Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cường-để. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cường-để. Hiển thị tất cả bài đăng

02/11/2017

Đọc tham khảo: Ngô Đình Diệm (1901-1963) từ góc nhìn của một người Nam Bộ (bài Lê Nguyễn)

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật lịch sử Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, trên Giao Blog, từ lâu đã thấy góc nhìn của ông Nguyễn Đắc Xuân (Huế) phê phán phong trào "hoài Ngô". Xem lại ở đây (tháng 1 năm 2015).

Nguyễn Đắc Xuân viết:

13/10/2017

Anh em nhà họ Ngô tới thăm cụ Cường Để ở Tokyo, năm 1950

Năm 1950, hai anh em ông Ngô Đình Thục - Ngô Đình Diệm ở Tokyo trong khoảng một tuần. Các ông đã tới thăm nhà cách mạng Cường Để tại nhà riêng. Họ đã thi lễ trước Cường Để với tư cách là tôi thần của một bệ hạ.

Bức ảnh chụp lúc đó, lần đầu tiên chúng tôi đưa lên đây bản giản lược:

12/09/2017

Hướng đến kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt - Nhật (1973-2018): vẫn chưa xuôi nỗi buồn phim hợp tác hồi kỉ niệm 40 năm

5 năm trôi qua thật nhanh. Đấy mới đấy, mà đã sắp tới kỉ niệm tròn 45 năm quan hệ Việt - Nhật. Lần trước, năm 2013, là kỉ niệm tròn 40 năm (1973-2013).

Lúc ấy, có một bộ phim hợp tác hai bên là Người cộng sự (đã đi ở đây, tháng 8/2013).

04/09/2017

Cháu ngoại người Nhật của Trần Đông Phong từ Tokyo về thăm quê Thanh Chương !

Một người bạn, vì biết tôi đang đi loạt bài về chí sĩ Trần Đông Phong (1884-1908) của phong trào Đông Du, vừa mới gửi cho trong dịp nghỉ lễ một tài liệu dạng PDF. Tài liệu mang niên đại 2016, tức là rất mới.

Trong đó, có một chỗ nói về việc cụ Trần Đông Phong. Hóa ra cụ đã kịp có vợ và có con ở Nhật ! Khi cụ quyên sinh vào ngày cuối tháng 5 năm 1908 tại Tokyo, người bạn gái Nhật Bản đã mang thai (cụ không hề hay biết).

02/09/2017

Ngày quốc khánh Việt Nam 2017 trên đất Nhật Bản

Đầu tiên là xem cảnh thanh niên Việt Nam đang ở Nhật Bản mừng ngày quốc khánh. Một mâm cơm cúng Hồ Chủ tịch và Võ Đại tướng.

Sau đó là cảnh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo. Ở Đại sứ quán thì lại có hai kênh thông tin: tin từ phía đại sứ (cùng đại sứ quán), tin từ phía người Nhật có gắn bó với Việt Nam (ông Amma ở quê bác sĩ Asaba).

27/08/2017

Tình bạn giữa nhà văn Komatsu (Nhật Bản) và Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Giang

Komatsu (đọc là Kô-matsu) là nhà văn Nhật Bản có nhiều mối liên hệ với Nguyễn Ái Quốc hồi thập niên 1920.  Sau này, ông đã tới Việt Nam làm việc trong nhiều năm trước năm 1945, và là dịch giả đầu tiên của Nhật Bản chuyển dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Nhật.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Komatsu đã tới gặp Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch.

19/08/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : những trái sung chín dâng lên ban Phật

Những trái Ichi-jiku nho nhỏ xinh xinh gắn với những năm tháng làm điều tra điền dã dân tộc học dài hạn ở nông thôn Nhật Bản của tôi. Đó là những năm đầu thế kỉ 21. Chúng tôi tạm gọi Ichi-jiku là "sung Nhật Bản".

16/07/2017

Hình ảnh Nhật Bản trong trước tác của Phan Bội Châu thời kỳ ở Nhật (1905-1909)

Bài của một chuyên gia về phong trào Đông Du, là Nguyễn Tiến Lực.

Một người có điều kiện vào các tàng thư lớn nhặt từng trang bản thảo của Phan Bội Châu thì hẳn có cách viết hoàn toàn khác với những người chỉ viết qua nghiên cứu của người khác.

15/07/2017

Sách in thạch bản năm 1909 ở Tokyo, bởi nhóm Phan Bội Châu

Sách in thạch bản, đúng như tự thuật sau này của Phan Bội Châu. Kĩ thuật in thạch bản lúc đó rất thịnh hành ở Nhật.

Bản in năm 1909 này vẫn được lưu ở Bộ Ngoại giao Nhật. Được ghi rõ là "tái bản" ở trang cuối cùng.

Lúc ấy, Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo. Tình hình của Phan và các chí sĩ ở Tokyo rơi vào quẫn bách cùng cực. May mà có được sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của bác sĩ Asaba.

Các sách vở của Phan và nhóm chí sĩ Việt Nam ở Tokyo được in ra lúc đó là nhờ vào tiền ăn mày từ Asaba (chữ "ăn mày" là của Phan Bội Châu). Trần Đông Phong mất năm Mậu Thân (1908), loạt sách này in năm Kỉ Dậu (1909).

Văn nghệ Thứ Bảy : tới nghĩa trang ở Tokyo, viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Một cuộc viếng thăm qua mạng, nhờ hỗ trợ của các dịch vụ toàn cầu nhà google. Cũng là để hướng dẫn cho những bạn trẻ mới đến Tokyo mà muốn đến viếng mộ cụ Trần Đông Phong (1884-1908).

Về chí sĩ Trần Đông Phong thì đọc cụ thể ở đây (bài đã đăng vào cuối năm 2016).

Đích đến cuối cùng phải là trong phạm vi vòng tròn màu đỏ mà tôi đánh dấu ở hình dưới đây (chú ý số 1-4A; hình được cắt ra từ bản đồ nghĩa trang Zoshigaya ở Tokyo - bản cập nhật tới tháng 7 năm 2017):

02/05/2017

Đền Tiên Nga ở Hải Phòng, và phong trào Đông Du của "cụ tiến sỹ" Phan Bội Châu

Trong đền có một tấm ảnh thờ, dưới ghi là "cụ tiến sỹ Phan Bội Châu". Dĩ nhiên cụ Phan Bội Châu chưa từng đi thi tiến sĩ, bởi ngay sau khi đã có được danh (đạt được học vị Cử nhân, với thành tích đỗ đầu xứ Nghệ), thì cụ lập tức chính thức vào đường hoạt động cách mạng. Sau đó thì xuất du hải ngoại.

Như cụ thường tâm sự trong các cuốn tự truyện, thì người nước Nam rất chuộng danh, nên cụ phải cố gắng đạt được cái khoa bảng (dù mới là khoa bảng cấp cử nhân, và cũng phải hơn một lần mới đỗ), rồi sau đó mới có cái "uy" mà gia nhập tràng tranh đấu, có danh thì dễ tập hợp lực lượng.

20/10/2016

Dừng lại ở bến tàu ngày trước cụ Cường Để rời Nhật Bản, mới tìm ra manh mối đính chính cho bức ảnh cũ

Dự định suốt từ năm ngoái (ở đây, tháng 1/2015), về việc sẽ đưa ra chứng cớ cho việc đính chính bức ảnh chụp chung 2 người đàn ông (lâu nay được xem là Cường Để và Phan Bội Châu).

Bức ảnh sau:

Tới khu vực bến tàu ở miền Tây nước Nhật nơi mà cụ Cường Để xuất phát để vào Thượng Hải

Đọc tư liêu gốc thì thấy nhắc đến các địa danh MoriShimo-ga-seki (hay Shimo-no-seki). Đó là tên của các bến tàu biển ngày trước, hồi đầu thế kỉ XX, cụ Cường Để đã bí mật tới, rồi khai là người Quảng Đông để từ đó mà về được Thượng Hải. Đi trốn mật thám.

Đại khái các cụ Đông Du hay khai mình là người Quảng Đông hay Quảng Tây. Nhiều khi được chính phủ Trung Hoa cấp học bổng cho học ở các trường hồi đó. Nhiều cụ sau khi Đông Du tan rã thì về Trung Hoa đại lục làm việc, ở đó luôn.

17/10/2016

Bản lưu năm 2016 cho trang web lập năm 2003

Từ năm 2003 đến nay, trang web này giữ nguyên trạng, hầu như chỉ lưu, không cập nhật.

Tôi đã lưu riêng nó từ năm 2004 rồi. Nhưng lần đầu tiên lưu với tính chất "công" ở đây. Nhân lúc đang viết (viết lại) về chuyện của hai ông.

10/10/2016

Nguyễn Ái Quốc với Nhật Bản (bài Nguyễn Quốc Hùng)

Về cùng chủ đề, blog này đã đưa một ít tư liệu, ở đây (năm 1923) hoặc ở đây (năm 1966).

Cụ thể hơn, trong cái nhìn về phong trào Đông Du, với những tư liệu mới phát hiện gần đây, sắp tới sẽ công bố một bài riêng.

30/09/2016

Ra phố, là đường tàu, và ống nhả khói vào nền trời

Ngồi trông vườn trong những ngày trời xanh căng nắng (ở đây). Rồi cất bước, đi ra phố.

Phố phường, nhà cửa. Mưa ủ dột tứ bề.

Nền trời chuyển sang u ám. Đường đi lối lại nhòe nhoẹt nước.

23/06/2016

Ngục trung thư (Phan Bội Châu, 1913)

Cụ Phan viết năm 1913 tại nhà tù ở Trung Quốc. Sau đã xuất bản ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Năm 1937, ông Đào Trinh Nhất dịch ra tiếng Việt và cho xuất bản. Bây giờ, nhiều sách của ông Đào bị/được ông Nguyễn Q.Thắng đem ra xuất bản lại, rồi tự dưng viết luôn tên tác giả "Nguyễn Q.Thắng" lên trên cùng. Rõ là có khá nhiều tay bợm sách, bây giờ, sống khỏe, nhà xuất bản thì cũng vào hùa. Đạo đức xuất bản xuống mức thấp nhất, thua xa thời Pháp thuộc.

Nhìn sách do Nguyễn Q.Thắng xuất bản lại mà giận. Phải đọc lại bản gốc năm 1937 và nguyên bản Hán văn.

19/01/2015

Kỉ niệm 110 năm phong trào Đông Du : như loài hoa Lan Quân Tử (bài Tôn Thất Phương, 2001)

Kinh nghiệm của Tôn Thất Phương được nhận từ thầy giáo hướng dẫn là người Nhật Bản : "Khi đi interview người Nhật, phải cẩn thận. Phần lớn người Nhật có tính xấu là đối với người Âu Mỹ thì riu ríu hỏi gì nói đó, còn đối với người xứ khác thì nói láo trắng trợn 1 cách thản nhiên".