Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải-Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải-Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

02/10/2017

Ngoại cảm tìm di cốt, và một tư liệu đương thời về Nguyễn Đức Cảnh

Nhà ngoại cảm đã tìm được di cốt của chí sĩ cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, và phía chính quyền địa phương đã lập đền thờ tại vị trí tìm được đó. Đã đi cụ thể mấy năm trước, ở đây (tháng 11 năm 2013), hay ở đây. Nhiều bài báo gần đây đã bị phi tang hoàn toàn (bị chủ động xóa bỏ toàn bộ).

Bây giờ là một tư liệu cũ về cái chết của cụ Cảnh. Tư liệu đương thời. Tựa như hoàn toàn khác với thông tin chính thức hiện nay.

08/09/2017

Gặp nhau trên phố Tăng Bạt Hổ, bàn về Đông Du và nhân vật Lý Tuệ

Người ở quê cụ Lý Tuệ từ Hải Phòng lên. Đó là làng Cấm, tên chữ là Gia Viên (tức vườn dừa), nay thuộc quận Ngô Quyền thành phố cảng.

Không hẹn mà gặp, là cuộc gặp đầu tiên để họp bàn về Đông Du trong gắn bó với cụ Lý Tuệ, của chúng tôi, lại chính là trên phố Tăng Bạt Hổ.

17/07/2017

Bộ tượng mới về 7 vị vua Mạc sau năm 1592

Bộ tượng này đã được hoàn thành năm 2012. Gồm 2 vị cuối thời kì Thăng Long - Dương Kinh, và 5 vị thời kì Cao Bằng. Đây là 7 vị chưa từng được thờ ở đâu.

5 vị vua thời kì Thăng Long - Dương Kinh thì hiện được thờ với tượng (5 vị với 5 tượng) trong Khu Tưởng niệm Vương triều Mạc ở Hải Phòng.

Cộng cả 2 thời kì, là 5 vị với 7 vị, tức 12 vị vua Mạc.

10/05/2017

Minh Thệ ở Hải Phòng 2017 : ​Hội thề không tham nhũng thành di sản quốc gia

Về hội cắt máu ăn thề này, mình công bố bài viết học thuật chính thức năm 2012 (khi tiện thì sẽ cho bản chụp lên blog này), trước đó thì có những mẩu ngắn trên báo chí phổ thông. Bản rút gọn bằng tiếng Nhật và tiếng Trung thì đã đăng ở cuốn sách sau (in năm 2014). Bài năm 2012 thì được phía tạp chí đề nghị đổi tên (tên do tạp chí đưa ra), còn bản tiếng Nhật và tiếng Trung thì giữ nguyên tên ban đầu.

02/05/2017

Đền Tiên Nga ở Hải Phòng, và phong trào Đông Du của "cụ tiến sỹ" Phan Bội Châu

Trong đền có một tấm ảnh thờ, dưới ghi là "cụ tiến sỹ Phan Bội Châu". Dĩ nhiên cụ Phan Bội Châu chưa từng đi thi tiến sĩ, bởi ngay sau khi đã có được danh (đạt được học vị Cử nhân, với thành tích đỗ đầu xứ Nghệ), thì cụ lập tức chính thức vào đường hoạt động cách mạng. Sau đó thì xuất du hải ngoại.

Như cụ thường tâm sự trong các cuốn tự truyện, thì người nước Nam rất chuộng danh, nên cụ phải cố gắng đạt được cái khoa bảng (dù mới là khoa bảng cấp cử nhân, và cũng phải hơn một lần mới đỗ), rồi sau đó mới có cái "uy" mà gia nhập tràng tranh đấu, có danh thì dễ tập hợp lực lượng.

11/01/2017

Gái đất cảng Hải Phòng và mạng xã hội

Ít hôm trước, có dịp nói chuyện với một bà chị dâu trong họ. Quan hệ họ hàng rất xa, chắc phải bắn đại bác mới tới theo cách nói của dân gian. Vỡ lẽ bà chị là gái đất cảng. 

Lan man sang chuyện gái đất cảng.

30/07/2015

Liếc xéo Đồ Sơn 2015

Thời gian không cho phép, nên chỉ kịp liếc xéo Đồ Sơn mà thôi.

Từng nhiều lần nhìn Đồ Sơn từ xa. Chẳng hạn từ những mỏm cao các làng chài khu Cát Bà và Cát Ông, hoặc từ điểm nào đó trong không gian của vịnh Hạ Long. Cũng có thể là lướt qua trên đường ra Hạ Long bằng xe buyt.

Nhìn chung là mới chỉ nhìn từ xa hoặc liếc, hoặc lướt qua. Chưa thể gọi là biết.

02/05/2015

Tên đường ở Hải Phòng từ 2012, chính thức có tên vua Mạc

Về danh nhân thời Mạc, thì từ lâu đã thấy đường mang tên Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng.

Đến năm 2012, thì lần đầu tiên mới có đường Mạc Đăng Doanh và một số vị nữa.

Đồng thời, lại thấy luôn cả tên đường "Vũ Thị Ngọc Toàn". Riêng cái tên này, thì quả thực, còn chưa biết rõ (Toàn, Toản, hay gì nữa, là cần phải khảo cứu thêm). Nhưng thành phố thì đặt luôn tên rồi.

04/03/2015

Minh Thệ ở Hải Phòng và năm 2002, bây giờ kêu "chỉ toàn dân thề, quan không thề"

Mình phải nói luôn là: bản thân việc truy cứu lại cái năm 2002 là năm phục dựng lại lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (như từ tháng 3 năm 2012, VTV hay phát), thì, là do mình đưa ra. Bài báo phổ thông đầu tiên mình viết để khẳng định là in vào tháng 3 năm 2011.