Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn 36-phố-phường-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 36-phố-phường-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

14/04/2015

nhà Lợi Quyền trên phố Hàng Ngang

Hôm trước, đã bắn tin cho nhà Quảng Lợi trên phố Hàng Bông, nhân nói về Hà Nội của 90 năm trước (xem lại ở đây).

Hôm nay, thì giới thiệu về nhà Lợi Quyền trên phố Hàng Ngang. Nếu nhà Quảng Lợi chuyên về mũ, thì nhà Lợi Quyền nổi tiếng về lụa. 

22/03/2015

Cả họ nhà mình khôn : để đỡ vướng, ông cháu thằng Bờm phá tan hoang giàn mướp 28 năm trước

Trích đoạn từ phim thằng Bờm đã làm ngay sau Đổi Mới. 

"Thôi, cái đó bàn sau, ăn mừng cái đã". Ông Bờm đã chốt lại như vậy, sau khi cùng nhau phá tan giàn mướp.

Không thấy "vàng tâm", cũng chẳng thấy "mỡ" hay "bút chì" (văn bản của UBND thành phố Hà Nội)

Lời nguyền của cây chắc sẽ báo ứng trong thời gian tới (hôm nay là 22/3/2015, thì nội trong nửa tháng nữa, sẽ thấy). Báo ứng sẽ xảy ra, một khi chưa có bất cứ hành động thành khẩn nào. 

Bây giờ xem lại vài đoạn tư liệu gốc và chính thức (các tư liệu lưu sẵn tại đây, và đây, và đây).

20/12/2014

Hầu Thánh thời Tây trở lại Hà Nội (1950-1954)

Sau năm 1945, người Pháp không muốn mất quyền lợi tại Đông Dương, đã quay trở lại bằng súng đạn. Chính phủ VNDCH phải lên rừng, trường kì kháng chiến. Hà Nội lại trở thành thành thị của nước Pháp.

19/12/2014

Cây cầu Long Biên, và một Việt kiều trở về từ Paris

Ghi chú của mình cho bài báo dưới đây của Tuổi trẻ Thủ đô, rằng: lịch tổ chức được lùi xuống tháng 1 năm 2015. Bài báo chạy từ tháng 10 năm 2014, nên kế hoạch lúc ấy là vào tháng 12.

Người Việt kiều ấy là nữ, mình đã điểm ở entry nói về cuộc chiến giữa chiếc đinh và con thiên nga (xem lại ở đây ở đây).

27/06/2014

Món ngon Hà Nội : Phở bưng ở đầu phố Hàng Trống

Phở hiện là một trong những món Việt Nam đi vào được thế giới. Có lần sau cả hai ngày mê mẩn lần mò trong Bảo tàng Đại Anh ở Luân Đôn, làm chuyến cuốc bộ dọc theo bờ sông Thêm, chẳng hiểu thế nào, bỗng nhiên, trong cái lạnh hiu hiu ở xứ sương mù, mình lại thèm... có được một bát phở, mà phải là phở Bắc ! Đi một lúc, bỗng, lại ngẫu nhiên, thấy có hai người dáng Á châu, một người cầm cái chậu nhựa màu đỏ, và họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

Đại khái là cứ thấy có tiếng Việt, là sẽ tìm ra được mùi phở, dù ở bất cứ nơi đâu, trên trái đất này.

02/06/2014

Thanh gươm và đèn lồng Nhật Bản đã tới Hà Nội năm 1929, trong chiến lược liên minh với người Pháp

Đồng bệnh tương lân (cùng bị một bệnh thì thương cảm nhau), Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau. Người Nhật đang rất lo là Trung Quốc có thể vào ngay bước thứ 6 một cách bất thình lình, như không, bất cứ lúc nào, trong 6 bước đoạt ngôi soái ở châu Á.


Ảnh của Yamada, 1929, tại Hà Nội


Đèn lồng Nhật Bản

31/05/2014

Vào tiệm thịt chó Bào Hương trong khu phố mang tên "Nhật ký trong tù" thấy các ông Hoàng Tranh, Lê Xuân Đức, và Hoàng Tuấn Công

Nguyên tác chữ Hán (sẽ đưa bản chụp nguyên gốc và kiểm tra chữ sau):
芭鄉
過果德時吃鮮魚
過芭鄉時吃狗肉
可見一般迎解人
生活有峙也不俗

Phiên âm Hán Việt:
Bào Hương cẩu nhục
Quá Quả Đức thì ngật tiên ngư,
Quá Bào Hương thì ngật cẩu nhục;
Khả kiến nhất ban đệ giải nhân,
Sinh hoạt hữu thì dã bất tục.


Dịch ra tiếng Việt (của Đỗ Văn Hỷ):
Qua Quả Đức thì chén cá tươi,
Qua Bào Hương lại xơi thịt chó;
Cho hay bọn giải tù nhân này,
Cách sống đôi khi cũng sành đó.

05/04/2014

Hai quận Cầu Giấy và Ngã Tư Sở của Hà Nội trước năm 1945

Bản đồ cũ bị rách một chỗ (hình vết cháy gần ở khu vực giữa cái hình dưới đây). Đành sử dụng, cho đến khi tìm được một bản khác không có vết cháy.

Hà Nội từng chỉ là một thị xã.

1942, Hà Nội

22/02/2014

Cuộc chiến thông tin về cầu Long Biên : Tạm gọi là giữa chiếc đinh và con thiên nga

Một bên chủ kiến phá bỏ, còn bên kia là chủ kiến lưu giữ. Cùng cây cầu Long Biên, thì một bên coi như rác thải, một bên thì xem như di sản độc nhất vô nhị của Đại Việt thế kỉ XX.

phoi-canh-1531-1392880358.jpg
Nguyên chú: Đồ họa mô phỏng phương án di dời 9 nhịp cầu Long Biên cũ ra bãi sông Hồng phục vụ thăm quan du lịch (Ảnh: ĐL)

19/02/2014

Ý tưởng biến cầu Long Biên (tức cầu Paul Doumer trước đây) thành bảo tàng treo trên sông Hồng

Ý tưởng đó của Kiến trúc sư Nguyễn Nga - một Việt kiều Pháp hiện sinh sống tại Hà Nội - đã có từ nhiều năm trước. Tôi trực tiếp nghe từ khoảng giữa năm 2009. Sau đó, đã trực tiếp giúp chị ở một phần việc trong năm 2010 (Festival Cầu Long Biên 2010 “Cầu rồng kể chuyện nghìn năm” ). 

Bẵng cái, đã 4 năm trôi qua. Từ đó, Festival cầu Long Biên chưa được tổ chức mới (đến nay, mới có hai lần, vào năm 2009 và năm 2010).

Đại khái ý tưởng của chị Nguyễn Nga như sau (trích tư liệu cá nhân, bản quyền thuộc Nguyễn Nga):

27/01/2014

Mừng xuân mới 2014 ở tổ dân phố

Ông tổ trưởng tổ dân phố là con cháu của thổ ti người Tày. Tổ tiên đã nối đời hùng cứ một phương trời đất bắc hàng thế kỉ, quan hệ sâu sắc với Tây Tàu Nhật các loại. Bởi vậy, dù gì thì gì, cho đến tận bây giờ, ông vẫn làm việc rất có nguyên tắc, cứ theo đúng chỉ thị bên trên mà làm.

Nhiều năm nay, ông đã cho kẻ ở nhà hội họp của tổ dân phố hàng chữ như sau: