Chuyện đập tràn ở Quảng Nam đã được Giao Blog kể từ đầu tháng 1 năm 2020 (xem lại ở đây). Nhưng hồi ấy do bận mà còn chưa kể hết, tính là kể dần dần.
Bây giờ, cập nhật "đập tràn" ở Xứ Quảng, ở thời điểm tháng 1 năm 2023.
Năm 2022 thì đã qua, nhưng năm Hổ thì vẫn còn ít ngày. Năm 2023 thì đã được hơn nửa tháng, nhưng năm Mèo thì vẫn phải đợi thêm ít ngày.
Ngày 17 tháng 1 năm 2023 là ngày 26 tháng Chạp năm Hổ.
Bản cập nhật được dán một ít tư liệu lên trước. Dưới đó là cập nhật và bổ sung như mọi khi.
Tháng 1 năm 2023,
Giao Blog
Ngày 14/1/2023
Ngày 18/1/2023
Ngày 19/1/2023
Ảnh cũ, trước ngày 14/1/2023
---
Ngày 17/1, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét và cho ý kiến về nguyện vọng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu của ông Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị các khoá tín nhiệm phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của ông Nguyễn Xuân Phúc, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954; quê xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là Ủy viên Trung ương các khóa X, XI, XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XI, XIII, XIV.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là một trong những học sinh miền Nam được Bác Hồ đưa ra miền Bắc đào tạo, học phổ thông vào những năm 1966 - 1968. Từ đó, ông bén duyên với miền Bắc, học tập từ cấp 2 lên cấp 3, rồi học đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho đến năm 1977.
Sau khi ra trường, ông về lại quê hương làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, rồi làm chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ 1993 - 1996, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng trong thời gian này, ông học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
Sau đó, ông làm Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (2001 - 2006).
Ông Nguyễn Xuân Phúc có 3 tháng làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (tháng 3/2006 - 5/2006) trước khi đảm nhận chức Phó Chủ nhiệm thường trực, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đến đầu tháng 7/2011.
Tháng 8/2011, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 7/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII bầu giữ ông chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ngày 5/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước cho đến nay.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sáng 19/1 (28 tháng Chạp), đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và TP Hà Nội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dự lễ viếng có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Cùng tham gia đoàn viếng có Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành.
Vòng hoa của đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại."
Đoàn đại biểu thành kính tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng, nhân dân Việt Nam làm nên những thắng lợi vẻ vang, làm rạng rỡ dân tộc, non sông đất nước.
Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn tới đặt vòng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Sáng cùng ngày, các đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thành phố Hà Nội cũng đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đặt vòng hoa và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm.
Chiều ngày 18/1, Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Tờ trình được dựa trên cơ sở ý kiến của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Công văn số 5091 ngày 17/1, ý kiến của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM tại Công văn 43 ngày 17/1.
Tờ trình cũng nêu rõ, theo quy định tại khoản 5 Điều 88 Hiến pháp, Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, vì vậy, khi Quốc hội miễn nhiệm chức danh Chủ tịch nước thì đương nhiên thôi chức danh Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh.
Sau khi nghe tờ trình, các đại biểu đã tiến hành quy trình bỏ phiếu kín miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Tiếp đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ làm đại biểu Quốc hội với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Kết quả, 465/482 (chiếm 93,75%) đại biểu tán thành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Theo Điều 93 Hiến pháp quy định: Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Hiện Phó Chủ tịch nước là bà Võ Thị Ánh Xuân.
Trước đó, vào chiều 17/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp bất thường đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Theo nhận định của Ban Chấp hành Trung ương, ông Nguyễn Xuân Phúc chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Quốc hội triệu tập kỳ họp bất thường lần 3 xem xét công tác nhân sự
Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước
Chiều ngày 18/1/2023, Kỳ họp bất thường lần thứ 3, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tại phiên họp, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng; được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội nhiều khóa phân công, phê chuẩn, bầu giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Trên cương vị Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông đã có nhiều nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 đạt kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng Chính phủ đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân , ông Nguyễn Xuân Phúc đã có đơn gửi Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV, nghỉ công tác và nghỉ hưu.
Sau khi nghe ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến; Quốc hội đã thảo luận tại Đoàn về Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quốc hội đã bỏ phiếu kín và biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Xuân Phúc.
Xin trân trọng cảm ơn.
Quốc hội miễn nhiệm chức Chủ tịch nước với ông Nguyễn Xuân Phúc
Bà Võ Thị Ánh Xuân giữ quyền Chủ tịch nước
Bà Võ Thị Ánh Xuân: Từ cô giáo Nam Bộ đến Quyền Chủ tịch nước
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, đại biểu kiều bào đã tới Điện Kính Thiên tiến hành các nghi lễ thành kính tưởng nhớ và dâng hương tới các thế hệ cha ông đã đổ máu xương gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt; báo cáo với các bậc tiền nhân sự trở về đất mẹ của bà con kiều bào người Việt Nam trên khắp thế giới.
Chủ tịch nước và kiều bào cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Sau đó, Chủ tịch nước chủ trì lễ thả cá chép truyền thống tại Ao sen - dấu tích dòng sông cổ.
Kết thúc nghi lễ, Chủ tịch nước và phu nhân cùng đoàn kiều bào rời Hoàng Thành Thăng Long về Phủ Chủ tịch để chụp ảnh lưu niệm.
Tối nay, Chủ tịch nước sẽ chúc Tết kiều bào và dự chương trình giao lưu nghệ thuật tại Trung tâm Hội nghị quốc gia với khoảng 3.000 đại biểu tham dự. Chương trình giao lưu nghệ thuật được dàn dựng công phu, ấn tượng với sự thể hiện của các ca sĩ, nghệ sĩ.
Trước khi diễn ra chương trình nghệ thuật, kiều bào sẽ được thưởng thức các món ăn 3 miền tại liên hoan ẩm thực Việt, được sống trong không gian văn hóa ngày tết với các hoạt động nặn tò he, thư pháp... và tham quan triển lãm ảnh về đất nước con người.
Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ gặp thân mật đoàn kiều bào tiêu biểu.
Trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đồng bào ta ở nước ngoài cũng luôn hòa cùng dòng chảy của khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia đóng góp nguồn lực tri thức, nguồn lực kinh tế và nguồn lực “mềm” cho Tổ quốc.
Kiều bào là nhân tố vô cùng quan trọng đóng góp cho sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào đời sống quốc tế, góp phần thúc đẩy hợp tác, làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước, các tổ chức và đối tác khác. Đồng thời cùng chung tay huy động những nguồn lực quốc tế cho sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, nâng cao hình ảnh và vị thế đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế.
Hàng triệu kiều bào có mặt trên hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ chính là những chủ thể giữ gìn, cũng là sứ giả quảng bá về văn hoá, đất nước, con người Việt Nam.
Các giá trị truyền thống Việt được bà con ta gìn giữ và phát huy không chỉ là sợi dây kết nối giữa các thành viên trong gia đình, giữa gia đình với cộng đồng, với quê hương, mà còn là thông điệp văn hóa sâu sắc truyền tải đến bạn bè quốc tế, giúp bạn bè quốc tế hiểu và tin tưởng chúng ta hơn, góp phần tạo nên “sức mạnh mềm” của Việt Nam.
Nguồn lực người Việt ở trong và ngoài nước: Sức mạnh để vươn xa
“Tình dân nghĩa nước một lòng sắt son”
Thủ tướng nhấn mạnh, đồng bào ta dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần của Tổ quốc. Mỗi người dân Việt đều là “con Lạc”, “cháu Hồng” với ngọn lửa khát vọng, hãy chung sức đồng lòng, kiên tâm vượt khó.
Kiều bào-nguồn lực ‘mềm’ trong phát triển đất nước
Ngay cả thời điểm khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, các hội đoàn người Việt ở nước ngoài vẫn đoàn kết cộng đồng ở sở tại và tổ chức các hoạt động hướng về quê hương.
Tối 14/1, chương trình Xuân Quê hương 2023 với chủ đề “Đất nước niềm tin khát vọng” được tổ chức long trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức, dành cho kiều bào trở về quê hương đón Tết Nguyên đán.
Khai mạc chương trình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, năm 2022, thế giới chứng kiến những biến động phức tạp, khó lường, thậm chí chưa từng có tiền lệ, gây nhiều khó khăn, thách thức đối với đất nước ta.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đất nước ta vẫn giành được nhiều thành tựu quan trọng.
Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, một trong bốn trọng tâm của ngành ngoại giao tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, toàn diện. Bộ trưởng cho biết, công tác chăm lo, hỗ trợ bà con và công tác đại đoàn kết dân tộc, huy động nguồn lực kiều bào tiếp tục được chú trọng.
Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước rất quan tâm, dành thời gian trực tiếp thăm hỏi bà con ta ở nhiều nước trên thế giới trong các chuyến đi công du, công tác nước ngoài. Nhiều hoạt động kết nối kiều bào với quê hương được tổ chức ngay sau khi quốc tế mở cửa trở lại như chương trình Xuân Quê hương 2022, Giỗ tổ Hùng Vương, đoàn kiều bào thăm Trường Sa và nhà giàn DK1, trại hè Việt Nam...
Hoạt động hỗ trợ địa vị pháp lý, đời sống bà con, nhất là địa bàn khó khăn như ở Ukraine và Campuchia được triển khai tích cực, kịp thời, hiệu quả. Điều này tiếp tục khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, là nguồn lực quan trọng của dân tộc Việt Nam.
Mỗi kiều bào phải là một đại sứ nhân dân
Trong tiết trời xuân tươi mới đang về, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chào mừng đại diện bà con kiều bào từ khắp năm châu bốn bể về thăm quê hương, đất mẹ Việt Nam, cùng đồng bào cả nước, gia đình sum họp, đón tết đoàn viên.
Chủ tịch nước gửi những tình cảm thân thương, lời thăm hỏi ân tình tới những người con của quê hương Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài, đang bồi hồi nhớ nhà, nhớ quê mà chưa thể về sum họp đón Tết, vui Xuân.
Chủ tịch nước chia sẻ, vào những thời khắc cuối cùng của một năm, dù có bộn bề đến đâu, dù ở nẻo xa nào, chắc chắn trong lòng ai cũng có nỗi khát khao mong được trở về để được cảm nhận linh khí của đất nước, của biển trời, của quê hương; được hòa trong hương sắc của đào, mai tươi thắm, của đậm đà bánh chưng, bánh tét và tĩnh lặng tâm can, dâng nén tâm hương trước tổ tiên, cùng sum vầy ấm áp với gia đình, người thân và bạn bè.
"Gắn bó với quê hương là nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc, mà bất cứ ai mang dòng máu Việt đều không thể nào quên, như lời ca “quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”", Chủ tịch nước nói.
Năm 2022, một năm toàn dân tộc Việt Nam chung sức đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, phát huy mạnh mẽ nội lực, kết hợp hiệu quả với các nguồn lực quốc tế, vượt qua gian nan, thách thức, tận dụng cơ hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng.
Theo Chủ tịch nước, dù còn nhiều hạn chế, tồn tại cần phải tập trung khắc phục, nhưng nhìn chung nước ta không những đã vượt qua một năm đầy thách thức, khó khăn mà còn gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhận trên tinh thần “trách nhiệm kép” đối với cả lợi ích quốc gia và trách nhiệm toàn cầu.
Những thành công to lớn đó là niềm tự hào chung của muôn triệu người dân đất Việt, dù ở trong nước hay ở nước ngoài.
Bằng nhiều hình thức và trên các lĩnh vực khác nhau, kiều bào ta đã góp phần quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, đóng góp hàng chục tỷ đồng hỗ trợ quá trình chống dịch Covid-19 và khắc phục hậu quả của thiên tai bão lũ.
Chủ tịch nước nhận định: "Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng là “chất xúc tác” đóng góp quan trọng vào những thành công của hoạt động đối ngoại của nước ta".
Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa, tôn giáo, bà con kiều bào đã và đang góp phần giữ gìn bản sắc, quảng bá những hình ảnh, những giá trị văn hóa Việt ở nước ngoài và hình thành một mạng lưới các sứ giả hữu nghị với các nước. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ với kiều bào, năm 1946: “Mỗi kiều bào phải là một đại sứ nhân dân của Việt Nam”.
Về kinh tế, Chủ tịch nước bày tỏ ấn tượng với việc nhiều doanh nhân kiều bào đã thành danh, lớn mạnh. Các hiệp hội, mạng lưới doanh nhân kiều bào đã và đang tích cực đưa hàng Việt Nam ra thị trường thế giới, đồng thời đưa các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia vào Việt Nam hợp tác làm ăn, đầu tư.
Về tri thức, Chủ tịch nước hoan nghênh đội ngũ hơn nửa triệu trí thức kiều bào là nguồn chất xám quan trọng, đã và đang tham gia các hoạt động khoa học sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực, phát triển công nghệ trong nước.
Trong những năm qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ kiều bào ta tại các vùng xung đột trên thế giới, hỗ trợ làm ăn sinh sống, nâng cao địa vị pháp lý tại các nước, tổ chức nhiều hoạt động trực tiếp kết nối kiều bào với quê hương đóng góp cho phát triển... Đó là tinh thần đại đoàn kết dân tộc, như Bác Hồ đã nêu trong Thơ gửi kiều bào 1962 “Sức triệu người hơn sóng Biển Đông”.
Đất nước ta đang tràn đầy khát vọng vươn tới một Việt Nam độc lập, tự cường, phồn vinh, thịnh vượng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu chiến lược xây dựng một nước Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trên con đường đi tới, dù sẽ còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức, nhưng với khát vọng đủ lớn, và ngọn cờ đủ cao sẽ là nguồn động lực mạnh mẽ đoàn kết cả dân tộc, cùng vững tin hành động, đổi mới, sáng tạo, biến khát vọng thành hiện thực.
Người đứng đầu Nhà nước mong kiều bào - những người con mang dòng máu Lạc Hồng sẽ luôn nhớ “một chữ đồng” như Bác Hồ đã dạy, để cùng chung tay hành động thắp sáng tinh thần yêu nước vì một Việt Nam thịnh vượng và hùng cường.
"Tại chương trình Xuân Quê hương 2022, do dịch Covid-19, chỉ có gần 300 người tham dự, nhưng Xuân Quê hương năm nay, gấp 10 lần với hơn 3.000 người tham dự ở các vùng miền khác nhau. Và điều đặc biệt là nụ cười của mỗi chúng ta hôm nay thật rạng rỡ, không còn bị che phủ bởi khẩu trang, đó chính là một cảm nhận thực tế cho mỗi chúng ta hôm nay về thành công của năm qua. Hãy cùng tự hào về điều “bình thường” mới này", Chủ tịch nước kết thúc bài phát biểu trong tiếng vỗ tay của hàng nghìn kiều bào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.