường cũng cam kết về những tiêu chuẩn cao nhất đối với tính liêm chính và trách nhiệm giải trình. FUV sẽ cung cấp những chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm chính sách công, kinh doanh, kỹ thuật, và mô hình giáo dục khai phóng. Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, sẽ thành lập trong năm 2016. Trường Khoa học và Nhân văn Fulbright sẽ thành lập vào năm 2018. Hiệu trưởng sáng lập của FUV là bà Đàm Bích Thủy.
http://infonet.vn/dh-fulbright-viet-nam-phan-hoi-ve-nguon-goc-khoan-tien-20-trieu-usd-post200779.info21. Bác Thiên Lí phản luận Nguyên Ngọc
THỨ NĂM, NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2016
Trường hợp Bob Kerrey và “trạng sư” - Nhà văn Nguyên Ngọc
Bob Kerrey qua con mắt họa sỹ biếm nước ngoài |
Mấy ngày gần đây, chủ đề nóng được dư luận quan tâm, tranh luận là việc cựu binh Mỹ Bob Kerrey, kẻ đã trực tiếp chỉ huy vụ thảm sát 24 thường dân vô tội vào ngày 25.2.1969 ở xã Thạnh Phong thuộc H.Thạnh Phú, Bến Tre, nay lại được đề nghị đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright tại Việt Nam (FUV).
Không chỉ những nạn nhân trực tiếp của vụ thảm sát nói trên mới được quyền tha thứ hay kết tội Bob Kerrey. Bất kỳ ai, là người có lương tri, người Mỹ hay người Việt… đều có quyền phán xét hành vi man rợ của ông ta.
Hôm 2-6-2016 vừa rồi, Hạ viện Đức đã thông qua Nghị quyết cáo buộc cuộc thảm sát 1,5 triệu người Armenia dưới thời Đế chế Ottoman (Thổ) vào năm 1915 là tội ác diệt chủng. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về một sự kiện xảy ra cách đây những 101 năm? Không ai cả. Vấn đề ở đây là lịch sử vẫn phải ghi nhận bài học từ quá khứ để nhân loại có thêm ý thức và trách nhiệm đối với tương lai. Và để có thể “hướng tới tương lai” thì việc khóa kín cánh cửa quá khứ hiển nhiên không phải là cách làm đúng đắn.
Vậy thì, ta sẽ nhắc lại một chút về Bob Kerrey.
Như đã nói, Kerrey chính là người chỉ huy đội biệt kích SEAL tiến hành vụ thảm sát khiến 24 dân thường thiệt mạng. Nhưng trong bản báo cáo của mình, ông đã dối trá về thành tích tiêu diệt 21 Việt Cộng để được chính phủ Mỹ tặng thưởng Huân chương Sao Đồng. Mãi đến 32 năm sau, tức là vào năm 2001, khi nhà báo Mỹ Gregory Vistica phát hiện tài liệu mật cho thấy chẳng có Việt Cộng nào ở đó cả mà chỉ có phụ nữ và trẻ em bị tàn sát thì Kerey mới chịu cung cấp chi tiết và thừa nhận vai trò của mình trong vụ thảm sát với tờ The New York Times và hãng truyền hình CBS.
Khi làm hiệu trưởng Trường Đại họcThe New School, Bob Kerrey là người hưởng lương hiệu trưởng cao nhất nước Mỹ (trên 3 triệu USD/năm) nhưng lại bị 74/77 giảng viên của trường bỏ phiếu bất tín nhiệm và bị sinh viên trường này tẩy chay, họ biểu tình chiếm tòa nhà văn phòng đòi Bob phải từ chức.
21 "Việt cộng" bị tiêu diệt tại Thạnh Phong ngày 25.2.1969 - Liệu có tin được Bob không tự tay giết người??? |
Nhìn vào “mặt sáng của tấm huy chương”, thì Bob Kerey là một trong số những cựu binh Mỹ (cùng với Pete Peterson, John Kerry, John McCain…) tích cực vận động cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Bob Kerrey cũng là người vận động tài trợ cho việc phát triển giáo dục ở Việt Nam thông qua Chương trình Học bổng Fulbright và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và bảo trợ cho đạo luật hình thành nên Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), tạo cơ hội cho khoảng 500 nghiên cứu sinh Việt Nam du học tại Mỹ.
Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (the Trust for University Innovation in Vietnam – TUIV) đánh giá cao kinh nghiệm và những mối quan hệ của Bob trong việc huy động tài chính cho hoạt động của FUV. Vì thế Thomas Vallely, Chủ tịch quỹ này (TUIV) mới cử Bob làm Chủ tịch Hội đồng tín thác, với mục tiêu kiếm tiền tài trợ.
Về vai trò của mình tại FUV, Bob Kerry nói:
“Trường Đại học Fulbright Việt Nam là một dự án do chính người Việt Nam xây dựng và phát triển. Hiệu trưởng của trường và hội đồng trường chủ yếu là người Việt Nam sẽ cùng nhau vun đắp và phát triển những truyền thống của trường mang bản sắc của Việt Nam.
Trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Tín thác, tất cả những gì tôi có thể làm được là ủng hộ hết mình ban lãnh đạo người Việt Nam để cùng xây dựng một cơ sở đào tạo xuất sắc, trước hết là hỗ trợ vận động gây quỹ”.
Còn Hiệu trưởng dự kiến của FUV là bà Đàm Bích Thủy, từng học MBA ở Wharton Business School với học bổng Fulbright. Bà làm CEO của ANZ Việt Nam cho đến năm 2013 và hiện đang có tên trong danh sách “Hồ sơ Panama”.
Nhưng, ai cũng hiểu, về thực chất thì bà Thủy, (nếu có làm hiệu trưởng) thì cũng chỉ là người làm thuê cho ông Bob (Chủ tịch Hội đồng tín thác), tương tự như mối quan hệ giữa Giám đốc và Chủ tịch HĐQT trong mọi Công ty cổ phần. Nghĩa là Bob Kerrey hoàn toàn có quyền can thiệp sâu vào việc chủ trương, định hướng chiến lược, kiểm soát hoạt động và cơ cấu tổ chức của FUV chứ không chỉ đơn giản với vai trò người vận động gây quỹ.
Một số người “ủng hộ” Bob trong vai trò Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV “khiếu nại” rằng tại sao chỉ kết tội Bob Kerrey mà lại không lên án cả Pete Peterson hay John McCain là những kẻ đã từng mang bom hủy diệt dội xuống miền Bắc Việt Nam? Và rồi cả John Kerry nữa, tại sao không truy xét xem ông ta đã giết bao nhiêu người Việt? Nên nhớ, chính những người Mỹ, trong đó có cả đồng đội của Bob, những người từng phát hiện và chứng kiến hành vi man rợ của Bob mới là những người kết tội ông ta đầu tiên. Hãy hỏi họ, tại sao lại là Bob, mà không phải Pete Peterson, John McCain hay là John Kerry?
Mặt khác, với một chút kiến thức về luật, ai cũng hiểu thế nào là “ngộ sát” và thế nào là “cố sát”. Tại Thạnh Phong, Bob Kerrey đã thực hiện hành vi man rợ của mình một cách lạnh lùng, có ý thức, có tính toán. Hãy thử đối chiếu hành vi đó với quy định về Tội phạm chiến tranh tại điều 343 trong bộ luật Hình sự Việt Nam hoặc bất cứ của nước nào khác.
Thực ra, đó vẫn chỉ là trò “đánh bùn sang ao” loàng xoàng và quen thuộc của họ nhà rận, dĩ nhiên không đủ sức nặng để bào chữa cho những tội ác trong quá khứ của Bob Kerrey. Có lẽ vì thế giới rận trủ phải cần đến miệng lưỡi tráo trở của một nhà văn trở cờ như ông Nguyên Ngọc mới có thể biến Bob Kerrey từ một kẻ phạm tội ác man rợ thành một “nạn nhân”, thành một người “vĩ đại” và “nhân văn”.
Trong bài viết Trường hợp Bob Kerrey, Nguyên Ngọc viết: “Ông nói rằng ông không tự tay giết người, điều ấy có thể tin, một người chỉ huy không nhất thiết phải tự mình bắn. Nhưng ông thừa nhận ông chịu trách nhiệm toàn bộ: họ đã giết chết 24 người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em cùng một ông già”.
Vậy là, theo những lý lẽ của Nguyên Ngọc, Bob Kerrey chẳng những đã không hề là tội phạm vì “không tự tay giết người” mà ngược lại, ông ta còn là một người chỉ huy “cao thượng” khi tự nhận“ chịu trách nhiệm toàn bộ” thay cho binh lính dưới quyền. Chúa Giê-xu chịu đóng đinh trên cây thập giá vì những tội lỗi của loài người, còn Bob gánh tội thay cho ai?
Liệu có thể tin lời Bob Kerrey, khi mà ngay trong cuộc trả lời phỏng vấn về sự kiện Thạnh Phong trên đài truyền hình CBSNews vào năm 2001 với tiêu đề “Memories Of A Massacre: Part I, II, III”, (Link: http://www.cbsnews.com/news/memories-of-a-massacre-part-i/) lúc đầu ông ta khẳng định có tiếng súng bắn ra từ trong làng, và những người núp trong hầm đều là đàn ông. Tiếp theo CBS đưa thêm chứng cứ từ bà Phạm Thị Lãnh và cựu binh Gerhard Klann và chỉ khoảng 30 phút sau đó, khi CBS tiếp tục phỏng vấn lại Bob Kerrey thì ông ta mới cứng họng và trả lời ậm ừ… rằng: không nhớ.
Tất nhiên, bản báo cáo về việc tiêu diệt 21 “Việt cộng” để nhận huân chương của Bob thì lại càng bố láo, và cho đến giờ ông ta vẫn giữ, không trả lại huân chương. Tổng cộng cả 3 lần báo cáo Bob đều nói láo cả. Không biết do đâu mà ông Nguyên Ngọc tin vào lời nói “không tự tay giết người” của Bob? Chỉ biết rằng Gerhard Klann, một lính Mỹ dưới quyền Bob Kerrey khẳng định, chính Kerrey tự tay cắt cổ một cụ già (sau được biết với tên là Bùi Văn Vát).
Nguyên Ngọc viết tiếp:“Bob đưa ra cho các bạn một yêu cầu buộc họ phải cam đoan: tuyệt đối không được bào chữa cho ông!” và “Bob Kerrey không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ”.
Nhưng ngay bên dưới, Nguyên Ngọc lại dẫn chính lời Bob Kerrey nói với Vietnamnet: “Chiến thuật của chúng tôi đã khiến ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng.” Ông Nguyên Ngọc mải mê tô đen thành trắng nên dấu đầu hở đuôi, chứ đâychính là lời tự bào chữa (theo kiểu đánh bùn sang ao) của Bob chứ còn gì nữa. Tội ác giết 24 thường dân đã được Bob khôn khéo đẩy lên cấp trên, bởi vì đó là “chiến thuật của chúng tôi”, tức là “chiến thuật” của Lầu Năm góc chứ đâu phải từ cá nhân ông ta. Hơn nữa, “ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng” chứ đâu chỉ là vài chục phụ nữ trẻ em như vụ Thạnh Phong.
Giết người Việt Nam vô tội và đến giờ Bob vẫn chối quanh, ấy thế mà Nguyên Ngọc khen: “Tôi nói với Thomas Vallely: “Vậy thì ông đã chọn rất đúng người lãnh đạo FUV!””.
Mặc dù viết rằng “Bob Kerrey không để cho ai bào chữa” nhưng ông Nguyên Ngọc vẫn tự nguyện làm một “trạng sư” bào chữa cho ông ta.
Lên bổng xuống trầm, Nguyên Ngọc kỳ công giải thích rõ hơn cái mà Bob gọi là“chiến thuật của chúng tôi” :
“ Bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông (Bob Kerrey) cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong cái mà ông gọi là “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là chiến thuật “tát nước để bắt cá”).
Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó về căn bản là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia!”
Và đến đây, có lẽ cả Bob Kerrey hay William L.Calley (thủ phạm vụ thảm sát Mỹ Lai) cũng rùng mình, khi “trạng sư” Nguyên Ngọc khẳng định:
“Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con!”.
Tiếp theo, chẳng có gì lạ khi qua miệng lưỡi Nguyên Ngọc, Bob Kerrey đã trở thành một “nạn nhân”, một người “vĩ đại”, “tuyệt đẹp”:
“Cho nên, cho phép tôi nói điều này: Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân. Nạn nhân bi thảm của cái “chiến thuật” nghe rất hay ho kia. Bob Kerrey nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn”.
Vậy là khi viết Trường hợp Bob Kerrey, ông Nguyên Ngọc đã cố công dùng miệng lưỡi xảo quyệt của mình để liếm sạch những vết máu trên mũi giày Bob và cả những kẻ đã gây ra hàng chục vụ thảm sát dân thường trên đất nước Việt Nam.
Thật tởm lợm khi một kẻ mang danh nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả, Chủ tịch Văn đoàn độc lập, Chủ tịch HĐKH quỹ giải thưởng văn hóa Phan Chu Trinh, như Nguyên Ngọc, lại có thể phun ra một “nguyên lý” sặc tanh mùi máu những người dân vô tội: “Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con!”.
Ông Nguyên Ngọc có thể mang câu nói này khắc lên ngay trước cửa Bảo tàng chứng tích chiến tranh được chăng?
Hay là khắc nó vào tấm bia căm thù ở Thạnh Phong? Và cả những nơi đã từng xảy ra những cuộc giết dân, đàn bà và trẻ con của Mỹ và đồng minh:
Mỹ Lai?
Tịnh Sơn?
Bình An?
Bình Hòa?
Hà My?
Phong Nhị?
Tây Vinh?
20.
8653. THƯ NGỎ GỬI BÀ TÔN NỮ THỊ NINH
Posted by adminbasam on 08/06/2016
https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/08/8653-thu-ngo-gui-ba-ton-nu-thi-ninh/
19.
Bob Kerrey sẽ không từ chức chủ tịch ĐH Fulbright ở Việt Nam
Hoàng Anh |
Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey khẳng định sẽ không rút lui chức chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, sau làn sóng tranh cãi của dư luận về việc lựa chọn ông.
Trong chương trình Here & Now của đài WBUR-FM ngày 7/6, cựu thượng nghị sĩ Bob Kerreycho biết phản ứng dữ dội về việc bổ nhiệm ông làm chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) sẽ không ngăn ông tiếp tục hỗ trợ phát triển trường đại học này.
Ông Kerry cũng trả lời Financial Times rằng: "Tôi đã đối mặt với quá khứ một cách trực diện và thành thật. Tôi đã gây ra những điều kinh khủng và tôi sẽ phải sống chung với tội lỗi này suốt cả cuộc đời.
Nhưng tôi không muốn chìm đắm trong quá khứ. Tôi vẫn tiếp tục vươn lên và cố gắng làm những điều có thể giúp đỡ Việt Nam để xây dựng tương lai tốt hơn".
Ông Bob Kerrey từng là thượng nghị sĩ của bang Nebraska và là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992. Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng liên quan một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969.
Mọi việc được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình 60 Minutes II nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.
Trong bài phỏng vấn với chương trình 60 Minutes II của CBS, Kerrey nhận trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người nào.
Quyết định thành lập FUV được trao trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barrack Obama tới Việt Nam và được coi là một dấu mốc phát triển quan hệ hai nước.
Tuy nhiên, việc lựa chọn ông Bob Kerrey - người từng tham gia vụ thảm sát năm 1969 tại Bến Tre - làm chủ tịch FUV đang gây tranh luận tại Việt Nam và Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chứng kiến lễ trao quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam hôm 25/5. Dự kiến tới năm 2018, Trường Khoa học Xã hội Nhân văn thuộc Đại học Fulbright sẽ chính thức tuyển sinh các sinh viên đại học.
Dự kiến khi đạt quy mô lớn nhất, trường Fulbright mỗi năm sẽ có khoảng 6.000-10.000 sinh viên.
theo Zing
18.
Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận
Tuệ Minh |
Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, với những gì đã làm cho quan hệ Việt - Mỹ, ông Bob Kerrey được bầu làm Chủ tịch HĐ tín thác ĐH Fulbright Việt Nam là việc có thể chấp nhận được.
Liên quan đến những ý kiến trái chiều nhau trong việc cựu thượng nghị sĩ, cựu chiến binh Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch HĐ tín thác ĐH Fulbright Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người đã có nhiều năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
Ông Trà cho rằng, chủ trương của Đảng ta và Nhà nước ta trong mối quan hệ với Hoa Kỳ là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" là hoàn toàn đúng và thể hiện sự nhân văn của dân tộc Việt Nam.
Nhưng việc có những người nhắc lại thông tin ông Bob Kerrey từng tham gia vụ thảm sát ở Bến Tre trong thời kỳ ông này ở trong quân đội Mỹ cũng là điều bình thường bởi lịch sử là lịch sử, không ai có thể thay đổi được. Dù "khép lại quá khứ" nhưng không được quên quá khứ.
Tướng Trà cho rằng, việc ông Bob Kerrey từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam nói chung và tham gia vụ thảm sát ở Bến Tre nói riêng đó là sai lầm của ông ta.
Tuy nhiên, với tư cách là một người lính đã từng trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1953, ông Trà chia sẻ:
"Thực ra chiến tranh đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người chứ không hẳn đó là mong muốn của những người tham gia chiến tranh.
Tức là, lúc đầu người Mỹ nghĩ không đúng về người Việt Nam do họ được tuyên truyền không đúng nên tham gia chiến tranh.
Tuy nhiên sau đó họ đã nhận ra họ ngộ nhận và nhiều người đã rất ân hận về hành động tham chiến tại Việt Nam của mình".
Ông Trà cũng nhắc lại một câu nói: "Không có bạn vĩnh viễn và cũng không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của dân tộc mới là vĩnh viễn...
Ngày nay, đóng góp tích cực cho quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ không chỉ có ông Bob Kerrey mà còn có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sỹ John McCain... cũng là những người từng tham gia chiến tranh Việt Nam.
Chúng ta hoan nghênh những đóng góp của họ cho quan hệ Việt - Mỹ".
Và vì thế, theo vị Đại tướng này, việc ông Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam là điều có thể chấp nhận được.
Trước đó, trả lời câu hỏi của báo giới về vấn đề của ông Bob Kerrey, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: "Những đau thương, mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh rất to lớn và không gì có thể bù đắp được.
Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết.
Với truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam và trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua các khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lại, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".
Ông Bình cũng nhắc về một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại VN đã có những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực như ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh.
"Với tinh thần đó, tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như Ban lãnh đạo của ĐH Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn phù hợp với đà phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước", ông Bình nói.
theo Trí Thức Trẻ
17. Cô Tiên Lãng phát hiện:
Thứ Tư, ngày 08 tháng 6 năm 2016
VÌ SAO TẤT CẢ CÁC BÀI CỦA ANH ĐINH LA THĂNG VỀ BOB KERREY ĐỒNG LOẠT BỊ GỠ?
Chiều tối qua, thứ Ba ngày 07/6/2016, bạn đọc Google.tienlang phát hiện một sự kiện lạ: TẤT CẢ CÁC BÀI CỦA ANH ĐINH LA THĂNG VỀ BOB KERREY ĐỒNG LOẠT BỊ GỠ!
Bạn đọc Hữu Liên có gửi còm:
-------
-------
Hữu Liên 00:45 Ngày 08 tháng 06 năm 2016
Thông báo khẩn: YÊU CẦU CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ BÀI PHÁT BIỂU BỘP CHỘP CỦA ÔNG ĐINH LA THĂNG ĐÃ ĐẾN TAI LÃNH ĐẠO CẤP CAO
Ngày Thứ Hai, ngày 06 tháng 6 năm 2016. Google.tienlang đăng bài:
"KÍNH GỬI ANH ĐINH LA THĂNG: Đừng lạc đề xung quanh chuyện ông Bob Kerrey!"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/kinh-gui-anh-inh-la-thang-ung-lac-e.html
"KÍNH GỬI ANH ĐINH LA THĂNG: Đừng lạc đề xung quanh chuyện ông Bob Kerrey!"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/kinh-gui-anh-inh-la-thang-ung-lac-e.html
Sau khi đọc bài này đã có ý kiến chỉ đạo của các vị lãnh đạo cấp cao, yêu cầu các cơ quan báo chí hạ bài, đặc biệt là báo Tuổi trẻ - nơi đầu tiên đăng bài "Bí thư Đinh La Thăng: Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn"
Tất cả các báo khác đăng lại bài này (như Tiền phong, soha...), đến nay cũng đã bị yêu cầu hạ bài. Các báo này đã chấp hành nghiêm chỉnh! Các bài này đã bị xóa!
-------
Theo Google.tienlang thì chả phải vì một bài của G.TL mà vì phản ứng chung của dư luận. Nhưng có 1 ý của bạn đọc Hữu Liên, chúng tôi cho là đúng: Có chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao.
Chỉ khi có sự chỉ đạo này thì tất cả các báo mới ĐỒNG LOẠT GỠ BÀI CÓ PHÁT BIỂU CỦA ANH THĂNG!
Chỉ khi có sự chỉ đạo này thì tất cả các báo mới ĐỒNG LOẠT GỠ BÀI CÓ PHÁT BIỂU CỦA ANH THĂNG!
Tất nhiên, chỉ có các báo chính thống nhận được chỉ đạo gỡ bài, còn các blog thì không. Do vậy, bài "Bí thư Đinh La Thăng: Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn" dù trên báo Tuổi trẻ nay đã bị gỡ nhưng chúng ta vẫn có thể tìm đọc ở nhiều nơi khác. Và, nếu sử dụng bộ nhớ của Google khi nhấn chuột vào ĐÂY thì ta vẫn đọc được nguyên gốc bài này trên chính báo Tuổi trẻ. Điều quan trọng của việc chỉ đạo gỡ bài này, theo chúng tôi, đó là những phát biểu của anh Đinh La Thăng là bộp chộp, không đúng với quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta.
Nhằm lưu giữ những phát biểu sai trái này, Google.tienlang xin chép về bài mà bộ nhớ của Google còn lưu giữ ở ĐÂY:
------------------------
------------------------
Đây là bộ nhớ cache http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160604/khong-giau-long-tha-thu-thi-dan-toc-nay-khong-the-manh-me/1112812.html?google_editors_picks=true của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 4 Tháng Sáu 2016 09:31:22 GMT.
Trang hiện tại có thể đã thay đổi trong thời gian chờ đợi. Tìm hiểu thêm
Bí thư Đinh La Thăng: Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn
TTO - Những ngày qua, có nhiều ý kiến tranh luận về việc bổ nhiệm Bob Kerrey - một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học quốc tế Fulbright. Tuổi trẻ xin giới thiệu ý kiến của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Bí thư Đinh La Thăng (phải) nói về việc bổ nhiệm cựu binh Bob Kerrey - Ảnh: Quang Định |
Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên Thượng nghị sỹ Bob Kerrey sắp tới không nên ở vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác đại học Fulbright vì những sai lầm phạm phải trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? Ý kiến của ông?
- Ông Đinh La Thăng: 1. Trước hết, TPHCM đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ dự án Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Chúng tôi đã cùng với phía Hoa Kỳ làm mọi cách để dự án này thành hiện thực, như mọi người đang thấy.
Tôi cho rằng FUV sẽ đóng góp hữu ích cho Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ riêng cho thành phố Hồ Chí Minh, là dự án hướng tới tương lai của Việt Nam.
Điều này mang một ý nghĩa rất quan trọng về mặt phát triển cũng như tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước, góp phần củng cố mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
FUV cũng là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” một cách thiết thực và hiệu quả.
2. Về dư luận liên quan tới quá khứ của ông Bob Kerrey, tôi cho rằng đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ.
Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt. Chúng ta hãy cùng đọc những lời tâm sự đau đớn của ông Bob Kerrey được báo Quân đội Nhân dân ghi lại từ năm 2001, ngay sau khi sự kiện Thạnh Phong được công bố: “Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình, thì cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm hôm đó… Tôi xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho tôi”.
Ngày 29-5-2016, khi truyền thông Việt Nam nêu lại vấn đề này, ông Bob Kerrey tiếp tục thể hiện sự hối lỗi sâu sắc: “Tôi đã xin lỗi nhân dân Việt Nam về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách thành tâm và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới”.
Tôi nghĩ đó là những lời thốt ra từ gan ruột một con người hoàn toàn bất lực với việc sửa chữa lỗi lầm của mình.
Vì thế, ông đã tìm mọi cách khác để chuộc lỗi với nhân dân Việt Nam, trong đó có việc nỗ lực sử dụng vai trò Thượng nghị sỹ, cùng với Thượng nghị sỹ John McCain và Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi và gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Ông là người ủng hộ mạnh mẽ đàm phán các hiệp định thương mại giữa hai nước, cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.
Tổng thống Barack Obama, trong phát biểu trước thanh niên tại TPHCM ngày 25/5 vừa qua, đã cảm ơn và ghi nhận đích danh ông Bob Kerrey vì đã đi đầu trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Tôi hiểu ông phải rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay, dù hiểu rõ hậu quả của nó, cũng vì để có cơ hội tốt nhất giúp cho dự án FUV thành công, hiến tặng nhân dân Việt Nam những kinh nghiệm quý báu mà ông tích cóp trong nhiều năm qua.
Những nỗ lực của ông Bob Kerrey là hoàn toàn chân thành và cần được ghi nhận.
3. Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc.
Nếu chúng ta không giầu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama và việc ra đời của FUV, theo tôi, là một cơ hội lịch sử để chúng ta chấp nhận sự hòa giải và nên là dịp để cả hai nước khép hẳn lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, vì con cháu chúng ta và vì lợi ích lâu dài của dân tộc.
Hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết. Lịch sử thì không thể thay đổi, nhưng tương lai lại tùy thuộc vào mỗi chúng ta.
Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa.
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/vi-sao-tat-ca-cac-bai-cua-anh-inh-la.html
16.
07/06/16 18:02
Ngày 7/6, Infonet đã nhận được bức thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH, nay là Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TPHCM nêu quan điểm về sự kiện Bob Kerrey và ĐH Fulbright VN đang được dư luận quan tâm.
Báo điện tử Infonet xin được đăng tải nguyên văn bức thư ngỏ này của bà Tôn Nữ Thị Ninh.
---------------------------------------------------------
Tôn Nữ Thị Ninh
TPHCM, 6/6/2016
Thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ
1. Ngày 1 tháng 6, tôi đã bày tỏ cô đọng quan điểm về việc ông Bob Kerrey (BK) giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín Thác (Board of Trustees - BOT) Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Nay tôi xin gửi thư ngỏ đến người Việt Nam và các bạn Mỹ quan tâm đến vấn đề này với mong muốn diễn giải rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của tôi.
2. Trước hết, tôi xin nêu một số thông tin để làm rõ hơn về nguồn tài chính và vai trò Hội đồng Tín Thác của một đại học kiểu Mỹ như FUV:
2.1. 20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ. Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam - đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế. Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV – chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV.
2.2. Đối với một đại học kiểu Mỹ như FUV, vai trò của một Hội đồng Tín Thác và người đứng đầu Hội đồng không đơn giản bó hẹp trong nhiệm vụ gây quỹ mà là quyết định định hướng chiến lược của trường, và đề ra chủ trương với hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến những bên có lợi ích khác nhau trong xã hội. Chính Hội đồng lựa chọn và bổ nhiệm Hiệu trưởng. Điều này để phủ định ý kiến cho rằng đây là vị trí với vai trò hạn hẹp, hàm ý không đáng để dư luận quan tâm, tranh cãi.
3. Tôi không đồng tình với ý kiến muốn trấn áp sự phản đối việc bổ nhiệm ông BK đứng đầu BOT/FUV bằng cách gắn việc này với chuyến thăm của Tổng thống Obama. Tôi không tin Tổng thống Obama sẽ đồng ý việc kết hợp này nếu biết trước việc bổ nhiệm BK sẽ gây tranh cãi, mở lại quá khứ đau buồn, đi ngược với định hướng chủ đạo của chuyến thăm là đồng thuận hướng về tương lai.
4. Tôi cũng không tán thành kiểu khép những người phản đối việc bổ nhiệm BK là bảo thủ không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ví dụ như, tôi theo quan điểm phản đối nhưng bạn bè Mỹ của tôi không hề kết luận là tôi không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ủng hộ hòa giải, hướng về tương lai không phải là độc quyền của những ai ủng hộ BK làm Chủ tịch BOT/FUV. Nếu BK không có quá khứ nặng nề đối với nhân dân Việt Nam, thì chắc không ai bình luận gì. Nếu người được bổ nhiệm là cựu chiến binh như cựu Hạ nghị sĩ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson hoặc là chính ông Thomas Vallely, cũng là cựu chiến binh, là người có công lớn nhất trong việc thành lập FUV thì không ai sẽ có ý kiến gì.
5. Tôi không hiểu tại sao nhất thiết phải bổ nhiệm BK vào vị trí quan trọng của FUV trong giai đoạn mở đầu mang ý nghĩa biểu tượng cao? Những người Mỹ đã bày tỏ quan điểm với tôi (trong đó có cựu chiến binh) hoặc công khai trên báo chí và các mạng xã hội đều không tán thành, thậm chí phê phán thẳng thừng.
Chẳng hạn như PGS. Jonathan London được BBC trích dẫn ngày 2/6: “…đó là một quyết định phải nói là vô trách nhiệm. Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước. Tôi nghĩ đây là một sai lầm hết sức buồn.” Hay là TS. Mark Ashwill, chuyên gia giáo dục, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ ngày 3/6, nhận xét đây là “một nỗi hổ thẹn (disgrace)”. BK nên “từ chức ngay lập tức.
Chắc chắn Fulbright có thể tìm được lãnh đạo tốt hơn những người như BK, một biểu tượng của quá khứ đen tối”. Lẽ nào người Việt Nam chúng ta tỏ ra bình thản hơn cả người Mỹ đối với một biểu tượng của quá khứ đen tối?
6. Trước một số không nhỏ công dân mạng kêu gọi “hãy rộng lượng, bao dung, tha thứ, hãy hướng về tương lai, vì tương lai của Việt Nam…”, tôi muốn nói rõ như sau:
6.1. Việc tha thứ hay không tha thứ cho vai trò của BK trong vụ thảm sát ở thôn Thạnh Phong là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc BK giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam (việc ông lãnh đạo một ĐH của Mỹ bên Mỹ là chuyện khác).
6.2. Tôi cũng khẳng định chúng tôi phản đối không phải vì chỉ xuất phát từ cảm xúc, cảm tính, không phải vì thiếu “lý trí tỉnh táo và sáng suốt”. Ngược lại, vì tỉnh táo và sáng suốt mong muốn cho đại học Fulbright có một khởi điểm lành mạnh, đồng thuận, suôn sẻ và một con đường phát triển bền vững, chúng tôi mới lên tiếng. Lẽ ra những người quyết định mời BK đảm nhiệm vị trí lãnh đạo FUV nên “tiến lên phía trước ở Việt Nam nhưng ghi nhớ những bài học của Việt Nam” trong đó bài học thứ ba là “biết từ tốn khi nghĩ rằng đã hiểu biết văn hóa nước khác” (Bài xã luận trên New York Times ngày 23 tháng 6, 2016).
7. Chúng ta đang chứng kiến một dạng kêu gọi nhau thi đua bày tỏ “vị tha, cao thượng”. Nhân dân Việt Nam không còn phải chứng tỏ, chứng minh một lần nữa tính nhân văn của mình trong quan hệ với kẻ thù trước đây mà dư luận quốc tế, đặc biệt bản thân các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã công nhận từ lâu.
Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của BK với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”! Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương. Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông BK một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam. Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông BK sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường!
8. Tôi nghĩ đến nay đã có thể kết luận là việc chọn ông BK làm Chủ tịch Hội đồng Tín Thác Đại học Fulbright Việt Nam đã thành một vấn đề gây tranh cãi thay vì tạo nên sự đồng thuận cần thiết cho dự án quan trọng này cất cánh thuận buồm xuôi gió.
Hiện giờ quả bóng đang nằm về phía nhóm sáng lập Đại học Fulbright. Vì đây là một dự án giáo dục với ý nghĩa và hệ lụy sâu rộng, tôi hi vọng nhóm sẽ nghĩ lại và cùng ông BK đưa ra giải pháp ổn thỏa: chọn một người khác đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hội đồng Tín Thác FUV.
Bản thân tôi sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ – Việt vì lợi ích nhân dân hai nước.
http://infonet.vn/thu-ngo-cua-ba-ton-nu-thi-ninh-gui-nguoi-viet-nam-va-cac-ban-my-post200646.info
THỨ BA, NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2016
(Tên chiêu hồi?)
Sau khi đăng bài mới viết về ông Bob Kerrey, ông “Người đất thép” gọi:
-Ông Đông La ơi, tôi đọc bài ông viết rồi, nhưng tụi Google Tiên Lãng chúng chửi ông dữ quá, chúng chửi cả tôi, bảo tôi nhờ ông viết như đâm dao sau lưng anh em.
-Tôi gọi bọn Google Tiên Lãng là bọn “Bò Đỏ” thì còn chấp làm gì cái bọn mất dậy, ngựa non háu đá đó.
Hiện tại trên không gian mạng tôi thấy có hai “nhóm” nổi cộm.
Nhóm thứ nhất luôn kiếm cớ chống thể chế, công kích trực diện các vị lãnh đạo cao nhất, điên cuồng chống chủ trương ngoại giao của Đảng ta đối với TQ, chống tất cả những gì liên quan đến TQ, người TQ để lấy lòng Mỹ.
Nhóm thứ hai chống lại nhóm chống TQ, luôn ủng hộ chủ trương chính sách của nhà nước đối với TQ, có mặt tích cực là cũng luôn chống lại những người nhân danh đấu tranh vì dân chủ để quấy rối mà cộng đồng mạng gọi là “rận”, cũng bị phe “lề trái” cho là “dư luận viên”. Nhóm này chống lại thái độ “cuồng Mỹ”, ngược lại, vẫn như thời Chiến tranh lạnh, chống Mỹ điên cuồng! Nghĩa là nhóm này cũng chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước “khép lại quá khứ hướng đến tương lai” đối với Mỹ, cũng y như thái độ của “nhóm” chống TQ vậy, điển hình là nhóm chủ trang Google Tiên Lãng và fan của chúng nó mà đứng đầu là con Lê Hương Lan.
***
Còn tôi, tôi hoàn toàn không “thân” TQ cũng không “cuồng” Mỹ, nhưng tôi luôn chống lại cả bọn chống TQ lẫn bọn chống Mỹ vì tôi thấy chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với cả TQ lẫn Mỹ đều đúng. Vì chính sách ngoại giao của một đất nước không phụ thuộc vào tình cảm cá nhân mà phải tùy theo vị thế của đất nước, vì lợi ích của đất nước.
Sau chiến tranh Biên giới 1979 với TQ, ta coi “TQ là kẻ thù nguy hiểm nhất”, nhưng ta bị Mỹ và phương Tây cấm vận, mất nguồn viện trợ từ Liên Xô và Đông Âu, kinh tế lạm phát 800%, đứng trước sự sụp đổ và hỗn loạn, lãnh đạo nước ta đã buộc phải bình thường hóa quan hệ với TQ. Đất nước đã đứng vững.
Rồi với chiến lược ngoại giao đa phương, làm bạn với tất cả vì lợi ích đất nước, chúng ta không chỉ bình thường hóa với TQ mà chúng ta bình thường hóa với cả Mỹ với phương châm “khép lại quá khứ hướng tới tương lai”.
Dù còn nhiều điều còn phải “chỉnh đốn”, trước tình trạng nhiều nơi trên thế giới đang diễn ra chiến tranh, loạn lạc, suy thoái, nợ công, rối loạn, nghị sĩ vật nhau trên nghị trường, Việt Nam vẫn ổn định và phát triển, chứng tỏ chính sách ngoại giao đa phương đó của Đảng hoàn toàn đúng đắn, trong đó có đóng góp của Mỹ.
Hiện nay trong các đối tác làm ăn với Việt Nam , Mỹ là quốc gia mà Việt Nam có thặng dư mậu dịch nhiều nhất. Năm 2014, ViệtNam xuất khẩu 30,6 tỷ USD vào Mỹ, gấp 13 lần so với năm 2002. Trong năm 2014, Việt Nam cũng là nước Đông Nam Á có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ, vượt qua các quốc gia khác như Thái Lan và Malaysia . Kim ngạch thương mại Việt - Mỹ dự tính sẽ đạt 100 tỷ USD sau 3 năm kể từ khi ký TPP và Việt Nam hiện nay là quốc gia kém phát triển nhất nhưng được dự đoán là quốc gia cải thiện được tăng trưởng sản phẩm quốc dân (GDP) nhiều nhất trong 12 nước tham gia đàm phán TPP. Hiện nay Mỹ là nhà đầu tư đứng thứ bảy vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng 11 tỷ USD, tập trung vào các ngành kỹ thuật cao với các nhà đầu tư lớn như Intel, Ford, Apple và General Electrics.
Đặc biệt, không chỉ thế, ta đã đạt được một thành tựu ngoại giao rất quan trọng, chính thực tế Việt Nam đã buộc Mỹ phải thừa nhận thể chế của VN nên đã mời và đón tiếp lãnh đạo cao nhất VN, TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng, với nghi thức đón tiếp một nguyên thủ quốc gia. Đáp lại, nước ta đã mời và vừa qua đã tổ chức hết sức chu đáo, thân tình chào đón TT Obama và phái đoàn của ông thăm VN, tình cảm đó đã “chạm vào trái tim” ông như chính ông giãi bầy.
Vậy mà khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang trang trọng chụp ảnh cùng TT Obama dưới quốc kỳ hai nước và tượng Bác Hồ, bọn Bò Đỏ trên trang Google Tiên Lãng đã mất dạy, láo lếu liên tục công kích ông Obama, đồng nghĩa với việc chúng công kích Chủ tịch Trần Đại Quang tiếp đón ông. Như vậy bọn khoe học luật mà ngu hơn lợn này đã không hiểu luật, phạm luật, chúng chống Obama là chống lại chủ trương của nhà nước ta đối với Mỹ. Có lẽ Bộ Công An nên mở chuyên án điều tra bọn chống phá điên cuồng này.
Tiếp theo, những ngày hôm nay, chúng cũng chống điên cuồng việc ông Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam . Nay tôi mới biết chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định chứ không phải phía Mỹ. Vậy bọn “bò đỏ” cũng đã chống cả Chính phủ!
***
Tôi đã viết anh ruột tôi cũng là liệt sỹ hy sinh bởi bom đạn Mỹ năm 1968, tôi cũng từng tham chiến và tí chết, từng tự tay moi đồng đội bị sập hầm và vác họ đi chôn, thật khó mà tha thứ cho tội ác, nhưng tôi vẫn viết ủng hộ quan hệ Việt-Mỹ, ủng hộ Bob Kerry lập công chuộc tội. Cũng như tôi từng là nạn nhân của những gì còn chưa hoàn thiện, còn yếu kém của chính thể chế VN, nhưng tôi vẫn viết “bảo vệ đất nước”. Đơn giản là vì tôi viết theo tư duy lý tính chứ không phải cảm tính, không vì động cơ cá nhân mà vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của tôi và gia đình tôi.
Nghe “bác Người Đất thép” của bọn Google TL báo, tôi không muốn vào coi vì tôi luôn coi cái trang của chúng nó như bãi xú uế, vô là phải ngửi mùi kinh khủng của nó, nhưng rồi sự tò mò đã thắng. Tôi vào thì thấy ngay một thằng “Đất thép” chửi mình. Tôi nghĩ không lẽ ông ở Củ Chi lại thế, trước nay ông ấy luôn quý trọng tôi, dù có bất đồng vài ý kiến chăng nữa cũng không thể có thái độ thù địch như thế. Tôi gọi:
-Tôi vô có thấy đứa nào chửi ông đâu, chỉ thấy thằng “Đất thép” chửi tôi. Không lẽ đó là anh à?
-Không phải đâu. Tôi lấy tên “Già thép” mà. Nó lấy tên thế cho ông hiểu lầm đó. Chúng chửi tôi ở tận cái bài BẠN MUỐN BIẾT NGƯỜI MỸ NGHĨ GÌ VỀ BOB KERREY KHÔNG? lận. Tôi cũng đã viết trả lời chúng nó rồi.
Đúng là bọn chọi con dùng trò đểu làm tôi hiểu lầm người tốt.
Tôi vào thì thấy:
“Nặc danh13:30 Ngày 06 tháng 06 năm 2016
cụ Thép chạy sang cầu cứu Đông La để bật Google Tiên Lãng? Không ngờ cụ Thép lại tiểu nhân giở trò hèn hạ đâm sau lưng chiến sĩ. Ăn vụng nhưng không khéo chùi mép. Bị lật mặt rồi, để xem cụ Thép giải thích sao đây. Nhục quá cụ Thép ợ”.
Và đây là trả lời của “bác Người Đất thép”, hơi dài nhưng đăng nguyên vì ông nói hộ tôi vài điều:
“GIÀ THÉP14:53 Ngày 06 tháng 06 năm 2016
Từ lâu tôi đã nói trên G. TL là tôi không trả lời những ai dùng Nặc danh, không có tên dù là tên Bí danh. Nhưng với Nặc danh 13:30 này tôi phải chỉ ra cái đúng cái sai cho mọi người ở đây biết.
Một là, tôi với Đông La có gặp nhau tại Tòa soạn Tuần báo VN TPHCM. Tôi rất nể trình độ của Đông La lý luận những vấn đề tôi quan tâm, nên hay đọc bài viết của anh ấy.
Tôi là người gọi điện thoại cho Đông La, muốn nghe anh ấy phát biểu về vấn đề ông Bob theo quan điểm của anh ấy, hoàn toàn không nêu quan điểm của tôi và cũng không gợi ý chút nào anh ấy nên viết ra sao.
Nặc nói tôi cầu viện Đông La là hàm hồ, suy diễn không có cơ sở, một cách ăn nói của kẻ chợ búa tôi thường thấy.
Nặc còn cố ý dùng lời lẽ xuẩn ngốc nhục mạ tôi, chứng tỏ người nặc quá tầm thường, không đáng cho tôi tiếp chuyện.
Một sự việc xảy ra mỗi người có cái nhìn có giống và khác nhau là bình thường. Chuyện ông Bob không đáng để "chửi nhau" kiểu như Nặc này, nhưng Nặc lợi dụng như vậy tôi đánh giá người nặc chẳng có nhân cách.
Với anh Đông La một con người nhìn vấn đề sắc sảo, có tính độc lập cao, lại hơi bướng thì không ai khiển anh ấy phải nói theo họ được đâu. Nếu nói như Nặc, Thép tôi khiến Đông La nói theo được ý mình thì không thể, mà nếu được thì Đông La phải coi trọng tôi lắm chứ không bình thường.
Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh rằng già Thép có độc lập suy nghĩ và chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình, không cần phải "nhờ" bất cứ ai bênh vực cả. Nếu các bạn muốn hiểu thì tôi cũng nói rõ một lần nữa: Tôi là một đảng viên Cộng sản, tôi nói theo tiếng nói của Đảng là một yêu cầu không thể khác được. Còn các bạn, các bạn có quyền nói theo quan điểm của mình, nhưng chớ có lợi dụng ở trên mạng mà phỉ báng người khác, điều đó là mới thật sự là người Hèn, đáng khinh!!!”.
Cuối cùng, cũng cần nhấn mạnh rằng già Thép có độc lập suy nghĩ và chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình, không cần phải "nhờ" bất cứ ai bênh vực cả. Nếu các bạn muốn hiểu thì tôi cũng nói rõ một lần nữa: Tôi là một đảng viên Cộng sản, tôi nói theo tiếng nói của Đảng là một yêu cầu không thể khác được. Còn các bạn, các bạn có quyền nói theo quan điểm của mình, nhưng chớ có lợi dụng ở trên mạng mà phỉ báng người khác, điều đó là mới thật sự là người Hèn, đáng khinh!!!”.
Quả thực lúc đầu ông “Già thép” gọi điện tôi không biết quan điểm của ông về ông Bob thế nào, lúc đầu tôi không chú ý nhưng thấy dư luận nóng quá cũng tính viết mấy chữ, mà tôi đã viết thì không ai điều khiển được tôi, tôi chỉ tuân theo duy nhất sự thật và chân lý mà thôi.
Không chỉ chuyện viết lách mà cả chuyện nghiên cứu khoa học công nghệ cực khó tôi cũng từng như vậy. Lại nhớ lại năm 1990, từ Viện Công nghiệp Dược chuyển sang Công ty Thuốc sát trùng VN, tôi được giao một đề tài mà hơn 20 năm cả ngành Nông dược VN không ai làm được vì cháy nổ, còn làm chết cả người nữa. Bắt tay vào làm, cơ quan thì hay họp, người ta không làm được nhưng vẫn nói được nên loạn cả lên. Tôi mới cáu, đang trên bục trình bầy, tôi nói: “Đây là việc chưa ai làm được, giờ cơ quan đã giao cho tôi thì kệ mẹ tôi, tôi không cần bàn luận”! May mà tôi làm được, còn được một hội nghị quốc tế về sau thu hoạch khảo nghiệm và công nhận sản phẩm của tôi tương đương với của Đức, đi thi còn được Giải A Sáng tạo KHKT nữa. Bắt chước cách nói của Nguyễn Quang Thiều, một thằng siêu tự kiêu, nhưng vẫn hay nói “Cái đầu của ông”, với cái đầu của tôi chuyện đúng sai về Bob Kerrey là quá đơn giản, cần gì ai điều khiển.
Bọn Bò Đỏ trên Google TL trí tuệ chúng nó tôi coi như sâu bọ rắn rết nên không chấp, nhưng hôm nay tôi hạ cố “phản biện” một thằng chửi tôi điên cuồng nhất để cho độc giả thấy bọn chọi con này ngu xuẩn, mất dạy và láo lếu đến thế nào, chúng chính là hình ảnh của bọn Hồng Vệ Binh bên Tầu ngày xưa từng đấu tố, cắt gân chân Chủ Tịch Lưu Thiếu Kỳ cho đến chết:
“Đất thép23:54 Ngày 06 tháng 06 năm 2016
Đông La và lộ trình tội ác của thằng chiêu hồi phản bội:
Đông La! Vâng đây là kẻ mà lâu nay các bác gọi là có 'quan điểm đúng đắn'. Bài của kẻ từng bị đuổi khỏi QH, Nguyễn minh thuyết cùng lắm chỉ là tủn mủn vụn vặt tiểu nhân kiểu 'Không bổ nhiệm Kerrey thì ai, chẳng lẽ là chị à'. Nhưng bài của Đông La mới là đỉnh cao của sự khốn nạn, xảo trá. Cái khốn nạn thứ nhất là Đông La lợi dụng Đại tướng Võ Nguyên Giáp để biện hộ cho Kerrey. Làm vậy là xúc phạm Đại tướng. Lợi dụng núp sau bậc thánh nhân là hành vi của phường lưu manh, hạ tiện mà khi bản thân lý lẽ yếu đuối của chúng không còn đủ tự thân để thuyết phục được người khác. Bất cứ người có thần kinh bình thường nào cũng thấy là sự kiện Đại tướng và lãnh đạo tiếp khách CCB Mỹ với vụ Kerrey cắt cổ mổ bụng đàn bà trẻ con là 2 việc hoàn toàn khác nhau…”
Đúng là đầu óc của bọn sâu bọ rắn rết nên không thể hiểu lý lẽ của loài người. Vì ngu hơn lợn, chúng không hiểu gì tôi viết nên mới viết như thế. Tôi đâu có so sánh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Bob Kerrey? Tôi chỉ chỉ ra cái mâu thuẫn của suy nghĩ cảm tính, thiếu khách quan của không chỉ bọn Bò đỏ mà của cả những nhân vật có địa vị, có danh tiếng, như bà Bình và bà Ninh chẳng hạn. Ở chỗ các nhà lãnh đạo nước ta đã tha thứ cho những TT Mỹ, những người chủ mưu gây ra cuộc chiến; Bác Đại tướng, vị Tổng Tư lệnh tối cao trực tiếp chỉ huy quân dân ta chống Mỹ, cũng đã tha thứ nên mới tiếp và bắt tay chào đón ông McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, người từng được coi là "kiến trúc sư trưởng" của chiến tranh Việt Nam, với chiến lược “giết chết những gì động đậy, phá sập những gì bất động” để đẩy Việt Nam vào “thời kỳ đồ đá”. Vậy sao không thể tha thứ cho Bob Kerrey? Không lẽ tội chủ mưu và chiến lược “giết chết những gì động đậy” giết đến 3 triệu người VN nhẹ hơn tội Kerrey chỉ huy giết hơn 20 người sao?
Bọn Google TL tự khoe đã học Luật, vậy trường luật nào đã đào tạo ra một lũ ngu hơn lợn như thế? Các cơ quan điều tra và ông Bộ trưởng Giáo dục mới cũng nên xem xét cái trường này!
Sự ngu xuẩn có thể tha thứ được vì không ai không muốn thông minh nhưng bọn Bò đỏ Google TL không chỉ ngu mà còn lưu manh. Như vụ chúng từng theo đuôi con Thu Uyên lên án Bích Hằng và cô Hòa trong lĩnh vực ngoại cảm. Lưu manh ở chỗ chúng bất chấp thực tế, không có chứng cớ cụ thể, hoàn toàn suy diễn chủ quan theo những cái đầu ngu như lợn của chúng nó, tìm mọi cách đổ tội cho người có công. Biết sai, con Lê Hương Lan chủ trò đã gỡ bài “Cần chặn bàn tay tội ác…” lấy cớ bị “hắc”, nếu còn, giờ cô Hòa đã có luật sư riêng, kiện thì chắc chắc con mất dậy và láo lếu này sẽ xộ khám!
Thật buồn cười khi bọn chọi con suy diễn thế này:
“Tất nhiên Đông La chưa đến mức cuồng Mỹ nhưng lão này vì ân oán cá nhân mà viết được một bài tởm như vậy cũng đủ hiểu”;
“Lời lẽ của bạn hơi nặng với ĐL, nhưng, đúng như bạn nói thì nếu không có sự quyết liệt của Thu Uyên trong vụ này thì có lẽ DL chưa chắc đã có thái độ nhân nhượng với kẻ sát nhân này như thế”.
Vì tôi viết vụ này hoàn toàn không nghĩ đến con Thu Uyên và không biết nó viết cái gì cả, tận hôm nay mới thấy có bài của nó thôi.
Còn hai ý kiến sau cũng hoàn toàn sai nhưng có nét dễ thương:
“Thật buồn vì Đông La. Bài viết này có lẽ Đông La chịu áp lực từ ai đó nên phải bán ngòi bút. Thanh danh, uy tín xây dựng bao năm qua”;
“Cũng chả biết Đông la nhận bao nhiêu tiền viết bài kia. Bài ấy không giống quan điểm xưa nay của ông ta”.
Thú vị ở chỗ ở một nơi toàn sâu bọ rắn rết mà có một người không sợ bẩn tưởi dám vào lên tiếng của loài người:
“văn lâm13:59 Ngày 28 tháng 05 năm 2016
Trước kia còn nhầm tưởng giàn chửi bới trên G.T là các DLV người Việt nam nên đôi lúc tôi còn thấy DLV như vậy là không được việc.
Nay hiểu rõ G.T đang ủng hộ ai chứ hoàn toàn không có ủng hộ Chính quyền và nhân dân Việt nam nên việc chửi bới của bọn phản động ôm chân bành trướng hút máu nhân dân Việt nam tôi thấy không cần phải thanh minh thanh nga gì ráo chọi, không chấp kẻ thù của nhân dân, càng cần phải làm rõ ra những kẻ đang mưu toan núp bóng phá hoại chính sách đổi mới, hội nhập và phát triển của Nhà nước Việt nam, dù viết xong có thể chúng sẽ xóa ngay cũng không sao, sẽ lại viết tiếp”.
***
Còn khi đăng lên fb, cũng có chuyện làm tôi hơi buồn vì khá đông độc giả vốn quý tôi cũng lại không đồng tình với bài về Bob Kerrey của tôi, kể cả cái ông TSBS Lương Chí Thành và bà Phùng Kim Yến chẳng hạn.
Ý đa phần là nên khép lại quá khứ với nước Mỹ nhưng không khép lại với ông Bob; hoặc dù có tha thứ cho ông Bob thì cũng không chấp nhận ông ấy là Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam , tức một vị trí trong ngành giáo dục.
Tôi không chấp nhận sự góp ý của họ và đã xóa tất vì thấy ý của họ vẫn nặng cảm tính và không nhìn thấu suốt toàn diện.
Nước ta dù có cả một quá khứ chiến tranh đau thương do Mỹ gây ra, dù Mỹ còn nhiều nhận thức khác biệt, (mà theo tôi vượt qua sự khác biệt mới là cái quan trọng hơn, cần quan tâm hơn vì là cái ở thì hiện tại), Đảng ta vẫn chủ trương “khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt” để tăng cường mọi mặt quan hệ với Mỹ “hướng đến tương lai”.
Một trong những nhận thức khác biệt của Mỹ là rất lớn. Như nhân danh nhân quyền, Mỹ vẫn ủng hộ và dung túng những người đòi xóa bỏ điều 4 Hiến Pháp, đòi Quân đội và Công an tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, nghĩa là đòi lật đổ thể chế này. Khi ông Obama sang VN vừa rồi, được Chủ tịch nước Trần Đại Quang chào đón, nhưng ông Obama vẫn muốn gặp và nhắc tới những người chống đối đích danh ông Trần Đại Quang, chống đối cả thể chế nước ta. Nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn bỏ qua, như trong quá khứ từng bỏ qua những khác biệt với Liên Xô và Trung Quốc, để mở rộng quan hệ ngoại giao với Mỹ. Như vậy, so với chuyện tha thứ cho Bob Kerrey là rất lớn, rất khó, nước ta vẫn bỏ qua được, sao không tha thứ được cho ông Kerrey?
Ngay ông Bill Clinton, 1995, khi tuyên bố việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng nói:
“Tôi tin rằng việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng việc cuốn người Việt Nam vào mặt trận kinh tế rộng lớn của cuộc cải cách kinh tế và mặt trận rộng lớn của cải cách! Dân chủ sẽ giúp tôn vinh sự hi sinh của những người đã chiến đấu vì tự do ở Việt Nam ”.
Chúng ta cũng đã bỏ qua những ý này và từng chào đón TT Bill Clinton rất nồng ấm như vừa rồi chào đón Obama. Chúng ta không tuân theo ý “sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây” của Bill Clinton, nhưng vì có thiện chí thực với VN, Bill Clinton vẫn rất vui mừng trước thực tế ổn định và phát triển của VN mà ông tận mắt chứng kiến!
***
Còn việc phản đối Bob Kerrey làm “giáo dục” cũng vô lý ở chỗ sao không ai phản đối luôn chuyện du học của học sinh VN bên Mỹ đi, đâu chỉ riêng Bob Kerrey gây tội ác, nước Mỹ gây ra chiến tranh VN làm 3 triệu người Việt chết mà? Hiện số du học sinh Việt Nam tại Mỹ đứng đầu các nước Đông Nam Á, có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ. Vậy tại sao lại phản đối Bob Kerrey làm giáo dục?
Tôi đã viết hết lý lẽ ở bài trước, như cha ông ta đã dạy “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người quay lại”, hoặc “quay đầu là bờ”. Tấm gương của Đức Thích-ca, những kiếp trước từng giết người, kiếp cuối cùng ngài cũng đã phải trả nốt những nghiệp còn sót lại để toàn thiện, toàn mỹ, trở thành Phật, vậy tội ác nào cũng có thể tha thứ nếu người ta biết sám hối, tu sửa.
Bob Kerrey đã sám hối, nhận lỗi, và không chỉ nhận lỗi suông mà ông đã hành động để lập công chuộc tội. Dù chuyện của ông bị moi ra đủ kiểu phê phán nhưng hãy nhìn vào thực tế. Trong suốt hơn một phần tư thế kỷ trở lại đây, “bộ ba thượng nghị sỹ” John Kerry, John McCain và Bob Kerrey đã nỗ lực vận động cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Trong thời gian là Thượng nghị sỹ, Bob Kerrey cũng là người bảo trợ cho đạo luật hình thành nên Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), tạo cơ hội cho khoảng 500 nghiên cứu sinh Việt Nam sang Mỹ du học. Ông cũng vận động cho việc phát triển giáo dục ở Việt Nam mà Chương trình Học bổng Fulbright và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright là hai thành quả cụ thể. Ba năm qua, ông và các cộng sự đã thuyết phục Quốc hội Mỹ dành tiền thanh toán nợ để xây dựng Đại học Fulbright tại Việt Nam . Nỗ lực này đã thành công khi Quốc hội Mỹ quyết định tài trợ 20 triệu USD.
Ngay từ năm 1991, Bob Kerrey bắt đầu tham gia dự án Đại học Fulbright tại Việt Nam bằng ý tưởng xây một trường đào tạo cao học ở TP HCM với sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ cùng số tiền do ông vận động. Chính vì vậy mà những lãnh đạo của trường người Việt đã mong muốn chính ông, người có công lao với sự hình thành trường lớn nhất, làm chủ tịch.
TS Vũ Thành Tự Anh là giám đốc nghiên cứu của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright viết:
“Chẳng mấy ai, kể cả nhiều người được nhận học bổng do Bob Kerrey góp phần tạo ra, biết đến ông cho đến khi ông được Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) mời làm Chủ tịch HĐQT FUV… Động lực nào khiến ông nhận lời mời làm Chủ tịch FUV, nhất là ở cái tuổi ngoài 70 này? Vì danh ư? Chắc chắn là không vì danh vọng ông không thiếu. Vì lợi ư? Lại càng không vì ông không nhận một đồng lương bổng nào từ FUV. Dần dần, tôi hiểu ra rằng với ông, đây là dự án lớn cuối cùng mà ông có thể cống hiến cho Việt Nam, là nỗ lực sám hối tha thiết cuối cùng cho những vết thương ông đã để lại ở Việt Nam”.
Cũng bài trước, tôi đã viết hơi buồn cười ở chỗ những người chống việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam cứ như Bob Kerrey nhận được một sự ưu đãi, hưởng bổng lộc chức quyền gì đó, nhưng họ đã lầm. Vì trên cương vị Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông chủ yếu hỗ trợ việc vận động vốn, huy động nhiều nguồn lực phát triển để trường có một vị thế tầm cỡ. Ông cũng muốn trường phát triển như một tổ chức giáo dục của Việt Nam , do chính người Việt Nam xây dựng và phát triển. Hoàn toàn không có chuyện ông ép trường dạy theo chương trình của ông, truyền bá tinh thần giết người của ông ngày xưa. Nghĩa là ông lập công chuộc tội, là tu sửa, là cho chứ không phải nhận.
Vậy phản đối ông tu sửa phải chăng cũng là trái đạo? Đạo là từ bi, hỉ xả, vị tha kia mà?
7-6-2016
ĐÔNG LA
THỨ HAI, NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2016
ĐÔNG LA BÀO CHỮA CHO BOB KERREY
ĐÔNG LA
BÀO CHỮA CHO BOB KERREY
Vừa rồi, một độc giả ở Củ Chi, cũng là một tác giả viết trên báo Văn nghệ TPHCM mà tôi đã gặp ở tòa soạn, tôi cũng thấy ông có bài trên trang Sách hiếm và được trang Google Tiên Lãng giới thiệu là “cộng tác viên thân thiết”, đã gọi điện bảo tôi nên có ý kiến về vụ ông Bob Kerrey được Mỹ bổ nhiệm làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Cách đây mấy năm gặp lại một anh bạn cùng cơ quan, từng học vật lý khoe cùng lứa và làm cùng Viện Kỹ thuật Quân sự với Nguyễn Quang A, bảo trước những vấn đề tranh cãi thường đợi ý kiến của tôi để hiểu cho đúng hơn, và gần đây nhất, một chị độc giả trên facebook cũng nhắc lại ý y như ông bạn trên.
Vậy thì tôi sẽ có ý kiến về vụ ông Bob Kerrey.
Trước hết là tôi buồn cười vì trước một việc đơn giản thế tại sao lại có những ý kiến ngược nhau đến vậy?
Khác với những dư luận về những vấn đề nóng trước đây thường có những ý kiến của những người kiếm cớ gây rối, họ sẵn sàng xuyên tạc, kích động, ý kiến lần này về vị Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam là những ý kiến chân thực của nhiều người đủ các thành phần. Trong các ý kiến phản đối có cả ý kiến của nhà ngoại giao đã đi vào lịch sử là bà Nguyễn Thị Bình và một nhà ngoại giao nữ khác cũng rất nổi tiếng là bà Tôn Nữ Thị Ninh. Chính vì thế tôi mới e ngại về nhận thức của dân VN. Đó là nhận thức thiên về cảm tính, chú ý cái nhìn thấy, cái hiện tượng mà không nhận ra bản chất sâu xa của các vấn đề, tức không có cái nhìn tổng thể, biện chứng. Có lẽ đây chính là nguyên nhân sâu xa nhất của những sự yếu kém của xã hội VN và chính vì vậy mà còn lâu chúng ta mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được.
***
Trước kết ai cũng nhất trí đối với cả nước Mỹ “khép lại quá khứ hướng tới tương lai” tại sao lại không “khép lại” với Bob Kerrey?
Nếu cho vì Bob Kerrey đã gây ra tội ác vậy những người chủ mưu đại diện cho cả nước Mỹ gây ra cuộc chiến, những quan chức, tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy cuộc chiến không có tội sao? Chúng ta nhất trí tha thứ cho họ sao lại không tha thứ cho Bob Kerrey khi thực chất Bob Kerrey chỉ là một công dân thực hiện nghĩa vụ đối với nước Mỹ?
Những người chống Bob Kerrey cần noi gương cách ứng xử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, từng được coi là "kiến trúc sư trưởng" của chiến tranh Việt Nam, với chiến lược “giết chết những gì động đậy, phá sập những gì bất động” để đẩy ViệtNam vào “thời kỳ đồ đá”. Nhưng ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng VN, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiếp ông ta, khiến ông ta phải xúc động. Khi trả lời báo chí ông ta nói: "Tôi thực sự xúc động khi quay trở lại Việt Nam , điều mà tôi từng mong ước 21 năm qua. Thời gian quả là dài nhưng nó giúp con người ta nguôi đi những dằn vặt về những việc đã làm. Điều đó làm tôi thực sự cảm động là tôi không hề thấy sự thù hận nào trong ánh mắt của người Việt Nan đối với tôi”. Chưa hết, ngày 23/6/1997, tại nhà khách Chính Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại tiếp Robert McNamara. Cuộc gặp diễn ra như hoạt động cuối cùng của cuộc Hội thảo Việt - Mỹ với mục đích từ quá khứ đau thương rút ra những bài học cho tương lai. Về ngày 4/8/1964, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với ông McNamara là Mỹ đã ngụy tạo chứng cớ Hải quân Việt Nam tiến công chiến hạm Maddox để mở màn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và trực tiếp đổ quân Mỹ vào Việt Nam. Đại tướng nói: “Tôi nói thẳng rằng: “Chính sách (mở rộng chiến tranh của Mỹ) quyết định rồi nhưng phải tìm một cái cớ đưa ra Quốc hội!” Ông McNamara chưa chấp nhận sự thật đã bật dậy ngắt lời: “Xin lỗi Đại tướng, ngài nói không đúng”. Dù vậy, lúc chia tay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thân thiện bắt tay ông ta và nói: “Bắt tay một con người dũng cảm và có thiện chí”.
Nếu phản đối việc bổ nhiệm Bob Krrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam sao không ai phản đối Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp McNamara, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Cao hơn cả Robert McNamara, chủ mưu của chiến tranh VN chính là những lãnh đạo cao nhất nước Mỹ, với học thuyết Domino, chống lại sự bành trướng cộng sản ở châu Á. Và không chỉ thế mà còn vì Đông Nam Á là "một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, một khu vực Mỹ phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào". Mỹ đã nặn ra chế độ VNCH kèm theo các kế hoạch quân sự. Trước hết là Kế hoạch Staley-Taylor (hay chiến tranh đặc biệt) với việc sử dụng quân lực Việt Nam Cộng hòa + vũ khí Mỹ + cố vấn Mỹ. Nhưng rồi Ngô Đình Diệm bị đảo chính và bị giết, cộng với các thất bại liên tiếp trên chiến trường, năm 1965, chính phủ Mỹ đã quyết định hủy bỏ kế hoạch Staley-Taylor và đưa quân đội Mỹ sang trực tiếp tham chiến tại VN, thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ. Đó là một dạng "chiến tranh hạn chế" với mục đích tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam, rồi sẽ tiến hành thương lượng hoà bình để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp nhận những điều kiện mà Mỹ đưa ra. Nhưng Mỹ đã bị sa lầy và cuối cùng phải chịu thất bại cay đắng với một núi tiền của hao tốn và gần 60.000 người Mỹ thiệt mạng, còn làm chết gần 3 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc.
Dù vậy các nhà lãnh đạo cao nhất ở nước ta ở các thời kỳ đều thống nhất chủ trương quan hệ ngoại giao với Mỹ là khép lại quá khứ hướng tới tương lai. Không chỉ vì lòng nhân đạo, tính vị tha đơn thuần mà còn vì ta quyết tâm thực hiện chiến lược ngoại giao đa phương, làm bạn với tất cả vì lợi ích, sự ổn định và phát triển của đất nước.
***
Nếu tính đúng sai của pháp lý, của đạo lý của loài người giống như quy luật vật lý, là 1+1=2 thì không chỉ Bob Kerrey mà cả McNamara, cả mấy đời TT Mỹ, v.v… phải đứng trước vành móng ngựa. Tiếc là đến tận thời điểm hiện tại chân lý dù không hoàn toàn nhưng vẫn có khuynh hướng nghiêng về kẻ mạnh. Giả sử có một lịch sử lộn ngược, VN thua Mỹ, chắc chắn nhiều nhà lãnh đạo VN sẽ bị xử án.
Thực tế éo le ở chỗ VN thắng Mỹ nhưng lại là nước nhỏ yếu, kém phát triển, vì vậy mà chúng ta phải khép lại quá khứ hướng đến tương lai. Chúng ta cần phải bình thường hóa quan hệ với Mỹ như sau chiến tranh Biên giới 1979, trước bờ vực của sụp đổ và hỗn loạn, chúng ta cũng đã buộc phải bình thường hóa quan hệ với Trung quốc. Mở cửa hội nhập cũng lại chính là xu hướng của thời đại vì nền kinh tế thế giới như bình thông nhau. Còn vị thế VN, dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt nhưng địa chính trị mãi là quan trọng, nên các nước lớn vẫn cần quan hệ với VN. Ai cũng muốn VN thuộc hẳn phe họ nhưng như vậy là lại đi vào vết xe đổ của lịch sử, nên chúng ta cần phải giữ được vị thế độc lập để thực hiện được một nền ngoại giao đa phương vì các lợi ích song phương giữa ta và tất cả các nước. Để làm được điều này chúng ta cần phải ổn định và phát triển tức phải có sức mạnh. Thật đáng quý là hiện tại chúng ta đã và đang làm được.
***
Với Bob Kerrey đúng là đã gây ra tội ác khủng khiếp cho dân thường VN nhưng lại trong không gian của một cuộc chiến. Với tư thế chống chọi để bảo toàn mạng sống trước các cuộc phục kích luôn rình rập, người ta không thể giữ được thiện tính như khi sống trong cảnh thanh bình. Trước đó, ông cũng đã bị thương và mất một chân trong một trận chiến năm 1968 ở tuổi 25. Khi gây tội Bob cũng còn rất trẻ, mà trẻ thì còn nhiều nông nổi.
Sau chiến tranh VN, không chỉ Bob Kerrey mà cả nước Mỹ đã sám hối, nhận ra sai lầm khi gây ra cuộc chiến tại VN, vì thế ở Mỹ mới có Hội chứng Việt Nam (Vietnam Syndrome) dù Mỹ tổn thất nhân mạng ít hơn nhiều so với VN. Những ám ảnh Chiến tranh Việt Nam tiếp tục hằn sâu vào tâm lý người Mỹ khiến sau chiến tranh nhiều cựu binh Mỹ đã tự sát.
Bob Kerrey không tự sát mà trở thành một người Mỹ thành đạt, từng làm thống đốc bang Nebraska (Mỹ), sau đó làm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và là ứng viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992. Nhưng ký ức về chiến tranh VN luôn dằn vặt ông. 1989, khi đọc lời tuyên thệ trở thành Thượng nghị sĩ bang Nebraska, ông hồi tưởng: “Chiến tranh kéo dài đã gây ra chết chóc, đau thương mà cuộc chiến tại Việt Nam, khi Mỹ đã lấn sâu, là một ví dụ đầy bi kịch".
Bản thân tôi cũng thấy khó tha thứ cho Bob Kerrey khi anh ruột tôi năm 1968 đã hy sinh bởi bom đạn của Mỹ, tôi cũng từng trực tiếp tham chiến và suýt chết ở ấp bên cầu La Ngà, tôi đã moi đồng đội bị đạn pháo Mỹ bắn sập hầm ở đó và trực tiếp chôn họ ở một cánh rừng.
Nhưng ông cha đã dạy: “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ quay lại”, và ta sẽ thấy tội ác nào cũng có thể tha thứ nếu họ biết sám hối nếu hiểu Thái tử Tất-đạt-đa phải toàn thiện, toàn mỹ mới trở thành Đức Phật Thích-ca nhưng tiền kiếp ngài cũng đã phạm tội giết người không chỉ một lần. Trước khi trở về cõi Phật, trong kiếp cuối cùng, ngài phải trả nốt những nghiệp mà ngàn vạn kiếp trước ngài chưa trả hết. Như một kiếp Đức Phật là Tịnh Nhãn đã giết một người là Lộc Tướng rồi đổ tội cho một vị Bích Chi Phật nên kiếp cuối cùng ngài đã bị Tôn Ðà Lợi phỉ báng. Thứ hai trong một kiếp khác, khi thấy trong đám người buôn bán trên thuyền đi biển có người muốn giết hết để đoạt của. Đức Phật kiếp đó biết đã dùng kích đâm y gãy chân rồi chết. Mọi việc vẫn chưa diễn ra mà ngài lại tự hành động giết người nên mới có quả báo kiếp cuối cùng bị thanh gỗ đâm vào chân. Thứ ba Đức Phật kể có kiếp mình là Tu Ma Ðề đã giết em là Tu Da Xá để hưởng trọn gia tài, người em Tu Da Xá nay chính là Ðề Bà Ðạt Ða. Nên tuy đã thành Phật nhưng ngài vẫn không thoát khỏi quả báo, đã bị Ðề Bà Ðạt Ða đẩy tảng đá lên đầu, vì được thần núi cứu nên chỉ có một mẩu đá nhỏ rơi trúng ngón chân cái làm chảy máu mà thôi.
Như vậy ai phạm tội cũng có thể sám hối lập công chuộc tội, Bob Kerrey không phải ngoại lệ.
Sau chiến tranh Bob Kerrey đã không ngừng suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi về quá khứ ở Việt Nam . Ông nói: "Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới... Nhưng một lời xin lỗi sẽ luôn là không đủ. Nó giống như món súp cá mà thiếu con cá vậy. Vì thế, tôi cố gắng giúp người Việt mỗi khi có thể. Như đóng góp chấm dứt đạo luật TWEA (coi Việt Nam như nước thù địch), bình thường hoá quan hệ, ủng hộ đàm phán BTA, và đặc biệt là ủng hộ nỗ lực cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright".
***
Hơi buồn cười ở chỗ những người chống việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đã đi đúng theo tinh thần “chủ nghĩa lý lịch” ở VN, cứ như Bob Kerrey nhận được một sự ưu đãi, hưởng bổng lộc chức quyền gì đó, nhưng họ đã lầm. Vì với Trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright University Vietnam - FUV), Bob Kerrey nói: 'Tôi muốn hành động để bù đắp đau thương'. Ba năm qua, ông và các cộng sự đã thuyết phục Quốc hội Mỹ dành tiền thanh toán nợ để xây dựng Đại học Fulbright tại Việt Nam . Nỗ lực này đã thành công khi Quốc hội Mỹ quyết định tài trợ 20 triệu USD.
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông muốn trường phát triển như một tổ chức giáo dục của Việt Nam, do chính người Việt Nam xây dựng và phát triển. Nhiệm vụ của ông là hỗ trợ việc vận động vốn, huy động nhiều nguồn lực phát triển để trường có một vị thế tầm cỡ. Nghĩa là ông lập công chuộc tội, là tu sửa, là cho chứ không phải nhận.
Như thông tin chính thức của FUV, Bob sẽ đảm nhận vai trò cố vấn và huy động nguồn lực cho Trường Đại học. Năng lực cố vấn từ bề dày kinh nghiệm quản lý đại học và năng lực huy động nguồn lực thành công là lý do chúng ta nên ủng hộ ông như chúng ta đồng tình “khép lại quá khứ hướng tới tương lai” với cả nước Mỹ vậy.
6-6-2016
ĐÔNG LA
14.
Bí thư Đinh La Thăng: Vượt lên thù hận, chúng ta mạnh mẽ hơn
TTO - Những ngày qua, có nhiều ý kiến tranh luận về việc bổ nhiệm Bob Kerrey - một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học quốc tế Fulbright. Tuổi trẻ xin giới thiệu ý kiến của Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Bí thư thành ủy Đinh La Thăng (bìa phải) trong buổi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) và ông Bob Kerrey (trái) nhân chuyến thăm TP.HCM của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 24-5 - Ảnh: THUẬN THẮNG |
Trả lời câu hỏi về nhiều ý kiến cho rằng nguyên Thượng nghị sỹ Bob Kerrey sắp tới không nên ở vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác đại học Fulbright vì những sai lầm phạm phải trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, ý kiến của ông ra sao? Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đáp:
1. Trước hết, TPHCM đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ dự án Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Chúng tôi đã cùng với phía Hoa Kỳ làm mọi cách để dự án này thành hiện thực, như mọi người đang thấy.
Tôi cho rằng FUV sẽ đóng góp hữu ích cho Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ riêng cho thành phố Hồ Chí Minh, là dự án hướng tới tương lai của Việt Nam.
Điều này mang một ý nghĩa rất quan trọng về mặt phát triển cũng như tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước, góp phần củng cố mối quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
FUV cũng là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai” một cách thiết thực và hiệu quả.
2. Về dư luận liên quan tới quá khứ của ông Bob Kerrey, tôi cho rằng đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ.
Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt. Chúng ta hãy cùng đọc những lời tâm sự đau đớn của ông Bob Kerrey được báo Quân đội Nhân dân ghi lại từ năm 2001, ngay sau khi sự kiện Thạnh Phong được công bố: “Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình, thì cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm hôm đó… Tôi xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho tôi”.
Ngày 29-5-2016, khi truyền thông Việt Nam nêu lại vấn đề này, ông Bob Kerrey tiếp tục thể hiện sự hối lỗi sâu sắc: “Tôi đã xin lỗi nhân dân Việt Nam về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách thành tâm và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới”.
Tôi nghĩ đó là những lời thốt ra từ gan ruột một con người hoàn toàn bất lực với việc sửa chữa lỗi lầm của mình.
Vì thế, ông đã tìm mọi cách khác để chuộc lỗi với nhân dân Việt Nam, trong đó có việc nỗ lực sử dụng vai trò Thượng nghị sỹ, cùng với Thượng nghị sỹ John McCain và Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi và gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Ông là người ủng hộ mạnh mẽ đàm phán các hiệp định thương mại giữa hai nước, cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.
Tổng thống Barack Obama, trong phát biểu trước thanh niên tại TPHCM ngày 25/5 vừa qua, đã cảm ơn và ghi nhận đích danh ông Bob Kerrey vì đã đi đầu trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Tôi hiểu ông phải rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay, dù hiểu rõ hậu quả của nó, cũng vì để có cơ hội tốt nhất giúp cho dự án FUV thành công, hiến tặng nhân dân Việt Nam những kinh nghiệm quý báu mà ông tích cóp trong nhiều năm qua.
Những nỗ lực của ông Bob Kerrey là hoàn toàn chân thành và cần được ghi nhận.
3. Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc.
Nếu chúng ta không giầu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama và việc ra đời của FUV, theo tôi, là một cơ hội lịch sử để chúng ta chấp nhận sự hòa giải và nên là dịp để cả hai nước khép hẳn lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, vì con cháu chúng ta và vì lợi ích lâu dài của dân tộc.
Hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết. Lịch sử thì không thể thay đổi, nhưng tương lai lại tùy thuộc vào mỗi chúng ta.
Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa.
13.
VỀ TRƯỜNG HỢP BOB KERREY
Nguyên Ngọc
Những ngày qua, trên các báo và các trang mạng, nhiều người đã lên tiếng tranh cãi về việc cựu chiến binh Mỹ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) mà chúng ta đều mong đợi với rất nhiều hy vọng, mới được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tranh cãi đến nay chưa xong. Quả thật Bob Kerrey là một nhân vật không hề đơn giản. Và cũng có thể, trong một chừng mực nhất định, trường hợp của ông là rất tiêu biểu cho việc, dù muốn hay không, thì ta vẫn còn phải nghĩ rất nhiều và cố mà thấu hiểu hơn nữa về cuộc chiến tranh đã qua. Về những con người, từng con người, đã đi qua cái lò lửa địa ngục ấy, bị nó đốt cháy và trui rèn. Số phận của họ, nỗi đau và trằn trọc không dễ nguôi của họ. Nhất là những người còn sống sót và đang đối mặt với cuộc sống hôm nay. Tôi, tôi cũng từng đi qua đó, và nay còn sống sót. Nên tôi cũng muốn hiểu. Tôi quan tâm đến Bob Kerrey, trường hợp kinh hoàng của ông ngày ấy, và cuộc đối mặt của ông hôm nay với thách thức ông đang đảm nhận. Và cũng muốn tự nghĩ cả về chính mình.
Nhiều người đã nói các chi tiết rồi, tôi chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Đầu năm 1969, Bob Kerrey là đại úy, chỉ huy một trung đội SEALs, kiểu đơn vị biệt kích tinh nhuệ nhất hải quân Mỹ. Phân đội của ông được báo có lãnh đạo cao cấp của Việt cộng sẽ họp cùng bí thư chi bộ địa phương ở Thạnh Phong, một ấp nhỏ ven biển thuộc tỉnh Bến Tre. Ông cho đơn vị của mình tập kích vào Thạnh Phong. Ông nói rằng ông không tự tay giết người, điều ấy có thể tin, một người chỉ huy không nhất thiết phải tự mình bắn. Nhưng ông thừa nhận ông chịu trách nhiệm toàn bộ: họ đã giết chết 24 người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em cùng một ông già. Bob nói: “Cuối cùng vẫn là những người phụ nữ đã chết, những đứa trẻ đã chết… vẫn là cái chết.” Và là tội ác. “Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy hủy diệt…”. Suốt 32 năm nay. Suốt đời…
Sau chiến tranh, Bob Kerrey từng là thượng nghị sĩ, là thống đốc bang, là ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, và trên tất cả các cương vị đó, ông đã có đóng góp quan trọng và lâu dài cho quan hệ Việt – Mỹ và trao đổi giáo dục giữa hai nước, ông cũng là một trong những nhân vật hàng đầu thiết kế chương trình kiên trì suốt nhiều năm cho sự ra đời của FUV hôm nay. Có thể nói không quá, ông đã làm tất cả cho Việt Nam, cho giáo dục Việt Nam… Nhưng chưa bao giờ ông coi là có thể bù đắp tội lỗi đã gây ra.
Tôi chưa từng gặp Bob Kerrey, nhưng tôi may mắn có một người bạn thân, Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard, Chủ tịch Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam (the Trust for University Innovation in Vietnam – TUIV), đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho FUV, cũng là người đã trực tiếp chọn Bob Kerry cho vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV. Thomas Vallely kể với tôi rằng, khi những người bạn cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của Bob Kerrey là thượng nghị sĩ McCain và ngoại trưởng John Kerry đến gặp Bob để giúp ông trước nỗi ám ánh tội lỗi đeo đẳng, thì Bob đưa ra cho các bạn một yêu cầu buộc họ phải cam đoan: tuyệt đối không được bào chữa cho ông! Tôi nói với Thomas Vallely: “Vậy thì ông đã chọn rất đúng người lãnh đạo FUV!”.
Tôi cũng nói với Vallely rằng, nhưng phần tôi, là một người cũng từng có mặt trong suốt cuộc chiến tranh ấy, tôi thấy tôi cũng có bổn phận nói điều này khi tôi đọc được câu Bob Kerrey trả lời phóng viên Vietnamnet. Ông nói: “Hành động của tôi ở Việt Nam là kinh khủng và tôi tin đã được điều tra kĩ càng. Đó không phải là Mỹ Lai. Tuy nhiên, như bộ phim tài liệu sẽ sớm được phát của Ken Burns cho thấy: Chiến thuật của chúng tôi đã khiến ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng.” Bob Kerrey không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ, nhưng đồng thời bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu thuẫn chết người trong cái mà ông gọi là “chiến thuật của chúng tôi”, tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là chiến thuật “tát nước để bắt cá”). Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó về căn bản là một. Không thể đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con! Cho nên, cho phép tôi nói điều này: Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng là nạn nhân. Nạn nhân bi thảm của cái “chiến thuật” nghe rất hay ho kia. Bob Kerrey nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật nhân văn.
Còn riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi?
Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…
2-6-2016
http://vanviet.info/van-de-hom-nay/ve-truong-hop-bob-kerrey/
12.
Tội Ác Của Bob Kerrey
Tôi Và Fulbright
Hoàng Hữu Phước, MIB
03-6-2016
1) Google Tiên Lãng:
Trong một bài viết mới đây, tôi có viết rằng tôi chả thèm đọc bài của mấy cái blog vớ vẩn chống Việt (tức chống Cộng, chống Chính phủ Việt Nam, chống Đảng Cộng Sản Việt Nam, chống thể chế chính trị Việt Nam, và cổ súy cho mấy thứ bị Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã gián tiếp xem là thứ vớ vẩn vô hiệu vô dụng chẳng hạn như “nhân quyền”).
Điều này cũng có nghĩa là tôi chỉ đọc – và thậm chí chăm chỉ đọc – các bài viết của các blog hay web tích cực như Sách Hiếm, Google Tiên Lãng, Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa, v.v., và v.v. Đọc vì..hợp “gu”, đọc để biết các vị này đang “mắng” ai hay việc gì, đọc vì để “né” hầu không viết trùng lặp nội dung, và đọc vì “phục.” Sao lại không “phục” các vị như Thầy Trần Chung Ngọc và “Cô” Lê Hương Lan cơ chứ?
Cũng nhờ đọc Google Tiên Lãng, tôi biết đến vụ về Bob Kerrey. Và bài viết này không vì “không né” mà vì “hợp gu” nên cách tiếp cận của tôi đối với vụ Bob Kerrey là để làm rõ hơn những góc cạnh khác về Fulbright và về Bob Kerrey. Và do ở Việt Nam cụm từ “nhà sử học” không dành riêng cho người có bằng cấp cao về “Sử”, nên tôi với tư cách một “nhà sử học” thấy mình có thể nói về “Sử” như từ trước đến nay qua bài viết này, đặc biệt nhằm hỗ trợ “nhà sử học” nào chưa dám học tiếng Anh nhưng dám bạo mồm xem tội ác của quân Mỹ không đáng là một phần nên được ghi vào sử sách.
2) Tôi Và Fulbright
Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, trong số 27 sinh viên cũ và nhân viên cũ tìm đến tôi để xin tôi giúp một thư tiến cử nộp vào hồ sơ xin học bổng Fulbright, tôi đã nhận giúp đúng 20 người, và cả 20 người đều thành công, được sang Mỹ du học, đã trở về nước, và gần hai thập kỷ nay chưa ai trong số họ phụ lòng tôi khi tất cả đều đi lên với sự nghiệp riêng và không bất kỳ ai chống đối chế độ hay phải đứng trước vành móng ngựa vì trở thành tội phạm.
Lý do để 27 người đó đã xin tôi giúp vì hồ sơ xin học bổng Fulbright cực kỳ chi tiết, đòi hỏi phải được một giáo sư trực tiếp giảng dạy viết lời phê và thư tiến cử, nhưng tất cả các giáo sư phụ trách bộ môn của họ đều (a) không ai viết được tiếng Anh, (b) có thể có vị biết tiếng Anh nhưng không thể nào viết đánh giá sâu sắc và thư tiến cử thuyết phục bằng tiếng Anh, (c) không ai chịu viết thư đánh giá sâu sắc bằng tiếng Việt dù sinh viên lạy lục cầu xin rằng sẽ đem các thư ấy đi nhờ dịch sang tiếng Anh rồi quay lại trình Thầy/Cô ký, và (d) là những vị khét tiếng ở trường đại học ấy do chuyên vòi vĩnh gợi ý sinh viên nên “biết điều” để được đánh giá tốt trong các luận văn tốt nghiệp nên sinh viên e sợ phải tốn kém khủng nếu như hồ sơ học bổng lại là đẳng cấp cao sang cỡ Fulbright cho học vị thạc sĩ.
Tôi đã giúp 20 người vì tôi biết rõ về tư cách của họ. Và tôi viết nhận xét cùng thư tiến cử rồi cho vào phong bì niêm kín (tùy trường hợp có yêu cầu như thế của hồ sơ), trao cho mỗi sinh viên để họ kèm vào đơn xin học bổng. Phong thư dày, vì tôi chưa bao giờ viết ngắn – nhất là viết bằng tiếng Anh. Nội dung tôi viết rất trung thực ngay cả về bản thân mình. Tôi có viết rằng tôi giảng dạy đại học sinh viên ấy nhưng tôi chưa có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ, rằng tôi dạy đại học cho sinh viên ấy nhưng không dạy bộ môn mà sinh viên ấy đang xin Fulbright cấp học bổng, hoặc tôi viết rằng người ấy chỉ là học viên lớp tối của tôi tại trung tâm ngoại ngữ nhưng tôi biết rõ tư cách người học viên ấy cùng quá trình làm việc của người ấy tại các công ty khác, hoặc tôi viết rằng người ấy đã là nhân viên của tôi tại công ty nào, hoặc tôi viết đó là đồng nghiệp của tôi tại trung tâm ngoại ngữ nào nhưng là vai vế đàn em của tôi, v.v. Tôi cũng trả lời câu hỏi theo tôi thì người ấy khi trở về Việt Nam với thành tích học tập bên Mỹ về môn ấy môn ấy sẽ đóng góp được những gì cụ thể cho Việt Nam theo sự kỳ vọng của tôi. Tất cả tùy vào sự thật mỗi người ấy là ai. Và dù là phong bì niêm kín hay đánh máy ngay trên hồ sơ thì tôi biết chắc chắc rằng Fulbright phải công nhận – từ tàng thư của họ – một điều là không bất kỳ ai trên thế giới này có thể viết các nhận xét chi tiết với chất lượng ý tứ, ngôn ngữ Anh, và độ dài tương tự như sớ Táo Quân. Đó là lý do dù không đáp ứng đúng yêu cầu “giáo sư thực thụ đảm trách bộ môn mà ứng viên xin Fulbright cấp học bổng theo học thạc sĩ hay tiến sĩ tại Mỹ”, thư đánh giá và tiến cử của “thầy giáo đại học môn Anh Văn có bằng cấp cử nhân hạng trung bình màu xanh lè của Đại Học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh ” Hoàng Hữu Phước lại khiến Fulbright buộc phải xé rào chấp nhận cấp học bổng cho các anh tài nước Việt.
Tôi đã làm “công tác tư tưởng” đối với các em mà tôi đã viết thư tiến cử rằng (a) học bổng Fulbright là cơ hội quý hơn vàng vì Fulbright chỉ cấp học bổng toàn phần cực kỳ hậu hỉ cho việc theo học chỉ tại những đại học Mỹ nào lừng danh thế giới, (b) người ta cấp học bổng chỉ nhằm tạo nên những người có khả năng khi trở về Việt Nam sẽ trở thành những người có lợi cho Hoa Kỳ, (c) các em được tôi giúp vì tôi kính trọng tư cách của các em cũng như kỳ vọng vào các em đối với những gì các em có thể phục vụ đất nước tốt hơn hay tốt nhất tức những gì bản thân tôi đã không thể thực hiện được do đã không có cơ hội học lên cao như các em, (d) các em phải biết tôi là người như thế nào đối với đất nước này nên đừng bao giờ trở thành thứ ăn bã “dân chủ” hay “nhân quyền” rồi trở thành phạm pháp hay phản quốc, và (e) đừng bao giờ nuôi ý định ở lại Mỹ vì Fulbright cần tất cả trở về Việt Nam để “giúp” Việt Nam thân Mỹ hơn nên do đó trốn ở lại Mỹ sẽ bị chính Fulbright trừng trị.
Đã có những thạc sĩ Việt trở về từ Mỹ nhờ học bổng Fulbright và trở thành những “tù nhân lương tâm”, cứ như thể Fulbright có cấp văn bằng thạc sĩ có giá trị toàn cầu ắt mang tên MCP tức thạc sĩ môn học…“tù nhân lương tâm” vậy, cũng như nếu có “thạc sĩ Luật” nào đó từ học bổng Fulbright về Việt Nam ắt người ta sẽ thấy vị ấy không soạn được dự án Luật nào ngay cả khi có trở thành nghị sĩ Quốc Hội mà trở thành nhà quay phim chuyên rình bấm máy mỗi khi thấy có “xuống đường” ắt để tải lên Facebook minh họa cho lời y đòi “dân chủ” trong “bày tỏ lòng yêu nước”. Và do không thể kỳ vọng gì nơi các luật sư trở về từ học bổng Fulbright, tôi đành dịch bài viết dưới đây của Bill Vann đã đăng cách nay gần 15 năm để bạn đọc biết Bill Vann ngay từ thủa ấy đã viết gì về Bob Kerrey, cũng như từ đó biết luật sư Mỹ John DeCamp đang làm gì khi sang Việt Nam tìm đến Thạnh Phong thu thập chứng cứ để lôi Bob Kerrey ra chịu tội cho cuộc thảm sát ở Thạnh Phong, một việc mà chỉ có luật sư Mỹ học tại Mỹ như John DeCamp mới làm cho nạn nhân các cuộc thảm sát của Hoa Kỳ, đơn giản vì chỉ có các luật sư Mỹ như John DeCamp mới không bị “tẩu hỏa nhập ma” do biết cái nào là cao lương mỹ vị và cái nào là “bã”.
3) Bài Viết Chống Bob Kerrey Của Bill Vann (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Hữu Phước)
Việt Nam Khép Cựu Thượng Nghị Sĩ Bob Kerrey Vào Tội Ác Chiến Tranh
Bill Vann
06-6-2002
Chính phủ Việt Nam đã cáo buộc cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey phạm “tội ác chiến tranh” trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Sự khép tội này để đáp lại cuốn tự truyện phát hành gần đây mang tựa đề Thủa Tôi Là Thanh Niên, trong đó Kerrey trốn tránh trách nhiệm của mình đối với một vụ thảm sát được thực hiện bởi một đơn vị Hải quân SEAL (biệt kích Thủy Quân Không-Lục Chiến) mà y đã chỉ huy cách nay 33 năm.
“Chúng tôi hiểu sâu sắc và chia sẻ những nỗi đau, nỗi mất mát vô bờ bến mà các gia đình nạn nhân vô tội phải chịu đựng trong vụ thảm sát Thạnh Phong, những người đã bị thẳng tay hạ sát bởi đơn vị Thủy quân của Bob Kerrey,” Bà Phan Thúy Thanh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết. “Dù cho Thượng nghị sĩ Kerrey có nói gì đi nữa cũng không thể thay đổi được sự thật. Chính Kerrey tự thừa nhận nỗi xấu hổ của mình về tội ác mà y đã gây ra”, bà Thanh nhấn mạnh.
Theo một bài báo trên Nhân Dân, tờ nhật báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao tuyên bố rằng Kerrey và “những ai đã phạm tội ác chiến tranh” nên có những bước thực hiện thiết thực để “giúp hàn gắn những vết thương họ đã gây ra.”
Bài báo lên án Kerrey, người hiện là Chủ Tịch của Đại học New School danh tiếng ở thành phố New York, đã tạo ra các mâu thuẫn trong những tuyên bố trong quyển sách y viết năm ngoái thừa nhận vai trò của y trong vụ thảm sát.
Trong một phần cực kỳ ngắn gọn nêu rằng Kerrey có nói sự việc ấy đã làm thay đổi cuộc đời mình, Kerrey chỉ nêu một cách mơ hồ về những hành động của chính y vào cái đêm 25-2-1969 ấy khi y chỉ huy đội SEAL Hải Quân tiến vào một thôn ấp nhỏ ở Đồng Bằng sông Cửu Long tại Miền Nam. Y viết: “Người chỉ điểm của tôi dẫn đường. Anh ta tiến đến một ngôi nhà mà anh ta bảo mình tin rằng quân giặc đang ở đấy. Chúng tôi đã được huấn luyện rằng trong những tình huống như thế sẽ là quá mạo hiểm để tiếp tục hành quân vì mấy người này sẽ cảnh báo cho quân trong làng trừ phi chúng ta hoặc giết họ hoặc hủy bỏ nhiệm vụ. Tôi đã không phải ra lệnh bắt đầu giết chóc, song tôi lẽ ra đã có thể ngăn chặn và đã không ngăn chặn.”
Liệu y có ra lệnh hay không? Liệu y có tham gia vào việc giết chóc, hay chỉ là một người ngoài cuộc vô tội? Độc giả bị y bỏ rơi trong bóng tối.
Câu chuyện của Kerrey tránh né sự mô tả chi tiết của sự bắt đầu đẫm máu tấn công vào Thạnh Phong như đã đăng trên tạp chí New York Times năm ngoái. Một chiến binh Hải quân phục vụ dưới quyền Kerrey báo cáo rằng đã có năm người trong căn nhà ấy. Một bô lão chống cự và, theo lời kể lại, Kerrey đã quỳ đè lên lưng cụ để một chiến binh khác cắt cổ họng. Bốn người khác, gồm một phụ nữ và ba trẻ em, bị đưa ra ngoài và sát hại từng người một.
Tiếp tục câu chuyện trong cuốn sách mới của mình, Kerrey nói rằng y và quân của mình tiến vào ngôi làng nơi họ thấy chỉ có phụ nữ và trẻ em, thức dậy bởi sự ồn ào nên ra đứng trước cửa. Có người đã bắn một phát súng, Kerry nói, và toán SEAL đáp trả bằng “một loạt súng chát chúa.”
“Tôi thấy phụ nữ và trẻ em trước mặt chúng tôi bị đạn bắn trúng và xé toạt ra nhiều mảnh. Tôi nghe thấy tiếng kêu thét của họ và những giọng nói khác trong màn đêm khi chúng tôi rút lui về hướng kênh đào.”
Đây là đoạn mô tả duy nhất về vai trò của Kerrey trong cái đêm mà y cùng quân lính do y chỉ huy đã tàn sát 21 phụ nữ, trẻ em và bô lão.
Một trong những quân lính tham gia cuộc tấn công là Gerhard Klann đã kể lại chi tiết hơn với tờ Times về vụ thảm sát. Ông nhấn mạnh rằng không phát súng nào bắn vào các biệt kích SEAL và chẳng có “màn đấu súng” nào cả. Thay vào đó, quân Mỹ lùa các thường dân vào giữa làng và tàn sát họ trực diện. Những người Việt Nam sống sót từ đó đến nay đã ra mặt kể lại câu chuyện giống như nội dung của Klann hơn là phiên bản của Kerrey về cuộc tấn công ấy.
Kerrey hiện đang lưu diễn trong nước nhằm quảng bá cho quyển tự truyện của y, xuất hiện tại các hiệu sách và tổ chức các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và truyền hình. Y đã né tránh các thắc mắc của báo chí về tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, nhưng lại giận dữ đáp lại một câu hỏi được nêu ra tại một buổi xuất hiện ở hiệu sách tại Thủ đô Washington.
“Tôi đã nói rõ rồi, và bây giờ tôi nói rõ, rằng cả hai phía đều đã gây ra rất nhiều thiệt hại trong chiến tranh Việt Nam,” y nói. “Bạn phải vượt qua điều này. Tôi tin chắc chắn rằng đa số người dân ở Việt Nam muốn tiếp tục cuộc sống của họ.”
Tuyên bố này phù hợp với những nỗ lực phối hợp của các phương tiện truyền thông và chính trị gia cùng phe với Kerrey để dập tắt những tranh cãi về sự tham gia của y trong vụ thảm sát Thạnh Phong. Tờ New York Times thậm chí còn không nói gì đến tuyên bố của Việt Nam tố cáo Kerrey là tội phạm chiến tranh.
Trong khi lúc đầu làm sống lại những cáo buộc về những hành động tàn bạo, cuốn sách của Kerrey dường như được phát hành như một bài tập kiểm soát thiệt hại, nhằm làm chìm xuồng toàn bộ vấn đề. Trong cuốn hồi ký, Kerrey nói về chính mình như là một nạn nhân chính của sự kiện Thạnh Phong, chứ không phải 21 nạn nhân vụ thảm sát và gia đình của họ.
Việc Kerrey nói rằng “cả hai bên đã gây ra rất nhiều thiệt hại” và rằng người Việt Nam nên “vượt qua điều đó” chẳng khác nào một sự tởm lợm viện dẫn tính chất của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và vai trò của mình trong đó. Hơn ba triệu người Việt Nam đã bị sát hại, hầu hết trong số họ là nạn nhân của Mỹ trong các vụ rải bom thảm, bom napalm, và kiểu thảm sát như được thực hiện bởi Kerrey ở Thạnh Phong. Vụ khét tiếng nhất trong số này là do trung úy William Calley thực hiện ở Mỹ Lại, nơi 567 người già, phụ nữ và trẻ em bị sát hại, hầu hết bị bắn chết chung trong một đường mương.
Các cuộc tấn công mà Kerrey tiến hành trong thời gian ngắn y đóng quân ở vùng châu thổ sông Cửu Long là một phần của một chương trình ám sát bí mật của CIA mang tên Chiến Dịch Phượng Hoàng, nhằm tìm và diệt những lãnh đạo chính trị của cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam ở miền Nam. Chiến Dịch Phượng Hoàng gây ra cái chết của hàng chục ngàn người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Mục tiêu trong cuộc tấn công vào Thạnh Phong là nhằm vào vị trưởng thôn, người được biết là có thiện cảm với Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia chứ không phải là chế độ Sài Gòn được Mỹ hậu thuẫn.
Còn về việc “vượt qua việc đó,” hàng triệu người Việt Nam vẫn gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Chất độc da cam, các loại thuốc diệt cỏ phun từ máy bay Mỹ tiêu diệt rừng cây hầu khiến các chiến binh giải phóng không còn nơi ẩn nấp, đã làm khu vực rộng lớn của đất nước bị ô nhiểm. Là hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học này, chất dioxin độc hại ngấm vào chuỗi thức ăn khiến hàng triệu người bị vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm cả nửa triệu trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Washington đã bác bỏ tuyên bố bồi thường, khẳng định rằng không có đủ bằng chứng và, giống như Kerrey, bảo người Việt hãy “vượt qua việc ấy đi.”
Động cơ Kerrey trong đánh bóng vai trò của chính y trong chiến tranh và làm sai lệch bản chất phạm tội của sự can thiệp của Mỹ là hiển nhiên. Là một chính trị gia sáng giá của đảng Dân Chủ, y đã cố giành sự đề cử của đảng Dân Chủ trước đây, và hiện thường được nói đến như một ứng cử viên tổng thống tiềm năng cho năm 2004. Y vẫn chưa ngừng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Trên một mức độ rộng lớn thì nhờ có chiến tranh Việt Nam mà Kerrey thăng tiến sự nghiệp chính trị của y, nhận được sự ủng hộ như một vị anh hùng chiến tranh được thưởng huân chương – y đã được trao Huân Chương Sao Đồng cho chiến công láo khoét về cuộc thảm sát ở Thạnh Phong được tung hê rằng những kẻ bị giết toàn là “Việt Cộng” – và Huy Chương Danh Dự Của Quốc Hội cho trận đột kích sau đó khi một quả lựu đạn làm y mất phần dưới gối của một bên chân. Trong khi các cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam phản đối chiến tranh đã ném vất bỏ huy chương qua hàng rào Nhà Trắng để phản đối sự xâm lăng của Mỹ, thì Kerrey sau khi giải ngũ khỏi Hải Quân Hoa Kỳ đã đến Washington nhận các giải thưởng từ Richard Nixon.
Kerrey giờ đây tuyên bố đã từ lâu luôn bị ám ảnh bởi cuộc chạm trán đẫm máu ở Thạnh Phong, nhưng y cứ ngậm tăm cho tới khi năm ngoái xuất hiện các sự tiết lộ về vai trò của y. Trong các chiến dịch chính trị thành công của mình cho ghế Thống Đốc Bang Nebraska và một ghế trong Thượng Viện, cũng như sự thất bại trong cuộc chạy đua giành sự đề cử của đảng Dân Chủ năm 1992, y đã dựa hẳn vào một quá trình tham chiến đã miêu tả xằng bậy gọi một hành động tàn bạo chống lại thường dân không vũ trang là một hành động quả cảm anh hùng.
John DeCamp, một đồng nghiệp cũng là chính trị gia Bang Nebraska và cũng là một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, cựu thượng nghị sĩ bang, đã đến thăm Thạnh Phong hồi đầu năm nay, gặp gỡ các gia đình của những người thiệt mạng trong vụ thảm sát. Ông đã kêu gọi Bộ Quốc Phòng mở một cuộc điều tra đối với cuộc tấn công, và đe dọa sẽ thay mặt những người sống sót để khởi kiện đòi bồi thường. Ông nói rằng Kerrey đã từ chối các đề nghị giúp lập nên một quỹ hỗ trợ những người sống sót.
Kerrey đã bác bỏ và gọi các yêu cầu của DeCamp là “vô lý và nực cười.”
Tại sao như vậy? Thành viên của quân đội Serbia đang phải đối mặt với các phiên xử tội ác chiến tranh tại The Hague vì đã thực hiện tội ác không ghê gớm như Kerrey đã làm ở Việt Nam. Đối với vấn đề đó, binh sĩ quèn và vệ binh tuy chỉ “làm theo mệnh lệnh” của quân SS Đức Quốc Xã vẫn phải đối mặt với lệnh trục xuất khỏi nước Mỹ và bị xét xử dù đã 60 năm sau khi gây ra tội ác.
Vấn đề thực sự là vì sao dù cho có sự phơi bày sự dính líu của Kerrey trong vụ thảm sát máu lạnh cùng hành vi che dấu sau đó của y, lại có quá ít yêu cầu mở cuộc điều tra. Tại sao vẫn chưa có một phản đối kịch liệt đòi bãi nhiệm Kerrey khỏi chức vụ chủ tịch New School, một đại học nổi tiếng trong quá khứ về truyền thống giáo dục dân chủ và tiến bộ của nó?
Sau những tiết lộ đầu tiên, hội đồng quản trị của New School mới công bố “hỗ trợ vô điều kiện” họ dành cho Kerrey mà không cần có cuộc điều tra độc lập nào dù nhỏ nhất. Họ vẫn lặng thinh đối với các cáo buộc gần đây của Chính phủ Việt Nam cũng như đối với việc làm giả tài liệu lịch sử trong cuốn sách của Kerrey.
Việc nín thinh của các đồng sự quanh Kerrey bởi phe nhóm chính trị bao gồm những kẻ từng tự gọi mình là những người tự do và phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Nam Á đã có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Các nỗ lực miêu tả một tội phạm chiến tranh, xem y là “nạn nhân” chẳng thua gì những người mà y đã giết chết, không phải là kết quả của sự cảm thông dành cho một cá nhân.
Thay vào đó, giai cấp cầm quyền đã chộp lấy vụ việc của Kerrey làm cơ hội để giáng một đòn mạnh vào di sản của sự phản đối rộng khắp chống lại sự xâm lược bằng quân sự của Mỹ, với số thương vong khủng khiếp của nó nhằm vào thường dân vô tội, cũng như sự hy sinh tàn bạo những chiến binh Mỹ đã được biết đến dưới tên gọi “hội chứng Việt Nam”.
Hơn thế nữa, trong khi Kerrey bị cáo buộc là một cá nhân phạm tội ác chiến tranh, thì vẫn còn có cả phe nhóm chính trị và quân đội – từ Henry Kissinger cho đến Tướng William Westmoreland cùng cựu giám đốc CIA Richard Helms – những kẻ đã trực tiếp ra lịnh thực hiện những tội ác lớn chống lại nhân loại mà chưa bao giờ được đem ra xét xử.
Với sự bùng nổ của chủ nghĩa quân phiệt Mỹ sau vụ 11 tháng 9, vụ Kerrey mang lại ý nghĩa chính trị thậm chí còn to lớn hơn. Lập luận bao che tội ác mà y đã gây ra – cùng vô số những hành động tàn bạo khác đã gây ra trong hơn ba thập kỷ trước – và cố gắng để hợp pháp hóa chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam sẽ giúp mở đường cho những cuộc tàn sát mới và khủng khiếp hơn của quân đội Mỹ.
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam buộc Kerrey phạm “tội ác chiến tranh” và nỗ lực của y trong cuốn tự truyện của mình để một lần nữa bao che cho vai diễn của mình, phải dẫn đến lời kêu gọi hành động của những sinh viên và giảng viên tại New School, những người coi trọng sự thật lịch sử và phản đối chủ nghĩa quân phiệt .
Yêu cầu bãi nhiệm Kerrey khỏi vị trí Chủ tịch của New School là một biện pháp cần thiết để sạch hóa xã hội: cho phép một tên tội phạm chiến tranh làm người đứng đầu một tổ chức hàn lâm lớn chỉ làm hạ phẩm giá của trường đại học và làm ô uế bầu không khí trí tuệ nói chung.
Chiến dịch đòi sa thải Kerrey, tuy nhiên, phải được dẫn dắt không chỉ ở những hành động của một cá nhân. Nó phải được sử dụng như một phương tiện nhằm giáo dục các thế hệ mới của sinh viên, người lao động, và giới trẻ đối với những bài học thật sự về Chiến Tranh Việt Nam, chuẩn bị cho họ chống lại các tội ác chiến tranh mới tại Afghanistan, Colombia, Iraq, và những nước khác.
*********
4) Kết Luận Về Bob Kerrey
Trong bài viết tựa đề Bức Tâm Thư Gửi Người Dân Việt “Thiệt” – Nhân Nghe Về Huy Đức đăng trên Emotino, tôi có đưa hình ảnh sau về một cuộc tàn sát khác ở Bến Tre, và hình ảnh cũng do một phóng viên Mỹ thực hiện để tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ:
……..Như vậy, nếu ghi theo kiểu “tuẫn tiết” của Huy Đức thì các bức tranh trên ắt sẽ được chua với nội dung khôi hài, bẻ gãy ngòi bút, xé toạt tờ giấy, bôi nhọ sự thật lịch sử mà việc bôi nhọ sự thật lịch sử chẳng khác nào tự trây trét phân lên mặt nhóc Huy Đức. Đó là chưa kể sự thật do các “phóng viên chiến trường” vào sinh ra tử của nước ngoài ghi lại nhưng luôn bị tay “nhà báo bàn giấy nhàn cư vi bất thiện” Huy Đức ngó lơ, chẳng hạn như cô gái sau tên Lê Thị Nhiếp ở làng Bình Khánh, Bến Tre, đã kể cho phóng viên Jones Griffiths biết Cô đã bị trúng bom napalm Mỹ lúc 3 giờ chiều ngày 09-4-1964 dù làng Cô không có Việt Cộng. Chẳng qua vì muốn “dương Đông kích Tây” nên không quân Việt Nam Cộng Hòa đã ném bom dữ dội tiêu diệt làng Cô để che dấu sự thật là đang thả biệt kích xuống làng bên cạnh để tấn công bất ngờ Việt Cộng đang thực sự có mặt tại đó. Cô nói Cô chịu đựng được cơn đau nhức dồn dập ngoài da và thấu xương, nhưng Cô không sao chịu đựng nỗi ký ức về hàng trăm xác chết trẻ em làng Cô chỉ trong một trận bỏ bom ngày đó. Tại sao không, nếu vị tướng tá có tài cầm quân với chiến thuật “dương Đông, kích Tây” ấy đã “tuẫn tiết” và có tên trong danh sách anh hùng anh dũng Việt Nam Cộng Hòa của Huy Đức?
…..
Phát Ngôn Nhân của Bộ Ngoại Giao Việt Nam khẳng định Bob Kerrey đã phạm tội ác chiến tranh trong cuộc thảm sát ở Thạnh Phong tỉnh Bến Tre. Việt Nam chưa kiện Bob Kerrey ra tòa án diệt chủng. Nhưng Việt Nam cũng chưa từng hủy các cáo buộc Bob Kerrey phạm tội ác chiến tranh.
Khi bị lôi ra ánh sáng, Bob Kerrey qua quyển tự truyện của y và các trả lời phỏng vấn đã phạm thêm năm trọng tội gồm
(a) Đối với nhân dân Mỹ: qua việc ngụy tạo tình tiết đánh bóng bản thân đã nhục mạ ý nghĩa cao quý của các huân chương quốc gia và huy chương quốc hội vốn chỉ dành cho các hành động anh hùng dũng cảm vị quốc vong thân. Bob Kerrey không thể không bị Hoa Kỳ trừng trị.
(b) Đối với nhân dân Mỹ: qua việc ngụy tạo tình tiết đánh bóng bản thân đã hợp pháp hóa các hành vi gây tội ác chống loài người, khiến giới trẻ Hoa Kỳ nhập ngũ sẽ lại vướng vào các trọng tội tương tự, có thể đưa Hoa Kỳ vào tình thế nghiêm trọng trước phản ứng của phần còn lại của nhân loại. Bob Kerrey không thể không bị Hoa Kỳ trừng trị.
(c) Đối với Việt Nam: y tuyên bố rằng cả hai bên – tức Mỹ và “Việt Cộng” – đều đã gây ra những thiệt hại to lớn như nhau, với ngụ ý cả hai đều gây ra những cuộc thảm sát. Đây là lời nói xuẩn ngốc, điên rồ, phạm thượng. Bob Kerrey dứt khoát phải bị Việt Nam trừng trị.
(d) Đối với gia đình nạn nhân cuộc thảm sát Thạnh Phong: y dám ngụ ý rằng y mới là nạn nhân của vụ thảm sát Thạnh Phong chứ không phải 21 người Việt bị y sát hại cũng như gia đình của 21 người này. Đây là lời nói xuẩn ngốc, điên rồ, phạm thượng. Bob Kerrey dứt khoát phải bị Việt Nam trừng trị.
(e) Đối với gia đình các nạn nhân cuộc thảm sát Thạnh Phong: y dám cười cợt gọi đề xuất của luật sư DeCamp đòi phải bồi thường cho các gia đình của 21 nạn nhân cuộc thảm sát Thạnh Phong là “vô lý và buồn cười”. Đây là sự ngạo mạn, vô phương cứu chữa, xuẩn ngốc, điên rồ, phạm thượng. Bob Kerrey dứt khoát phải bị Việt Nam trừng trị.
Với tư cách người đã được Fulbright kính trọng – qua việc chấp nhận cấp học bổng cho những người Việt Nam nào có thư đánh giá và tiến cử của tôi, giáo viên Cử Nhân Anh Văn – tôi có lời khuyên ngắn gọn đến Fulbright rằng với thực tế nhiều người có học bổng Fulbright trở thành những “tù nhân lương tâm” do chống chính phủ Việt Nam sau khi “vinh quy bái tổ”, Fulbright nên khôn khéo dấu cái đuôi của mình bằng cách hãy thay thế Bob Kerrey bằng người khác. Trường hợp Đại học Fulbright cần phải có “sớ Táo Quân” tiếng Anh của tôi mới chịu thay thế Bob Kerrey thì cứ lục kiếm tàng thư của chính Fulbright sẽ biết phải gởi yêu cầu ấy đến đâu.
Cựu chiến binh nào của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng có thể trở lại Việt Nam thăm chiến trường xưa và làm tất cả những gì mà sự ân hận có thể được diễn đạt bằng lý trí và với khả năng nhận thức sai trái của bản thân trong quá khứ thể hiện bằng sự thực tâm tưởng niệm các nạn nhân, bằng những lời nói đậm ấm tình người, chứ không nhất thiết phải bằng những đóng góp tài chính cụ thể. Vì người Việt rộng lượng và độ lượng, giàu tình cảm và dồi dào sự tha thứ như đã luôn thể hiện từ xưa đến nay.
Bob Kerrey không được phép bước chân vào Việt Nam do (a) đã bị Chính Phủ Việt Nam cáo buộc tội ác chiến tranh; (b) xuyên tạc, xúc xiểm, xúc phạm Việt Nam; và (c) xuyên tạc, xúc phạm, xúc xiểm các nạn nhân của vụ thảm sát ở Thạnh Phong.
Bob Kerrey không được phép bước chân vào Việt Nam vì y chỉ là một tên man rợ không đáng được dành cho sự tiếp đón chỉ dành cho con người.
Nhà Sử Học Hoàng Hữu Phước, Thạc Sĩ Kinh Doanh Quốc Tế, Nhà Lập Pháp – Nghị Sĩ Đương Nhiệm Của Quốc Hội Việt Nam Khóa XIII
Nguồn tham khảo & đọc thêm:
Nguồn bài viết tiếng Anh của Bill Vann trên trang web của tổ chức WSWS của Anh Quốc: https://www.wsws.org/en/articles/2002/06/kerr-j06.html
https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/2016/06/03/toi-ac-cua-bob-kerrey/
11.
Thạnh Phong: Người thân nạn nhân có tha thứ cho ông Bob Kerrey?
Phạm An - Khắc Thành |
Cuộc thảm sát Thạnh Phong đã qua 47 năm, nhưng khi nhắc lại thì tiếng lòng của người trong cuộc vẫn luôn thổn thức.
Những ngày qua, khi thông tin cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey là Chủ tịch Hội đồng tín thác Trường Đại học Fulbright Việt Nam - cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài, thành lập cuối tháng 5/2016 được công bố, ngay lập tức đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Kèm theo đó là các cuộc tranh luận không có hồi kết giữ tha thứ hay không tha thứ cho ông Bob Kerrey – người đã từng chỉ huy đội đặc nhiệm liên quan đến cuộc thảm sát tại làng chài Khâu Băng (nay là xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) vào ngày 25/2/1969.
Vụ thảm sát này đã khiến 21 nạn nhân gồm người già, phụ nữ và trẻ em chết thảm.
Để có cái nhìn khách quan về sự việc, chúng tôi đã đến gặp gia đình của những nạn nhân trong vụ thảm sát năm xưa. Lắng nghe tâm sự, cũng như câu trả lời của họ khi ông Bob Kerrey đã lên tiếng xin lỗi về việc này.
Những hồi ức không thể nào quên
Biết chúng tôi đến tìm hiểu về vụ thảm sát, sau những giây phút yên lặng, bà Nguyễn Thị Giang (77 tuổi, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) bồi hồi:
"Trước đó nhà tôi bị cháy nên tôi phải ôm theo một đứa con còn đỏ hỏn, và một đứa nhỏ tản đi tìm chỗ khác. Lúc đó tôi buộc phải để lại đứa con lớn, ở với bà nội cùng họ hàng bên cạnh.
Lúc di tản tưởng đâu cha mẹ và con bé ở dưới này êm ấm, chứ đâu có ngờ họ bị tàn sát như vậy. Tôi hết biết rồi, tôi không còn tưởng tượng được gì hết, không tưởng tượng nổi, khổ chưa từng thấy khổ."
Theo bà Giang, thường thì lính Mỹ đổ bộ vào xóm chỉ bắt mọi người xếp hàng để hỏi tung tích của đàn ông trong gia đình. Nhiều lần họ lên nhưng không giết ai cả, nên cả xóm không ai đề phòng, nhưng không ngờ lần này...
"Lần đó người thân của tôi tại Thạnh Phong có 16 người, gồm bà ngoại tôi, mẹ chồng, 1 người dì, 2 người mợ đang mang bầu, 10 đứa cháu nhỏ và con gái lớn tôi gửi lại. Họ (lính Mỹ-PV) đột kích, giết 15 người, may mà con gái tôi chạy trốn được.", bà Giang rưng rưng.
Lúc đó thông tin liên lạc khó khăn nên sự việc xảy ra một ngày thì bà Giang mới biết được, mất thêm hai ngày nữa mới về đến nhà.
"Về nhà là chết hết trơn không còn ai, mình không còn cảm giác gì hết như muốn điên lên. Lúc đó hết biết rồi, nếu chết được tôi cũng nguyện chết theo họ luôn cho rồi.
Những tưởng con gái tôi cũng chết. May mà 3 ngày sau người ta cho hay nó đang ở trên Thạnh Phú.
Nó kể là thấy lính Mỹ lùa bắt người ở mấy nhà phía đầu xóm, nó chạy trốn vô trảng xê (hầm trú ẩn trong nhà -PV), nhưng cũng bị bắn trúng đầu gối, lưng cũng bị mảnh pháo văng trúng, mảnh vỡ gim khắp lưng.", bà Giang kể tiếp.
Trong xóm nhỏ ấy, bà Nguyễn Thị Khoe (thường gọi là bà Ba, hơn 70 tuổi) tự cho mình là người may mắn nhất, vì ngày Bob Kerrey dẫn quân đến đột kích thì bà dẫn ba đứa con nhỏ ra biển kéo lưới nên thoát được.
Tuy nhiên, đứng ở phía biển cách đó không xa, bà Khoe cùng con của mình nấp lại, chứng kiến gần như toàn bộ cuộc thảm sát.
Bà kể: "Khuya nào tôi cũng dẫn ba đứa con đi kéo lưới, hôm đó vừa ra khỏi nhà được một chút thì thấy lính Mỹ đi từ bến tàu lên bờ, rồi đến từng nhà tìm người. Nghĩ mấy ổng cũng đi như mọi lần thôi, nhưng đang kéo lưới tôi nghe tiếng súng nổ.
Xóm lúc đó có gia đình bà Mười, bà út Sồi, ông ba Đèo… đều bị giết chết hết. Anh chị em tôi cũng chết luôn. Thấy người thân mình chết mà mình không làm gì được."
Với bà Phạm Thị Lãnh (77 tuổi, ngụ xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú) thì chuyện đã qua 47 năm nhưng bà còn nhớ như in.
Khi đó bà Lãnh đang mang thai, nghe tiếng súng đầu xóm, bà lùa năm đứa con xuống trảng xê. Đứa con trai lớn hờn trách bà: "Con biểu má đi, sao má không đi?". Bà kêu: "Sao bỏ tụi bây đi được, đi ra đó nó cũng bắn chết, ngồi im đi."
Ngồi trên chiếc võng cũ kỹ, bà Lãnh nhớ lại: "Khi họ tới nhà tôi, không tìm thấy người thì vô đập đồ ở trong nhà hết, mâm cơm mới cúng cha chồng cũng bị quăng xuống đất.
Mấy đứa nhỏ sợ khóc dữ lắm, tôi xé mền ra nhét vào miệng chúng để chúng im lặng. May mà họ không đốt nhà, nếu đốt thì chắc chết hết rồi.
Khi họ đi thì nhà tôi bò lên trên mặt đất, lúc đó lướt qua khắp nơi tôi tức giận lắm. Qua mấy ngày sau thằng lính Mỹ đó gặp lại tôi, nó hỏi tôi dám giết nó không, lúc đó còn cơn giận của mình tôi nói dám, sao lại không dám".
Quay sang bàn thờ không có di ảnh, chỉ có chứng nhận Tổ quốc ghi công mang tên Võ Văn Phong. Bà Lãnh tiếp tục: "Thằng con lớn của tôi, khi đó chỉ mới 12 tuổi.
Mấy ngày sau cuộc biệt kích, du kích về thăm xóm, nó nói: Má ơi, sáng tui đi miệt dưới một chút à, ai dè nó xin họ đi theo cách mạng để đánh giặc. Đến năm nó 17 tuổi thì hy sinh mà tôi không hề hay biết".
Nhắc về cuộc đột kích năm 1969, không ai không nhắc đến ông Phạm Văn Nô (89 tuổi, cậu ruột của bà Nguyễn Thị Giang). Đang hạnh phúc, bỗng chốc mồ côi vợ và bốn người con, ông Nô gần như hóa điên, hóa dại.
Ông kể: "Lúc đó tôi không có ở nhà, sáng tôi đi dân công, tối làm du kích lâu lâu mới về thăm nhà một lần.
Về thăm nhà đợt đó không thấy ai đâu, hỏi ra mới biết cha mẹ, vợ và bốn đứa con đều bị giết hết hỏi sao không thù. Cho đến bây giờ tôi cũng không thể tha thứ cho ông ấy được".
Hòa bình rồi, oán thù không muốn giữ lâu
Gợi nhớ hồi ức, không ai không nhắc đến nỗi đau và thù hận, nhưng khi được hỏi nếu như bây giờ một trong những người lính Mỹ năm ấy đến nhà xin tha thứ thì mọi người có bỏ qua không. Ai cũng cho rằng thù hận thì không nên giữ lại, họ đã buông bỏ từ lâu rồi.
Với giọng run run, bà Giang hiền lành: "Bây giờ tôi cũng còn hận lắm chứ, cũng hiểu là giặc giã nhưng hận lúc đó sao mấy ổng không nương tay mà lại giết hại mọi người..
Nhưng hận mà cả nhà mình cũng không sống lại được, thì hận cũng chẳng được gì. Mình không thể như họ được, không thể giết gia đình họ để trả thù. Oán thù thì tôi cũng không muốn giữ lâu.
Nhưng mà giận à nghen, ví dụ các ông ấy có vô đây, nói xin lỗi thì gặp mặt họ chắc tôi cũng phải nóng nảy, tức giận, nói họ vài câu đó. Chứ đối diện người đã giết hết người thân mình sao mà không tức, nhưng xong rồi thì cứ tha thứ cho họ."
Bà Khoe tiếp lời: "Nghĩ lại thì chiến tranh mà, người ta cũng làm nhiệm vụ của người ta, nhưng lúc đó người ta không thương mình thì mình biết làm sao. Giờ hòa bình rồi, đã mấy mươi năm, quên thì không quên được, nhưng nếu cứ khư khư ôm hận như thế thì cũng chẳng ích lợi gì.
Cũng như nỗi đau của mình, họ cũng sẽ suy nghĩ về hành động đáng sợ của họ, rồi cũng tự dày vò mình thôi. Cứ để họ tự phán xét họ".
Khi mọi người biết ông Bob Kerrey đã trở lại Việt Nam với cương vị là Chủ tịch Hội đồng tín thác Trường ĐH Fulbright Việt Nam, thì ai cũng bất ngờ nhưng họ chỉ cười mà không có ý kiến gì về việc này.
Nhưng nghe tin ông Bob Kerrey đã nhận ra lỗi lầm của mình, và ngỏ lời xin lỗi người dân Việt Nam về nỗi đau ông đã gây ra cho họ năm 1969, người thân nạn nhân cho rằng, để thể hiện sự chân thành, thì ông Bob Kerrey nên về đây thắp hương tại bia tưởng niệm.
"Đằng này hơn 40 năm, nhóm lính Mỹ năm xưa có người còn, người mất. Thế nhưng chưa từng có một ai đến hối lỗi như họ nói. Chúng tôi không nhớ mặt họ, nhưng nếu họ chân thành, thì đó là chiến tranh, chúng tôi có thể giận họ, nhưng không ai trách họ cả", bà Giang chia sẻ.
theo Trí Thức Trẻ
10.
Fulbright: Quá khứ không quên nhưng hãy sống cho hiện tại
03/06/2016 16:15 GMT+7
Quá khứ sẽ không bao giờ ngủ yên. Chúng ta không quên những đau thương của người dân. Nhưng hãy như những người dân làng quê nghèo ấy, chúng ta cũng có thể chọn nhìn về phía trước và nỗ lực làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện tại.
LTS: Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam khép lại mạch bài này bằng phát biểu của một số cựu chiến binh, nhà văn, nhà báo, nhà chính trị. Mời độc giả cùng tham khảo và suy ngẫm.
Nhà văn Bảo Ninh: Đừng "đánh trận bằng mồm, đào công sự trên giấy"
Nhà văn Bảo Ninh |
Cựu chiến binh, tác giả của "Nỗi buồn chiến tranh"
Dư luận luôn đa chiều khi bàn về những chuyện như thế này. Chỉ ngồi một lúc ở quán cà phê cũng có thể cãi nhau bởi các dòng suy nghĩ khác nhau quanh chuyện ông Bob Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác trường Fulbright Việt Nam.
Họ chủ yếu là các công chức và sinh viên. Tôi đã lắng nghe và thấy họ có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình. Chuyện bình thường.
Tôi từng là người lính của chính cuộc chiến tranh ấy. Chiến tranh luôn vô cùng khủng khiếp. Có những gia đình bị giết sạch. Có những ngôi làng không còn bóng người.
Cho nên bây giờ đã tính hết được những mất mát đau thương do cuộc chiến này gây ra đâu. Làm sao có thể quên được, không ai có thể quên được cả.
Chúng ta vẫn thường nói “hãy khép lại quá khứ”. Có thể câu ấy đã trở nên nhàm nhưng nếu không khép lại những đau thương mất mát ấy thì ai có thể sống tiếp? Nếu chúng ta cứ nuôi mãi hận thù thì làm sao đất nước có được ngày hôm nay?
Cả hai bên đều đã phải mất một thời gian rất dài, trải qua một chặng đường đầy nhọc nhằn mới khép lại được quá khứ để vui vẻ với nhau. Vậy vì sao phải khới lên những hạt sạn vào lúc này? Khi mới hôm qua thôi, trên ti vi vẫn còn chiếu cảnh người dân Việt Nam nồng ấm đón chào Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm. Hay trước đó, phía Mỹ đã đón tiếp chu đáo, trọng thị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thực ra, bản thân những người như ông Bob Kerrey,…. những người đã phạm tội ác cũng đã phải vượt qua sự lên án từ chính bản thân họ, từ chính cộng đồng của họ, ngay tại nước Mỹ. Tội lỗi ám ảnh dày vò họ khủng khiếp lắm.
Ngay bản thân xã hội Mỹ, vẫn còn nhiều ý kiến không tán đồng việc Chính phủ Mỹ và Việt Nam xích lại gần, đặc biệt là giới trẻ. Thú vị ở chỗ, hầu hết những người phản đối lại là những người chưa từng cầm súng, chưa từng đào công sự, họ chưa từng trải nghiệm “nỗi buồn chiến tranh”.
Lên mạng thì thấy, toàn những người đánh trận bằng mồm, đào công sự trên giấy rất hung hăng. Chuyện này không chỉ phổ biến ở nước Mỹ đâu, có cả ở Việt Nam nữa đấy. Tôi cứ băn khoăn tự hỏi, không biết những người đang hăng hái tranh luận quanh chuyện trường Fulbright, họ đã từng tới Thạnh Phong chưa, họ có biết Thạnh Phong ở đâu không?
Tôi đã nhiều lần cùng các đoàn cựu binh Hàn Quốc, về thăm lại miền Trung Việt Nam, nơi họ đã từng gây ra những tội ác vô cùng tàn bạo. Tôi đã chứng kiến người dân nơi ấy ứng xử thế nào với những cựu binh này. Họ đã ôm nhau và khóc.
Tôi còn biết chuyện các cựu binh Hàn Quốc kêu gọi, động viên con cháu, những người trẻ tuổi ở nước họ, tìm đến Miền Trung Việt Nam để nghe chính người dân ở đây kể lại những tội lỗi mà cha ông họ đã từng gây ra tại đây.
Và tôi cũng chứng kiến những người trẻ này, hàng năm thành lập các nhóm tình nguyện, tìm tới đây để giúp những người dân nơi này khám chữa bệnh, dọn dẹp vệ sinh và nhiều công việc khác.
Quay lại với câu chuyện đang gây tranh cãi quanh chuyện ông Bob Kerrey được chọn làm Chủ tịch Hội đồng tín thác trường Fulbright Việt Nam, có ai đã trở lại Thạnh Phong để hỏi dân ở đó xem họ nghĩ gì? Sao không tìm gặp những người lính đã từng đối mặt với bom đạn hỏi xem họ nghĩ gì?
Riêng tôi, tôi đã hỏi các đồng đội của tôi, ít nhất 70% trong số họ ủng hộ khép lại quá khứ, ủng hộ ông Bob Kerrey và Đại học Fulbright. Chẳng ai trong số chúng tôi lãng quên lịch sử. Chúng tôi nhớ, nhưng chúng tôi khép nó lại.
Thạc sĩ Đỗ Minh Thuỳ: Tôi đã đến Thạnh PhongThạc sĩ Đỗ Minh Thùy |
Nguyên trợ lý báo chí Tạp chí TIME Magazine; Bà Thùy từng tham gia đoàn nhà báo quốc tế tới Thạnh Phong, Bến Tre phỏng vấn nhân chứng còn lại từ vụ thảm sát do ông Bob Kerrey chỉ huy năm 1969.
Một ngày năm 2001, chúng tôi vượt con đường đất bụi đỏ để tới Thạnh Phong, Bến Tre nơi từng xảy ra vụ thảm sát năm 1969. Làng vẫn nghèo với những ngôi nhà nhỏ, thấp lúp xúp. Cuộc sống của người dân nơi đây lại xáo trộn, vết thương cũ bị chạm đến trước những thông tin về sự thú tội của ông Kerrey ở bên kia bán cầu - nước Mỹ.
Gặp được nhân chứng là bà Lành, chúng tôi hỏi chuyện bà và hỏi cảm nhận của người dân. Dù cuộc chiến đã hết, quá khứ đau thương còn đó trong từng mái nhà. Hình ảnh cuộc thảm sát cũng có lúc được kể lại trong các cuộc nói chuyện của người dân, lưu giữ tại nơi tưởng niệm nạn nhân.
Nhưng một trong những điều chúng tôi ghi nhận trong câu chuyện là người dân cũng không còn mang nỗi hận thù. Vất vả với cuộc sống mưu sinh hàng ngày, họ cũng không dành thời gian găm giữ sự hận thù ấy. Họ đang cố gắng vun đắp cho cuộc sống hiện tại.
Từ đó tới giờ, lại thêm 15 năm nữa trôi qua. Bao nhiêu đổi thay ở ngôi làng đó, ai còn, ai mất? Ai quan tâm tới cuộc sống hàng ngày của họ. Trước đây, họ còn không găm giữ nỗi căm thù, thù hận đối với người gây ra nỗi đau đớn và mất mát cho họ, thì tới giờ, có lẽ mọi thứ đã trở lại bình thường hơn và rõ ràng cuộc sống mới đã hồi sinh hoặc ít nhất họ đang cố gắng trồng những mầm chồi mới.
Sự kiện gần đây liên quan tới việc Đại học Fulbright Việt Nam chọn ông Bob Kerrey làm Chủ tịch hội đồng tín thác xới lại câu chuyện và gây sóng trong dư luận. Chúng ta không quên nỗi đau của quá khứ, nhưng cũng không nên lại chà xát, rắc muối vào vết thương. Người dân nơi ấy đã chọn bước tới. Chiến tranh lùi xa, hậu quả còn ở lại, nhưng không có nghĩa là sống mãi với thù hận mà cần cùng nhau khắc phục hậu quả.
Người dân Việt Nam vốn có truyền thống nhân đạo và hòa hiếu, độ lượng. Tôi mong rằng mọi người có đủ độ lượng để nhìn nhận những lời xin lỗi chân thành và những nỗ lực mà Bob Kerrey đã mấy chục năm âm thầm vận động nối lại quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như nỗ lực mong bù đắp lại cho những tội ác người lính trẻ năm xưa gây ra. Hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết hậu quả cuộc chiến, và hướng tới xây dựng một tương lai Việt Nam tốt hơn luôn là cái đích để đi tới.
Lịch sử vẫn còn ghi những gì đã xảy ra. Quá khứ sẽ không bao giờ ngủ yên. Chúng ta không quên những đau thương của người dân. Nhưng hãy như những người dân làng quê nghèo ấy, chúng ta cũng có thể chọn nhìn về phía trước và nỗ lực làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống hiện tại.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: 'Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?'
Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Bà Tôn Nữ Thị Ninh |
Về phía Việt Nam, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright Việt Nam ở TP HCM hôm 25/5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học Việt Nam lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.
Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.
Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.
Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:
Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ.
Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).
Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án.
Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông. (Theo Newszing)
Bà Nguyễn Thị Bình: Ông Bob được giao việc này là không thích hợp
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình |
Nguyên Phó Chủ tịch Nước
Tôi đã đọc một số ý kiến về việc ông Bob Kerrey làm Chủ tịch trường Đại học Fulbright. Tôi chia sẻ ý kiến của một số người trong đó có ý kiến của chị Tôn Nữ Thị Ninh không ủng hộ việc bổ nhiệm ông Bob là Chủ tịch trường - trường đại học lớn, đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Theo tôi, đây không phải chỉ là vấn đề ngoại giao, hay chính trị mà chủ yếu về giáo dục văn hóa và tâm lý. Ông Bob được giao việc này là không thích hợp. Nói như vậy không phải là không đánh giá cao sự đóng góp của ông và nhiều người vào quá trình vận động và hình thành nhà trường.
Giáo sư Chu Hảo: Điều thuyết phục tôi nhất ở Bob Kerrey
Giám đốc nhà xuất bản Tri Thức
GS Chu Hảo |
Tôi chưa một lần gặp mặt Bob Kerrey, chỉ tìm hiểu về ông khi theo dõi những việc xảy ra sau Lễ công bố Quyết định thành lập ĐH Fulbright Việt Nam (FUV). Qua hồ sơ vụ thảm sát thường dân ở Bến Tre năm 1969, qua các bài phát biểu và trả lời phỏng vấn của ông về các vấn đề có liên quan, qua một vài người bạn thân hữu của ông, và những ý kiến trái chiều trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.
Sự việc không đơn giản chỉ là sự lựa chọn người thích hợp vào một chức vụ cụ thể, mà nó phản ảnh một cách sâu sắc cách chúng ta hiểu về cuộc chiến tranh đã qua, cách chúng ta nhìn nhận quá khứ và hướng tới tương lai. Nhưng đó là một câu chuyện rất dài và rất phức tạp. Phức tạp đến nỗi sau 50 năm mà ít, rất ít người có lương tri, hiểu biết và nghiêm túc ở cả hai phía, dám tự nhận là mình có thể trả lời một cách rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi: Cuộc chiến tranh tàn khốc và đau đớn ấy thực chất là cuộc chiến tranh gì? Là “Ý thức hệ ủy nhiệm”? “Xâm lược”? hay “ Giải phóng”? Trách nhiệm của từng người trong cuộc (người dân, người lính đến các tướng lĩnh và các nhà lãnh đạo Quốc gia ) đến đâu?
Còn hệ lụy thì nhiều, nhưng được cô đọng lại trong lời thơ bất hủ của Nguyễn Duy ghi trên tường thành Angkor Wat, vào ngày cuối cùng quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, tháng 8 năm 1989: “Suy cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân cũng bại”. Đối với Việt Nam và Hoa Kỳ thì cái thất bại nhất mà nhân dân cả hai phía đều gánh chịu phải chăng là nỗi ám ảnh của cuộc chiến tranh: nó quằn quại và không rứt ra được! Xin các bạn hãy đọc lại tác phẩm để đời “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh…
Ủng hộ hay phản đối việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng tín thác của FUV nằm trong bối cảnh kể trên. Tùy vào cách đối xử với nỗi ám ảnh ấy mà mỗi người lựa chọn thái độ của mình. Lý lẽ của bên phản đối là rất rõ ràng: Đã là đao phủ thì không bao giờ trở thành thánh thiện, “tôn vinh” một kẻ đã giết hại thường dân trong chiến tranh là xúc phạm đến anh linh của những người đã mất và tình cảm thiêng liêng của nhân dân.
Nhưng những người đã mất thì không phát biểu được nữa, còn nhân dân thì bao gồm cả những người có trách nhiệm bổ nhiệm Bob Kerrey và những người ủng hộ (có vẻ như ngày càng đông). Họ nói rằng: Sát nhân mà biết hối cải chân thành, không chỉ bằng lời nói (vốn đã rất đáng quý) mà còn bằng việc làm (trong trường hợp cụ thể của Bob Kerrey là rất có sức thuyết phục) vẫn có thể trở thành Bồ tát. Họ còn nói thêm rằng: Sự bổ nhiệm Bob Kerrey vào cương vị mới không những là lựa chọn thích hợp vì tính hiệu quả mà còn mang tinh thần nhân bản giúp chúng ta vượt qua nỗi ám ảnh của chiến tranh.
Lý lẽ này đã thuyết phục tôi. Nhưng điều thuyết phục tôi nhất lại là thái độ đàng hoàng, đúng đắn (chứ không phải chỉ là đứng đắn!) của ông. Ông đã nói khá nhiều và nhất quán quan điểm của mình về vấn đề đang được thảo luận, và lời trần tình sau đây có lẽ là tiêu biểu: “Tôi đã làm những điều tồi tệ và sẽ sống với nó suốt đời mình. Nhưng tôi không sống trong quá khứ. Tôi sống ở hiện tại và đang cố gắng làm mọi việc có thể để giúp Việt Nam xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn”. Không nên đòi hỏi gì hơn ở một con người đàng hoàng, tử tế, khiêm cung và trí tuệ như vậy!
Với tinh thần cẩn trọng, Bob Kerrey đã tuyên bố sẵn sàng rút lui nếu sự tham gia của ông ảnh hưởng tới cơ hội thành công của FUV. Riêng tôi nghĩ rằng: ông tuyệt đối không nên rút lui vào lúc này, không phải chỉ vì lợi ích riêng của FUV mà những người quyết định lựa chọn ông đã cân nhắc, mà còn vì một điều gì đó cao cả hơn trong quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta.
Ông Nguyễn Xuân Thành: Lý do lớn nhất tôi ủng hộ Bob Kerrey
Ông Nguyễn Xuân Thành |
Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright – FETP
Tôi gặp ông Kerrey lần đầu tiên vào tháng 6/2007 khi làm phiên dịch cho cuộc gặp giữa Bob Kerrey và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại TP New York. Với vai trò là Hiệu trưởng Đại học New School, Bob Kerrey và các học giả Hoa Kỳ tổ chức một chương trình đối thoại về chính sách giáo dục đại học cùng với phái đoàn của Chủ tịch. Ngay sau đó, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Harvard, Thomas Vallely có nói với tôi về lỗi lầm lớn của Bob Kerrey ở Việt Nam. Tôi cũng chỉ biết vậy và nghĩ mình không ở vào vị trí có thể phán xét.
Trong thời gian chuẩn bị thành lập FUV, tôi tiếp xúc và làm việc nhiều hơn với Bob Kerrey. Trong tất cả các cuộc họp mà tôi được tham dự, Bob đều thể hiện sự băn khoăn về việc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Tín thác. Nhưng với đề nghị của thành viên hội đồng quản trị Quỹ TUIV – tổ chức sáng lập FUV, ông đã can đảm nhận lời.
Kerrey làm vì thấy lợi ích mà FUV đem lại cho xã hội lớn hơn là tổn thương cá nhân – điều mà ông sẽ phải chịu khi biết chắc quá khứ của mình sẽ bị đưa ra soi xét một lần nữa. Sự can đảm này là lý do lớn nhất mà tôi ủng hộ ông ở vai trò lãnh đạo FUV.
Đúng như thông tin trả lời chính thức của FUV, Bob sẽ đảm nhận vai trò cố vấn và huy động nguồn lực cho Trường Đại học. Những kết quả khách quan về nguồn lực huy động, số lượng sinh viên đào tạo, chất lượng đào tạo và nghiên cứu theo những tiêu chí được lượng hóa ở ĐH New School và Dự án Minerva mà Bob Kerrey lãnh đạo đối với tôi quan trọng hơn là những ý kiến phản đối hay lá phiếu không tín nhiệm.
Năng lực cố vấn từ bề dày kinh nghiệm quản lý đại học và năng lực huy động nguồn lực thành công là lý do thứ hai mà tôi ủng hộ Bob Kerrey.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Bob Kerrey đã hối lỗi không chỉ bằng lời
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên và Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội
GS Nguyễn Minh Thuyết |
Báo chí cũng như dư luận đang có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) bổ nhiệm cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường. Một số ý kiến cho rằng Bob Kerrey không phù hợp cho vị trí này, phía Mỹ nên bổ nhiệm một người khác để không khơi gợi những vết thương trong quá khứ.
Trường hợp của Bob Kerrey lại một lần nữa cho thấy đối diện với lịch sử chưa bao giờ là đơn giản. Song, cũng chính vì thế, mỗi chúng ta càng cần có cái nhìn điềm tĩnh hơn, suy nghĩ toàn diện hơn trước khi phán xét.
Chia sẻ trên báo chí, ông Bob Kerrey cho biết dù đã công khai xin lỗi và nhắc lại lời xin lỗi người dân Việt Nam một cách rất chân thành và cầu thị, ông vẫn bị ám ảnh bởi ký ức cuộc chiến.
Sự hối lỗi của Bob Kerrey không phải chỉ thể hiện bằng lời. Cũng giống như nhiều cựu binh khác của Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, Bob Kerrey sửa chữa lỗi lầm bằng cách đóng góp vào việc chấm dứt cấm vận, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ủng hộ việc mở rộng quan hệ song phương và đặc biệt là có những đóng góp rất thiết thực, hiệu quả vào việc thúc đẩy các dự án đào tạo nhân lực cho Việt Nam thông qua Chương trình Fulbright, trong đó có dự án thành lập Đại học Fulbright Việt Nam.
Đọc ý kiến của ông trên VietnamNet: “Tôi sẽ vui mừng mà rút lui nếu tôi tin rằng sự có mặt của tôi đặt sự phát triển của ngôi trường này vào tình thế khó khăn”, tôi nhận thấy trong thái độ sẵn sàng chấp nhận đó có cả sự ngậm ngùi lẫn trách nhiệm của ông với ngôi trường mà suốt 25 năm nay ông đã bỏ rất nhiều tâm sức xây dựng dự án, vận động tài chính để nó có thể ra đời vào đúng dịp Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam, chuyến thăm không chỉ mở ra một chương mới trong quan hệ Việt - Mỹ mà còn ghi đậm dấu ấn về tinh thần hòa hiếu, nhân văn của của dân tộc Việt Nam như cảm nhận của chính ngài Tổng thống: “sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi”.
Tôi từng nghe kể câu chuyện năm 1998, năm kỷ niệm 30 năm cuộc thảm sát Sơn Mỹ, Đài truyền hình CBS đã đưa Hugh Thompson và Lawrence Colburn – hai phi công Mỹ dùng trực thăng cứu hàng chục người dân Sơn Mỹ khỏi cuộc thảm sát bởi những lính Mỹ khác – tới Quảng Ngãi. Họ muốn có một cuộc gặp giữa hai ông với chính quyền tỉnh, nhưng Quảng Ngãi từ chối.
Đúng lúc đó thì Thủ tướng Phan Văn Khải công cán đến Quảng Ngãi và khi nghe được câu chuyện, Thủ tướng đã nói với Bí thư Tỉnh ủy: Sao lại không tiếp họ? Ngay cả những người lính đã bắn vào mình trong cuộc thảm sát đó mà tới đây, muốn gặp, mình cũng sẵn sàng gặp để nghe xem họ muốn nói gì.
Phải chăng đó là biểu hiện của tinh thần nhân văn Việt Nam, đồng thời cũng là tâm thế rộng lượng, khoan hòa của người chiến thắng?
Theo tôi, việc bổ nhiệm một cựu Thượng nghị sĩ, cựu ứng cử viên Tổng thống làm Chủ tịch HĐ Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam chứng tỏ phía Mỹ rất coi trọng sự hợp tác, coi trọng vai trò của cơ sở giáo dục đại học này.
Chúng ta đã nhiều lần đón tiếp trọng thị, gặp gỡ thân mật, hợp tác trong công việc với các cựu binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam như Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Thượng nghị sĩ John McCain,… Nước Mỹ từng cử ông Pete Peterson – một phi công từng lái máy bay ném bom Miền Bắc Việt Nam và bị cầm tù 6 năm ở nhà tù Hỏa Lò làm Đại sứ đầu tiên của cường quốc này tại nước ta. Vị Đại sứ đầu tiên này được Nhà nước Việt Nam chấp nhận, và trong thời gian làm Đại sứ cũng như sau này, ông Pete Peterson đã có nhiều đóng góp để phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Tôi không nghĩ ông Bob Kerrey là một ngoại lệ. Dĩ nhiên, nước Mỹ hoàn toàn có thể tìm người thay thế ông. Nhưng chúng ta có nên mở đầu một dự án đầy tham vọng về giáo dục theo cách đó không?
Thu Hà - Mỹ Hòa - Minh Châu - Lê Văn
>> XEM THÊM:
9.
15 năm trước, báo QĐND bàn chuyện ông Bob Kerrey
03/06/2016 10:35 GMT+7
15 năm trước, trong một bài xã luận trên báo Quân Đội Nhân dân, B.Kerrey cho biết, ông “chưa bao giờ đeo tấm huy chương xấu xa đó”, “không hề băn khoăn nếu quân đội Mỹ quyết định thu hồi nó” và xin nhân dân Việt Nam tha thứ.
LTS: Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam đăng lại bài xã luận trên báo Quân đội Nhân dân năm 2001 ngay sau khi sự kiện Thạnh Phong được công bố trên báo Mỹ. Bài viết của tác giả, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội cũng được in trong cuốn Việt Nam trên ngọn sóng thời cuộc. Mời độc giả cùng tham khảo và suy ngẫm.
Chuyện Fulbright: Xóa thù hận, chứ không được quyền xóa lịch sử
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Việc cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey thú nhận tội ác gây ra ở Việt Nam đã gây ra những chấn động tinh thần và tâm lý mạnh mẽ trong dư luận Mỹ và thế giới.
B.Kerrey cho biết, ông “chưa bao giờ đeo tấm huy chương xấu xa đó”, “không hề băn khoăn nếu quân đội Mỹ quyết định thu hồi nó” và xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho ông ta. Ảnh: Newszing |
Thế là cuối cùng, phải đến sau 32 năm, B.Kerrey đã không thể giấu mãi sự thật về đêm khủng khiếp 25/9/1969 ở làng Thạnh Phong thuộc vùng châu thổ sông Mêkông, đơn vị của ông ta đã nổ súng bắn chết hàng chục phụ nữ, trẻ em và người già. Sau “chiến công” này, B.Kerrey được tôn vinh như “người hùng” và được tăng Huân chương danh dự. Theo B.Kerrey thổ lộ: “Đó không phải là chiến thắng quân sự. Đó là một vụ thảm sát và tôi đã ra lệnh. Đến bây giờ tôi vẫn còn đau khổ không hiểu sao tôi lại phạm một lỗi lầm như thế… Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm hôm đó”. B.Kerrey cho biết, ông “chưa bao giờ đeo tấm huy chương xấu xa đó”, “không hề băn khoăn nếu quân đội Mỹ quyết định thu hồi nó” và xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho ông ta.
Vào lúc này, điều mà dư luận quan tâm không phải là việc cất công đi tìm hiểu vì sao mãi đến bây giờ sự thật tội ác nào mới được B.Kerrey thú nhận. Một câu hỏi nhức nhối cứ xoáy mãi trong lòng những người trọng công lý: Còn bao nhiêu nữa những trang đen tối trong hồ sơ tội ác của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam vẫn chưa được giở ra? Một tội ác khủng khiếp đã được chính người gây ra nó công khai thú nhận! và chắc chắn sẽ còn nhiều cựu chiến binh Mỹ như B.Kerrey thức tỉnh lương tri. Dù muộn, nhưng họ đã biết làm theo sự mách bảo của lương tâm. Và chỉ có cách như vậy, họ mới mong thoát khỏi sự ám ảnh, mới mong tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí.
Xã luận tờ Thời báo New York viết, sự thú nhận muộn mằn của ông B.Kerrey cho thấy cuộc chiến tranh Việt Nam đã để lại cho lĩnh Mỹ quá nhiều tội ác và phải hối hận nặng nề hơn mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử nước Mỹ. Không ai khác, B.Kerrey và những cựu chiến binh Mỹ như ông ta phải hành động giúp cho nước Mỹ thức tỉnh lương tri, không lao vào con đường tội lỗi như đã từng làm trong chiến tranh Việt Nam.
Con đường công danh của B.Kerrey chắc hẳn được tạo dựng từ vốn liếng chính trị nhờ thời gian tham chiến ở Việt Nam, nhờ tấm Huân chương danh dự sau cuộc thảm sát ở Thạnh Phong, có nghĩa là con đường đó đã lạnh lùng và tàn nhẫn băng qua xác của những phụ nữ, trẻ em, người già bị ông ta ra lệnh giết trong đêm đó. Trở về Mỹ năm 1970 sau khi bị thương ở chân phải, năm 1982, B.Kerrey được bầu làm Thống đốc bang Nebraska rồi đến năm 1987 được bầu làm thượng nghị sĩ. Làm thượng nghị sĩ hai nhiệm kỳ liên tiếp, đến năm 1992 được đảng Dân chủ đề cử làm ứng cử viên Tổng thống, ông ta xin thôi với lời giải thích là quá mệt mỏi về những cuộc đua tranh ở chính trường. Thực tế cho thấy, tuy giấu kín tận đáy lòng sự thật về cuộc thảm sát Thạnh Phong, nhưng B.Kerrey đã không thể nào tránh khỏi sự tự vấn của lương tâm, để rồi cuối cùng làm điều phải làm: Thú nhận tội lỗi!
Chính phủ Mỹ sẽ trả lời thế nào, sẽ làm gì khi một cựu chiến binh, một chính khách tầm cỡ như B.Kerrey đã khẳng định: “Đó không phải là một thảm kịch. Đó là một vụ thảm sát dã man”. Câu nói này không phải chỉ đúng với những gì đã diễn ra ở Thạnh Phong mà suy rộng ra còn đúng trong toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Không phải ai khác mà chính B.Kerrey đã nói: “Phải làm sao để những người lĩnh Mỹ được huấn luyện không chỉ để bắn giết mà còn cả cách đấu tranh để khỏi bắn giết”, điều mà bản thân ông chỉ mới họ
Bob Kerrey giã từ vũ khí từ lâu, đã thú nhận tội ác và hối hận. Còn nước Mỹ thì sao?
Hồ Quang Lợi
(Bài viết này đã đăng trên QĐND năm 2001 với tiêu đề: Cần tự vấn lương tâm)
(Bài viết này đã đăng trên QĐND năm 2001 với tiêu đề: Cần tự vấn lương tâm)
8.
Thứ sáu, 3/6/2016 | 12:46 GMT+7
Bob Kerrey: 'Tôi muốn hành động để bù đắp đau thương'
Hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn tại Việt Nam qua dự án Đại học Fulbright, ông Bob Kerrey muốn bù đắp phần nào đau thương đã gây ra trong vụ thảm sát.
Ngày 3/6, nhắc đến việc từng trực tiếp tham gia vụ thảm sát tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, ông Kerrey bày tỏ sự hối tiếc về những hậu quả đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
"Lời xin lỗi với nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ là đủ và không thể thay đổi những gì tôi đã gây ra, mà chỉ có thể bù đắp phần nào bằng hành động", ông nói.
Ông Bob Kerrey. Ảnh: AP
|
Không bất ngờ trước phản ứng dữ dội
Ba năm qua, ông và các cộng sự đã thuyết phục Quốc hội Mỹ dành tiền thanh toán nợ để xây dựng Đại học Fulbright tại Việt Nam. Nỗ lực này đã thành công khi Quốc hội Mỹ quyết định tài trợ 20 triệu USD, còn Chính phủ Việt Nam tặng món quà là khu đất tại TP HCM.
Bob Kerrey nói rằng, ông đã suy nghĩ rất nhiều trước khi quyết định nhận lời làm Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam khi những ký ức đau buồn về cuộc thảm chiến năm nào vẫn ám ảnh bản thân. Song, ông mạnh dạn nhận lời vì muốn đóng góp xây dựng một đại học tầm cỡ, có giá trị cho người Việt Nam.
Ông không bất ngờ và cũng không cảm thấy bị xúc phạm trước phản ứng dữ dội của dư luận Việt Nam. Ông khẳng định: "Chúng ta không thể thay đổi quá khứ đau thương. Điều duy nhất chúng ta làm được là hành động cho một tương lai tốt đẹp hơn ở Việt Nam và tôi nỗ lực hướng đến điều này".
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam, ông muốn trường phải phát triển như một tổ chức giáo dục của Việt Nam, do chính người Việt Nam xây dựng và phát triển. Nhiệm vụ của ông là hỗ trợ việc vận động vốn, huy động nhiều nguồn lực phát triển để trường có một vị thế tầm cỡ.
"Người đứng đầu Đại học Fulbright Việt Nam nên là một người Việt Nam thay vì là một người Mỹ, bất kể quá khứ của họ ra sao. Hiện, tôi chưa thể trả lời câu hỏi có rút lui khỏi vị trí hiện tại hay không. Nhưng chắc chắn rằng, nếu được đóng góp cho sự phát triển của Đại học Fulbright Việt Nam thì tôi sẽ sẵn sàng ở bất cứ cương vị nào", ông Bob Kerrey chia sẻ.
Suy nghĩ nhiều về Việt Nam
Năm 1989, Bob Kerrey đọc lời tuyên thệ trở thành Thượng nghị sĩ bang Nebraska. Ông kể, ký ức của ông in đậm sự kiện bức tường Berlin - biểu tượng cho mâu thuẫn chính trị trong thời chiến tranh lạnh - sụp đổ mùa thu năm đó và hai năm sau, Liên bang Xô Viết tan rã.
"Rất nhiều người đã tuyên bố đầy tự hào rằng cuộc chiến tranh lạnh và chiến lược quân sự về sử dụng vũ khí hạt nhân đã bảo vệ thế giới trước bờ hủy diệt. Có thể họ đúng. Tuy nhiên, chiến tranh kéo dài đã gây ra chết chóc, đau thương mà cuộc chiến tại Việt Nam, khi Mỹ đã lấn sâu, là một ví dụ đầy bi kịch", ông hồi tưởng.
Kể từ đó, Bob Kerrey đã không ngừng suy nghĩ và đặt ra các câu hỏi về quá khứ ở Việt Nam, song không có câu trả lời rõ ràng. Ông đã gián tiếp tham gia những nỗ lực đàm phán hòa bình để đóng góp cho ngày Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Năm 1991, Bob Kerrey bắt đầu tham gia dự án Đại học Fulbright tại Việt Nam bằng ý tưởng xây một trường đào tạo cao học ở TP HCM với sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ cùng số tiền do ông vận động.
Trong khoảng thời gian trên, ông đồng thời làm Chủ tịch trường New School (New York). Với sự hỗ trợ của Đại học Harvard, ông Kerrey đã thực hiện hai dự án cho Bộ Giáo dục Việt Nam trong nỗ lực để tìm kiếm câu trả lời "Việt Nam cần làm gì để thiết lập một đại học độc lập hàng đầu trên chính đất nước mình?". Năm 1995, chương trình cao học này được thúc đẩy phát triển đáng kể và mở rộng vào năm 2000 khi ông tham gia vào một dự luật có liên quan.
Ông Bob Kerrey, 73 tuổi, từng làm thống đốc bang Nebraska (Mỹ) và là ứng viên tham gia chạy đua vào Nhà Trắng năm 1992. Trước khi theo đuổi con đường chính trị, ông là chỉ huy của đơn vị thủy bộ không phối hợp (SEAL) tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông Kerrey đã nhận trách nhiệm vụ thảm sát tại Khâu Băng, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) khiến 20 người thiệt mạng, năm 1969.
|
Mạnh Tùng
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bob-kerrey-toi-muon-hanh-dong-de-bu-dap-dau-thuong-3413362.html
7.
https://hieuminh.org/2016/06/03/tai-sao-lai-la-bob-kerrey/
6.
Về Tranh Cãi ĐH Fulbright
Xin góp ý về tranh cãi ĐH Fulbright và cụ thể quyết định của ban quản lý trường để bổ nhiệm Ông Bob Kerrey làm lãnh đạo: Dù Ông Bob Kerrey có thể được coi là một người có kinh nghiệm đầy đủ để lãnh đạo một du án ĐH quan trọng, tôi đồng ý với những người mà cho rằng lựa chọn này là một lựa chọn không phù hợp và đáng tiếc.
Để giả định một người mà ngày xưa đã đóng một vai trò trực tiếp trong một thảm sát chết hơn 20 thường dân (trẻ, già, mang thai v.v.) là lựa chọn tốt nhất để lãnh đạo một trường đại học được coi là một trong những sáng kiến quan trọng nhất trong ngành giáo dục Việt Nam từ trước đến nay theo tôi là thiếu nhạy cảm.
Tôi biết mấy người đã và còn làm cho dụ án ĐH Fulbright cả về mật giảng dạy lẫn quản lý trường. Tất nhiên tôi ủng hộ sáng kiến của họ. Như nhiều người biết, Chương Trình Kinh Tế của Fulbright tại SG đã có nhiều đóng góp quan trọng qua tới/hơn(?) 15 năm hoạt động. Trong số GS/GV có mấy người bạn. Như vậy, để có một quyết định như này tôi thấy là tiếc quá. Việc Ông Kerrey đã suy ngẫm nhiều là tốt. Và dù sao tôi còn chúc ĐHFVN mọi thành công. Rõ ràng ĐHFVN là một công trình hết sức quan trọng.
Tiếc nhất, theo tôi, là tác động tiêu cực của quyết định này đối với (nói thế nào nhá?) cái tạm gọi là dĩ sản xã hội của chuyến đi của TT B. Ôbama sang Việt Nam vừa rồi.
Trong một bối cảnh như hôm nay, khi cả hai nước đang hướng tới một tương lai mới, chọn Ông Kerrey là một việc không hay. Dù còn sớm để biết tranh cãi này sẽ tiếp diễn ra sao, tôi mong người dân Việt Nam không cho phép quyết định đầy vấn đề này để phá hoại không khí đầy hứa hẹn của chúng ta.
JL
p.s. tôi cũng tôn trọng ai không đồng ý với tôi! toàn ok mà…
http://xinloiong.jonathanlondon.net/2016/06/03/ve-tranh-cai-dh-fulbright/
5.
Chuyện Fulbright: Xóa thù hận chứ không được quyền xóa lịch sử
03/06/2016 08:13 GMT+7
"Hãy cùng nhìn lại lịch sử của chính dân tộc mình xem ông cha chúng ta đã xử lý những tình huống này như thế nào; Với quá khứ đau thương, mọi người Việt Nam đều được quyền phán định. Hãy nói hết ra đi để rồi mỗi chúng ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng thật thanh thản", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng.
LTS: Việc cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam đang là tâm điểm dư luận. Với trách nhiệm thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam đã ghi lại phát biểu của một số cựu binh, nhà văn, nhà báo, và cả lãnh đạo đương nhiệm. Xin giới thiệu phát biểu đầu tiên của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Mời độc giả cùng suy ngẫm.
Xung quanh câu chuyện đang rất nóng liên quan đến Bob Kerrey và FUV (Fulbright Việt Nam), tôi nghĩ , chúng ta cần lùi lại rất xa trong quá khứ để nhìn lại thì mới có thể tìm được câu trả lời thấu đáo về tổng thể cuộc chiến tranh đã từng xảy ra. Thậm chí, phải nhìn dài rộng hơn về lịch sử vệ quốc của người Việt từ thời chống xâm lược phong kiến Trung Hoa đến giờ. Nhìn để xem ông cha ta đã xử lý vấn đề này, vấn đề mà người Việt đương đại chúng ta đang đối diện trên tinh thần nào, dựa trên nền tảng nào.
Có một điều người nước ngoài cũng biết, và cũng là điều chúng ta luôn tự hào là: Việt Nam- một dân tộc đầy lòng tự trọng và rất vị tha. Lịch sử đã chứng minh rằng, bất cứ kẻ ngoại xâm nào đến xâm chiếm bờ cõi chúng ta khi bị đánh bại đều được chúng ta ban cho lòng nhân ái và vị tha. Và dân tộc ta đã lớn lên bởi điều ấy. Đó là nhân cách Việt. Đó cũng là cách tư duy về tương lai đã nằm lòng trong mỗi người Việt từ thời xa xưa chống phong kiến phương Bắc, kháng chiến chống Pháp, chống Nhật và chống Mỹ….
Hầu hết chúng ta đều hiểu lịch sử dân tộc, nên lúc này chúng ta nhìn lại lịch sử của chính dân tộc mình xem ông cha chúng ta đã xử lý những tình huống này như thế nào.
Bob Kerrey thực sự là một thách thức quá nhỏ so với những thách thức trong lịch sử của dân tộc mà ông cha ta đã từng đối diện, từng xử lý. Chính vì điều đó mà dân tộc này đã vượt qua, để không một kẻ nào đồng hóa được nền văn hóa này và khuất phục được tinh thần tự trọng của người Việt. Địa lý quốc gia có thể bị xâm chiếm một trăm năm hay một ngàn năm, nhưng văn hóa và tinh thần của dân tộc ta thì không ai có thể xâm chiếm được.
Cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright Việt Nam. |
Câu chuyện ông Bob ít nhiều lúc này cũng là một thách thức trong quan hệ Việt-Mỹ mà hai quốc gia đã rất vất vả, rất nỗ lực rất lâu, rất gian nan mới có được. Thách thức này buộc chúng ta cả người Mỹ và người Việt phải đối diện và xử lý.
Hãy nhìn lại từng bước đi từ nhỏ cho tới lớn của hai quốc gia thời hậu chiến. Tôi cho rằng, người Mỹ đã xây một đại lộ nối Mỹ tới Việt Nam. Đại lộ đó là nền tảng văn hóa, là sự tôn trọng lẫn nhau.
Hãy nhìn cách người dân Việt Nam đón nhận Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Việt Nam mới đây. Hãy cùng nhìn lại bài phát biểu của Tổng thống Mỹ vừa rồi tại Mỹ Đình. Ở đó chứa đựng rất nhiều điều cho thấy sự thấu hiểu một nền văn hóa. Cao hơn sự thấu hiểu một nền văn hóa là sự tôn trọng một nền văn hóa khác biệt.
Văn hóa là cầu nối cho hai dân tộc. Tất cả các diễn văn của Tổng thống Barack Obama đã chia sẻ trong chuyến thăm vừa rồi luôn tựa vào văn hóa Việt Nam. Khi nhắc tới “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư” là thể hiện sự tôn trọng và khẳng định chủ quyền của người Việt, cũng là để gián tiếp gửi thông điệp cho các nước lớn rằng, không được phép xâm phạm chủ quyền đã xác lập của người Việt Nam. Và cũng là để nói một cách tế nhị về sai lầm trong cuộc chiến tranh mà người Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
Ông ấy cũng nói về tình cảm sẻ chia, thương yêu giữa con người với con người bằng “Nối Vòng Tay Lớn” của Trịnh Công Sơn, bằng “Từ Đây Người Biết Thương Người” của Văn Cao. Cuối cùng ông đặt cược cho mối quan hệ của hai quốc gia bằng một thứ duy nhất : đó là lòng tin qua việc trích hai câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Du. Cá nhân tôi cho rằng, nếu không có lòng tin thì vĩnh viễn chẳng làm được cái gì. Vĩnh viễn chẳng có cái gì được hoàn thành.
Khi xem xét một hành động hãy xem xét nó trong hoàn cảnh cụ thể. Bob Kerrey cũng chỉ một người lính trong đội quân lớn của nước Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam. Người chịu trách nhiệm cao nhất về cuộc chiến này không phải cá nhân ông Bob. Nhưng ông ấy là một trong những người đã tham gia cuộc chiến phi nghĩa này. Nếu không có sự chia sẻ, nếu không có sự hiểu biết của cả hai phía, nếu không có tầm nhìn vào tương lai thì tôi dám chắc Tổng thống Barack Obama sẽ không tới Việt Nam theo cách ông đã đến. Rõ ràng nếu không thừa nhận và không tôn trọng một thể chế khác biệt của chúng ta thì ông ấy đã không mời người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm đất nước ông và không tới đây chìa bàn tay và nở nụ cười thân thiện với người dân Việt Nam . Thế giới ngày nay không phải là thế giới của ngày hôm qua. Ngày nay, trong cuộc chơi chung, đòi hỏi những qui luật mới. Và qui luật mới ấy lại dựa trên lòng tin, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Chúng ta đều biết Bob hay những người có liên quan, khi tham gia vào dự án này đều ý thức được, lường trước được tất cả. Nhưng ông ấy đã dám đối diện với sự thật cho dù cay đắng và đáng nguỳen rủa, với tội lỗi của mình một cách công khai. Việc ông ấy đã dám bước đến trước một gia đình, một đất nước để thừa nhận rằng mình đã từng có tội với gia đình ấy và đất nước ấy mà không sợ bị trả thù và bị nguyền rủa thì sự sám hối ấy đã tới tận cùng của nó, sự sám hối trung thực .
Tôi đã từng gặp rất nhiều cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam. Họ đều muốn thể hiện sự sám hối với tội lỗi của mình bằng những hành động cụ thể. Cách đây 1 giờ, tôi post lên facebook bức ảnh một người đàn ông đang ngồi cạnh Tổng thống Obama xem một trận bóng chày. Đó John Baca, một người lính, một cựu binh Mỹ từng tham gia chiến ở Việt Nam và bị thương rất nặng. Sau chiến tranh, John không có việc làm cụ thể. Ông sống bằng tiền trợ cấp. John Baca sống độc thân với một con chó trong một ngôi nhà hơn chục mét vuông trên một quả đồi ở Myrland.
Năm 1990, John cùng các cựu binh khác, người là nông dân, người làm thuê, thậm chỉ có người là trông trẻ… đều rất nghèo, đã sang Hà Nội để lao động trực tiếp trộn vôi, tự tay xây dựng trạm xá Yên Viên bằng tiền cá nhân, bằng tiền quyên góp từ khoản trợ cấp ít ỏi từ các cựu binh khác. Với John, đó là một hành động thiết thực để xin lỗi người dân Việt Nam về những gì họ gây ra trong chiến tranh. Với họ, mỗi một viên gạch họ đặt xuống khi xây trạm xá Yên Viên là một lời thú tội, một lời sám hối, một lời xin lỗi người dân Việt Nam. John Baca có một ước mơ lớn là gom đủ tiền để sang Việt Nam xây một ngôi nhà nhỏ bên bờ biển để những bà mẹ Việt Nam và Mỹ mất con trong chiến tranh gặp gỡ nhau, chia sẻ và an ủi nhau. Các hiền nhân của loài người đã dạy rằng : khi một người nhận ra lỗi lầm của mình và sám hối thì tội lỗi đó được xóa.
Với Bob cũng vậy, trong 20 năm qua ông ấy đã sám hối, đã ăn năn và đã có những hành động cụ thể. Ông ấy đâu cần sang Việt Nam để kiếm sống, ông ấy có thể cứ ở Mỹ sống yên bình và để tránh bị đối diện với tội lỗi một cách như hiện nay. Ông ấy rất biết sang Việt Nam điều gì có thể sẽ diễn ra, nhưng ông ấy đã quyết định phải bước đến chính nơi mà ông đã gây tội. Theo tôi đó là sự trung thực, sự đàng hoàng, có văn hóa của người sám hối thực sự với tội lỗi của mình. Tôi tin ông ấy đã thành thật. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Hãy nhìn xem, đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam là ai? Tại sao Mỹ không cử một nhà ngoại giao giỏi, tại sao Mỹ không cử một người am hiểu về Việt Nam hay Đông Dương mà lại cử một người từng là tù binh của Việt Nam? Người mà nhân dân Việt Nam biết rất rõ đã từng lái máy bay ném bom xuống đất nước chúng ta. Họ cử chính người có lỗi với dân tộc này, đến đây để trực tiếp xin lỗi dân tộc này. Chỉ chính những người đó khi đến đây, mảnh đất họ đã gây tội mới mang tới được bản thông điệp đầy đủ nhất : chúng tôi đến đây với lòng hối lỗi thật sự và muốn trở thành một người bạn. Như vậy, theo tôi, chúng ta còn đòi hỏi gì thêm nữa. Bởi vậy, chúng ta hãy lùi lại một chút để bình tĩnh hơn và có cái nhìn thấu đáo hơn.
Quê tôi ở có những gia đình mâu thuẫn rất nặng, thậm chí dẫn đến chết người. Đến ngày giỗ của nạn nhân, chính người đã gây nên cái chết của nạn nhân, sau khi đi tù về, đã trực tiếp mang lễ đến nhà nạn nhân, bước vào ngôi nhà đó thắp hương và nói lời xin lỗi cho dù có thể bị người nhà nạn nhân trả thù. Nhưng họ cần làm điều đó bởi họ muốn xin lỗi một cách chân thành nhất gia đình nạn nhân. Hành động này tác dụng hơn rất nhiều, thành thật hơn rất nhiều nếu anh ta nhờ người khác, nhờ gia đình thay mặt anh ta.
Trong những lời sám hối của Bob, có một câu của ông mà tôi suy nghĩ nhiều rằng: nếu sự có mặt của ông làm ảnh hưởng tới việc chung thì ông sẵn sàng rút lui. Nước Mỹ không thiếu người để cử, nước Mỹ không thiếu người để thay Bob. Chuyện đó thật đơn giản. Và những người chọn Bob cũng như chính Bob đều hiểu rõ rằng: Họ có thể làm cho người Việt Nam nổi giận và đốt thêm ngọn lửa hận thù của người Việt Nam tưởng đã nguôi dịu đi đối với họ. Nhưng vì sao họ vẫn làm như vậy. Tôi lại muốn nói, xin hãy lùi lại một chút và cùng suy nghĩ. Việc suy nghĩ kỹ lưỡng này cần thiết cho chúng ta chứ không phải cho Bob. Ở đây, tôi nghĩ rằng, bằng việc cử Bob, nếu sự hận thù được hóa giải thì đó sẽ là sự hóa giải thật sự. Nếu chúng ta chấp nhận ông ấy, đó là ta đã đi được tới sự tận cùng của tha thứ lớn lao. Còn không, chúng ta lại đi trên một con đường khác.
Không ai quên lịch sử, không ai được phép quên lịch sử. Chúng ta xóa đi thù hận chứ không được quyền xóa đi lịch sử. Nhưng chúng ta không được đánh tráo khái niệm giữa tha thứ và sự lãng quên.
Hãy cùng xem lại chẳng phải chúng ta đã từng đón tiếp các Tổng thống một quốc gia từng là cựu thù một cách chân thành, nồng ấm như vậy cơ mà. Chẳng phải chúng ta đón nhận người Nhật, người Pháp và cả người Hàn đến với chúng ta đấy sao. Việc người Nhật đã làm cho 2 triệu người Việt Nam chết đói thì sao? Tội ác mà người Hàn đã làm ở Mỹ Lai thì sao? Những cái chết này với những cái chết ở Thạch Phong đều như nhau. Vậy thì tại sao chúng ta không thể tha thứ cho Bob trong khi chúng ta đã tha thứ cho những người điều kiển cỗ máy chiến tranh mà Bob tham gia và có khi lại là chính nạn nhân của cuộc chiến tranh ấy. Với những đau thương trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc mà tổ tiên, ông bà ta không có lòng vị tha thì lúc này chúng ta đang sống trong một đại dương vô tận của sự thù hận mà tổ tiên, ông bà để lại.
Nhìn về quá khứ đau thương, mọi người Việt Nam đều được quyền phán định. Sự lên tiếng với hai luồng dư luận khác nhau đã cho tôi nhận ra một điều: Chúng ta không bao giờ quên quá khứ. Nếu trong việc này mà chúng ta im lặng thì đó mới là điều kinh sợ. Trường hợp của Bob đã vô tình trở thành chất thử thái độ của chúng ta với lịch sử. Chúng ta đã lên tiếng. Chúng ta được quyền như thế và phải như thế. Hãy nói hết ra để rồi mỗi chúng ta sẽ đưa ra quyết định cuối cùng thật thanh thản. Bob chỉ là một ví dụ cho sự thử thách đối với lòng vị tha truyền thống và để kiểm chứng tư duy của chúng ta trước một vận hội cho tương lai của con cháu mình chứ không phải là một vấn đề nan giải. Sự lựa chọn cuối cùng của chúng ta hoặc làm cho chúng ta lớn lên hoặc làm cho chúng ta nhỏ bé.
Thu Hà
(Ghi theo lời phát biểu của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/308171/chuyen-fulbright-xoa-thu-han-chu-khong-duoc-quyen-xoa-lich-su.html
4.
Ông Bob Kerrey không nên làm lãnh đạo Fulbright Việt Nam
Việc ông Bob Kerrey, người đã chỉ huy và trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội tại thôn Thạnh Phong (Bến Tre) vào tháng 2.1969 được đề cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng tín thác Trường ĐH Fulbright VN (FUV) đã gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ.
Chiều hôm qua 2.6, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN, trả lời câu hỏi của báo chí về việc ông Bob Kerrey nhận lãnh vị trí lãnh đạo FUV, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình kỳ vọng rằng phía Mỹ và trường sẽ có quyết định phù hợp với quan hệ hai nước.
|
Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerry được nhiều người trong ngành giáo dục VN biết đến với vai trò từng là Chủ tịch Đại học Harvard và New School, là người nhiệt tình thúc đẩy thành lập Chương trình Fulbright tại VN và sau đó là FUV từ rất sớm. Tuy nhiên kể từ khi FUV đề cử ông vào vị trí Chủ tịch Hội đồng tín thác của trường thì có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Các ý kiến ủng hộ ông Kerrey đa số là tin vào thiện chí, uy tín và trình độ quản trị giáo dục của ông mà ông đã thể hiện tại Mỹ, thể hiện trong quá trình vận động thành lập FUV. Tuy nhiên từ những gì mà ông đã từng làm trong quá khứ tại VN đã tạo nên luồng dư luận phản đối mạnh mẽ.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cho rằng người VN sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung. Bà nói: “Trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao đến những doanh nhân, cựu chiến binh. Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ”.
Nhưng bà Ninh khẳng định: “Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong (Bến Tre) vào tháng 2.1969, điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận”. Do đó theo bà, nói theo cách nhẹ nhất, ông Bob Kerrey hoàn toàn không nên giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV. “Tôi tin chắc là phía Mỹ có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm và tên tuổi không bị tai tiếng. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế... Tôi tin rằng, việc thay đổi người vào chức danh này không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp, ngược lại việc này sẽ đặt hợp tác Việt - Mỹ trong khuôn khổ FUV trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền”, bà Ninh cho biết thêm.
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, băn khoăn: “Nhiều học giả VN trong đó có tôi đang thấy rất vui, thích thú và kỳ vọng vào sự ra đời của Trường FUV. Do vậy, với những “lợn cợn” của ông Bob Kerrey trước dư luận, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín của FUV”.
TS Tống đề nghị: “Ông Bob Kerrey cần chủ động xin rút lui, không nên đứng ở vị trí cao nhất của một trường ĐH. Với những gì đang diễn ra, nếu ông Bob Kerrey vẫn tiếp tục giữ vị trí này sẽ làm giảm sút uy tín của FUV”.
Theo ông Tống, không thể định lượng được các tác động theo chiều hướng không tốt nhưng chắc chắn sẽ tạo ra sự e ngại, hạn chế những đóng góp tài chính hay đơn giản trong thu hút cán bộ tham gia giảng dạy. Nói ngược lại, nếu có một lãnh đạo đủ uy tín, FUV sẽ thu hút được sự đóng góp, hợp tác để phát triển nhiều hơn.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cũng có quan điểm tương tự. Tiến sĩ Viên nói: “Nhìn ở góc độ nhân văn, quá khứ là điều không thể thay đổi và bản thân ông Bob Kerrey chỉ là người tham chiến chứ không gây chiến. Tuy nhiên ở góc độ khác thì việc này sẽ có những tác động nhất định trong nhận thức con người”.
Ông Viên nói thêm, VN là một quốc gia có “dân tộc tính” rất cao, người dân sẽ phải suy nghĩ khi nghe đến thông tin một người từng tham gia chiến tranh VN giờ lại giữ chức vụ cao trong một trường ĐH. Dù vai trò của chủ tịch tín thác không trực tiếp liên quan đến hoạt động dạy học nhưng thông qua việc gây quỹ sẽ quyết định sự phát triển trường ĐH. Do vậy, chỉ đơn giản ở góc độ người học, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tâm lý khi lựa chọn vào học.
Còn tiến sĩ Phạm Thị Ly, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, quan tâm đến một khía cạnh khác: “Hầu như tất cả mọi người đều ủng hộ FUV và dành cho nó những tình cảm và hy vọng đẹp nhất. Nhưng với ông Bob Kerrey, sự phân hóa rất rõ. Có người ủng hộ, có người phản đối, và cả hai phía đều có những lý lẽ riêng. Việc tham gia chiến tranh ở VN của ông không phải là vấn đề lớn, tuy nhiên cái cách mà ông đã tham chiến thì có vấn đề. Tôi còn quan tâm tới thông tin ông Bob Kerrey từng là người hưởng lương hiệu trưởng cao nhất nước Mỹ (trên 3 triệu USD/năm). Ông từng bị 74/77 giảng viên của Trường ĐH The New School bỏ phiếu bất tín nhiệm và cũng bị sinh viên chiếm tòa nhà của trường đòi ông từ chức... Điều này đặt ra một dấu hỏi để chúng ta, những người dân thường VN đang đặt hết niềm tin và hy vọng của mình vào FUV, phải suy nghĩ”.
Ông Bob Kerrey (ảnh) từng là thượng nghị sĩ đại diện cho bang Nebraska từ năm 1989 - 2001 sau khi kết thúc giai đoạn giữ chức thống đốc bang này từ năm 1983 - 1987. Từ năm 2001 - 2010, ông giữ chức Chủ tịch Trường ĐH The New School (New York).
Trước khi vào con đường chính trị, ông Kerrey từng tham gia chiến tranh VN với tư cách sĩ quan mang hàm trung úy trong lực lượng đặc nhiệm SEAL của hải quân Mỹ.
Ông Kerrey chính là người chỉ huy đội biệt kích SEAL tiến hành vụ thảm sát ngày 25.2.1969 ở xã Thạnh Phong thuộc H.Thạnh Phú, Bến Tre, khiến trên 20 dân thường thiệt mạng. Trong hơn 30 năm sau đó, ông chỉ tiết lộ về vụ thảm sát với người thân và lãnh đạo của ông, theo Đài CBS. Vào năm 2001, ông đồng ý cung cấp chi tiết cũng như vai trò của mình về vụ thảm sát với CBS và tờ The New York Times sau khi nhà báo Mỹ Gregory Vistica phát hiện tài liệu mật cho thấy nhiều phụ nữ và trẻ em bị sát hại ở Thạnh Phong. Ông Kerrey đã nhận trách nhiệm về vụ thảm sát khi trả lời phỏng vấn báo The New York Times.
Do vậy, việc ông Kerrey được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng tín thác FUV đã gây xôn xao dư luận trong nước và thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế.
Theo Financial Times, hiện có sự phản đối mạnh mẽ đối với quyết định bổ nhiệm ông Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng tín thác của FUV. “Tôi biết rằng ông Kerrey muốn hàn gắn những nỗi đau chiến tranh của chính ông và người dân VN. Tuy nhiên, tôi muốn biết ông ấy có bao giờ tự hỏi liệu việc ông ấy được bổ nhiệm có đang mở lại vết thương cũ trong lòng người dân VN hay không”, luật sư Thái Bảo Anh, người đã nhận học bổng Fulbright năm 2003, chia sẻ với Financial Times.
Còn giáo sư Mỹ gốc Việt Nguyễn Thanh Việt, người vừa đoạt giải Pulitzer, nói rằng ông rất ngạc nhiên về sự lựa chọn một nhân vật “có vấn đề” như thế để giữ chức vụ trên, theo Financial Times. Trên trang Facebook của mình, ông Việt còn viết: “Lẽ nào những người phụ trách Đại học Fulbright không thể tìm được ai khác có đủ khả năng lãnh đạo trường. Việc VN cần tiến về phía trước và Mỹ muốn đặt quá khứ lại phía sau không nhất thiết phải xoay quanh một con người”, ông Việt viết.
Mới đây, ông Kerrey cũng chia sẻ với Financial Times rằng ông thấu hiểu sự chỉ trích của người Việt và sẽ “vui vẻ từ chức” nếu sự tham gia của ông gây tác động xấu tới thành công của FUV.
|
Thanh Niên
http://thanhnien.vn/giao-duc/ong-bob-kerrey-khong-nen-lam-lanh-dao-fulbright-viet-nam-709527.html
3.
Bài trên trang của Cô Tiên Lãng (mình chưa có điều kiện kiểm chứng, tạm vớt về để đây đã).
"
Thứ Sáu, ngày 03 tháng 6 năm 2016
TÊN TỘI PHẠM CHIẾN TRANH BOB KERREY VÀ TẤM HUÂN CHƯƠNG
Bản dịch của tôi đối với quyết định tặng thưởng huân chương Ngôi sao Đồng cho trung uý Bob Kerrey cho chiến công của ông ta trong vụ Thạnh Phong.
Quyết định phong thưởng này được dựa trên báo cáo sau trận đánh của Bob Kerrey và được trích dẫn trong quyết định.
- Báo cáo nói về 21 Việt Cộng bị giết: thực tế thì không có bất kỳ chiến sỹ nào của Mặt Trận Giải Phóng hoặc cán bộ cách mạng nào tại Thạnh Phong.
- Báo cáo nói về 2 cuộc chạm súng: thực tế không có cuộc chạm súng nào cả. Chỉ có nổ súng từ một bên - đội của Bob Kerrey.
- Báo cáo nói là trong cuộc chạm súng thứ nhất có 14 Việt Cộng bị giết: thực tế tất cả họ là phụ nữ và trẻ em. Họ không chống trả - họ bị dồn vào một chỗ giữa làng và bị xả súng bắn.
- Báo cáo nói là có 7 Việt Cộng bị giết trong cuộc chạm trán thứ 2: thực tế họ là những người chạy khỏi cuộc thảm sát mà vẫn bị giết.
- Báo cáo nói là tịch thu được 2 vũ khí của Việt Cộng: thực tế là không thu được bất cứ vũ khí nào.
Link Quyết đinh:http://www.cbsnews.com/htdocs/pdf/Kerrey_bronzestar.pdf
Link Quyết đinh:http://www.cbsnews.com/htdocs/pdf/Kerrey_bronzestar.pdf
Bản dịch:
"CHỈ HUY LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM
Tổng thống Hoa Kỳ vui mừng tặng thưởng Huân chương Ngôi sao Đồng cho
Joseph Robert Kerrey
Trung uý
Lực lượng dự bị hải quân Hoa Kỳ
Trung uý
Lực lượng dự bị hải quân Hoa Kỳ
Vì thành tích được nêu dưới đây
Trích dẫn báo cáo
“Vì thành tích anh hùng khi phục vụ cùng với lực lượng đồng minh nước ngoài trong một cuộc chạm súng chống lại những kẻ gây hấn Bắc Việt và Việt Cộng tại Việt Nam Cộng Hoà vào ngày 25 tháng 2 năm 1969. Trung uý Kerrey phục vụ với tư cách là sỹ quan chỉ huy nhóm Team One của hải quân Hoa Kỳ, trung đội Delta. Trong khi chỉ huy các binh lính dưới quyền trong một cuộc tuần tra tại vùng mật cứ Than Phu, ông đã chống trả lực lượng Việt Cộng có vũ trang trong hai cuộc chạm trán. Khi bị chạm súng lần đầu tiên, Trung uý Kerrey đã ra lệnh cho binh sỹ tản ra và bắn trả giết chết 14 Việt Cộng. Sau đó, khi ông và đồng đội quay trở lại một con rạch để rút lui thì phát hiện sự di chuyển của kẻ địch. Cuộc chạm súng sau đó kết thúc với 7 kẻ địch bị giết. Kết quả của cuộc tuần tra là 21 Việt Cộng bị giết, 2 lán trại bị phá huỷ, và 2 vũ khí của kẻ địch bị tịch thu. Khả năng lãnh đạo nổi bật của Trung uý Kerrey thể hiện trong chiến đấu và sự coi trọng sinh mạng của binh sỹ dưới quyền là [không rõ chữ trong nguyên bản] với truyền thống cao quý nhất của Hải quân Hoa Kỳ.”
Trung uý Kerrey được phép nhận phần thưởng cấp Chiến đấu “V”.
Nhân danh tổng thống
[không rõ tên trong nguyên bản]
Phó đô đốc hải quân Hoa Kỳ
Chỉ huy lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam."
Phó đô đốc hải quân Hoa Kỳ
Chỉ huy lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Việt Nam."
"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/ten-toi-pham-chien-tranh-bob-kerrey-va_3.html
"
Thứ Năm, ngày 02 tháng 6 năm 2016
BÁO ĐỘNG: VNEXPRESS ĐANG XÓA DẤU VẾT TỘI PHẠM CHO BOB KERREY
Bob Kerrey tại thời điểm gây ra vụ Thảm sát Thạnh Phong năm 1969
Và Bob Kerrey hiện nay 2016- Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV)
Bạn đọc của Google.tienlang nêu ý kiến đáng suy ngẫm: "Bọn VnExpress ngay ban biên tập của nó là bọn bưng bô cho bu mẽo, ý kiến nào ủng hộ BBT thì nó để, ngược chiều là nó xóa! Lạ gì!". Chủ nhân ý kiến này không đưa ra các dẫn chứng để chứng minh khiến thành viên Google.tienlang trong ca trực ban ban đầu đã định xóa đi nhưng sau đó đã giữ lại và đề nghị tập thể Nhóm Biên tập G.TL thảo luận, quyết định. Để đi đến quyết định, chúng tôi buộc phải tìm hiểu thêm về VnExpress và giật mình thấy rằng bên cạnh bài báo có vẻ trung dung, đa chiều, VnExpress khéo léo lái dư luận theo hướng ủng hộ Bob Kerrey và mượn lời bạn đọc đi theo hướng này. Bên cạnh đó, chúng tôi phát hiện một hiện tượng đáng BÁO ĐỘNG ở báo VnExpress: VNEXPRESS ĐANG XÓA DẤU VẾT TỘI PHẠM CHO BOB KERREY! VnExpress vừa mới đây đã ĐỒNG LOẠT XÓA ĐI NHIỀU BÀI BÁO TRÊN VnExpress ghi nhận tội ác của Bob Kerrey!
Nếu bạn đọc vào trang wiki mục "Thảm sát Thạnh Phong" thì sẽ thấy ở phần "Liên kết ngoài" có link và tiêu đề 2 bài báo ghi nhận tội ác của Bob Kerrey là John DeCamp yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ điều tra vụ Thạnh Phong và "Đã đến lúc người Mỹ phải biết sự thật". Tuy nhiên, khi mở cả hai link này thì đều cho ta kết quả "Không tìm thấy đường dẫn này":
Nếu bạn đọc vào trang wiki mục "Thảm sát Thạnh Phong" thì sẽ thấy ở phần "Liên kết ngoài" có link và tiêu đề 2 bài báo ghi nhận tội ác của Bob Kerrey là John DeCamp yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ điều tra vụ Thạnh Phong và "Đã đến lúc người Mỹ phải biết sự thật". Tuy nhiên, khi mở cả hai link này thì đều cho ta kết quả "Không tìm thấy đường dẫn này":
Đây là hai bài báo mà VnExpress đăng từ năm 2001. Cả hai bài báo đã hiện diện trên mạng suốt 15 năm qua, cho đến tận 30 Tháng Năm 2016 07:03:33 GMT và 1 Tháng Sáu 2016 07:34:36 GMT hai bài báo này vẫn còn. Nhưng BỖNG DƯNG(?) cả hai bài báo này bị KHAI TỬ ĐỒNG LOẠT chỉ trong ngày 2/6/2016?
(Ghi chú: Theo phát hiện của bạn Nặc danh13:27 Ngày 02 tháng 06 năm 2016, lúc 15:28 cùng ngày đăng bài 02/6/2016, Google.tienlang đã sửa lại tại những con số in đậm màu đỏ)
(Ghi chú: Theo phát hiện của bạn Nặc danh13:27 Ngày 02 tháng 06 năm 2016, lúc 15:28 cùng ngày đăng bài 02/6/2016, Google.tienlang đã sửa lại tại những con số in đậm màu đỏ)
Lại phải nhờ đến bộ nhớ của ông Gúc khi nhấn vào link NÀY và link NÀY, Google.tienlang xin "phục hồi" lại hai bài báo ghi nhận tội ác của Tên Tội phạm chiến tranh Bob Kerrey dưới đây:
Luật sư bang Nebraska, ông John William DeCamp, đã nói như vậy. Hôm qua (20/6) ông đã gửi thư lên các Thượng nghị sĩ John McCain, Chuck Hagel, John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donal Rumsfeld yêu cầu mở cuộc điều tra để đền bù và giải quyết vụ thảm sát Thạnh Phong.
Luật sư John W. DeCamp hỏi thăm bà Ba Nhị
Luật sư John William DeCamp là cựu thượng nghị sĩ bang Nebraska, hiện là luật sư, chủ công ty luật mang tên ông. Ý nguyện của ông là muốn đứng về phía 21 nạn nhân trong vụ thảm sát Thạnh Phong kiện Robert Kerrey. Điều này được khẳng định thêm từ một quyển sách của chính ông viết, do Nhà xuất bản AWT Lincoln bang Nebraska phát hành, dày trên 400 trang.
Tháng 3 vừa qua, một tháng trước khi New York Times và CBS News loan tin về vụ Bob Kerrey và Thạnh Phong, luật sư John DeCamp cùng vợ con lưu trú tại Việt Nam trong một kỳ nghỉ. Ông nhớ lại khoảng thời gian xảy ra vụ việc: “Ít nhất là hai tuần liền, trên trang nhất các báo ở Mỹ đều nói về vụ Bob Kerrey và đăng tải hình ảnh bà Út Lãnh. Tôi rất giận Bobby, ông ta thành công và trở hành người hùng nhờ vào ngôi sao đồng và huân chương danh dự, nhưng hai thứ đó đều có được nhờ những thành tích dối trá”. Lúc Bop Kerrey mới được huân chương, chính John DeCamp thừa nhận cũng rất hâm mộ Bob Kerrey, nhưng sau khi vụ Thạnh Phong ra ánh sáng thì sự hâm mộ đã chuyển sang phẫn nộ. Ông nói: “Đã đến lúc dân Mỹ cần biết sự thật. Ngay từ thời chiến tranh Việt Nam, tôi vận động tranh cử từ Việt Nam vì muốn mọi người biết sự thật về cuộc chiến, chúng tôi đã không được nghe nói thật về cuộc chiến này. Và hôm nay, hơn 30 năm sau, người ta vẫn tiếp tục nói dối. Trong Thế chiến thứ hai, những kẻ gây ra tội ác phải bồi thường chiến tranh, người Mỹ chúng tôi yêu cầu như vậy. Nay tội ác do lính Mỹ gây ra ở Thạnh Phong cũng cần được nhìn nhận là tội ác chiến tranh và bồi thường. Người Mỹ đi đâu cũng dạy người ta về nhân quyền, nay đến lượt mình không thể chối quanh co hay bảo rằng không biết để lờ đi”.
DeCamp đã tìm những tài liệu về luật chiến tranh, sưu tập gần hết những bài báo Mỹ nói về vụ việc. Theo ông, việc nhiều tờ báo tỏ thái độ ủng hộ Bob Kerrey là điên rồ. Sau khi có đủ tư liệu, ông đi hỏi ý kiến một số thượng nghĩ sĩ về vụ việc. Người ủng hộ, người phản đối, người im lặng phớt lờ yên phận. Tuy nhiên, ông nói: “Chắc chắn sẽ có rất nhiều người trong chính phủ ủng hộ và hoan nghênh tôi. Tất cả những người trọng danh dự đều xấu hổ về việc này".
Sáng 5/6, bà Bùi Thị Nhị, ông Võ Văn Trĩ và bà Phạm Thị Lãnh đến ngôi biệt thự nơi luật sư cư trú. Ông yêu cầu bà Út Lãnh kể lại những gì đã xảy ra trong đêm kinh hoàng ở Thạnh Phong. Câu hỏi đầu tiên ông đặt ra: "Bà có dám bước qua máy kiểm tra nói dối không?". Bà Út đã kêu lên: "Trời ơi, tui thấy sao nói dzậy, đâu có nói dóc đâu mà sợ". Ông luật sư vỗ tay khẳng định: "Nếu tôi cũng hỏi câu hỏi này với Bobby, chắc chắn ông ta sẽ trả lời không". Điều thứ hai, ông hỏi gia đình bà Nhị có muốn ông đại diện cho các nạn nhân trước toà án và gia đình bà Nhị đồng ý.
Ông tâm sự: "Lúc đầu tôi còn hồ nghi, nhưng gặp họ tôi tin rằng những con người này không thể nói dối. Trên chính trường Mỹ người ta dường như luôn nói dối, vì vậy mới cần đến máy kiểm tra nói dối". Ngày 12/6, luật sư John W. DeCamp rời Việt Nam, mang theo tờ đơn kiện có chữ ký của các nạn nhân và tiến hành thủ tục kiện tại Mỹ.
Đơn kiện ghi rõ: "Hành động giết phụ nữ, trẻ em không vũ khí của toán lính do Bob Kerrey dẫn đầu đã vi phạm luật chiến tranh, công ước Geneve và những điều cơ bản của luật nhân quyền... Nay những người đứng tên dưới đây (bà Bùi Thị Nhị, 73 tuổi, con gái ông Bùi Văn Vát - người bị cắt cổ; ông Võ Văn Trĩ, con trai bà Nhị; bà Phạm Thị Lãnh - nhân chứng của vụ việc) là thân nhân, bạn bè của những nạn nhân yêu cầu và đồng ý để luật sư John William DeCamp làm đại diện cho mình, kiện và yêu cầu những bên có liên quan gây ra vụ thảm sát bồi thường những thiệt hại do vụ thảm sát gây ra"...
(Theo Tuổi Trẻ, 21/6)
***
"Tôi chính thức đề nghị các ông mở cuộc điều tra xem những gì đã xảy ra hoặc không xảy ra vào đêm 25/2/1969. Nếu các ông chứng minh rằng Bob Kerrey đúng, hoặc chỉ cần đúng một ít, tôi và các thân chủ của tôi sẽ không yêu cầu bồi thường hoặc xin lỗi...", trong bức thư gửi Thượng nghị sĩ John McCain, Chuck Hagel, John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld (19/6), luật sư John DeCamp viết như vậy.
Chân dung của Bob Kerrey được gắn vào biểu tượng "Người đàn ông của thiên niên kỷ"
Trước đó, khi từ Việt Nam về Mỹ, luật sư đã soạn và gửi thư cho ông Bob Kerrey với tư cách là luật sư đại diện cho nạn nhân. Bức thư đề ngày 13/6 và Bob Kerrey có 5 ngày để suy nghĩ trả lời đề nghị của John W. DeCamp nêu trong thư. Nhưng đến ngày 19/6 (tức là 20/6 giờ Việt Nam), Bob Kerrey vẫn im lặng.
Bức thư gửi Bob Kerrey
Trong bức thư DeCamp viết: “Jennifer (con gái của luật sư John DeCamp) từng là bạn của con ông, vẫn nghĩ ông là người tuyệt vời. Vì làm theo đề nghị của con tôi nên lá thư này chỉ được gửi duy nhất đến ông. Không có bản sao gửi cho người thứ hai, báo chí hay bất cứ nhân vật nào trên hành tinh này, trong vòng ít nhất năm ngày kể từ khi nó được gửi đến ông. Ông có cơ hội xem xét thật kỹ lưỡng và quyết định việc ông có thương lượng trực tiếp với tôi hay không về vụ việc. Thư này đề nghị ông và những người dưới quyền ông lúc bấy giờ bồi thường cho thân nhân còn sống sót của các nạn nhân bị giết ở Thạnh Phong.
Trước khi tôi viết tiếp, tôi xin trả lời những câu hỏi đang xuất hiện trong đầu của ông: (1) Vâng, tôi vừa ở Việt Nam 2 tuần. Trong thời gian đó, tôi có bỏ thời gian điều tra vụ việc; (2) Vâng, tôi đã ký kết với những thân nhân của 21 người bị giết, trong đó họ yêu cầu tôi đại diện cho họ; (3) Kèm theo bức thư này là bức ảnh tôi chụp cùng với một trong số thân nhân của họ; (4) Tôi tin rằng những điều tôi nói về vụ thảm sát Thạnh Phong dưới đây không lập lờ, không thổi phồng, cũng không sợ bị chứng minh là sai.
A- Đợt càn của các ông không được như ý kể từ khi gặp căn hầm thứ nhất, nơi một ông già, vợ ông ta cùng 3 đứa cháu ẩn trú. Vì thế các ông đã chọn cách giết người bằng dao để không gây ra tiếng động, nhằm đảm bảo an ninh. Không có ai trong số những người đó có trang bị vũ khí, cũng không có bắn trả hay bất cứ hành động nào đe dọa làm nguy hại đến ông.
B- Rõ ràng các ông không hề bị bắn dù trước hay sau khi giết người ở căn hầm thứ nhất. Các ông biết điều đó, tôi cũng biết điều đó và tôi chắc rằng ông trời cũng biết.
C- Đến căn hầm thứ hai, các ông gom các nạn nhân lại rồi hành hình tập thể. Trong số đó có ba phụ nữ mang thai gần sinh nở, một số trẻ em, người già. Tất cả đều không có vũ khí, không chống trả, không có hành động gì đe dọa hay biểu hiện đe dọa đến sự an nguy của ông.
D- Tôi có trong tay danh sách từng cá nhân bị giết, trong đó có cả những phụ nữ mang thai nếu ông muốn tôi có thể cho ông xem.
E- Những cá nhân mà tôi đại diện đều còn sống và sẵn sàng chấp nhận kiểm tra nói dối để chứng minh những gì họ nói đều là sự thật, đặc biệt là bà Bùi Thị Lượm (đứa bé 12 tuổi bị bắn nhưng còn sống sót) và Phạm Thị Lãnh.
F- Đứa bé 12 tuổi còn sống sót nay sẵn sàng cho các ông xem vết thương nơi đầu gối của cô ta, hậu quả do các ông bắn.
Tôi tin rằng hậu quả chiến tranh là thứ yếu, cái chính là điều mà anh bạn Bob Kerrey của tôi thường nhắc đến “hàn gắn”. Và từ những điều nói ở trên tôi đưa ra đề nghị:
Bob Kerrey thông báo chính thức đóng góp vào quỹ giúp những nạn nhân Thạnh Phong từ nguồn tài chính của bản thân và những người tham gia trong vụ thảm sát 2 triệu USD, để ít nhất có thể làm những việc sau đây: xây dựng đài tưởng niệm những nạn nhân (cả hai bên) ở Thạnh Phong; bồi thường cho những người còn sống sót ở Thạnh Phong; xây một ngôi trường, kéo lưới điện, trang bị những phương tiện truyền thông cho Thạnh Phong - ngôi làng nghèo nhất trong các ngôi làng nghèo; phát triển một số mô hình làm ăn, kinh doanh ở đây...
Tôi sẽ không làm gì trong vòng năm ngày như đã giao hẹn. Nếu tôi không nghe ông hoặc người đại diện của ông hồi âm, tôi sẽ gửi thư này đi và hành động như một luật sư đại diện cho nạn nhân".
"Công lý đòi hỏi nhiều hơn ở nước Mỹ"
Năm ngay sau khi lá thư được gửi đi, John DeCamp vẫn không nhận được phản hồi của Bob Kerrey. Ngày 17/6, Bob Kerrey còn tới một hội nghị ở Washington do một số Việt kiều tổ chức để trao tặng ông một "giải thưởng cộng đồng", tỏ lòng ủng hộ cựu thượng nghị sĩ Kerrey. Tại hội nghị này, Bob Kerrey lặp lại lời "xin lỗi vì cái chết của những người dân Việt Nam vô tội 32 năm trước", nhưng nhất quyết rằng ông và các binh lính dưới quyền không thực hiện việc giết hại thường dân (theo tờ Journal Star 18/6).
Chính vì vậy, John DeCamp đã gửi thư cho các Thượng nghị sĩ John McCain, Chuck Hagel, John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld. Trong đó có đính kèm theo bức thư do luật sư viết gửi Bob Kerrey.
Trong thư, luật sư John DeCamp nhấn mạnh: "Nếu cuộc điều tra của các ông đi đến kết luận: (1) Vụ thảm sát thật sự xảy ra, (2) Người kể sự thật là G. Klann và hai người phụ nữ Việt Nam, (3) Hành động của Bob Kerrey đã vi phạm công ước Genève, luật nhân quyền do Mỹ bày ra, khi đó và chỉ khi đó tôi sẽ đại diện thân chủ yêu cầu xin lỗi, bồi thường...
Theo lời Bob Kerrey kể cho các ngài Thượng nghị sĩ McCain, Hagel, Kerry, ông ta quả là người hùng, còn những người dân ở Thạnh Phong bị gán cho cái mác là kẻ nói dối, kẻ cơ hội. Nhưng tôi có thể chứng minh sự thật hoàn toàn ngược lại với những gì ông ta kể...
Những chứng nhân của vụ việc và những người phải chôn cất nạn nhân sau đó đều kể như nhau, dù đã 32 năm. Những câu chuyện lịch sử truyền miệng đó không phải mới được dựng lên vài tháng hay vài năm nay. Có thể xác định điều này dễ dàng. Những xác nghiệm bằng những phương tiện khoa học kỹ thuật nếu muốn tìm sự thật. Tôi gửi thư này trước khi tiến hành những bước kiện tụng tiếp theo giúp các nạn nhân. Một lần nữa, xin nhắc lại yêu cầu của tôi là mở một cuộc thẩm vấn đều tra theo luật, do các cơ quan chức năng tiến hành và giám sát về những gì đã xảy ra ở Thạnh Phong đêm 25/2/1969. Nếu tôi vẫn không nghe các ngài trả lời trong vòng ba tuần, một khoảng thời gian hợp lý, tôi sẽ xem như các ngài không quan tâm, tôi sẽ chính thức kiện.
Kerrey nói giờ đây ông ta đã thanh thản với những gì xảy ra đêm đó, nhưng đáng tiếc thay, những nạn nhân, con cái và cháu của những người bị giết thì không hoặc ít ra vẫn chưa thanh thản. Kerrey có huân chương. Còn họ có những nấm mồ. Công lý đòi hỏi nhiều hơn ở nước Mỹ".
Lê Hương Lan
Theo Bài đã xóa trên VnExpress
"
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/bao-ong-vnexpress-ang-xoa-dau-vet-toi.html
2.
Bộ Ngoại giao trả lời về việc ông Bob Kerrey đứng đầu ĐH Fulbright
(PLO)- Chiều nay 2-6, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, vấn đề gây nhiều ý kiến trái chiều của dư luận trong những ngày vừa qua này đã được đặt ra.
Theo đó, trả lời câu hỏi của báo chí về việc dư luận có ý kiến trái chiều xung quanh việc ông Bob Kerry làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright Việt Nam, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
Những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam đã trải qua chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được. Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết.
Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, văn hóa, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh.
Với tinh thần đó, chúng tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo đại học Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho nhân dân hai nước.
Việc bổ nhiệm ông Bob Kerrey - người từng tham gia vụ thảm sát năm 1969 tại Bến Tre - làm chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) đang gây nên những tranh luận trái chiều, gay gắt trong dư luận những ngày qua.
Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969 khiến nhiều phụ nữ và trẻ em thiệt mạng.
Vụ việc được giấu kín vì báo cáo của Kerrey và đồng đội chỉ nói “tiêu diệt 21 Việt Cộng” và phá hủy hai căn nhà. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.
|
VIẾT THỊNH
http://plo.vn/thoi-su/bo-ngoai-giao-tra-loi-ve-viec-ong-bob-kerrey-dung-dau-dh-fulbright-632391.html
1.
Trong bài viết gửi Zing.vn chiều 1/6, bà Tôn Nữ Thị Ninh tin rằng nếu tuyển công khai FUV có thể tìm được người phù hợp về chuyên môn, kinh nghiệm, và không bị mang tiếng.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, tòa soạn giữ quyền biên tập. Bà Ninh viết:
Thời sinh viên, tôi từng tham gia biểu tình ở Paris chống chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960-70. Mặt khác, luận án thạc sĩ của tôi là về nhà văn Mỹ William Faulkner.
Và trong gần 30 năm hoạt động đối ngoại, tôi đã xây dựng được những mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau và bạn bè với đông đảo người Mỹ thuộc nhiều thành phần, từ các nhà ngoại giao như Đại sứ Pete Peterson, những nhóm đã góp phần trực tiếp vào phong trào phản chiến như của John McAuliff và Sally Benson, đến những doanh nhân như Ernie Bower, những cựu chiến binh như Bobby Muller và Thomas Vallely (người mang chương trình Fulbright đến Việt Nam), hay báo chí như Murray Hiebert, giới học thuật nghiên cứu như Walter Isaacson.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh. Ảnh DW |
Do vậy, tôi không phải là người vì quá khứ mà “ghét” hay ác cảm với người Mỹ. Như hầu hết người Việt Nam, tôi sẵn sàng gạt quá khứ sang một bên để hướng tới tương lai cùng với nhân dân hai nước vì lợi ích chung.
Về phía Việt Nam, giáo dục là một lợi ích có ý nghĩa chiến lược. Do đó tôi ủng hộ và đã có mặt tại buổi trao giấy phép thành lập cho ĐH Fulbright Việt Nam ở TP HCM hôm 25/5. Và như mọi người, hy vọng rằng đây sẽ là một trường góp phần tạo động lực cho nền giáo dục đại học Việt Nam lành mạnh, chất lượng và hội nhập thế giới.
Tuy nhiên, khi biết rằng cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey được bổ nhiệm làm chủ tịch của Đại học mới, tôi vô cùng bàng hoàng và không thể hiểu nổi.
Ông Bob Kerrey là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969. Điều này không thể chối cãi và chính ông Kerrey cũng thừa nhận.
Có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều mức độ khác nhau, cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Nhưng một điều chắc chắn, sự việc đó là đủ để kết luận Bob Kerrey, nói theo cách nhẹ nhất, hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật đó. Vì rằng:
Việc ông hối hận về vai trò trong vụ thảm sát Thạnh Phong tôi không thể biết và chỉ có mình ông Kerrey biết. Không thể coi việc giữ vị trí lãnh đạo của đại học nhiều tham vọng như ĐH Fulbright là cách sửa sai cho những hành động trong quá khứ.
Tôi biết nhiều trường hợp cựu chiến binh Hoa Kỳ không trực tiếp dính tới các vụ thảm sát hiện sống trên lãnh thổ Việt Nam và góp phần ở các địa phương để giảm thiểu hậu quả chiến tranh như Chuck Searcy với dự án tháo gỡ bom mìn ở Quảng Trị, hay hàng năm về tận nơi để tìm kiếm sự tha thứ của những nạn nhân Mỹ Lai như Billy Kelly (dù không hề tham gia thảm sát nào).
Bob Kerrey quan niệm giữ vị trí lãnh đạo ĐH Fulbright góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên. Tuy nhiên, như ông đã trả lời Financial Times (Anh) cách đây 1-2 ngày, ông sẵn sàng từ chức, nếu sự tham gia của ông có thể tổn hại đến dự án.
Tôi nghĩ, không cần chần chừ hơn nữa, nếu ông rời vị trí ngay bây giờ như ông tuyên bố “sẵn sàng” thì cử chỉ đó là cử chỉ tự trọng và sẽ được người Việt Nam đánh giá cao. Thiết nghĩ, nhiều người Mỹ sẽ đồng tình với quyết định đó của ông.
Việc lựa chọn một người từng tham gia thảm sát ở Bến Tre năm 1969 làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam đang gây nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh Getty Image. |
Tôi biết rằng vài người liên quan trực tiếp đến dự án công khai khẳng định rằng Bob Kerrey là người “hoàn toàn phù hợp” để giữ vị trí lãnh đạo đó. Tôi xin hỏi, lẽ nào nước Mỹ không còn ai có thể vận động vốn cho trường ĐH Fulbright Việt Nam ngoài Bob Kerrey?
Nếu nhóm dự án thực hiện việc lựa chọn vị trí chủ tịch trường Fulbright Việt Nam với nhiều ứng viên một cách công khai, thì tôi tin chắc là đã có thể tìm được người phù hợp về mặt chuyên môn và kinh nghiệm, nhưng tên tuổi không bị mang tiếng như vị này. Sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright Việt Nam nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này. Những người bạn Mỹ mà tôi có trao đổi hai hôm nay cùng chia sẻ quan điểm như thế.
Nếu phía Mỹ khăng khăng giữ quyết định của mình, thì đối với tôi, không còn có thể coi đây là một dự án chung như nhóm sáng lập vẫn khẳng định. Vì rằng như trong một cuộc hôn nhân, hai bên cần phải lắng nghe, tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ của nhau.
Tôi tin rằng, sự điều chỉnh đó không những không ảnh hưởng đến quan hệ hai nước đang tiến triển tốt đẹp. Ngược lại, việc này sẽ đặt hợp tác Việt - Mỹ trong khuôn khổ ĐH Fulbright Việt Nam trên một nền tảng, khởi điểm bình đẳng, lành mạnh và vững bền.
Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey vừa được lựa chọn làm chủ tịch ĐH Fulbright ở Việt Nam. Ông từng là thượng nghị sĩ của bang Nebraska và là ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Mỹ năm 1992.
Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại uý hải quân và từng liên quan một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969. Mọi việc chỉ được hé lộ sau loạt bài điều tra của New York Times và chương trình truyền hình “60 Minutes II” nổi tiếng của đài CBS vào năm 2001.
Trong bài phỏng vấn với chương trình “60 Minutes II” của CBS, Kerrey nhận trách nhiệm về toàn bộ vụ việc dù nói rằng không trực tiếp giết người này
http://news.zing.vn/le-nao-nuoc-my-khong-con-ai-ngoai-bob-kerrey-post654209.html
19.
Trả lờiXóaBob Kerrey sẽ không từ chức chủ tịch ĐH Fulbright ở Việt Nam
Hoàng Anh | 08/06/2016 09:37