Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/09/2015

Nhà thiết kế Minh Hạnh với Giải thưởng Văn hóa châu Á - Fukuoka

Nếu mình không nhầm, thì đây là người Việt Nam thứ hai được nhận giải thưởng này. Người đầu tiên là nhà sử học Phan Huy Lê. Và bây giờ là nhà thiết kế Minh Hạnh.

21/09/2015

Quan của "Hội đồng chức danh nhà nước" không ngại nặc danh

Trên thực tế, vị quan chức này đã nặc danh (giấu tên thật, dùng bút danh) để đưa ý kiến về việc "trường đại học được quyền tự chủ bổ nhiệm chức vụ GS và PGS" (đã nêu ở đây).

"Hội đồng chức danh nhà nước" ở tiêu đề là viết tắt. Viết đầy đủ thì là "Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước".

Một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội cách mạng : Mai Trung Lâm

Đó là 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (1944).

Thế nào đó, rồi cuối cùng, tìm ra cái kết của câu chuyện thời đầu Đổi Mới về Mai Trung Lâm - một nhân vật nổi tiếng trước đây của Khu tự trị Việt Bắc.

20/09/2015

Trường đại học được quyền bổ nhiệm Giáo sư và Phó Giáo sư là xu hướng toàn cầu

Ở Việt Nam, hiện đang có hai luồng ý kiến trái chiều về việc trường đại học (hay các cơ sở đào tạo) bổ nhiệm chức vụ Giáo sư và Phó Giáo sư. Một là ủng hộ, hai là phủ nhận (cho là sai trái, phạm luật).

16/09/2015

Nữ thần Võ Thị Sáu ở Côn Đảo, và tấm bia mộ của vợ chồng ông tỉnh trưởng

Bài của tác giả Lê Dụng.

Không thấy rõ tấm hình của bia mộ. Nhưng thấy một tấm ảnh của chính tác giả bài viết.

Hiện không rõ nguồn tư liệu. 

Tuyên bố chung Việt - Nhật nhấn mạnh vấn đề Biển Đông

Tuyên bố chung Việt - Mĩ năm 2015 thì đọc lại ở đây.

Ở dưới là tuyên bố chung của Việt Nam và Nhật Bản, cùng trong năm 2015

Thông tin của báo chí Nhật : nhấn mạnh đến mối lo Biển Nam Trung Hoa

Bài vừa xóa : Lá thư từ Nga "vạch trần" kỳ nhân đuổi mưa Ngọc Huỳnh?

Bài này hiện chỉ còn tìm thấy từ bản lưu của Google. 

15/09/2015

Chuyên gia tâm linh Vũ Thế Khanh chia sẻ thông tin về võ sư đuổi mưa


Hà Nội hạ quyết tâm làm sạch sông Tô Lịch

Bắt đầu từ tháng 9 năm 2015. Hà Nội đã hạ quyết tâm. Tuy ý hướng là lại dựa vào nước ngoài (hệt như làm đường sắt trên cao).

Cưỡi ngựa vào Hà Nội, khoảng năm 1890 (nguyên tác Otto, bản dịch Phan Ba)

Đây là một đoạn trích dịch, từ một cuốn sách cũ có liên quan về Hà Nội, của một người phương Tây.

Khi ấy, cách nay đã hơn một trăm năm, thành phố Hà Nội mới ước có khoảng 20 vạn dân. Trong đó, có khoảng 2 ngàn người Hoa - người nắm giữ mạng lưới kinh thương chính yếu của thành phố. Người Việt được xem là kém hơn, cả về chữ tín và cả về kĩ nghệ kinh thương.

Dĩ nhiên, diện tích thành phố Hà Nội khi ấy rất bé. Có thể xem bản đồ cũ ở đây.

Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc (trong hồi tưởng của Nguyễn Đình Đăng)

Gần đây, liên quan đến công việc, tôi mới có dịp tiếp cận với tranh của ông Ngọc. Ông là cha đẻ của ông Trịnh Lữ.

Đường sắt trên cao : tuyến Cát Linh - Hà Nội và tổng thầu chuyên hứa

Gần đây, khi đã trễ rất nhiều thời gian và xảy ra bao sự cố đáng tiếc, thì Bộ Giao thông mới cho biết rõ hơn về tổng thầu (xem lại ở đây).