Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

06/06/2017

Hồn Việt Nam : sách mới ra của học giả Đài Loan họ Tưởng

Sách của Tưởng Vi Văn ở Đại học Thành Công (Đài Loan).

Nguyên tên sách là "Việt Nam hồn : ngôn ngữ, văn tự, và chống bá quyền".

Có nhiều nội dung thú vị, chẳng hạn: 30 thuộc hạ của Trịnh Thành Công (người được xem là sáng lập ra Đài Loan ngày nay) lưu lạc tới đất Đàng Trong của chúa Nguyễn đã có kết cục gì ? Binh đoàn tới 20 vạn người do Tưởng Giới Thạch phái đến Hà Nội để giải giáp quân Nhật năm 1945 đã có ảnh hưởng gì ? Vì sao Việt Nam lại sử dụng văn tự quốc ngữ (theo dạng La-tinh) ?

Trương Minh Tuấn : Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Luận văn tiến sĩ của ông Trương Minh Tuấn thì đọc lại ở đây. Bây giờ, đọc bài ông viết về "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Bài vừa lên mạng.

Thờ Hồ Chủ tịch ở vùng Nam Bộ


04/06/2017

Cùng nhau ra suối vẫy vùng, trong những ngày đổ lửa tháng 6 năm 2017

Loạt ảnh chụp ở Tuyên Quang, đầu tháng 6 năm 2017. Bà con Keo, Tày, Nùng cùng xuống suối vẫy vùng. Nam có, nữ có. Phần đông là cánh choai choai.

Cuối tháng 5 năm 2015, thì xem ở đây.

01/06/2017

Đầu hè 2017, tới viếng đền thầy Chu ở Chí Linh

Thầy Chu, tức Chu tiên sinh, Chu Văn Trinh. Thầy được hậu thế quen gọi là Chu Văn An. Một nhà giáo được đưa vào phối thờ trong Văn Miếu.

Chí Linh là vùng địa linh nhân kiệt, có rất nhiều danh nhân và di tích liên quan. Khu vực có ngôi đền thờ thầy Chu, còn có đền thờ nữ tiến sĩ thời Mạc ở Cao Bằng là Nguyễn Thị Duệ, tức bà chúa Sao Sa. Địa danh hành chính hiện thời là xã Văn An huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

Lần này, chúng tôi tới Chí Linh vào cuối tháng 5 năm 2017. Ngó lại một chút, thì đúng vào cuối tháng 5 năm 2012, tôi cũng đã ghé nơi đây, vậy là đã 5 năm trôi qua. Dĩ nhiên, từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017, thì đã đi và về giữa Hà Nội - Chí Linh/Sao Đỏ không biết bao nhiêu lần.

31/05/2017

Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây

Đọc cái tên của bài viết, tự nhiên giật mình một cái.

Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.

Hóa ra, nội dung thật sự là "Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ  Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây". Tức là, viết về việc các học giả Trung Quốc và Đài Loan đánh giá ra sao về Truyện Kiều trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Có nghĩa là, tác giả quá gò ép mà đưa chữ "lãnh thổ" vào trước "Đài Loan", với ngầm ý chính trị rằng: Đài Loan chỉ là một lãnh thổ thuộc vào Trung Quốc, mà không là quốc gia ngang hàng với đại lục được. Tự nhiên, làm câu văn tiếng Việt trở thành khó hiểu.

Tờ báo quốc ngữ ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ (1913-1917) : một tổng quan