Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

12/07/2022

Tình hình làng chài Nam Ô và việc thờ phụng các công chúa Liễu Hạnh - Huyền Trân (sê-ri của Tuổi Trẻ, đến 2020-2021)

Về làng chài Nam Ô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), của các năm 2017-2018, lúc rất căng thẳng, trên Giao Blog thì đọc lại ở đây và ở đây.

Đại khái, hồi năm 2018 thì sự sống còn của làng chài Nam Ô đã tựa như bị định đoạt. Dự án du lịch phát triển và nuốt chửng đất và biển ở Nam Ô. Làng chài Nam Ô trước nguy cơ bị xóa sổ. Xem lại một ít hình ảnh sau:



 






Dưới đây là cập nhật đến năm 2020-2021.

Tháng 7 năm 2022,

Giao Blog



LOẠT BÀI CỦA TUỔI TRẺ


13.

'Sử gia' của làng Nam Ô

01/06/2021 17:55 GMT+7

TTO - Nam Ô, ngôi làng huyền sử bên chân sóng đang đứng trước vận hội lớn khi một dự án du lịch vắt ngang qua. Lo thời cuộc đổi thay, ông Đặng Dùng (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) vẫn miệt mài đi góp nhặt những câu chuyện để gìn giữ cho thế hệ sau.

Sử gia của làng Nam Ô - Ảnh 1.

Ông Đặng Dùng đi quanh làng Nam Ô mỗi ngày như một thói quen - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Mỗi góc làng một câu chuyện

"Tôi hay đi quanh làng mỗi chiều hít gió biển, cảm nhận sự thay da đổi thịt ở mảnh đất đặc biệt này"- ông Đặng Dùng người dân xứ biển Nam Ô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) vẫn giữ thói quen với nơi chôn nhau cắt rốn.

Dẫn chúng tôi băng ngang qua dãy hàng rào chắn quanh làng ra biển, ông Dùng cùng nhóm người cao tuổi chỉ tay về hướng đường Nguyễn Tất Thành nối quanh vịnh Đà Nẵng. 

Ở ngay cuối đường, nơi nhà đầu tư mới đây đặt tấm panô thông tin về dự án, ông Dùng đưa tay vẽ một vòng ôm, rồi ông đưa tấm ảnh ông cùng những nhà sử học chụp lại chỉ vào một vùng đậm.

 "Đây! Trước đây có một cái giếng vuông của người Chăm. Tất cả làng này có tới tám cái nhưng bây giờ chỉ còn bốn cái. Mấy nhà nghiên cứu văn hóa Chăm tới đây ai cũng bảo chẳng nơi nào có mật độ giếng cổ đông đúc như ở đây" - ông Dùng nói.

Trên dặm dài mở mang bờ cõi về phía nam của nước Đại Việt xưa, ải thiên hiểm Hải Vân chính là chướng ngại địa lý cao vút. Ngôi làng nằm dưới thiên hùng quan này là đất địa đầu trong hành trình người Việt xưa Nam tiến. 

Chính vậy mà ngôi làng cổ này chứa bao nhiêu câu chuyện hấp dẫn với cậu bé Dùng. Ngày thơ bé, ông thường theo ông ngoại đi chép chuyện truyền miệng của những người cao tuổi rành "chữ cũ" trong làng. 

"Cũng không ai biết tổ tiên làng này lập từ thế kỷ nào nhưng qua những di chỉ Chăm từ tháp Chăm Xuân Dương mới khai quật, cho đến giếng Chăm thành vuông đế lót gỗ mà đến bây giờ làng vẫn dùng tắm mát thì nhiều người bảo có sự kế thừa ngay lập tức thời người Chăm ở đây" - ông Dùng nói. 

Vì niềm tin sâu sắc về lịch sử làng như thế mà ông Dùng bắt đầu học chữ Hán - Nôm để đọc sách xưa. Hễ cứ tìm được cuốn sách nào nói về câu chuyện trong làng là ông lập tức đối chiếu. Rồi từ đó, như bao đứa con khách của ngôi làng ông trở thành "sử gia" của… làng. 

Và qua nhiều lần phối kiểm như thế trong ông hình thành niềm tin rằng những câu chuyện truyền miệng dẫu qua hàng chục đời vẫn có những "lý lịch" xác đáng. 

Như cái tên Nam Ô mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhiều người vẫn suy đoán Nam Ô là "cửa ngõ phía Nam của Châu Ô". Ông Dùng lật giở cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn đoạn ghi địa danh "Chân Sảng Tây thôn, giang niêm Hoa Ổ xã".

Theo ông Dùng tên xa xưa mà người Việt hay gọi là Hoa Ổ, nghĩa là cồn đất có nhiều hoa. Nhưng sau vì kỵ húy với hoàng triều nên đổi thành Nam Ổ. Ông Dùng cho rằng sau này người Pháp đặt chân đến đây, vì đọc không có dấu nên trong thư tín, sách vở đều ghi thành trại Nam Ô như tên gọi ngày nay. 

"Mấy ông bạn văn nhân hay tếu táo phong cho tôi là nhà "Nam Ô học". Tôi biết họ yêu quý mà gọi vậy chứ mình cũng chỉ là người đi vẽ tranh tường kiếm cơm. Cũng chỉ vì yêu làng mà ra" - ông Dùng bộc bạch.

Sử gia của làng Nam Ô - Ảnh 2.

Ông Dùng (đứng bên trái) đang trò chuyện với sinh viên Đại học Đà Nẵng trước miếu Âm Linh (Nam Ô) - Ảnh: TRẦN TUẤN

Thổi mãi ngọn gió huyền sử

Làng Nam Ô bây giờ đang đứng trước vận hội đổi thay khi gần đây được nhiều người biết đến. Ghềnh đá Nam Ô đầy rêu phủ, Mỏm Hạc với khu rừng cấm nguyên sinh được người dân bao đời gìn giữ cũng trở thành địa điểm "check in" của rất nhiều người khi ghé chân qua Đà Nẵng. 

Du khách nườm nợp kéo tới, những con đường làng lúc nào cũng đông vui như ngày hội. Nước mắm, cá tôm do người dân đánh bắt lên vì thế mà bán hết veo. Ông Dùng vẫn thế, chiều chiều đi quanh làng nhắc nhở du khách gìn giữ môi trường và chào hỏi những người mới kéo về đây buôn bán như một thói quen.

Ngọn gió du lịch cuối cùng cũng đã thổi đến với người dân miền biển Nam Ô sau nhiều chờ đợi. Người làng và ông Dùng đều tin vận mệnh đổi thay với ngôi làng cổ mà họ bao đời gìn giữ. Dẫu vậy trong ông vẫn chực chờ một nỗi lo "những người muôn năm cũ".

"Nam Ô đã có thể giữ lại biển, giữ lại di tích để phát triển du lịch cộng đồng. Lăng Ông, miếu Bà Liễu Hạnh còn đó nhưng còn quan trọng hơn nữa là phải duy trì được những giá trị văn hoá tinh thần miền biển được cha ông để lại thì mỗi thế hệ phải tự bồi đắp mới bền vững được" - ông Dùng bộc bạch. 

Chính vì thế, dù bận bịu mưu sinh, nhưng đêm đến ông vẫn cọc cạch gõ phím để tập hợp tất cả những câu chuyện xứ biển này. Lần giở những trang bản thảo, ông gạch đầu dòng gồm hai phần: "quá khứ" và "hiện tại".

 Quá khứ mà ông nói tới là những câu chuyện, điển tích về làng Nam Ô mà ông tìm tòi từ sách cổ để viết ra. Đó là chuyện giếng cổ, chuyện núi cấm rừng thiêng ở Mỏm Hạc, chuyện mộ Tiền Hiền Triệu Cơ… Còn phần hiện tại mà ông muốn nói tới chính là ngôn ngữ làng biển Nam Ô gồm những bài vè, bài khấn trong các lễ hội làng.

Sử gia của làng Nam Ô - Ảnh 3.

Ông Dùng tìm hiểu lịch sử có liên quan đến làng mình - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

"Tôi có mong ước là sẽ ra một tập sách như món ăn tinh thần với những du khách từ phương xa tới đây. Họ phải hiểu được những giá trị mà nhiều thế hệ người nơi đây vun đắp thì mới góp sức gìn giữ. Và cũng để sau này những ai yêu Nam Ô sẽ không mất nhiều thời gian như tôi mới hiểu hết ngôi làng đặc biệt này…" - ông Dùng nói, mắt nhìn xa xăm.

Nhà văn Hồ Trung Tú, tác giả cuốn sách Có 500 năm như thế, nhận xét hiếm thấy có ai yêu làng mình và tường rõ từng ngọn cây, ngọn cỏ như ông Đặng Dùng. Ông Dùng sẵn lòng bỏ dở công việc của mình để chỉ cặn kẽ cho những người tha thiết muốn tìm hiểu về làng Nam Ô. 

"Với Nam Ô, ông Dùng như rút cả ruột gan và sẵn lòng kể tất cả những gì ông biết" - nhà văn Hồ Trung Tú nhận xét.

Trường Trung

https://tuoitre.vn/su-gia-cua-lang-nam-o-20210529152831873.htm


12.

Nghề làm nước mắm Nam Ô, lễ Nguyên tiêu người Hoa Chợ Lớn đón bằng di sản

05/07/2020 14:34 GMT+7

TTO - UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) hôm qua 4-7 đã tổ chức lễ vinh danh và đón nhận bằng của Bộ VH-TT&DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô.

Nghề làm nước mắm Nam Ô, lễ Nguyên tiêu người Hoa Chợ Lớn đón bằng di sản - Ảnh 1.

Học sinh quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, tìm hiểu về nghề làm nước mắm truyền thống Nam Ô - Ảnh: TẤN LỰC

Ông Nguyễn Đăng Huy, chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết làng nghề nước mắm Nam Ô với lịch sử 400 năm đã trải qua nhiều thăng trầm, cạnh tranh gay gắt trên thị trường.

Từng có thời điểm làng nghề tưởng chừng bị quên lãng, thất bại, nhưng với truyền thống làng nghề, tình yêu dành cho nước mắm và sự cố gắng của các nghệ nhân nên đến năm 2004 làng nghề đã được khôi phục và dần phát triển.

Đến nay làng nghề đã có 92 hộ làm nước mắm, trong đó có 54 hộ tham gia hội làng nghề, 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, 3 hợp tác xã và 1 doanh nghiệp.

Nước mắm Nam Ô đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp logo, nhãn hiệu tập thể. Hiện nghề làm nước mắm tạo thu nhập bền vững cho hàng trăm lao động địa phương.

Sản phẩm nước mắm Nam Ô cũng vượt ra khỏi địa bàn Đà Nẵng để đến với người tiêu dùng khắp nơi, kể cả ra nước ngoài.

Dịp này, UBND quận Liên Chiểu cũng công bố đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô với kinh phí đầu tư hơn 46 tỉ đồng.

Quận 5 tái hiện lễ hội Nguyên tiêu đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể

dieu_hanh_tren_duong_2 4(read-only)

Một đoạn diễu hành của chương trình nghệ thuật đường phố trong lễ hội Nguyên tiêu Q.5 - Ảnh: L.ĐIỀN

Chương trình đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể "Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu của người Hoa Q.5, TP.HCM" sẽ diễn ra vào chiều 5-7, với nhiều nội dung diễn ra xung quanh khu vực Trung tâm văn hóa Q.5.

Như tái hiện một phần lễ hội Nguyên tiêu truyền thống, chương trình bắt đầu từ 14h với nghi thức dâng hoa báo công tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, và lễ diễu hành đường phố lên đến hơn 600 diễn viên từ các đoàn nghệ thuật, các đoàn lân, sư, rồng...

Chương trình đón nhận bằng di sản sẽ diễn ra lúc 18h tại Trung tâm văn hóa Q.5, với các tiết mục: biểu diễn nghệ thuật "Nguyên tiêu thịnh hội", chiếu phim tư liệu về lễ hội Nguyên tiêu Q.5 qua 30 năm (1990 - 2020), chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các cộng đồng người Hoa, triển lãm xe hoa đăng, tranh thủy mặc, thư pháp, đố đèn...

Dịp này, một triển lãm tranh thủy mặc chủ đề "Hoa điểu nghinh xuân" do CLB mỹ thuật, CLB nhiếp ảnh (Trung tâm văn hóa Q.5) và chi hội mỹ thuật Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP.HCM thực hiện, với 40 tác phẩm về hoa, chim và quê hương đất nước, nét đẹp các dân tộc, diễn ra từ ngày 3 đến ngày 12-7 tại Trung tâm văn hóa Q5; đồng thời lúc 18h ngày 5-7 tại đây sẽ có chương trình tặng chữ thư pháp do các họa sĩ của CLB thư pháp Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP.HCM thực hiện.

Ban tổ chức cũng phát hành tập sách Lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở Q.5 với các phiên bản tiếng Việt và tiếng Hoa.

Tấn Lực - Lam Điền

https://tuoitre.vn/nghe-lam-nuoc-mam-nam-o-le-nguyen-tieu-nguoi-hoa-cho-lon-don-bang-di-san-20200705101129206.htm



11.

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta

01/01/2020 09:22 GMT+7

TTO - Dù Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô theo hướng giảm diện tích nhưng người dân làng Nam Ô vẫn phản đối việc giao sân vận động Nguyễn Văn Trỗi rộng 7.000m2 cho doanh nghiệp.

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 1.

Hiện sân vận động Nguyễn Văn Trỗi đã được chủ đầu tư là Công ty CP Trung Thủy lập tường rào bao quanh - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 1-1, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đăng Huy - chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng - cho biết quy hoạch sau điều chỉnh đã lấy lại rất nhiều diện tích đất từ dự án phục vụ công cộng và sinh hoạt người dân.

Sẽ tuyên truyền, vận động người dân phối hợp

Về khu đất sân vận động Nguyễn Văn Trỗi trước đã nằm trong quy hoạch cũ và tiếp tục tồn tại trong quy hoạch mới nên sắp tới chính quyền sẽ phối hợp tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và chấp hành.

Hiện tiến độ dự án đã kéo dài quá lâu, cần tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thi công.

Trước đó, chiều 31-12, UBND phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu tổ chức buổi họp dân làng Nam Ô để thông tin các nội dung liên quan đến quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô và khu dân cư phía Tây.

Buổi họp được tổ chức sau khi người dân Nam Ô phản ứng về việc chủ đầu tư Khu du lịch sinh thái Nam Ô là Công ty CP Trung Thủy tổ chức thi công tường bao dự án, bao gồm khu vực sân vận động Nguyễn Văn Trỗi.

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 2.

Chủ đầu tư đã triển khai xây dựng tường bao dự án - Ảnh: TẤN LỰC

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 3.

Xe múc san gạt sau miếu thờ bà Liễu Hạnh chiều 31-12 - Ảnh: TẤN LỰC

Theo đại diện Viện Quy hoạch xây dựng TP Đà Nẵng, dự án vừa được chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết tháng 11-2019. Theo đó, tổng diện tích dự án giảm từ 366.679m2 xuống còn 249.909 m2. Nhiều khu vực thuộc dự án trước đây đã được loại ra ngoài như vùng ghềnh Nam Ô.

Một số thay đổi như thu hồi vệt đất rộng 50m kẹp đường Nguyễn Tất Thành làm công viên, quảng trường biển. Thu hồi bãi cát vùng dự án để phục vụ công cộng, mở đường giao thông rộng 5,5m chạy dọc làng.

Đưa lăng Ngư Ông và miếu bà Liễu Hạnh ra khỏi dự án. Mở 5 lối xuống biển cho người dân. Cải tạo, chỉnh trang hạ tầng khu dân cư phía Tây.

Tuy nhiên, nhiều người dân phản ảnh việc thi công tuyến đường 5,5m nhiều chỗ lồi lõm, không đạt chiều rộng 5,5m. Đồng thời kịch liệt phản đối việc giao sân vận động Nguyễn Văn Trỗi rộng hơn 7.000m2 gần ghềnh đá Nam Ô cho chủ đầu tư. Không chấp nhận phương án hoán đổi sân vận động tại vị trí khác.

Sân vận động là "tài sản chung"

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 4.

Khu vực sân vận động bị đào bới, rào chắn trước nhà dân - Ảnh: TẤN LỰC

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 5.

Người dân phản ảnh tuyến đường 5,5m kẹp dự án thi công lồi lõm, nhiều đoạn không đủ chiều rộng 5,5 m - Ảnh: TẤN LỰC

Theo tổ trưởng tổ 54, hiện chủ đầu tư đã xây dựng tường rào xung quanh sân vận động. Sân vận động này là đất đai của nhiều thế hệ người dân Nam Ô vun đắp, gánh gồng bồi lên từ cát biển mà thành hình. Do đó, sân vận động là tài sản thuộc về người dân làng Nam Ô, không thể giao cho chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, một số ý kiến bày tỏ lo ngại một khi dự án quy mô lớn đi vào triển khai sẽ xáo trộn toàn bộ đời sống sinh hoạt cư dân làng biển Nam Ô. Tác động tiêu cực tới hàng trăm hộ dân sinh sống bằng nghề biển từ lâu đời.

Ông Lê Sự (82 tuổi) cho biết gia đình nhiều đời sống bằng nghề biển. Nay dự án triển khai ông rất lo ngại tới việc làm ăn sinh kế.

"Công trình này thay đổi nếp sống truyền thống hàng trăm năm nay của làng Nam Ô, do đó cần được thực hiện từng bước, tính toán hết sức kỹ lưỡng" - ông Sự nói.

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 6.

Khu vực ghềnh Nam Ô đã được đưa ra khỏi ranh giới dự án - Ảnh: TẤN LỰC

Điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô: giảm hơn 10 hecta - Ảnh 7.

Tàu thuyền của ngư dân tại ghềnh Nam Ô, hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân làng Nam Ô sinh sống bằng nghề biển - Ảnh: TẤN LỰC

Người phản đối chỉ là số ít?

Theo đại diện Công ty CP Trung Thủy, việc thi công rào chắn sân vận động Nguyễn Văn Trỗi nằm trong diện tích dự án sau điều chỉnh quy hoạch. Do đó, doanh nghiệp sẽ phối hợp chính quyền tuyên truyền cho người dân biết.

Đồng thời việc thu hồi sân vận động này đã được hoán đổi bằng việc đầu tư một sân vận động khác thay thế. Theo đơn vị này, số người phản đối dự án lấy sân vận động chỉ là số ít có quyền lợi trực tiếp từ đây như người kinh doanh giữ xe, không phải số nhiều.

Về phản ảnh thi công tuyến đường 5,5m, đại diện chủ đầu tư cho biết đã chấp nhận bỏ ra vệt đất rộng 1,5m để bổ sung làm tuyến đường dọc làng. Tuy nhiên một số chỗ không đủ diện tích 5,5m là do một số nhà dân cơi nới ra phía ngoài chứ không phải do lỗi chủ đầu tư.

https://tuoitre.vn/dieu-chinh-quy-hoach-khu-du-lich-sinh-thai-nam-o-giam-hon-10-hecta-20191231174958364.htm


10.

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

04/09/2019 14:26 GMT+7

TTO - Nghề làm nước mắm Nam Ô ở Đà Nẵng là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước vừa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 1.

Ông Trần Ngọc Vinh, chủ tịch Hội Làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô, bên mẻ mắm sắp đến ngày thu hoạch - Ảnh: TẤN LỰC

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa công bố đưa Nghề làm nước mắm Nam Ô ở Đà Nẵng, vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng nước mắm Nam Ô được hình thành trên 400 năm. Đây là một trong số ít làng nghề nước mắm truyền thống còn tồn tại trên cả nước.

Nước mắm Nam Ô vang danh gần xa bởi vị mặn mòi của vùng biển miền Trung với bí quyết làm nước mắm 3 cá 1 muối riêng biệt.

Hiện có hơn 100 hộ dân gắn bó với nghề làm nước mắm Nam Ô. Mỗi năm làng nghề này cung cấp cho thị thường trong và ngoài nước hơn 50 nghìn lít nước mắm.

Một trong những nét đặc trưng của mắm Nam Ô là cách làm mắm hoàn toàn thủ công và nước mắm làm ra được ủ ròng trong một năm để tinh chế ra loại mắm ngon nhất.

Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 2.

Sản phẩm nước mắm Nam Ô nay đã có thương hiệu, đầu ra ổn định - Ảnh: TẤN LỰC

Với nước mắm Nam Ô truyền thống, nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là từ cá cơm than được ngư dân đánh bắt vào đầu tháng ba âm lịch.

Thời điểm này cá cơm tích hợp được nhiều đạm nhất, người làm mắm sẽ chọn ra những con có kích thước vừa. Cá thường không được rửa bằng nước ngọt để tránh cá nhanh thối, mất ngon.

Cá được muối trong những chiếc chum gỗ mít, chèn một lớp sạn ở đáy chum. Mỗi một chum muối từ 200- 300 kg cá, sau một năm cho thành phẩm khoảng 100-150 lít nước mắm nhĩ.

Theo quy định, các sản phẩm được lựa chọn để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể phải đạt các tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Đoàn Nhạn

https://tuoitre.vn/nghe-lam-nuoc-mam-nam-o-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-20190904100224925.htm


9.

Ghềnh rêu đá Nam Ô hút bạn trẻ Đà Nẵng đến check-in

14/02/2019 13:04 GMT+7

TTO - Những ngày qua, nhiều bạn trẻ tại Đà Nẵng tìm về ghềnh đá Nam Ô để chụp ảnh cùng thảm rêu xanh mơn mởn vừa mọc lên.

Ghềnh rêu đá Nam Ô hút bạn trẻ Đà Nẵng đến check-in - Ảnh 1.

Những tảng đá phủ đầy rêu lộ ra trong nắng sớm - Ảnh: TẤN LỰC

 
 
 

Sau Tết là thời điểm những tảng rêu xanh mọc mơn mởn trên các ghềnh đá bãi biển Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Những ghềnh đá phủ rêu xanh mượt như nhung những năm gần đâytrở thành thương hiệu của làng biển, được nhiều người biết tới.

Xúng xính trong bộ đầm vàng tạo dáng trên ghềnh đá, Lâm Thúy Diễm, sinh viên Cao đẳng Y dược quê Gia Lai, cho biết lần đầu tiên cô biết đến nơi này nhờ bạn cùng lớp mách. "Khung cảnh còn hoang sơ, ghềnh đá vốn đã đẹp lại phủ rêu rất ăn ảnh", Diễm nói.

Nhiều lần ghé thăm ghềnh đá Nam Ô, Trần Thị Thanh Tiên, sinh viên Đại học Sư phạm Quy Nhơn, quê Đà Nẵng, tiết lộ ra Tết rêu mới bắt đầu mọc lác đác, phải vài tuần nữa mùa rêu mới rộ. Lúc đó cả bãi biển nhộm xanh màu rêu thích mắt.

Tiên kể cảm giác đi chân trần trên những bờ đá bên dưới là những thảm rêu mềm mịn như nhung rất khoái. "Biển Nam Ô cảnh rất đẹp, môi trường trong lành, hi vọng trong tương lai nơi này sẽ trở thành điểm du lịch, giúp tạo thu nhập cho người dân địa phương", cô nói.

Bà Đặng Thử (76 tuổi), một người dân có 13 năm kinh doanh lều bạt, nước uống và đồ nhắm tại bãi đá này, cho biết mùa rêu năm nào cũng có nguồn thu nhờ du khách, năm sau đông hơn năm trước.

Thời điểm ngắm rêu đẹp nhất vào lúc sáng sớm. Lúc này thủy triều rút, để lộ nhiều khối rêu lớn và dày đặc. Ánh sáng mặt trời sáng sớm cũng hỗ trợ tốt hơn cho việc chụp ảnh, giúp ảnh trong và rực rỡ hơn.

Ghềnh rêu đá Nam Ô hút bạn trẻ Đà Nẵng đến check-in - Ảnh 2.

Thảm rêu ánh vàng trong nắng sớm - Ảnh: TẤN LỰC

Ghềnh rêu đá Nam Ô hút bạn trẻ Đà Nẵng đến check-in - Ảnh 3.

Một góc ghềnh đá Nam Ô rêu phủ xanh mướt - Ảnh: TẤN LỰC

Ghềnh rêu đá Nam Ô hút bạn trẻ Đà Nẵng đến check-in - Ảnh 4.

Lê Nguyễn Yên Thường trên thảm rêu xanh mướt - Ảnh: TẤN LỰC

Tấn Lực

https://dulich.tuoitre.vn/ghenh-reu-da-nam-o-hut-ban-tre-da-nang-den-check-in-20190213135208559.htm


8.


Nam Ô - ngôi làng bên chân sóng

07/10/2018 14:58 GMT+7

TTO - Với nhiều người, làng biển Nam Ô (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) chỉ được biết đến gần đây sau những ồn ào xung quanh dự án du lịch sinh thái.

Nam Ô - ngôi làng bên chân sóng - Ảnh 1.

Bờ biển Nam Ô còn khá hoang sơ - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nhưng ngôi làng bên chân sóng này còn là một địa chỉ khám phá thú vị về du lịch, ẩm thực và lịch sử.

Cách trung tâm TP Đà Nẵng chỉ hơn 10km, chạy hết tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành sẽ gặp bãi cát trắng trải dài còn khá hoang sơ. Đây chính là làng biển Nam Ô. Con đường biển rộng thênh thang, lại chạy thẳng đường một nên việc đến với làng Nam Ô quá đỗi đơn giản.

Đến để được nghe chuyện xưa, tích cũ

Du khách có thể đi ôtô, xe máy và những người có thể lực, yêu thể thao có thể đạp xe túc tắc vừa đi vừa check in dọc theo bờ biển. 

Cuối đường Nguyễn Tất Thành là bãi tắm biển Nam Ô nằm sát bên vạt phi lao vi vút gió. Đã bước vào mùa mưa nên nếu du khách muốn tắm biển nơi đây phải chọn ngày nắng ráo để được hòa mình xuống biển và nghe tiếng gió lùa qua rặng phi lao.

Có lẽ sẽ hiếm làng biển nào như Nam Ô với "tuổi làng" gần 700 năm tuổi. Cũng vì lẽ đó mà khi đến làng cổ này, không gì thú vị hơn là được mục sở thị những di tích của làng, được nghe các bô lão kể tích xưa. Ngay trước bờ biển Nam Ô là lăng Ngư Ông. 

Đưa chúng tôi vào trong lăng Ngư Ông, ông Trần Ngọc Vinh, chủ tịch làng nghề nước mắm Nam Ô 2, nhẹ nhàng gỡ tấm vải đang che những hài cốt cá Ông mà dân làng còn lưu giữ, rồi cho biết nơi đây đang thờ 47 bộ xương cá Ông. 

Các bộ xương này được ngư dân chôn cất, trước khi di dời vào lăng từ năm 1848 đến nay và được cư dân làng thờ cúng trang nghiêm.

Theo các bậc cao niên của làng Nam Ô, lúc đầu lăng có kiến trúc như sườn gỗ, tường đá trát vôi vữa, mái lợp lá kè. Đến năm 1851, lăng được tôn tạo to đẹp hơn và là nơi cất giữ hài cốt cá Ông đã cải táng.

Đi theo con đường dẫn vào làng là miếu Bà Liễu Hạnh xây dựng năm 1602 gắn với tục thờ mẫu của cư dân Đại Việt trên vùng đất mới, được nhân dân làng Nam Ô lưu truyền nhiều đời. 

Một điểm dừng chân mà rất nhiều bạn trẻ chọn để check in phải kể đến là ghềnh đá Nam Ô. Nơi đây, vào mùa hè nước biển trong xanh, có thể nhìn thấy cá tôm bơi lội dưới những tảng đá rêu phong luôn là một điểm đến yêu thích. 

Cũng ngay trên ghềnh Nam Ô là cánh rừng thiêng - nơi lưu dấu điển tích công chúa Huyền Trân dừng chân vẫn còn được cư dân bảo tồn qua bao thế hệ. Đi sâu vào làng, du khách sẽ được khám phá không gian văn hóa với những giếng nước Chăm tọa lạc ngay giữa ngôi làng này.

Nam Ô - ngôi làng bên chân sóng - Ảnh 2.

Sáng sớm, cá tôm được ngư dân của làng đánh bắt về - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

...Và thưởng thức món biển

Với những du khách ưa khám phá ẩm thực, Nam Ô sẽ mang đến một "bữa tiệc" của hương vị biển. Ngay từ đầu làng, mùi mắm ruốc, nước mắm Nam Ô đã cồn cào ruột gan. 

Ngay trên bờ biển, cụ Phan Quỳnh, 80 tuổi, đang cần mẫn phơi những xô mắm ruốc đỏ au, cho biết vùng biển Nam Ô trù phú và mang đến những đặc sản mà ít nơi nào có được. Và mắm ruốc là một trong số đó.

"Ruốc ni mà về dầm với ớt, chấm miếng thịt heo luộc nóng hổi hay bẹo một tí bỏ vô nồi canh thì thấm đến tận xương" - cụ Quỳnh tâm sự. 

Nhưng kỳ thực Nam Ô nổi tiếng nhất vẫn là nước mắm, chẳng phải thế mà từ xưa đã có câu ca: Nước mắm Nam Ô/ Cá rô Xuân Thiều, hay Bữa ni nhớ bún Chợ Chùa - Nhớ mắm Nam Ô, nhớ cua làng Gành.

Rảo bộ trong ngôi làng biển này dường như hương thơm của mắm đã hòa quyện vào từng ngôi nhà, ngõ hẻm. Với những du khách thích trải nghiệm thì có thể đến đây để xắn tay áo thử làm mắm Nam Ô theo cư dân của làng. 

Lão ngư Trần Ngọc Vinh chia sẻ rằng mắm Nam Ô được làm từ cá cơm than tươi roi rói do chính cư dân làng đánh bắt về. 

Cá được đưa vào chum ủ với muối, không cần bỏ thêm thứ gì với công thức 10 cá, 3-4 muối, 2kg cá sẽ cho ra 1kg nước, muối trong vòng 12 tháng. Cái vị mặn mòi, thơm nồng, màu vàng nhĩ của mắm Nam Ô không lẫn vào đâu được.

Với những người thích thưởng thức những sản vật tươi rói của biển thì ngay buổi sáng tinh mơ, trên bờ biển Nam Ô, những chiếc ghe nhỏ của các ngư dân cập bờ mang theo những sản vật của biển. Việc mua bán diễn ra mau lẹ, phóng khoáng "rặt" kiểu ngư dân ăn to nói lớn, cứ bán theo mớ chỉ 50.000-70.000 đồng.

Sau một vòng du hí quanh làng Nam Ô, du khách có thể mua về những đặc sản của biển là bì cá hố khô, nục khô, cá cơm mờm hay chai nước mắm đậm đà để làm quà lưu dấu kỷ niệm của làng biển cổ Nam Ô. 

Khi đã quá trưa, bụng đói cồn cào, du khách có thể đi xuyên qua làng ra tới mép bờ sông Cu Đê để thưởng thức món đặc sản của vùng Nam Ô là gỏi cá trong cái mát lành thổi từ cửa sông.

Dấu ấn lịch sử

nam ô

Làng Nam Ô còn lưu dấu nhiều di tích xưa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Cách lăng Ngư Ông khoảng 300m về phía nam là mộ cá voi. Tương truyền cá voi sau khi bị lụy trôi dạt vào bờ sẽ được người dân mai táng, sau ba năm họ sẽ đưa hài cốt cá đến lăng để thờ cúng. Gần đó là dinh Cô Hồn.

Trong các trận chiến chống quân Pháp đánh vào cửa biển Đà Nẵng năm xưa, quân lính triều đình của hai đồn Nam Ô, Tấn biển Cu Đê và dân binh địa phương tử trận rất nhiều, nên triều đình đã sắc dụ cho các dân xã lập âm linh để tưởng nhớ tử sĩ trận vong. Thời vua Thành Thái đã sắc dụ cho các nơi lập Âm Hồn Đàn để tưởng vọng các tử sĩ đã bỏ mình trong biến cố thất thủ kinh đô năm 1885.

Đoàn Cường

https://dulich.tuoitre.vn/nam-o-ngoi-lang-ben-chan-song-20181007091813908.htm



7

Đà Nẵng rà soát lại toàn bộ dự án Nam Ô

10/04/2018 19:01 GMT+7

TTO - Việc rà soát trên tinh thần mở một lối xuống biển rộng để cho người dân sinh hoạt, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, đền miếu và nghiên cứu phục hồi làng nước mắm Nam Ô.

Đà Nẵng rà soát lại toàn bộ dự án Nam Ô - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì buổi họp báo - Ảnh: HỮU KHÁ

Chiều 10-4, ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết thông tin trên tại cuộc họp báo thường kỳ của UBND TP Đà Nẵng. 

Theo ông Thơ, đối với dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) của Công ty cổ phần Trung Thủy Đà Nẵng sau khi có sự phản ứng về việc chủ đầu tư bịt các lối xuống biển, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã họp và đi đến quyết định yêu cầu rà soát, điều chỉnh qui hoạch lại toàn bộ dự án này theo hướng hài hòa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai dự án nhưng phải đảm bảo quyền lợi của người dân sinh sống trong khu vực.

Ông Thơ cho biết, việc rà soát trên tinh thần mở một lối xuống biển rộng để cho người dân sinh hoạt, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, đền miếu và nghiên cứu phục hồi làng nước mắm Nam Ô. 

Ngoài ra, ranh giới giữa dự án và khu dân cư sẽ được thành phố đầu tư vốn để mở rộng để đảm bảo cảnh quan, điều kiện cho người dân đi lại, đồng thời sẽ cải tạo, chỉnh trang các kiệt trong khu dân cư Nam Ô thông thoáng để cho dân có điều kiện buôn bán hưởng lợi từ hoạt động du lịch. 

Hiện tất cả các việc trên thành phố đã làm việc chủ đầu tư và chủ đầu tư đã ủng hộ việc điều chỉnh dự án.

Liên quan đến việc nước thải bốc mùi hối thối đổ ra biển Đà Nẵng trong mấy ngày qua, ông Thơ cho biết, vì lượng mưa quá lớn trong khi hệ thống thu gom, xử lý nước thải quá tải nên chảy ra biển. 

"Không phải bây giờ chúng ta mới thấy  nước mưa chảy ra biển mang theo nước thải và mùi hôi. Tuy nhiên hiện nay do khu vực ven biển phát triển nóng, mật độ dân số tăng, lượng nhà cửa, công trình khách sạn quá nhiều dẫn đến một lượng nước sinh hoạt thải ra quá lớn cộng với việc trời mưa to nên hệ thống xử lý quá tải và nước tràn ào ào ra biển. Hiện nay thành phố đang đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại khu vực Mỹ An, Mỹ Khê để tách riêng nước thải đưa về trạm xử lý, còn nước mưa thì vẫn chảy ra biển" ông Thơ, nói.

Đối với việc di dời dân tại khu vực 2 nhà máy thép Dana - Ý và Dana - Úc (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), gây ô nhiễm, ông Thơ cho biết trước đây thành phố đã lên kế hoạch di dời dân tuy nhiên sau đó Ban Thường vụ Thành ủy thấy việc di dân phải bố trí quỹ đất tái định cư quá lớn nên quyết định di dời nhà máy.

"Do khu vực quanh nhà máy xảy ra tình trạng dân địa phương và một số đối tượng lợi dụng chủ trương đền bù nên ồ ạt tách thửa đất dẫn đến áp lực đền bù đất tái định cư. 

Vì vậy, thành phố quyết định di dời 2 nhà máy, còn việc cho hai nhà máy hoạt động thêm 6 tháng nữa là để họ giải quyết tồn đọng vật liệu, có thời thu xếp công ăn việc làm cho người lao động. Việc di dời nhà máy thì thành phố sẽ thương thảo để hỗ trợ, bồi thường một phần cho doanh nghiệp" ông Thơ cho biết.

Hữu Khá

https://tuoitre.vn/da-nang-ra-soat-lai-toan-bo-du-an-nam-o-20180410180734227.htm



6

Làng Nam Ô cần được đối xử cẩn trọng

07/04/2018 15:49 GMT+7

TTO - Dù lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lắng nghe trong việc giữ lại những di sản vật thể của văn hóa dân gian miền biển nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa phải là giải pháp căn cơ. Cần phải có hiểu biết về quá khứ để có kế hoạch bảo tồn chúng.

Làng Nam Ô cần được đối xử cẩn trọng - Ảnh 1.

Nhiều người dân Nam Ô lo lắng sau khi triển khai dự án du lịch họ sẽ không còn được sống với nghề biển nữa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Sự mất dần những làng chài ven biển trong quá trình đô thị hóa Đà Nẵng nên được các địa phương khác lấy làm bài học để tránh

Ông BÙI VĂN TIẾNG (chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng)

Khu du lịch nghỉ dưỡng ở làng Nam Ô khi triển khai sẽ tạo ra một diện mạo mới trước mắt, một phần ngôi làng đã mất đi để phục vụ cho bản đồ quy hoạch 36ha của dự án. Một góc làng Nam Ô nay đã biến đổi để nhường "đất sạch" cho nhà đầu tư.

Vị trí đặc biệt của Nam Ô

Những người nặng lòng với làng như nhà nghiên cứu Đặng Dùng lại cùng chung nỗi niềm thao thức với người dân phải ra đi.

"Với người dân ở đây, phải rời bỏ mảnh đất đã bao đời gắn bó là chuyện không vui. Cái lo sợ nhất bây giờ là những di sản chúng tôi gìn giữ bao đời qua nếu giao lại cho nhà đầu tư thì có bị lạm dụng hay không. Liệu họ có bỏ quên văn hóa, làm tổn thương di tích và khu rừng thiêng của làng?

Người dân vì cái chung mà tin tưởng giao hết cho thành phố, nếu chính quyền thành phố không bảo vệ được thì coi như cái hồn làng đã chết" - ông Dùng tâm tư.

Theo ông Dùng, nếu sau này khách có tới đây du lịch cũng đâu phải chỉ tới để ăn và ngủ. Du khách tới Nam Ô để thưởng thức phong cảnh hữu tình, không gian văn hóa làng biển...

Du lịch không thể nhờ mãi phong cảnh hiện hữu mà thiên nhiên ban tặng. Mà đó còn là bài toán cho di tích, không gian văn hóa, tín ngưỡng.

Theo nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú, rất hiếm có ngôi làng nào trên đất nước có vị trí đặc biệt như Nam Ô. Bởi trên con đường thiên lý Bắc - Nam qua các vùng đất đều có biến đổi, duy chỉ có điểm Nam Ô thì hầu như đều là trạm dịch qua các thời kỳ.

Theo ông Tú, nếu người xưa đi bằng thuyền thì Nam Ô với vị trí cửa sông, cửa biển là một địa điểm mà họ chọn dừng trạm. Điều này được chứng minh bằng mô tác các trạm quốc gia trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn về con đường thủy này.

"Giả như tiền nhân có vương vãi bụi trần trên dọc đường bôn ba thì 1.000 năm qua chẳng phải đã phủ một lớp bụi mờ rất dày lên vùng đất này hay sao? Những thứ nằm dưới lòng đất thì chúng ta chưa biết, do vậy những thứ hữu hình cần phải được đối xử cẩn trọng" - ông Tú nói.

Ông Tú đề xuất nhân cơ hội này TP Đà Nẵng nên có một nghiên cứu tổng thể để đánh giá hết được - mất về làng Nam Ô để khi triển khai khu du lịch, hài hòa lợi ích giữa dân và nhà đầu tư.

Nên có làng chài, có ngư dân

Ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, cho rằng sự mất đi của những làng chài ở thành phố này chính là điều đáng tiếc của quy hoạch đô thị.

Hơn 20 năm đô thị hóa, Đà Nẵng đang ngày càng mất đi các làng chài (như làng chài Đông Hải, làng chài Nam Thọ - từng nổi danh là nơi đầu tiên sáng tạo thuyền nan ở Đông Dương, làng chài Xuân Hà...) đồng thời giảm đáng kể số lượng cư dân ngư nghiệp bản địa.

Theo ông Tiếng, khó có thể bảo tồn văn hóa dân gian miền biển trên một địa bàn không có cư dân ngư nghiệp bản địa.

"Một khi các làng chài dần mất đi sẽ kéo theo quy mô cộng đồng cư dân ngư nghiệp teo tóp. Những di sản vật thể của văn hóa dân gian miền biển vì lý do gì đó tách khỏi cộng đồng cư dân ngư nghiệp sẽ trở nên lạc lõng giữa không gian xa lạ.

Đó là điều ai cũng dễ nhìn thấy trong lễ hội cầu ngư tại Nam Ô vừa được tổ chức rằm tháng 2 vừa qua" - ông Tiếng nói.

Theo ông Tiếng, vấn đề quan trọng là giữ lại làng chài với những cư dân làm nghề biển chứ không chỉ là giữ lại những đền miếu thờ Cá Ông, giếng cổ... mặc dù được như thế đã là đáng quý.

"Có thể thấy quy hoạch ở thành phố hiện nay chỗ nào cũng "biển một bên và đường một bên". Nhưng họ không thấy rằng sẽ hấp dẫn hơn, gợi

cảm hơn khi dọc đường biển cứ thoắt ẩn thoắt hiện, lúc gần lúc xa những cánh rừng, những công viên và làng chài... Tiếc là cảnh quan này đã mất hẳn để từng nhường chỗ cho những khu nghỉ dưỡng ven biển.

Sự mất dần những làng chài ven biển trong quá trình đô thị hóa Đà Nẵng nên được các địa phương khác lấy làm bài học để tránh" - ông Tiếng lưu ý.

Ông Tiếng cho rằng dù lãnh đạo TP Đà Nẵng đã lắng nghe trong việc giữ lại những di sản vật thể của văn hóa dân gian miền biển như đền miếu thờ Cá Ông, giếng cổ... nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa phải là giải pháp căn cơ.

Cần phải có hiểu biết về quá khứ để có kế hoạch bảo tồn chúng.

4-4 hs nam o -ky 5- phia truoc mot ngoi lang- anh 1 (1) 3(read-only)

Làng Nam Ô đã giải tỏa một phần để nhường cho dự án du lịch - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Chỉ đạo của chính quyền Đà Nẵng

Ông Nguyễn Thành Tiến, phó chánh văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết tại buổi làm việc ngày 29-3, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã giao Sở Xây dựng TP Đà Nẵng chủ trì rà soát, điều chỉnh quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô.

Trong đó, tập trung các nội dung: giữ nguyên hiện trạng, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử tại khu vực này; đề xuất phương án bảo tồn làng nghề, các yếu tố văn hóa và lịch sử khu vực này; xác định khu vực bãi tắm công cộng.

Ngoài ra, tổ chức khảo sát, đánh giá hạ tầng khu dân cư chỉnh trang và đề xuất phương án cải tạo giao thông, lối xuống biển. Thời gian hoàn thành và dự thảo báo cáo UBND TP trong tháng 4-2018.

Ông Nguyễn Nho Trung, phó chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, cho biết đã giao Ban kinh tế - ngân sách, Ban đô thị của HĐND TP giám sát các vấn đề về quy hoạch, thủ tục liên quan.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam ÔNỗi âu lo của làng cổ Nam Ô

TTO - Theo tài liệu mà phóng viên Tuổi Trẻ có được, năm 2010, khi chính quyền Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô đã có ý định "bứng" một số di tích của làng biển Nam Ô.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam ÔHai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô

TTO - Ngoài nghề pháo vang bóng một thời, người ta cho rằng chỉ đất đai, khí trời Nam Ô hợp mới với việc làm mắm. Mắm chính là tinh túy của vùng đất này.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốcChuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốc

TTO - Người của làng kể trong trận Mậu Thân 1968, lúc giao tranh Mỹ đã thả nhiều quả bom xuống khu vực này nhưng không quả nào phát nổ. Dân bảo đó là nhờ dân làng thờ hai chữ Tổ quốc thiêng liêng...

Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sauChuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau

TTO - Những ngày qua, làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) trở thành tâm điểm chú ý của dư luận vì câu chuyện dân giành đất ra biển với nhà đầu tư dự án du lịch. Đây là ngôi làng cổ xưa nhất nhì của người Việt xứ Đàng Trong.

https://tuoitre.vn/lang-nam-o-can-duoc-doi-xu-can-trong-20180407104213857.htm


5.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô

06/04/2018 13:58 GMT+7

TTO - Theo tài liệu mà phóng viên Tuổi Trẻ có được, năm 2010, khi chính quyền Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô đã có ý định "bứng" một số di tích của làng biển Nam Ô.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô - Ảnh 1.

Quyết định quy hoạch Nam Ô năm 2010 của UBND TP Đà Nẵng không có miếu Âm Hồn - một di tích của Nam Ô - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Cả đời sống bên gành đá Nam Ô ai mà không nhớ, nay phải rời nơi chôn nhau cắt rốn sao mà không khóc. Họ ra đi vì tin thành phố, tin vào tương lai của những người ở lại nhưng làm sao khỏi xót xa

Ông LÊ HÙNG

Năm 2010, TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch 36ha ở làng Nam Ô với tham vọng phát triển nơi đây thành một khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Dự án khu du lịch sinh thái thai nghén ra đời nhưng dân làng Nam Ô lại mang trong mình nỗi lo mất đi di sản bao đời gìn giữ.

"Tan đàn xẻ nghé"

Theo quy hoạch, dự án du lịch triển khai ở Nam Ô ôm trọn dọc ven biển, ven sông. Khu đất này có chiều dài hơn 3km từ đường biển Nguyễn Tất Thành tới tận sông Cu Đê và "miếng thịt nạc" gành đá mõm Hạc.

Không những quy hoạch khu vực bờ biển, toàn bộ nhà dân trong vệt đất 50m từ bờ biển vào làng phải di dời để nhường "đất sạch".

Bản vẽ của nhà đầu tư dự định xây dựng 57 căn biệt thự hướng biển cao cấp, khách sạn 5 sao, khu hội nghị quốc tế và vui chơi giải trí... với số vốn đầu tư 3.300 tỉ đồng.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô - Ảnh 3.

Quanh di tích ngổn ngang đất đá vì giải tỏa - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Bà Nguyễn Thị Lệ, chủ tịch phường Hòa Hiệp Nam, cho biết từ năm 2011, có 606 hộ dân (trong số đó có 167 hộ ngư dân, khoảng 80 hội viên làng nghề nước mắm truyền thống) thuộc 55 tổ dân phố trong khu vực phải đập bỏ nhà cửa.

Vì làng biển đất chật người đông, họ được di dời tứ phía. Người may mắn thì được tái định cư cách làng vài ba cây số, người di dời xa hơn phải bỏ hẳn nghề đi biển và nghề làm mắm truyền thống.

Đứng bên một nửa ngôi làng nay chỉ là đống gạch vụn, anh Bùi Tấn Hoàng hướng mắt về khu đất cỏ xanh um tùm. Đó là nhà cũ của gia đình anh.

Năm 2012, ngôi nhà hơn 170m2 nằm trong vùng giải tỏa của anh phải nhường đất cho dự án. Anh nhận đền bù hơn 100 triệu đồng và một lô đất ở khu Kim Liên, cách nhà cũ 3km.

Đi khỏi làng, xa biển, gia đình chưa biết làm nghề gì thì tiền trong túi đã vơi. Cuối cùng đến nay chín người trong gia đình anh phải thuê một căn hộ chung cư để ở.

"Bao đời nghe tiếng sóng biển rì rào, sáng sớm đã theo cha mang lưới ra khơi nay phải bỏ nghề. Mẹ tôi trước cũng làm nước mắm nhưng từ ngày dời làng không có đất dụng võ. Buồn lắm!" - anh nói.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô - Ảnh 4.

Nhiều hộ dân ở làng Nam Ô đã được di dời, giải tỏa để phục vụ dự án du lịch - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Ông Lê Hùng, một người dân đã ngoài 80 tuổi, cho biết đó cũng là tâm trạng chung của hơn 600 hộ dân phải bỏ làng "lên bờ".

Ông kể từ khi "tan đàn xẻ nghé", các hộ này thường xuyên trở về làng do vương vấn mảnh đất nuôi họ khôn lớn, phần vì số đông không có việc làm phải về xin đi bạn cùng những ghe thuyền trong làng.

"Cả đời sống bên gành đá Nam Ô ai mà không nhớ, nay phải rời nơi chôn nhau cắt rốn sao mà không khóc. Họ ra đi vì tin thành phố, tin vào tương lai của những người ở lại nhưng làm sao khỏi xót xa" - ông Hùng nói giọng rưng rưng.

Của thiêng còn giữ chút này!

Ngay sau khi hoàn thành việc di dời, chủ đầu tư dự án dựng lên một vệt hàng rào bao bọc xung quanh làng. Chủ đầu tư chỉ mở vài lối đi nhỏ cho dân xuống khu tập kết thuyền bè, ngôi làng biển nay... không được thấy biển. Đặc biệt, khi chủ đầu tư đóng cửa lối ra gành đá đã bị dân phản đối.

Chính điều này đã gây nên nỗi sợ mất biển, mất gành đá, mất di tích mà bao đời dân gìn giữ. Ông Bùi Tấn Hòa, người dân Nam Ô, nói gành đá ở đây không những là cánh rừng thiêng che chắn gió bão mà còn là "khu công nghiệp" nuôi sống dân làng.

Gần 20 năm trước, ở đây đã có một "cuộc chiến" giữ đá ở gành Nam Ô khi người ta đưa tàu tới để cẩu đá mang đi làm dự án du lịch. Sở dĩ được chọn là vì đá ở đây vừa "miếng", có thể cạo làm non bộ, cây bám vào dễ hơn...

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô - Ảnh 5.

Hàng rào bảo vệ dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô ngăn đường dân xuống biển - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Những người phụ nữ của làng đã tập hợp nhau lại để cùng phản ứng dữ đội việc lấy đá phá gành.

"Dân nói bảo vệ gành đá vừa là bảo vệ miếng ăn của nhiều người vì quanh năm ở đây cho sản vật. Lộc biển sau tết có ốc, có tảo biển. Mùa mưa ở đây có nghề làm mứt nuôi sống cả trăm người phụ nữ. Chừ giao gành coi như đứt đường sống của họ" - ông Hòa giải thích.

Nhìn vào quy hoạch của chủ đầu tư với hơn chục khu nhà lớn nhỏ sẽ hiện diện trong cánh rừng nguyên sinh này, ông Hòa nói đó là kết cục buồn sau bao nhiêu đời dân gìn giữ chút của thiêng.

Theo ông Hòa, có những giai thoại kể về một gia đình vì ra gành lấy một cục đá để kè móng nhà thôi mà trong nhà gặp điều xui xẻo nên lập tức phải mang đá ra trả lại y chỗ cũ. Có nhiều chuyện kể về các vị lão làng đã đột tử sau khi quyết định cho phép chặt cây ở gành để sử dụng vào việc công của làng xã...

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô - Ảnh 6.

Một góc làng Nam Ô sau khi giải tỏa dân đi - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Ngoài ra, người dân không an tâm với việc di dời miếu Bà Liễu Hạnh, miếu Âm Hồn và lăng Ngư Ông. Dân làng lo sợ sau khi di dời, cụm tín ngưỡng mấy trăm năm vốn đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ người dân trở thành di tích không tuổi, vô hồn.

Ông Võ Công Chánh, bí thư Quận ủy Liên Chiểu, cho rằng trong quá trình xây dựng làng Nam Ô, dân ta đã rất thận trọng khi chọn thế đất phù hợp với phong thủy. Chính vì vậy khi chủ đầu tư triển khai lấy ý kiến về việc di dời cụm di tích này vào năm 2017 đã vấp phải sự phản đối.

"Việc phát triển du lịch sinh thái không thể nào tách rời khỏi cộng đồng dân cư, do vậy chúng tôi yêu cầu giữ lại vị trí hiện trạng các di tích có ý nghĩa nói trên.

Phải quy hoạch lại dự án khu sinh thái Nam Ô, chừa lối đi để người dân đến chăm sóc, giữ gìn các di tích và chủ đầu tư phải đối xử thận trọng với cánh rừng nguyên sinh như dân làng từng đối xử" - ông Chánh nói.

Nỗi âu lo của làng cổ Nam Ô - Ảnh 7.

Lăng Ngư Ông hiện còn thờ khoảng 47 bộ xương cá ông - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Quy hoạch bỏ quên di tích

Theo tài liệu mà chúng tôi có được, khi chính quyền Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch khu du lịch sinh thái Nam Ô đã có ý định "bứng" một số di tích của làng biển Nam Ô.

Tiền thân của dự án này bắt đầu từ ngày 11-3-2010, thời ông Trần Văn Minh làm chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Điều lạ là trong quy hoạch ban đầu các di tích của làng Nam Ô như miếu Bà Liễu Hạnh, miếu Âm Hồn và lăng Ngư Ông tuyệt nhiên không được nhắc tới và sẽ bị di dời ra khỏi vị trí cũ.

Kỳ tới: Sản phẩm buồn của quy hoạch


Trường Trung - Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/noi-au-lo-cua-lang-co-nam-o-20180406113438504.htm


4.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô

05/04/2018 16:26 GMT+7

TTO - Ngoài nghề pháo vang bóng một thời, người ta cho rằng chỉ đất đai, khí trời Nam Ô hợp mới với việc làm mắm. Mắm chính là tinh túy của vùng đất này.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô - Ảnh 1.

Nước mắm Nam Ô hiện nay vẫn làm theo phương pháp thủ công truyền thống - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Chỉ có đất đai, khí trời Nam Ô mới hợp với việc làm mắm. Mắm chính là tinh túy của vùng đất này

Lão ngư TRẦN NGỌC VINH

Người dân Đà Nẵng nay vẫn lưu truyền câu "Nước mắm Nam Ô/ Cá rô Xuân Thiều". Nhà nghiên cứu Đặng Phương Trứ diễn giải rằng cá rô ở bàu tràm Xuân Thiều mẩy hình, thơm thịt, xương mềm mà nướng trên lửa hồng, dầm với nước mắm Nam Ô thì chỉ có một từ diễn tả "tuyệt".

Hương vị nước mắm

Lão ngư Trần Ngọc Vinh - chủ tịch làng nghề nước mắm Nam Ô 2 - dùng mái chèo khuấy nhẹ vào chum ủ mắm, một mùi thơm ngào ngạt tỏa ra khiến người ta có cảm giác như chực trào nước miếng.

Chưa dừng lại, ông Vinh lại tiến tới một chum sành khác: "Chum này đã ủ hơn 15 tháng, hương nhẹ như gió thoảng, đượm lắm".

Ông Vinh dừng tay rồi chậm rãi tiếp lời: "Chú có biết vì răng dân Nam Ô ủ mắm lại để chum ở trong mát không? Để hương vị mắm không bay đi".

Theo ông Vinh, khi muối cá, người ta sẽ lấy đá đè lên, sau 3 tháng để nước phủ, ngấm vào tận xương cốt cá cho đều đặn và chín mới lấy đá ra, rồi dùng mái chèo khuấy. Công thức thường 10 cá, 3-4 muối.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô - Ảnh 3.

Ông Trần Ngọc Vinh - chủ tịch làng nghề nước mắm Nam Ô 2 - với nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Nếu 2 ký cá sẽ cho ra 1 ký nước, muối trong vòng 12 tháng. Khi muối xong, người ta múc nước mắm ra và lọc qua 2 lớp vải.

Nước mắm lọc xong hãy còn quá đậm đà, độ mặn rất cao nên phải chiết ra chum để trong mát một thời gian cho bốc hơi lên, dịu đi. Nước mắm lúc này sẽ có màu sậm đỏ, hương nồng.

Nếu để trong chum một thời gian nữa, mắm sẽ có màu vàng ánh, hương đằm lại.

"Có nhiều chum ngâm đến 14-15 tháng, xương cá sẽ tan mịn ra theo nước, vì thế nước mắm càng ngọt. Nhưng đặc trưng là khi mua mắm này về bà con phải pha chế thêm vì mắm rất đậm đà, do chỉ muối với cá, không chất bảo quản" - ông Vinh chia sẻ.

Ông Vinh nheo nheo mắt nhớ về những ngày xưa của làng mắm Nam Ô. Đó là từ thế kỷ 19, dân làng bắt đầu làm nghề mắm.

Việc đánh bắt cá cơm than để làm mắm còn rất thô sơ, chỉ bằng mành vải. Một bác ngư dân cầm đuốc ôm theo ống tre to để bơi dụ cá.

Hai chiếc thuyền với 8 ngư dân vừa vây mành vừa đập chèo xuống nước để xua cá. Khi hai chiếc thuyền quây lại với nhau như gọng kìm cũng là lúc mành khít lại.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô - Ảnh 4.

Vùng biển Nam Ô với đặc sản cá cơm than dùng để làm nên nước mắm Nam Ô nổi tiếng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

"Khi mùa cá tháng 3 về, có những chuyến đi trúng cá đầy cả thuyền. Phần thì đem phơi, phần mang đi làm mắm" - ông Vinh chia sẻ.

Theo ông Vinh, cá cơm than là đặc sản của vùng biển Nam Ô. Chỉ cần dong thuyền ra một xíu là có thể đánh cá đưa vào bờ nên cá còn tươi rói. Muối được dùng muối mắm là muối tinh nổi tiếng Sa Huỳnh.

"Mắm Nam Ô vô cùng đặc biệt nên chỉ cần ngửi qua là biết ngay" - ông Vinh nói rồi cho biết một số dân làng bị giải tỏa để nhường đất cho dự án, họ đã mang cá cơm than theo để làm mắm nhưng không được vì "chỉ có đất đai, khí trời Nam Ô mới hợp với việc làm mắm.

Mắm chính là tinh túy của vùng đất này" - ông Vinh đúc kết.

Đến nay, những người cao niên trong làng vẫn còn nhớ từ thập niên 1930 đến trước thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954) và sau đó là những năm 1960, ga trạm Nam Ô hằng năm đến mùa lọc mắm đã tập kết cả ngàn thùng nước mắm, chất lên nhiều toa tàu chở đi phân phối khắp nơi.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô - Ảnh 5.

Người dân Nam Ô thu hoạch cá cơm phơi khô - Ảnh: Đ.CƯỜNG

Vang bóng nghề pháo

Làng Nam Ô còn vang bóng với nghề pháo. Nghề làm pháo đã "đứng bánh" cách đây hơn 20 năm nhưng nghệ nhân Phạm Văn Lũ, 75 tuổi, vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỷ vật một thời.

Đó là những bản thiết kế các loại pháo như pháo hoa rơi, pháo nhật nguyệt, pháo phi thuyền...

Ông Lũ là nghệ nhân pháo của làng Nam Ô. Gia đình ông mấy thế hệ từng gắn bó với nghề pháo. Thời pháo còn chưa bị cấm, con cháu trong gia đình làm không hết việc phải thuê thêm thợ trong làng.

Nghề truyền nghề, người dạy người làm pháo, dân làng Nam Ô 1 rồi Nam Ô 2 với gần 800 hộ dân cũng sống với nghề pháo. Không chỉ vậy, khi những người con của làng lấy vợ, lấy chồng nơi khác cũng đưa nghề làm pháo đi theo.

"Sau năm 1975, làng pháo đã thành lập Hợp tác xã pháo Nam Ô và pháo được đưa đi khắp nơi, nhiều nhất là Sài Gòn. Những dịp lễ tết, liên hoan, tiệc tùng... pháo Nam Ô nổ giòn vang một góc trời" - ông Lũ nhớ lại.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô - Ảnh 6.

Nghệ nhân Phạm Văn Lũ còn lưu giữ những hình ảnh vang bóng một thời của nghề làm pháo ở Nam Ô - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG chụp lại

Nhà nghiên cứu Đặng Phương Trứ cho rằng nghề pháo của Nam Ô khởi sinh từ thời nhà Trạm Nam Ô còn hoạt động náo nhiệt, nhất là khi Pháp đánh vào Đà Nẵng năm 1858.

Bấy giờ, quân binh nhà Trạm dùng pháo làm hiệu hỏa tốc thay cho ngựa trạm. Nhu cầu thì nhiều mà pháo hiệu ở kinh đưa về không kịp nên vị thừa dịch chỉ huy nhà Trạm đã chủ động sai phái người trong làng dùng thuốc súng sẵn có trong thành làm những viên pháo tre thay thế.

Qua cơn binh biến, những người ấy lại tiếp tục mày mò làm những viên pháo kết lại thành dây đốt cho vui tai trong các ngày hội làng, ngày tết.

Lại có những chứng cứ được xác nhận bởi các bô lão tôn vinh cụ Cửu Mai người Quảng Ngãi là tổ nghề pháo Nam Ô. Trên đường qua làng Nam Ô, nhìn thấy địa linh nơi đây nên ông quyết định ở lại trổ tài chữa bệnh, biết dùng các khoáng chất thiên nhiên để làm pháo.

Năm Bảo Đại thứ mười (1934), hoàng đế Bảo Đại triệu cụ về kinh đô Huế để dựng giàn pháo hoa trình diễn trong ngày khánh lễ. Giàn pháo đã gây cảm xúc phấn khích từ vua, quan cho đến dân chúng đất thần kinh.

Thành quả ấy đã mang về cho cụ hàm Chánh Cửu phẩm. Từ đó dân làng mới gọi cụ là Cửu Mai.

Hai nghề vang danh ở làng cổ Nam Ô - Ảnh 7.

Quang cảnh làm pháo ở làng Nam Ô năm 1992 được nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe ghi lại

Khởi sinh nghề pháo

img_8745

Những bản thiết kế trên vở học sinh mà nghệ nhân Lũ còn lưu giữ - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Cụ Cửu Mai từ Huế trở về làng Nam Ô đúng lúc việc trùng tu lăng Ông Ngư đến hồi hoàn thiện. Cụ phát tâm hiến cúng những tràng pháo cho lễ lạc thành để thể hiện tấm lòng thành.

Sau hai tháng ròng, dưới sự chỉ dẫn bày biểu của cụ, một giàn pháo hoa đã kịp trình làng cho lễ lạc thành ngày 21-5 năm Giáp Tuất.

Sự kiện đặc biệt này đã thu hút cả dân chúng trong làng và các làng phụ cận. Giàn pháo có nhiều tầng hình tháp cụt, cao chừng 5-6m.

"Đêm pháo hoa đó đã đặt nền móng khởi sinh cho làng Nam Ô một nghề mới: nghề pháo" - nhà nghiên cứu Đặng Phương Trứ nói.

*****************

Kỳ tới: Tương lai di sản Nam Ô

Đoàn Cường - Trường Trung

https://tuoitre.vn/hai-nghe-vang-danh-o-lang-co-nam-o-2018040514071881.htm


3.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốc

04/04/2018 16:49 GMT+7

TTO - Người của làng kể trong trận Mậu Thân 1968, lúc giao tranh Mỹ đã thả nhiều quả bom xuống khu vực này nhưng không quả nào phát nổ. Dân bảo đó là nhờ dân làng thờ hai chữ Tổ quốc thiêng liêng...

Chuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốc - Ảnh 1.

Bức hoành phi "Tổ quốc" - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Phải là một nơi quan trọng thì mới được chọn làm điểm bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên cho cả một vùng rộng lớn

Ông LÊ VĂN CHƯỚC

Đình Xuân Dương ở làng Nam Ô là nơi lưu dấu bao nhiêu sự kiện giành đất, giữ làng nơi cuối sông đầu biển này.

Điểm bầu cử Quốc hội đầu tiên

Chúng tôi tìm về đình Xuân Dương khi dân làng đang chuẩn bị cho đại lễ cầu an rằm tháng 2 âm lịch hằng năm.

Ngôi đình nằm ngay dưới những gốc cây cổ thụ rợp bóng. Bên sân đình, mấy thanh niên chia nhau quét dọn, còn người cao niên vót từng thớ tre cẩn thận làm mô hình thuyền.

"Lễ hội ở đình diễn ra trong hai ngày với năm lễ. Mô hình thuyền này là để cho lễ Tống Ôn, tẩy những ô uế, chuyện không hay trong làng xã. Vì làng biển nên nhà ai có chuyện không vui thì thuyền sẽ mang chúng ra biển" - ông Bính giải thích.

Đến bây giờ, bậc cao niên trong làng như ông Bính vẫn nhớ như in từng mái nhà quanh đình thời bấy giờ. Chính tại đây, lần đầu tiên ông nhìn thấy một lớp học võ.

"Mãi sau này tôi mới biết đó không phải lớp võ bình thường mà là lớp võ do du kích tổ chức huấn luyện cho những người trong làng và khu vực lân cận" - ông Bính nhớ lại.

Năm 1946, nơi đây được chọn là khu vực bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đầu tiên của một vùng rộng lớn bắc huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu bây giờ.

Với cậu bé Bính ngày đó, đây là lần đầu tiên chứng kiến một "lễ hội" tụ hợp đông người đến vậy.

Nhìn phía trước, mái đình có phần tiền đường được làm theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau) được chạm trổ hoa văn cầu kỳ.

Giữa các con rường, ngoài hai trụ đội được chạm trổ cầu kỳ đặt ở hai đầu để liên kết với các con rường khác, còn có các hình tượng hoa lá và con vật như chim, dơi... Người làng bảo đây là kiến trúc của lần đại tu năm 1937.

Theo các cụ, nơi đây được chọn làm nơi thờ cúng khoảng thế kỷ 17 đời vua Lê Chân Tông nhưng đơn sơ bằng tranh tre. Đến năm Thành Thái thứ 12 - 1900 mới xây lại bằng vật liệu vôi và đá, kết cấu sườn gỗ.

Trong sổ ghi chép còn lưu trong đình có mô tả khi xây đình làng, người dân đã đào được những phiến đá Chăm cổ dưới nền móng. Vì không biết người xưa làm vật thờ cúng gì, có linh thiêng hay không, để tránh mạo phạm dân làng đã đặt để phía ngoài sân đình.

Lần trùng tu năm 2004 làng vẫn dùng lại cây đòn dông khắc dòng chữ Hán: "Bảo Đại Đinh Sửu niên nhị nguyệt thập ngũ nhật cát nhật Xuân Dương xã bổn xã cẩn tạo" (dịch nghĩa: từ lần trùng tu thứ ba năm Đinh Sửu (1937) niên hiệu Bảo Đại).

"Phải là một nơi quan trọng thì mới được chọn làm điểm bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên cho cả một vùng rộng lớn" - ông Lê Văn Chước, trưởng ban lễ đình năm nay đã 75 tuổi, đúc kết.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Thờ Tổ quốc - Ảnh 3.

Bức hoành phi có hai chữ "Tổ quốc" được thờ trang trọng trong đình Xuân Dương - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Giữ làng nhờ hai chữ Tổ quốc

Những ngày này khi câu chuyện đấu tranh về "đất cát" đang nóng lên, các bậc cao niên ở Nam Ô lại nhớ về câu chuyện giữ đất, giữ làng một thời bên ngôi đình này.

Câu chuyện này xảy ra vào thời chính quyền Việt Nam cộng hòa. Lúc ấy, đình Xuân Dương vốn được lập nên để thờ thành Hoàng làng. Nhưng vào năm 1964, có một biến cố xảy ra khiến ngôi làng trở nên độc nhất vô nhị.

Ông Đặng Xuân Sơn, nguyên trưởng ban lễ đình Xuân Dương, kể trước đây vùng núi sau lưng đình vốn liền một dãy từ gành đá mỏm Hạc tới bờ sông Cu Đê. Tuy nhiên, dưới thời Pháp làm đường bộ, đường sắt, một đoạn núi bị san ủi.

Đến thời kháng chiến chống Mỹ, hòn núi ở đây lại bị đào xới tan hoang để mang đất về làm sân bay Đà Nẵng. Thậm chí vào những năm 1960, hòn núi mà ngôi đình đang tọa lạc có nguy cơ biến thành bình địa.

"Một công ty của Mỹ thỏa thuận với chính quyền muốn mua đứt hòn núi ấy để lấy vật liệu làm sân bay. Lúc bây giờ đình làng vừa được người dân góp tiền trùng tu xong. Mấy cụ trong làng mới bảo cha tôi nghĩ cách giữ lại ngôi đình.

Cha tôi đã bỏ ra 110 đồng thuê thợ mộc giỏi nhất làng bên làm ra bức hoành phi có hai chữ "Tổ quốc" mang đặt lên nơi cao nhất của đình. Vì ông nghĩ nếu ngôi đình của làng mà thờ Tổ quốc thì ai cũng phải "kiêng" đụng tới nó" - ông Sơn nhớ lại.

Thế rồi cha của ông Sơn là ông Xã Thái liên tục bị chính quyền gọi lên, gọi xuống hỏi: "Ông thờ Tổ quốc nào? Ông có ý gì khi đình làng mà thờ Tổ quốc".

Ông Xã Thái vốn là người có tiếng nói khắp vùng, trước làm quan thời Bảo Đại, là người có học biết cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hán - Nôm, nên sau khi đứng ra cãi lý lẽ thì chính quyền mới dừng ý định khai thác ngọn núi.

Có một điều linh ứng khiến dân làng hiện trân giữ từng gốc cây, thước núi quanh đình là trong giai đoạn ác liệt nhất của chiến tranh, ngôi làng vẫn còn nguyên vẹn trước bom đạn.

Người của làng kể trong trận Mậu Thân 1968, lúc giao tranh Mỹ đã thả nhiều quả bom xuống khu vực này nhưng không quả nào phát nổ. Dân bảo đó là nhờ dân làng thờ hai chữ Tổ quốc thiêng liêng...

Biến cố Nam Chơn

ps3

Người dân Nam Ô chuẩn bị lễ cầu an rằm tháng 2 hằng năm - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Rạng sáng 1-3-1886 tại khu vực Nam Chơn, đường lên đèo Hải Vân đã xảy ra một sự kiện chấn động với quân Pháp xâm lược.

Một toán lính bảy người do đại úy công binh Besson chỉ huy sửa sang cung đường đi lại giữa kinh thành Huế và Tourane (Đà Nẵng) khi dừng nghỉ chân ở đây đã phải đối đầu cuộc tấn công của người bản xứ.

Toán lính Pháp đi cùng 200 người Việt là phu làm đường. Người Pháp ghi lại sự kiện này trong cuốn Những người bạn Huế xưa và cho rằng chính những người đi thuyền đổ bộ lên Nam Chơn để tấn công toán lính Pháp khiến cả bảy người thiệt mạng.

Trong thư mật của tướng Prudhomme, chỉ huy các đội quân ở Trung Kỳ, gửi cho ông Hector, Công sứ Pháp tại Huế ngày 3-3-1886, viết rằng: "Sự vắng hẳn xác người An Nam tại chỗ hình như cho thấy có sự đồng mưu của người dân quanh vùng".

Trong một lá thư khác ngày 5-3-1886, tướng này cho rằng thủ phạm cuộc tấn công là người dân từ các làng dọc sông Cu Đê khởi loạn. Sau biến cố này, người Pháp đặt một đồn quân ở làng Nam Ô.

Các nhà sử học sau này xác minh cuộc tấn công do nhà yêu nước Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo cùng 300 dân làng sống bên sông Cu Đê.

************

Kỳ tới: Hai nghề vang danh

Trần Trung - Đoàn Cường
https://tuoitre.vn/chuyen-lang-co-nam-o-tho-to-quoc-20180404144753486.htm


2.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau

03/04/2018 12:22 GMT+7

TTO - Những ngày qua, làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) trở thành tâm điểm chú ý của dư luận vì câu chuyện dân giành đất ra biển với nhà đầu tư dự án du lịch. Đây là ngôi làng cổ xưa nhất nhì của người Việt xứ Đàng Trong.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau - Ảnh 1.

Miếu Bà Liễu Hạnh gắn với tục thờ mẫu của cư dân Đại Việt trên vùng đất mới, được bao đời dân Nam Ô thờ cúng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

"Trên dặm dài mở mang bờ cõi về phía nam của nước Đại Việt xưa, ải Hải Vân chính là chướng ngại địa lý lớn nhất. Làng Nam Ô nằm dưới đèo Hài Vân mây mù, bên có sông, trước có biển, là vùng đất đầu tiên trong hành trình Nam tiến của người Việt" - ông Đặng Dùng, một người nghiên cứu về làng Nam Ô, nói.

Cha ông tôi căn dặn con cháu giữ cánh rừng thiêng mỏm Hạc nơi công chúa dừng ghé chân trên đường bôn tẩu. Kể cả thời chiến tranh, cánh rừng nguyên sinh này luôn được dân làng gìn giữ

Ông ĐẶNG DÙNG

Lập sớm nhất nhì Đàng Trong

Dành 40 năm đi tầm khảo những tư liệu quanh vùng, ông Dùng thường được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử trong quá trình điền dã đến nhờ vả vì là lớp người rành chữ Hán - Nôm còn "sót lại" của làng Nam Ô. Ông tự nhận là "kẻ quan tâm quá đáng về mảnh đất mình đang sống".

Lật giở những trang thư tịch úa màu thời gian về ngôi làng, ông Dùng nói đó là của quý còn giữ lại được sau chiến tranh.

"Ngày còn nhỏ tôi thường theo ông ngoại đi chép chuyện truyền miệng của những người cao tuổi trong làng.

Không ai biết tổ tiên làng này lập từ thế kỷ nào nhưng qua những di chỉ Chăm từ tháp Chăm Xuân Dương mới khai quật, cho đến giếng Chăm "thành vuông đế lót gỗ" mà đến bây giờ làng vẫn dùng, rõ ràng đây là ngôi làng có gốc gác từ người Chăm được người Việt kế thừa.

Ngôi mộ tiền hiền của làng được những nhà sử học nhận xét là chưa thấy "đụng hàng" với bất cứ nơi nào ở miền Trung" - ông Dùng kể.

Ngôi mộ tiền hiền triệu cơ (người mở mang bờ cõi) mà ông Dùng nhắc tới nằm nép mình bên doi cát ven bờ biển. Ngôi mộ bề thế vẫn còn tấm bia cổ nhưng xung quanh thì toàn gạch vụn vì nằm trong vùng giải tỏa của dự án du lịch.

Ông Lê Sự, một bậc cao niên trong làng, cho biết trước đây Viện Khảo cổ Việt Nam về khảo sát cho rằng bia được lập từ đầu thế kỷ 19. Đó là dấu tích bia mộ, còn những người "gần đất xa trời" như ông Sự đều tin rằng làng mình chí ít cũng được lập sớm nhất nhì xứ Đàng Trong.

"Trên bia khắc có câu: Tiền hiền triệu cơ/hậu hiền khai khẩn. Tôi đi một số ngôi làng quanh Đà Nẵng thì các cụ bảo chỉ có làng Nam Ô như thế, còn lại các nơi đều dùng câu "Tiền hiền khai khẩn/hậu hiền khai canh". Không biết miền Trung này có ngôi làng nào thờ người mở cõi như làng tôi?" - ông Lê Sự ra dấu tự hào.

Rồi ông Sự, ông Dùng bày tỏ niềm vui khôn xiết khi gần đây một trang tư liệu phim của Pháp công bố những thước phim quay ở làng Nam Ô từ hơn 120 năm trước.

Thước phim này dài một phút với một cỡ hình toàn cảnh được tác giả Gabriel Veyre của Hãng Lumière (Pháp) thực hiện năm 1896, chỉ một năm sau khi anh em nhà Lumière công bố sáng chế máy quay phim.

Cảnh phim là ngôi làng dưới những tán cây với các mái nhà tranh trên bãi cát. Trong phim cũng xuất hiện người lớn và trẻ nhỏ với trang phục bản địa của họ thời bấy giờ. Người làng Nam Ô cho rằng điều đó cho thấy "số má" ngôi làng của họ thuở ấy!

Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau - Ảnh 3.

Cánh rừng nguyên sinh gành đá Nam Ô được dân làng gìn giữ bao đời nay - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Rừng thiêng Huyền Trân công chúa

Trong Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán triều Nguyễn có chép về địa danh Nam Ô như sau: "Núi Cu Đê cách huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) 28 dặm về hướng bắc, lại có tên là núi Hoa Ổ (tên Nam Ô trước đây) rất nhiều ve, người địa phương bắt nấu, vị rất ngon.

Mùa thu, mùa đông cầu vồng hiện ở phía nam núi, người ta lấy mà chiêm nghiệm mưa lụt. Núi thấp nhỏ, gỗ tạp mọc xanh um".

Dẫn chúng tôi tới cánh rừng cấm mỏm Hạc nằm trọn trong gành đá, ông Đặng Dùng tới bên một cây cổ thụ vừa vòng tay năm người ôm. Cây này không phải là cây lâu đời nhất trong làng nhưng là cây cao nhất trong số hàng trăm cây của khu rừng thiêng này.

"Từ trăm năm trước, dân làng đã đặt tên cây này là cây Huyền Trân công chúa, gắn với điển tích nhà vua đổi công chúa cho vua Chăm để mở mang bờ cõi".

Sử Việt chép rằng năm 1306, vua nước Đại Việt gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Chế Mân để được thêm châu Ô và châu Lý. Chỉ một năm sau Chế Mân qua đời, tục người Chăm chồng chết vợ phải đi theo.

Thương em, vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung hành phương nam giải cứu.

Người làng Nam Ô (cửa Nam của Đại Việt) cho rằng tướng Trần Khắc Chung nói với người Chiêm cho công chúa ra bờ biển để chiêu hồn chồng rồi đưa bà lên thuyền bôn tẩu.

Trong hành trình chạy từ kinh đô Đồ Bàn (Bình Định) về phương Bắc, bao quân tướng của ông đã hi sinh để chặn sự truy đuổi của quân Chiêm.

Lúc Trần Khắc Chung đưa Huyền Trân chạy ra đến Hải Vân, vì gió mùa không thể tiếp tục hành trình nên ông phải lưu lại Nam Ô, chờ đến mùa gió nam thổi mới đưa Huyền Trân về bắc.

Khi cả đoàn lên thuyền, một tùy tướng tình nguyện ở lại để trở thành người đầu tiên sống và chết ở Nam Ô. Ông chính là vị tiền hiền được người dân Nam Ô thờ phụng hôm nay.

"Từ bao giờ, giỗ làng vào ngày 24-6 âm lịch cha ông tôi lại căn dặn con cháu giữ cánh rừng thiêng mỏm Hạc nơi công chúa dừng ghé chân trên đường bôn tẩu. Kể cả thời chiến tranh, cánh rừng nguyên sinh này luôn được dân làng gìn giữ" - ông Dùng nói.

Chuyện làng cổ Nam Ô: Làng cổ biển trước, sông sau - Ảnh 4.

Mộ phần tiền hiền ở làng Nam Ô - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Phế tích Chăm ở làng Nam Ô

Tại làng Nam Ô, ngoài bốn giếng nước Chăm vẫn còn hiện diện tại làng, các nhà khảo cổ còn phát hiện rất nhiều di chỉ, phế tích khác có niên đại thế kỷ 10.

Đáng kể nhất là bàn thờ lễ vật (bali-pitha) chạm khắc hình bốn con voi đi vòng quanh theo chiều kim đồng hồ với kích thước 80x107x107cm đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Năm 2015, Viện Khảo cổ học Việt Nam đã đào khai quật thám sát di tích tháp Chăm Xuân Dương tại làng Nam Ô và thu được rất nhiều hiện vật.

***********

Kỳ tới: Nơi thờ Tổ quốc


Trường Trung - Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/chuyen-lang-co-nam-o-lang-co-bien-truoc-song-sau-20180403110444155.htm


1.

Chủ dự án du lịch 'bịt lối ra biển' ở Nam Ô lên tiếng

30/03/2018 17:35 GMT+7

TTO - Lên tiếng sau bao nhiêu ồn ào liên quan đến mình, chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô cam kết giữ gìn các di tích, thậm chí thu thập thông tin để quảng bá du lịch.

Chủ dự án du lịch bịt lối ra biển ở Nam Ô lên tiếng - Ảnh 1.

Chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô khẳng định không di dời hay phá dỡ các di tích ở Nam Ô - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Ngày 30-3, Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đã phát đi thông cáo báo chí liên quan đến dự án này sau những "ồn ào" vừa qua.

Công ty này cho rằng việc tham gia dự án trên là theo lời mời đầu tư của chính quyền Đà Nẵng năm 2010. 

Căn cứ vào quyết định "Quy định giá đất để thu tiền giao quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị sinh thái Nam Ô" năm 2010, chủ đầu tư chỉ hoàn thành nghĩa vụ tài chính, còn trách nhiệm giải tỏa thuộc về chính quyền địa phương.

Năm 2010, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền 63 tỉ đồng để thành phố thực hiện chính sách di dời, tái định cư.

Công ty này cũng khẳng định "không có việc di dời hay phá dỡ các di tích" trong phạm vi dự án mà sẽ trùng tu, bảo tồn các di tích. 

Công ty cho biết năm 2013, khi người dân Nam Ô đề nghị chính quyền địa phương không thực hiện việc di dời các di tích và chính quyền TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch, công ty đã thực hiện yêu cầu này, điều chỉnh lại quy hoạch ban đầu để bảo tồn các di tích miếu Bà Liễu Hạnh, miếu Âm Hồn, dinh Lăng Cá Ông và mộ Tiền Hiền, với diện tích từ 504m2 lên 2.035m2.

Công ty còn cho biết có kế hoạch làm việc với người dân địa phương để thu thập đầy đủ các thông tin lịch sử để "tổng hợp trưng bày, quảng bá nét đẹp văn hoá, lịch sử đến du khách và góp phần lưu truyền đến thế hệ sau".

Chủ dự án du lịch bịt lối ra biển ở Nam Ô lên tiếng - Ảnh 2.

Công ty nói rào lại dự án là để giảm thiểu ô nhiễm môi trường - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Công ty này cũng nhấn mạnh các thông tin rao bán đất nền, biệt thự tại đây đều không chính xác, đều là tự phát ở các dự án lân cận, không phải thông tin chính thức từ Trung Thủy Đà Nẵng.

Đối với việc làm hàng rào "bịt lối ra biển", công ty này nói đây là hàng rào tạm, chạy dọc khu dân cư ven dự án, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vẫn giữ lại 5 lối đi xuống biển. 

Công ty cam kết "đảm bảo sự hài hoà giữa sự phát triển của dự án với chất lượng và môi trường sống người dân Nam Ô".

Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ngày 29-3, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử tại dự án này, cũng như yêu cầu mở lối xuống biển cho dân.

Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/chu-du-an-du-lich-bit-loi-ra-bien-o-nam-o-len-tieng-20180330161908977.htm



0.

Bí thư Đà Nẵng yêu cầu mở đường xuống biển cho dân

22/03/2018 15:58 GMT+7

TTO - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa yêu cầu như vậy sau khi cùng lãnh đạo HĐND TP, các sở, ngành và UBND quận quận Liên Chiểu thị sát tại khu vực dự án Lancaster Nam O Resort đang triển khai ở bờ biển Nam Ô.

Bí thư Đà Nẵng yêu cầu mở đường xuống biển cho dân - Ảnh 1.

Ông Trương Quang Nghĩa cùng đại diện các sở, ngành, địa phương kiểm tra thực tế dự án Lancaster Nam O Resort sáng 22-3 - Ảnh: Đ.C

Tại hiện trường, ông Trương Quang Nghĩa chỉ đạo chính quyền địa phương phải tháo dỡ ngay rào chắn, đồng thời điều chỉnh chỉ giới dự án và mở đường xuống biển cho dân.

Đề nghị UBND quận Liên Chiểu phối hợp các sở, ngành làm việc với chủ đầu tư dự án là Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng để xác định, điều chỉnh chỉ giới dự án, mở đường xuống biển cho dân.

Đảm bảo bờ biển phải phục vụ cộng đồng và đủ diện tích để làm con đường ven biển 5m cho người dân, du khách thuận tiện đi lại, vui chơi theo đúng chủ trương của lãnh đạo TP.

Ông Nghĩa yêu cầu chính quyền địa phương làm việc với chủ đầu tư để tháo dỡ ngay hàng rào chắn để người dân, du khách thoải mái đi lại. Không được ngăn cấm người dân, du khách đến ghềnh đá Nam Ô tham quan, chụp ảnh.

Mặt khác, cần cử người đảm bảo an toàn cho người dân khi tới đây vui chơi.

"Dọc tuyến ven biển phải trả lại cho cộng đồng" - ông Nghĩa khẳng định.

Bí thư Đà Nẵng yêu cầu mở đường xuống biển cho dân - Ảnh 2.

Khu vực ghềnh đá Nam Ô là điểm đến yêu thích của người dân và du khách - Ảnh: Đ.C

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, những ngày qua, nhiều người dân làng biển Nam Ô, phường Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu tập trung bên ngoài dự án Lancaster Nam O để phản ứng việc dựng hàng rào chắn lối ra biển.

Dự án do Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng làm chủ đầu tư có quy mô hơn 30ha, đã lập hàng rào bao quanh dự án từ tháng 6-2017 nhưng hiện vẫn chưa tiến hành xây dựng.

Sáng 21-3, lãnh đạo quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với chính quyền phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu về vấn đề này.

Ông Võ Công Chánh - bí thư Quận ủy Liên Chiểu - cho biết quan điểm của lãnh đạo quận là doanh nghiệp không được đóng lối đi, phải mở lối xuống biển cho dân.

Ông Chánh cũng lưu ý lực lượng bảo vệ dự án chấn chỉnh thái độ làm việc, không gây bức xúc cho người dân, du khách.

Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/bi-thu-da-nang-yeu-cau-mo-duong-xuong-bien-cho-dan-20180322140714101.htm




Tháo dỡ hàng rào dự án resort bịt lối xuống biển Đà Nẵng

23/03/2018 16:01 GMT+7

TTO - Sáng 23-3, bảo vệ và nhân viên của dự án Lancaster Nam O Resort tại phường Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng đã tháo dỡ một phần hàng rào phía cổng của dự án để người dân và du khách có thể đi xuống biển.

Tháo dỡ hàng rào dự án resort bịt lối xuống biển Đà Nẵng - Ảnh 1.

Hàng rào từ cổng của dự án ra phía biển đã được tháo dỡ - Ảnh: NGÔ QUANG

Sáng cùng ngày, đại diện UBND quận Liên Chiểu cho biết Công ty CP Trung Thủy Đà Nẵng - chủ đầu tư dự án Lancaster Nam O Resort đã có văn bản gửi UBND quận và các ngành liên quan về phương án triển khai dự án.

"Thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy tại buổi kiểm tra dự án ngày 22-3, quận đang tiến hành rà soát, báo cáo về dự án này. Các sở Tài nguyên - môi trường, Xây dựng… cũng sẽ kiểm tra, rà soát lại toàn bộ dự án" - đại diện UBND quận Liên Chiểu cho biết thêm.

Theo công văn của chủ đầu tư dự án Lancaster Nam O Resort, dự án đã được UBND TP Đà Nẵng đồng ý chủ trương đầu tư, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2010. Công ty đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính tháng 11-2010.

Chủ đầu tư cho rằng để việc triển khai dự án gắn với sự phát triển kinh tế và du lịch của địa phương, Trung Thủy Đà Nẵng đã hết sức cân nhắc và tìm hiểu đời sống, tâm tư nguyện vọng của cư dân địa phương cũng như định hướng phát triển kinh tế, văn hóa của khu vực.

Từ đó, đã đề ra phương án triển khai đầu tư xây dựng tường rào xung quanh dự án để bảo đảm mỹ quan cho khu vực và đảm bảo an toàn cho cư dân.

Tháo dỡ hàng rào dự án resort bịt lối xuống biển Đà Nẵng - Ảnh 2.

Chủ đầu tư cho rằng việc xây dựng tường rào để đảm bảo mỹ quan và đảm bảo an toàn cho người dân - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Tường rào được xây dựng từ vách rào hiện hữu lùi vào khoảng 30cm nhằm mục đích bảo vệ, che chắn cho hệ thống cống thoát nước và hoàn toàn không chắn lối đi xuống biển.

Sau khi xây xong tường rào, sẽ tiến hành xây dựng và lắp đặt hệ thống cống thoát nước mới cho đường dân sinh với chiều dài 1.500m, rộng 30cm.

Khu du lịch sinh thái Nam Ô sẽ tổ chức kết hợp thuyền thúng với các loại hình dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thuyền thúng, tạo nguồn thu nhập cho ngư dân địa phương.

Xây dựng đường dẫn xuống bãi tắm sát vách rào dự án để cư dân địa phương thuận tiện sử dụng bãi tắm, đồng thời tạo mỹ quan cho khu vực.

Hỗ trợ các hộ dân phục dựng lại nghề làm nước mắm Nam Ô và xây dựng các đầu mối phân phối đảm bảo đầu ra cho người dân.

Hỗ trợ để phục dựng lại hoạt động làm pháo tại Nam Ô không có chất gây nổ, dẫn nổ bên trong để làm lưu niệm nhằm phục vụ mục đích du lịch.

Ngoài ra, công ty sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động địa phương…

Tháo dỡ hàng rào dự án resort bịt lối xuống biển Đà Nẵng - Ảnh 3.

Dự án du lịch sinh thái vẫn chưa tiến hành xây dựng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, sau khi người dân làng biển Nam Ô tập trung bên ngoài dự Lancaster Nam O phản ứng việc dựng hàng rào chắn lối xuống biển, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã có chuyến thị sát tại khu vực dự án Lancaster Nam O Resort và chỉ đạo mở đường xuống biển cho dân.

Đoàn Cường

https://tuoitre.vn/thao-do-hang-rao-du-an-resort-bit-loi-xuong-bien-da-nang-20180323150246124.htm


..

---


2017

Gỏi cá trích Nam Ô bình dân mà sang trọng

18/02/2017 18:40 GMT+7

TTO - Có dịp về làng Nam Ô (Đà Nẵng), sau khi mãn nhãn với cảnh quan thiên nhiên, du khách ưa khám phá ẩm thực không thể bỏ qua món gỏi cá trích, món ăn nức tiếng của người dân nơi đây. 

Người đã rành món gỏi cá trích thường chọn cả hai món gỏi ướt và khô.
Người sành món gỏi cá trích thường chọn cả hai món gỏi ướt và khô - Ảnh: Thanh Ly

Đĩa gỏi với màu trắng của thịt cá cùng màu xanh của rau, điểm thêm vài lát ớt chín đỏ thái mỏng trông vô cùng hấp dẫn. Chén nước chấm sẫm vàng bên cạnh đĩa gỏi như mời gọi.

Làng Nam Ô nằm nép mình bên bãi rạng Nam Ô, ngay dưới chân đèo Hải Vân, nay thuộc P.Hòa Hiệp, Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại cá, phổ biến nhất là cá cơm và cá trích.

Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc các ngư dân làng Nam Ô hối hả chuyển những thúng cá cơm, cá trích tươi nguyên lên bờ.

Cá đánh bắt được, một ít được thương lái bỏ cho các chợ trong thành phố, còn phần lớn ngư dân để lại cho người trong làng. Từ đây, cá cơm được chuyển đến các lò làm nước mắm, cá trích dùng để chế biến gỏi cá nức danh gần xa.

Người sành ăn, mỗi khi ghé các quán gỏi ở Nam Ô thường gọi liền hai loại: gỏi cá khô và gỏi cá ướt, bởi thưởng thức cả hai mới cảm nhận trọn vẹn hương vị gỏi cá vùng biển Đà Nẵng. 

Ướp cá với hỗn hợp gừng, tỏi, ớt hiểm, bột ngọt giã nhỏ, chanh, giấm gạo để chuẩn bị làm món gỏi khô và ướt - Ảnh: Thanh Ly
Gỏi cá ướt với hỗn hợp nước mắm pha chanh, ớt, tỏi, gừng cùng với giấm - Ảnh: Thanh Ly
Gỏi cá khô với hỗn hợp bánh tráng, đậu, mè đã giã mịn - Ảnh: Thanh Ly

Tuy thành phẩm không giống nhau, nhưng cách chế biến gỏi cá ướt và cá khô tương đồng, chỉ khác ở công đoạn cuối.

Trước tiên, những con cá còn tươi nguyên cắt bỏ đầu, ruột và phần đuôi sau đó đánh vảy, rửa sạch. Một bí quyết của người dân Nam Ô là khi rửa cá thêm một chút muối, giấm vào nước để loại bỏ mùi tanh và rửa nhiều lần đến khi nước trong thì thôi.

Để cá thật ráo nước mới dùng lưỡi dao bén khứa dọc theo lườn cá, chỉ lấy phần thịt lưng của cá. Tiếp tục thái cá thành từng lát mỏng, càng mỏng càng tốt.

Lát cá được thái ra phải có đủ phần thịt hai bên và phần thịt nơi xương sống chính giữa, để khi thưởng thức có thể cảm nhận được vị ngọt lẫn độ giòn sần sật của thịt cá. 

Ướp những lát cá mỏng vào hỗn hợp gừng, tỏi, ớt hiểm giã nhỏ, bột ngọt, chanh, cùng chanh, giấm gạo. Trộn đều và ngâm cá khoảng 10 - 15 phút, tiếp tục vớt cá đã ngấm gia vị ra bóp ráo chuẩn bị làm món gỏi khô và ướt.

Nếu làm món gỏi cá ướt chỉ cần cho thêm một lần nữa hỗn hợp nước mắm pha chanh, ớt, tỏi, gừng cùng với dấm vào tô cá. Trước khi ăn có thể rắc đậu, mè đập giập lên trên.

Riêng gỏi khô không thêm nước mắm mà trộn với hỗn hợp bánh tráng, đậu, mè đã giã mịn. Chính bánh tráng giã mịn sẽ làm cá trở nên khô ráo hơn, còn mè và đậu phộng sẽ làm tăng vị béo, thơm.

Hấp dẫn món gỏi cá ướt và khô.
Hấp dẫn món gỏi cá ướt - Ảnh: Thanh Ly

Để món gỏi cá trích khô lẫn ướt đủ đầy hương vị, nhất thiết không thể thiếu món nước chấm hảo hạng.

Cà chua chín thái lát cho vào chảo dầu phụng đun sôi, xào đến nhuyễn rồi, nhấc xuống khỏi bếp đợi sốt cà nguội mới cho vào tô nước mắm Nam Ô chua cay. Tiếp đến, thêm đậu phộng rang giã nhuyễn vào sao cho nước mắm sền sệt là được.

Hấp dẫn không kém “nhân vật chính gỏi cá” là rổ rau rừng. Những đọt ổi, lá cóc rừng, xoài, trám, dừng, đinh lăng, mơ... được người dân hái từ vùng núi dưới chân đèo Hải Vân mang về và thêm một ít dưa chuột, xoài, chuối chát để tăng vị đậm đà.

Khi thưởng thức, đặt rau lên bánh lề, bỏ gỏi cá lên trên và cuộn lại, chấm ngập trong chén nước chấm, cứ thế đưa lên miệng, vừa hít hà, vừa xuýt xoa.

Xếp các loại rau lên bánh tráng, bỏ gỏi cá lên trên và cuộn lại, chấm ngập trong chén nước chấm, bụng đã no căng mà vẫn còn thòm thèm...
Xếp các loại rau lên bánh tráng, bỏ gỏi cá lên trên và cuộn lại, chấm ngập trong chén nước chấm, bụng đã no căng mà vẫn còn thòm thèm - Ảnh: Thanh Ly

Gỏi cá trích vốn lành, bổ dưỡng, lại có sự kết hợp khéo léo với rau rừng nên nghiễm nhiên trở thành một bài thuốc hữu hiệu giúp bồi bổ thêm sức khỏe.

Ban đầu chỉ vài ba gia đình làm nghề bán gỏi cá tại Nam Ô, sau xuất hiện thêm nhiều hàng quán nhưng lúc nào cũng đông khách. 

Có thể người dân địa phương chọn gỏi cá để có dịp hàn huyên tâm sự, có thể là khách trên đường thiên lý vào Nam ra Bắc muốn một lần ghé vào để được trải nghiệm hương vị lạ…

Và chắc chắn một điều, khi đã biết ăn gỏi cá trích nơi này rồi chắc chắn thực khách sẽ nhớ mãi và rồi mong được thêm một lần quay lại thưởng thức.

Thanh Ly

https://tuoitre.vn/am-thuc/goi-ca-trich-nam-o-binh-dan-ma-sang-trong-1267057.htm



2016

Nam Ô - hương mắm quyện hồn người

04/07/2016 20:22 GMT+7

TTO - Nằm thu mình bên cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân (nay thuộc P.Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), làng Nam Ô được biết đến với làng nghề truyền thống nước mắm - đặc sản xứ Quảng.

Lấy vỉ chèn ra,  trộn đều mắm chuẩn bị mang đi lọc - Ảnh: Tthanh Ly

Đặt chân lên địa phận của làng nghề, ấn tượng đầu tiên để lại trong lòng du khách chính là sự bình yên. Không ồn ào, không xô bồ, những con hẻm nhỏ nối nhà sát nhà, thoảng đưa trong làn gió biển mùi thơm nước mắm mặn mà.

Ít ai biết, từ nửa đầu thế kỷ XX, nước mắm Nam Ô đã nổi tiếng. Tổng đốc Quảng Nam lúc đó là Ngô Đình Khôi, dùng qua nước mắm Nam Ô và gật gù mãi khen ngon. Ông đã tìm hiểu và thử sản xuất nước mắm này tại Hội An - nơi đặt tỉnh lỵ Quảng Nam trước đây nhưng không thể ngon bằng.

Nước mắm Nam Ô nổi tiếng trong và ngoài tỉnh bởi vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng và quan trọng hơn cả là không có sự can thiệp hóa chất. Mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt của “kinh tế thị trường”, ngư dân vẫn giữ nguyên cách chế biến thủ công truyền thống.

Cả làng Nam Ô hiện có khoảng gần 100 hộ làm nghề nước mắm. Tuy giá thành cao hơn nhưng ai từng được thưởng thức chắc chắn sẽ ghiền và duy trì mối quan hệ để đặt hàng về sử dụng trong gia đình, làm quà phương xa.  

Tuy không xuất hiện nhiều trên thị trường nhưng nước mắm Nam Ô vẫn đứng vững trong lòng người dân địa phương cùng như khách hàng gần xa. Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô chính là nằm ở công thức chế biến gia truyền.

Nguyên liệu chính là cá cơm than nhưng phải là loại cá đánh bắt vào tháng ba âm lịch vì có độ đạm rất cao.

 Cá cơm than, nguyên liệu chính làm nên vị ngọt nguyên chất nước mắm Nam Ô - Ảnh: Tthanh Ly
Cá muối được cho vào phuy, đậy nắp thật kín, đưa vào phòng khô ráo - Ảnh: Thanh Ly
Nước mắm tỉ mỉ lọc nhiều lần mới đạt độ vàng sóng sánh ưng ý - Ảnh: Thanh Ly

Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc các hộ gia đình hối hả chuyển những thúng cá cơm tươi nguyên lên bờ chuẩn bị cho các công đoạn làm nước mắm. Chỉ lựa con vừa phải và không rửa bằng nước ngọt vì làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối.

Trộn cá với muối theo tỷ lệ 1 phi cá (100kg cá) ướp chừng 40kg muối. Không được bỏ muối bột hay muối chín vì muối bột có độ mặn thấp dễ hư mắm. Phải chọn bằng được loại muối hạt trắng, to, già, được nắng, không bị nước mưa, mang về phơi khô ráo năm đến bảy ngày, sau đó cho vào vại cất một năm trước khi đem muối cá.

Thường dân ở đây chọn mua muối từ biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) hay Khánh Hòa, Bình Thuận. Khi trộn cá chú ý sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào thùng phuy đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại.

Đậy nắp thật kín, đưa vào phòng khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men màu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Khoảng 9 - 12 tháng là có thể mang cá muối lọc nước mắm. Lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm.

Nước mắm chảy từ từ, có màu đỏ sậm như màu cánh gián, mùi thơm tỏa ra hấp dẫn. Lọc nhiều lần liên tiếp, khi nào thấy màu nước đạt nhất, ưng ý nhất thì đổ vào vại sành để ủ hương tự nhiên thêm nửa tháng nữa.   

Đổ nước mắm mới lọc vào vại sành và dùng tấm vải trắng để ủ hương tự nhiên - công đoạn này chính là bí quyết giúp hương mắm thơm nồng nàn, hạn sử dụng được lâu hơn - Ảnh: Thanh Ly

Nước mắm mới đóng chai - Ảnh: Thanh Ly

Sau khi lọc lấy nước mắm loại 1, tiếp tục nấu nước muối cho vào xác cá ướp thêm một thời gian rồi lọc lấy nước mắm loại 2, giá thành rẻ hơn so với loại 1. Thường một phuy cá muối như vậy sẽ cho được 100 lít nước mắm thành phẩm.

Giờ tài nguyên ngày càng cạn kiệt, nguồn cá khan hiếm, lợi nhuận ít hơn so với làm nước mắm công nghiệp nên nghề truyền thống nước mắm Nam Ô gặp không ít khó khăn nhưng chính sự nhiệt tình, yêu nghề của các hộ trong làng  đã giúp cho hồn nước mắm Nam Ô giữ mãi không phai.

Vài ba năm trở lại đây các hãng lữ hành còn đưa làng vào địa chỉ tham quan trong các tour du lịch, nước mắm Nam Ô lại càng nổi tiếng khắp vùng trong và ngoài xứ Quảng.


Thanh Ly

https://tuoitre.vn/am-thuc/nam-o-huong-mam-quyen-hon-nguoi-1131685.htm


..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.